Menu
Trang chủ
Tư Vấn
Bài viết mới
Tìm chủ đề
Mới!
Bài viết mới
Tài liệu mới
Trạng thái mới
Hoạt động mới nhất
Tài liệu
Latest reviews
Tìm Tài liệu
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Trạng thái mới
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Chat
0
Tư Vấn
Đăng nhập
Đăng ký
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Bài viết mới
Tìm chủ đề
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Menu
Trả lời chủ đề
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
Trang chủ
Tư Vấn
BÁC SỸ TRỰC TUYẾN TƯ VẤN
HỎI BÁC SỸ
Bị chàm nên dùng thuốc gì?
Nội dung
<p>[QUOTE="Hỏi Đáp Bác Sỹ, post: 39867, member: 11284"]</p><p>Chàm bệnh lý liên quan đến da liễu và trên thực tế có thể hạn chế bằng cách sử dụng đúng loại thuốc. Những câu hỏi sau sẽ giải đáp thăc mắc của bạn xung quanh vấn đề này.</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Hỏi cách chữa bệnh chàm?</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: ma vuong</p><p></p><p>Chào bác sĩ</p><p></p><p>Bác sĩ cho tôi hỏi: bệnh chàm là như thế nào ạ? Tôi bị bệnh 1 năm nay và đã thử rất nhiều loại thuốc mà vẫn không khỏi. Mong bác sĩ chỉ cách chữa.</p><p></p><p>Tôi cảm ơn.</p><p></p><p><span style="font-size: 12px"><strong>Bác sĩ Nguyễn Thị Vân</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào bạn!</p><p></p><p>Chàm còn gọi là viêm da thể tạng hay viêm da cơ địa. Bệnh có thể xuất hiện ở các nhóm tuổi khác nhau, gây ngứa nhiều, hay tái phát, tác động đến chất lượng cuộc sống người bệnh. Bệnh có thể khởi phát sớm lúc đứa bé mới 2-3 tháng tuổi. Bệnh chàm có thể gây ra các mảng ngứa, đỏ, khô trên da, đặc biệt là ở những chỗ da không thông thoáng như bẹn, khuỷu tay, chân….</p><p></p><p>Bệnh nhân thường phải chà xát lên giường, nệm hay các đồ vật khác vì ngứa, ngủ không ngon giấc. Da có thể nhiễm trùng do chà xát và cào gãi. Nếu bị chàm trong khoảng vài năm, thương tổn sẽ trở nên dày và sậm màu hơn các vùng da còn lại, gây ngứa liên tục. Nguyên nhân gây chàm là do sự tương tác giữa yếu tố di truyền và môi trường sống. Một số yếu tố sau đây làm tăng nguy cơ mắc bệnh: gia đình có người thân bị hen, viêm mũi dị ứng; những vùng bị ô nhiễm môi trường; những xứ xở lạnh….</p><p></p><p>Bệnh chàm thường diễn biến qua ba giai đoạn chính:</p><p></p><p>Giai đoạn cấp tính: Triệu chứng chính là các mụn nước chi chít tập trung trên một nền da đỏ, phù nề do bị viêm, ngứa nhiều vùng tổn thương. Sau đó các mụn nước này vỡ ra rất nhanh và chảy nhiều nước màu vàng.</p><p></p><p>Giai đoạn bán cấp: Hiện tượng chảy nước vàng giảm dần, da bắt đầu hết viêm, bớt đỏ.</p><p></p><p>Giai đoạn mãn tính: Các giai đoạn cấp và bán cấp kéo dài khoảng vài tháng, nếu không được chữa trị đúng thuốc, bệnh không khỏi sẽ trở thành mãn tính.</p><p></p><p>Triệu chứng ngứa tăng lên, vì vậy bệnh nhân gãi nhiều làm cho da bị viêm, dày cộm, nếp da sâu xuống gọi là “giếng chàm”. Các giếng chàm gây ngứa rất nhiều, nhất là ở trẻ em làm cho các cháu quấy khóc nhiều về đêm. Nhiều trẻ gãi đến mức gây chảy máu.