Menu
Trang chủ
Tư Vấn
Bài viết mới
Tìm chủ đề
Mới!
Bài viết mới
Tài liệu mới
Trạng thái mới
Hoạt động mới nhất
Tài liệu
Latest reviews
Tìm Tài liệu
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Trạng thái mới
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Chat
0
Tư Vấn
Đăng nhập
Đăng ký
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Bài viết mới
Tìm chủ đề
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Menu
Trả lời chủ đề
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
Trang chủ
Tư Vấn
BÁC SỸ TRỰC TUYẾN TƯ VẤN
HỎI BÁC SỸ
Những câu hỏi thường gặp về bệnh vảy nến ở người trẻ tuổi
Nội dung
<p>[QUOTE="Hỏi Đáp Bác Sỹ, post: 39891, member: 11284"]</p><p>Vảy nến là một bệnh da liễu có thể xảy ra ở mọi độ tuổi với những đặc trưng khác nhau. Tuy nhiên, những trường hợp nhiễm bệnh này dưới 20 tuổi lại có nhiều điểm khác nhất định mà chúng ta cần biết.</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Móng tay gợn sóng, xuất hiện vảy có phải do vảy nến?</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi:</p><p></p><p>Chào bác sĩ.</p><p></p><p>Con năm nay 19 tuổi. Móng tay của con gần đây xuất hiện những đường gợn sóng theo chiều ngang. Lúc đầu chỉ bị 2 ngón giữa và khoảng nửa móng, nhưng càng ngày càng lan dần ra gần hết móng và bắt đầu chuyển sang các móng tay ở ngón khác. Có móng xuất hiện vảy nhưng không có móng nào bị chuyển màu. Con tìm hiểu thì thấy bị như vậy có thể là bệnh vảy nến, viêm khớp hay bệnh chàm. Liệu con có mắc bệnh đấy không thưa bác sĩ?</p><p></p><p>Cảm ơn bác sĩ!</p><p></p><p><span style="font-size: 12px"><strong>Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường</strong></span></p><p></p><p></p><p>Xin chào cháu.</p><p></p><p>Theo như mô tả của cháu thì khả năng cháu đã bị bệnh nấm móng. Nấm móng thường không nguy hiểm nhưng tác động nhiều đến thẩm mỹ và sinh hoạt. Biểu hiện của nấm móng có thể thấy bề mặt móng xù xì, có vệt sọc hay vệt ngang móng, trên móng có thể có một lớp mịn, móng có thể bị bong tróc. Nếu tổn thương móng do nấm men thì có xu hướng tổn thương góc móng lan ra, nếu tổn thương do nấm sợi thì có xu hướng tổn thương từ bờ móng vào trung tâm. Tổn thương móng do nấm làm biến đổi màu sắc, làm móng không còn độ sáng và độ nhẵn. Điều trị cần sử dụng thuốc kháng sinh chống nấm trong thời gian dài, kết hợp giữa thuốc bôi và thuốc uống. Khuyên cháu khám chuyên khoa Da liễu để được chẩn đoán và chữa trị phù hợp.</p><p></p><p>Chúc cháu mạnh khỏe!</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Bệnh vảy nến di truyền có chữa trị tận gốc được không?</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: die</p><p></p><p>Chào bác sĩ ạ.</p><p></p><p>Cháu bị bệnh vảy nến di truyền (dân gian gọi là bệnh da cá). Nó thường xuất hiện vào thời tiết lạnh. Nhưng khi vào mùa nóng thì nó lại giảm dần. Cháu đã chữa trị nhiều cách nhưng nó chỉ giảm rồi lại nổi trở lại chứ không hết hoàn toàn được. Cho cháu hỏi bệnh này có chữa trị tận gốc được không và chữa trị bằng cách nào ạ?</p><p></p><p>Chân thành cám ơn bác sĩ.</p><p></p><p><span style="font-size: 12px"><strong>Bác sĩ Đinh Văn Tài</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào bạn!</p><p></p><p>Qua thông tin bạn mô tả thì không rõ bạn đang bị bệnh vảy nến hay vảy cá và đã được chẩn đoán, chữa trị ở đâu chưa. Đây là hai bệnh khác nhau nhưng có tổn thương tương tự nhau là da bong vảy. Bệnh vảy nến là bệnh da mãn tính, tổn thương gồm các vảy trắng, nhiều lớp xuất hiện trên nền da đỏ, các vảy da này rất dễ bong và liên tiếp hình thành các vảy da mới. Tổn thương có thể nhỏ bằng đầu ngón tay, nhưng có thể lan thành mảng lớn, hoặc khắp toàn thân. Vị trí tổn thương da thường gặp trong bệnh vảy nến là ở các vùng da có tì đè, cọ sát (