</p><p></p><p>Như vậy bạn bị chàm mãn tính. Chàm là một bệnh hay tái phát nên việc chữa trị và theo dõi rất quan trọng, đặc biệt là không được tự ý uống thuốc. Bạn nên đến các trung tâm Da liễu hoặc các bệnh viện Da liễu khám và chữa trị theo liệu trình của bác sĩ chuyên khoa và khám lại đúng lịch theo chỉ định của bác sĩ. Trong quá trình chữa trị, vai trò của chăm sóc da đúng cách và sử dụng các sản phẩm làm mềm, giữ ẩm là rất quan trọng vừa có tác dụng hỗ trợ chữa trị, vừa giúp duy trì da ở trạng thái tối ưu nhất.</p><p></p><p>Để ngừa bệnh chàm, bạn nên:</p><p></p><p>Tắm rửa hàng ngày, nên giới hạn thời gian tắm trong khoảng 5-10 phút (vì nhiều hơn sẽ làm cho da khô). Không nên tắm nước nóng vì sẽ làm mất đi lớp dầu tự nhiên trên da; dùng nước hơi ấm thì tốt hơn.</p><p></p><p>Chỉ nên dùng xà phòng dịu nhẹ, không có hương liệu hoặc dùng các chất làm sạch thay thế xà phòng mà có tính giữ ẩm.</p><p></p><p>Ngay cả quần áo, bạn cũng cần dùng loại xà phòng có chất tẩy rửa không quá mạnh.</p><p></p><p>Bạn nên chọn quần áo vải sợi mềm. Tránh dùng len hoặc các loại vải sần sùi có thể gây kích ứng da.</p><p></p><p>Loại bỏ các chất dễ gây dị ứng trong nhà: không cắm các loại hoa thơm, không nuôi chó mèo…</p><p></p><p>Bạn nên uống nhiều nước, ít nhất 8 cốc/ngày để duy trì độ ẩm cho làn da.</p><p></p><p>Cần tránh ăn những loại thực phẩm dễ gây dị ứng như tôm, hải sản…</p><p></p><p>Bổ sung thêm vitamin C mỗi ngày, giúp tăng sức đề kháng cho bạn.</p><p></p><p>Nên giữ móng tay ngắn và không sắc nhọn. Điều này giúp bạn hạn chế gãi nhiều làm tổn thương da.</p><p></p><p>Giữ nhiệt độ và độ ẩm dễ chịu nhất cho bạn. Tránh trường hợp không khí quá khô, nóng làm bệnh nhân đổ mồ hôi và tỏa nhiệt nhiều. Đây là yếu tố khởi phát chu kỳ gãi hoặc ngứa. Bạn nhớ là phải chữa trị kiên trì và theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa Da liễu, vì bệnh hay tái phát.</p><p></p><p>Chúc bạn mau khỏi bệnh!</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Thuốc trị bệnh chàm khô</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: Giấu tên</p><p></p><p>Chào bác sĩ.</p><p></p><p>Tôi bị da khô trầm trọng, đi khám thì bị bệnh chàm khô. Tôi phải dùng thuốc gì thưa bác sĩ?</p><p></p><p>Cảm ơn bác sĩ.</p><p></p><p><span style="font-size: 12px"><strong>Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào bạn.</p><p></p><p>Chàm khô là tình trạng viêm da do da quá khô và nứt nẻ, thường là do dị ứng và cơ địa, và đặc điểm của nó là viêm và nổi mụn nhỏ. Việc chữa trị chỉ giúp hồi phục tình trạng da, và tránh tái phát bằng cách không tiếp xúc với dị ứng nguyên chứ không chữa được tận gốc. Bệnh thường tái phát theo mùa, nhất là mùa đông. Thời tiết hanh khô và đổ mồ hôi là một trong những lí do gây da khô ngứa và viêm da. Nguyên tắc chữa trị là tích cực tìm phản ứng nguyên để tránh. Kết hợp thuốc uống và thuốc bôi ngoài da. Chế độ ăn là kiêng muối trong đợt cấp, tránh rượu, cà phê, thuốc lá, tôm cua, đồ hộp, thức ăn sống. Không cọ gãi, sát xà phòng. Không bôi đắp thuốc mà không có chỉ dẫn của bác sĩ. Bệnh thuờng tiến triển qua nhiều giai đoạn, tùy vào giai đoạn và tình trạng da mà có các chỉ định uống thuốc bôi khác nhau:</p><p></p><p>Ở giai đoạn cấp: da có tình trạng viêm cấp triệu chứng hồng ban, phù nề tiết dịch và đóng mài; bôi dung dịch sát trùng như Milian, Eosin 2%.</p><p></p><p>Giai đoạn bán cấp: khi da khô nứt, uống thuốc bôi dạng kem có corticoid nhẹ như Ellome, Eumovat nhưng không dùng kéo dài và ngưng sau khi sang thương khỏi (khoảng 2 tuần).</p><p></p><p>Giai đoạn khô da: dùng các thuốc bôi làm mềm và chống khô da như Ellgy, Softyna.</p><p></p><p>Để chữa trị có hiệu quả và tránh bệnh tái phát bạn nên đi khám chuyên khoa Da liễu để được giải đáp cụ thể.</p><p></p><p>Chúc bạn sớm khỏi bệnh!</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Bị chàm ở vú</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: Giấu tên</p><p></p><p>Thưa bác sĩ!</p><p></p><p>Tôi có người chị dâu bị chàm núm vú. Một lần tôi sờ vào núm vú của chị rồi sờ vào núm vú của tôi. 2 ngày đầu thì tôi bị ngứa qua ngày nữa thì bắt đầu có triệu chứng khô và nứt giống như chị tôi. Tôi đi bác sĩ Phụ khoa (vì đang cho con bú) thì bác sĩ cho thuốc Pepanthen và Vaselin bôi nhưng không khỏi. Sau đó chị đưa mẩu thuốc Silkron cho tôi mua và dùng thử thì thấy khỏi. Tôi dùng trong 2 tuần thì ngưng sau khỏang 5 ngày thì bệnh quay lại. Kèm theo đó là bé nhà tôi (2 tuổi) bị táo bón mặt dù tôi đã cho cháu ăn rất nhiều chất sơ như rau củ quả, uống men vi sinh dạng nước mà cháu vẩn bị bón. Tôi phải dùng ống thụt cả tuần nay để cháu đi ngoài nhưng ngày nào phân củng vón cục và cứng nếu không cháu sẽ không đi luôn. Vậy xin hỏi bác sĩ trường hợp của tôi bị bệnh gì? Có phải lây từ chị ấy không? Tôi dùng Silkron bôi núm vú có phải tác động đến đường tiêu hóa của cháu không? Tôi phải làm gì cho cả hai mẹ con tôi? Mong bác sỉ giải đáp.</p><p></p><p>Cảm ơn bác sỉ!</p><p></p><p><span style="font-size: 12px"><strong>Bác sĩ Huỳnh Văn Quang</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào em!</p><p></p><p>Nếu bị bệnh chàm thì không lây. Còn ở em theo thông tin em cung cấp có thể em bị viêm do nấm và cũng có khả năng chàm hóa vì trong Sikron có thuốc chống nấm và chữa trị chàm nên bệnh giảm . Cháu nhà bị táo bón do một lí do nào đó chứ không phải do bú sữa khi em bôi thuốc đó. Em nên đưa cháu tới bác sĩ Nhi khoa khám và chữa trị. Cháu được 1 tuổi rồi nên cai sữa để em chữa trị. Em có thể tiếp tục bôi Silkron và phối hợp dù thuốc kháng nấm ( Sporal 100mg x 2viên/ ngày x 10 ngày) bệnh sẽ giảm.</p><p></p><p>Chúc em khỏe mạnh!</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Chữa trị vết chàm đỏ ở tay</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: Giấu tên</p><p></p><p>Chào bác sĩ!</p><p></p><p>Em năm nay 20 tuổi, là nữ giới. Xin bác sĩ giải đáp cho em về vết chàm đỏ đậm ở cánh tay và làm sao để xóa đi ạ?</p><p></p><p>Cảm ơn bác sĩ.</p><p></p><p><span style="font-size: 12px"><strong>Bác sĩ Nguyễn Tuấn Anh</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào em.</p><p></p><p>Nguyên nhân của chàm hiện nay chưa rõ. Có thể do cơ địa dị ứng, do kích thích của hoá chất như nước rửa chén, bột giặt, cao su, kim loại (chàm tiếp xúc). Yếu tố di truyền đóng vai trò quan trọng trong sự xuất hiện của bệnh chàm. Nếu chàm ở tay em gây ra bởi sự kích thích của hoá chất thường thấy nổi mụn nước và ngứa, da đóng vẩy và tróc vẩy ra. Bệnh thường hết khi không còn tiếp xúc với hoá chất.</p><p></p><p>Việc chữa trị, bệnh thường kéo dài dai dẳng khó chữa trị dứt hẳn. Để chữa trị cần phải:</p><p></p><p>Tránh các lí do gây kích thích da như: bột giặt, nước rửa chén, hoá chất…</p><p></p><p>Chống ngứa bằng các thuốc kháng dị ứng như Chlorpheniramine, Cetirizine…</p><p></p><p>Uống các loại vitamine nhóm B, C.</p><p></p><p>Nếu có bội nhiễm dùng thêm kháng sinh.</p><p></p><p>Corticoid bôi tại chỗ, nếu trong những đợt bệnh diễn biến cấp thì nên dùng corticoid uống và có tác dụng ngắn dưới sự theo dõi của bác sĩ.</p><p></p><p>Ăn nhiều rau xanh, trái cây.</p><p></p><p>Xóa chàm bằng laser hiện nay cũng là lựa chọn tốt, tuy nhiên, em cũng có thể tham khảo thêm ở bệnh viện hoặc ở những cơ sở đã đầu tư và đưa vào sử dụng công nghệ và thiết bị laser thế hệ mới, hiện đại chuyên dùng trị chàm và phù hợp nhất Việt Nam. Em cũng có thể dùng kem và phấn để xóa vết chàm tạm thời. Em nên được bác sĩ da liễu thăm khám trực tiếp và kê đơn thuốc chữa trị, giải đáp xóa chàm, đồng thời em nên liên giữ liên lạc thường xuyên với bác sĩ để điều chỉnh thuốc phù hợp. Ngoài ra em cần tái khám sau mỗi đợt chữa trị để bảo đảm chữa trị dứt điểm bệnh.</p><p></p><p>Chúc em thành công!</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Cách chữa trị chàm sữa ở trẻ</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: Giấu tên</p><p></p><p>Chào bác sĩ.</p><p></p><p>Con tôi được 3 tháng tuổi, mặt mọc rất nhiều nốt, tôi có cho con đi khám bác sĩ bảo bị chàm sữa vậy mong các chuyên gia cho biết phải làm gì để con tôi hết nốt.</p><p></p><p>Xin cảm ơn.</p><p></p><p><span style="font-size: 12px"><strong>Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào bạn.</p><p></p><p>Bạn nên tuân thủ đầy đủ toa thuốc mà bác sĩ đã kê, không tự ý thay đổi thuốc hoặc bôi thuốc theo mách bảo của người khác. Bệnh chàm là bệnh khó chữa, đòi hỏi chữa lâu dài nên không nên vội vã sốt ruột thay đổi thuốc luôn. Bệnh chàm cánh bướm (bị hai bên gò má) thường ổn định, hết sang thương khi trẻ lớn dần.</p><p></p><p>Chúc bạn mạnh khỏe.</p><p></p><p></p><p style="text-align: right">Theo ViCare</p><p>[/QUOTE]</p>
[QUOTE="Hỏi Đáp Bác Sỹ, post: 39867, member: 11284"] Chàm bệnh lý liên quan đến da liễu và trên thực tế có thể hạn chế bằng cách sử dụng đúng loại thuốc. Những câu hỏi sau sẽ giải đáp thăc mắc của bạn xung quanh vấn đề này. [SIZE=5][B]Hỏi cách chữa bệnh chàm?[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: ma vuong Chào bác sĩ Bác sĩ cho tôi hỏi: bệnh chàm là như thế nào ạ? Tôi bị bệnh 1 năm nay và đã thử rất nhiều loại thuốc mà vẫn không khỏi. Mong bác sĩ chỉ cách chữa. Tôi cảm ơn. [SIZE=3][B]Bác sĩ Nguyễn Thị Vân[/B][/SIZE] Chào bạn! Chàm còn gọi là viêm da thể tạng hay viêm da cơ địa. Bệnh có thể xuất hiện ở các nhóm tuổi khác nhau, gây ngứa nhiều, hay tái phát, tác động đến chất lượng cuộc sống người bệnh. Bệnh có thể khởi phát sớm lúc đứa bé mới 2-3 tháng tuổi. Bệnh chàm có thể gây ra các mảng ngứa, đỏ, khô trên da, đặc biệt là ở những chỗ da không thông thoáng như bẹn, khuỷu tay, chân…. Bệnh nhân thường phải chà xát lên giường, nệm hay các đồ vật khác vì ngứa, ngủ không ngon giấc. Da có thể nhiễm trùng do chà xát và cào gãi. Nếu bị chàm trong khoảng vài năm, thương tổn sẽ trở nên dày và sậm màu hơn các vùng da còn lại, gây ngứa liên tục. Nguyên nhân gây chàm là do sự tương tác giữa yếu tố di truyền và môi trường sống. Một số yếu tố sau đây làm tăng nguy cơ mắc bệnh: gia đình có người thân bị hen, viêm mũi dị ứng; những vùng bị ô nhiễm môi trường; những xứ xở lạnh…. Bệnh chàm thường diễn biến qua ba giai đoạn chính: Giai đoạn cấp tính: Triệu chứng chính là các mụn nước chi chít tập trung trên một nền da đỏ, phù nề do bị viêm, ngứa nhiều vùng tổn thương. Sau đó các mụn nước này vỡ ra rất nhanh và chảy nhiều nước màu vàng. Giai đoạn bán cấp: Hiện tượng chảy nước vàng giảm dần, da bắt đầu hết viêm, bớt đỏ. Giai đoạn mãn tính: Các giai đoạn cấp và bán cấp kéo dài khoảng vài tháng, nếu không được chữa trị đúng thuốc, bệnh không khỏi sẽ trở thành mãn tính. Triệu chứng ngứa tăng lên, vì vậy bệnh nhân gãi nhiều làm cho da bị viêm, dày cộm, nếp da sâu xuống gọi là “giếng chàm”. Các giếng chàm gây ngứa rất nhiều, nhất là ở trẻ em làm cho các cháu quấy khóc nhiều về đêm. Nhiều trẻ gãi đến mức gây chảy máu. Như vậy bạn bị chàm mãn tính. Chàm là một bệnh hay tái phát nên việc chữa trị và theo dõi rất quan trọng, đặc biệt là không được tự ý uống thuốc. Bạn nên đến các trung tâm Da liễu hoặc các bệnh viện Da liễu khám và chữa trị theo liệu trình của bác sĩ chuyên khoa và khám lại đúng lịch theo chỉ định của bác sĩ. Trong quá trình chữa trị, vai trò của chăm sóc da đúng cách và sử dụng các sản phẩm làm mềm, giữ ẩm là rất quan trọng vừa có tác dụng hỗ trợ chữa trị, vừa giúp duy trì da ở trạng thái tối ưu nhất. Để ngừa bệnh chàm, bạn nên: Tắm rửa hàng ngày, nên giới hạn thời gian tắm trong khoảng 5-10 phút (vì nhiều hơn sẽ làm cho da khô). Không nên tắm nước nóng vì sẽ làm mất đi lớp dầu tự nhiên trên da; dùng nước hơi ấm thì tốt hơn. Chỉ nên dùng xà phòng dịu nhẹ, không có hương liệu hoặc dùng các chất làm sạch thay thế xà phòng mà có tính giữ ẩm. Ngay cả quần áo, bạn cũng cần dùng loại xà phòng có chất tẩy rửa không quá mạnh. Bạn nên chọn quần áo vải sợi mềm. Tránh dùng len hoặc các loại vải sần sùi có thể gây kích ứng da. Loại bỏ các chất dễ gây dị ứng trong nhà: không cắm các loại hoa thơm, không nuôi chó mèo… Bạn nên uống nhiều nước, ít nhất 8 cốc/ngày để duy trì độ ẩm cho làn da. Cần tránh ăn những loại thực phẩm dễ gây dị ứng như tôm, hải sản… Bổ sung thêm vitamin C mỗi ngày, giúp tăng sức đề kháng cho bạn. Nên giữ móng tay ngắn và không sắc nhọn. Điều này giúp bạn hạn chế gãi nhiều làm tổn thương da. Giữ nhiệt độ và độ ẩm dễ chịu nhất cho bạn. Tránh trường hợp không khí quá khô, nóng làm bệnh nhân đổ mồ hôi và tỏa nhiệt nhiều. Đây là yếu tố khởi phát chu kỳ gãi hoặc ngứa. Bạn nhớ là phải chữa trị kiên trì và theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa Da liễu, vì bệnh hay tái phát. Chúc bạn mau khỏi bệnh! [SIZE=5][B]Thuốc trị bệnh chàm khô[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: Giấu tên Chào bác sĩ. Tôi bị da khô trầm trọng, đi khám thì bị bệnh chàm khô. Tôi phải dùng thuốc gì thưa bác sĩ? Cảm ơn bác sĩ. [SIZE=3][B]Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai[/B][/SIZE] Chào bạn. Chàm khô là tình trạng viêm da do da quá khô và nứt nẻ, thường là do dị ứng và cơ địa, và đặc điểm của nó là viêm và nổi mụn nhỏ. Việc chữa trị chỉ giúp hồi phục tình trạng da, và tránh tái phát bằng cách không tiếp xúc với dị ứng nguyên chứ không chữa được tận gốc. Bệnh thường tái phát theo mùa, nhất là mùa đông. Thời tiết hanh khô và đổ mồ hôi là một trong những lí do gây da khô ngứa và viêm da. Nguyên tắc chữa trị là tích cực tìm phản ứng nguyên để tránh. Kết hợp thuốc uống và thuốc bôi ngoài da. Chế độ ăn là kiêng muối trong đợt cấp, tránh rượu, cà phê, thuốc lá, tôm cua, đồ hộp, thức ăn sống. Không cọ gãi, sát xà phòng. Không bôi đắp thuốc mà không có chỉ dẫn của bác sĩ. Bệnh thuờng tiến triển qua nhiều giai đoạn, tùy vào giai đoạn và tình trạng da mà có các chỉ định uống thuốc bôi khác nhau: Ở giai đoạn cấp: da có tình trạng viêm cấp triệu chứng hồng ban, phù nề tiết dịch và đóng mài; bôi dung dịch sát trùng như Milian, Eosin 2%. Giai đoạn bán cấp: khi da khô nứt, uống thuốc bôi dạng kem có corticoid nhẹ như Ellome, Eumovat nhưng không dùng kéo dài và ngưng sau khi sang thương khỏi (khoảng 2 tuần). Giai đoạn khô da: dùng các thuốc bôi làm mềm và chống khô da như Ellgy, Softyna. Để chữa trị có hiệu quả và tránh bệnh tái phát bạn nên đi khám chuyên khoa Da liễu để được giải đáp cụ thể. Chúc bạn sớm khỏi bệnh! [SIZE=5][B]Bị chàm ở vú[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: Giấu tên Thưa bác sĩ! Tôi có người chị dâu bị chàm núm vú. Một lần tôi sờ vào núm vú của chị rồi sờ vào núm vú của tôi. 2 ngày đầu thì tôi bị ngứa qua ngày nữa thì bắt đầu có triệu chứng khô và nứt giống như chị tôi. Tôi đi bác sĩ Phụ khoa (vì đang cho con bú) thì bác sĩ cho thuốc Pepanthen và Vaselin bôi nhưng không khỏi. Sau đó chị đưa mẩu thuốc Silkron cho tôi mua và dùng thử thì thấy khỏi. Tôi dùng trong 2 tuần thì ngưng sau khỏang 5 ngày thì bệnh quay lại. Kèm theo đó là bé nhà tôi (2 tuổi) bị táo bón mặt dù tôi đã cho cháu ăn rất nhiều chất sơ như rau củ quả, uống men vi sinh dạng nước mà cháu vẩn bị bón. Tôi phải dùng ống thụt cả tuần nay để cháu đi ngoài nhưng ngày nào phân củng vón cục và cứng nếu không cháu sẽ không đi luôn. Vậy xin hỏi bác sĩ trường hợp của tôi bị bệnh gì? Có phải lây từ chị ấy không? Tôi dùng Silkron bôi núm vú có phải tác động đến đường tiêu hóa của cháu không? Tôi phải làm gì cho cả hai mẹ con tôi? Mong bác sỉ giải đáp. Cảm ơn bác sỉ! [SIZE=3][B]Bác sĩ Huỳnh Văn Quang[/B][/SIZE] Chào em! Nếu bị bệnh chàm thì không lây. Còn ở em theo thông tin em cung cấp có thể em bị viêm do nấm và cũng có khả năng chàm hóa vì trong Sikron có thuốc chống nấm và chữa trị chàm nên bệnh giảm . Cháu nhà bị táo bón do một lí do nào đó chứ không phải do bú sữa khi em bôi thuốc đó. Em nên đưa cháu tới bác sĩ Nhi khoa khám và chữa trị. Cháu được 1 tuổi rồi nên cai sữa để em chữa trị. Em có thể tiếp tục bôi Silkron và phối hợp dù thuốc kháng nấm ( Sporal 100mg x 2viên/ ngày x 10 ngày) bệnh sẽ giảm. Chúc em khỏe mạnh! [SIZE=5][B]Chữa trị vết chàm đỏ ở tay[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: Giấu tên Chào bác sĩ! Em năm nay 20 tuổi, là nữ giới. Xin bác sĩ giải đáp cho em về vết chàm đỏ đậm ở cánh tay và làm sao để xóa đi ạ? Cảm ơn bác sĩ. [SIZE=3][B]Bác sĩ Nguyễn Tuấn Anh[/B][/SIZE] Chào em. Nguyên nhân của chàm hiện nay chưa rõ. Có thể do cơ địa dị ứng, do kích thích của hoá chất như nước rửa chén, bột giặt, cao su, kim loại (chàm tiếp xúc). Yếu tố di truyền đóng vai trò quan trọng trong sự xuất hiện của bệnh chàm. Nếu chàm ở tay em gây ra bởi sự kích thích của hoá chất thường thấy nổi mụn nước và ngứa, da đóng vẩy và tróc vẩy ra. Bệnh thường hết khi không còn tiếp xúc với hoá chất. Việc chữa trị, bệnh thường kéo dài dai dẳng khó chữa trị dứt hẳn. Để chữa trị cần phải: Tránh các lí do gây kích thích da như: bột giặt, nước rửa chén, hoá chất… Chống ngứa bằng các thuốc kháng dị ứng như Chlorpheniramine, Cetirizine… Uống các loại vitamine nhóm B, C. Nếu có bội nhiễm dùng thêm kháng sinh. Corticoid bôi tại chỗ, nếu trong những đợt bệnh diễn biến cấp thì nên dùng corticoid uống và có tác dụng ngắn dưới sự theo dõi của bác sĩ. Ăn nhiều rau xanh, trái cây. Xóa chàm bằng laser hiện nay cũng là lựa chọn tốt, tuy nhiên, em cũng có thể tham khảo thêm ở bệnh viện hoặc ở những cơ sở đã đầu tư và đưa vào sử dụng công nghệ và thiết bị laser thế hệ mới, hiện đại chuyên dùng trị chàm và phù hợp nhất Việt Nam. Em cũng có thể dùng kem và phấn để xóa vết chàm tạm thời. Em nên được bác sĩ da liễu thăm khám trực tiếp và kê đơn thuốc chữa trị, giải đáp xóa chàm, đồng thời em nên liên giữ liên lạc thường xuyên với bác sĩ để điều chỉnh thuốc phù hợp. Ngoài ra em cần tái khám sau mỗi đợt chữa trị để bảo đảm chữa trị dứt điểm bệnh. Chúc em thành công! [SIZE=5][B]Cách chữa trị chàm sữa ở trẻ[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: Giấu tên Chào bác sĩ. Con tôi được 3 tháng tuổi, mặt mọc rất nhiều nốt, tôi có cho con đi khám bác sĩ bảo bị chàm sữa vậy mong các chuyên gia cho biết phải làm gì để con tôi hết nốt. Xin cảm ơn. [SIZE=3][B]Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh[/B][/SIZE] Chào bạn. Bạn nên tuân thủ đầy đủ toa thuốc mà bác sĩ đã kê, không tự ý thay đổi thuốc hoặc bôi thuốc theo mách bảo của người khác. Bệnh chàm là bệnh khó chữa, đòi hỏi chữa lâu dài nên không nên vội vã sốt ruột thay đổi thuốc luôn. Bệnh chàm cánh bướm (bị hai bên gò má) thường ổn định, hết sang thương khi trẻ lớn dần. Chúc bạn mạnh khỏe. [RIGHT]Theo ViCare[/RIGHT] [/QUOTE]
Xem thử
Tên
Mã xác nhận
Trả lời
Trang chủ
Tư Vấn
BÁC SỸ TRỰC TUYẾN TƯ VẤN
HỎI BÁC SỸ
Bị chàm nên dùng thuốc gì?
Top
Dưới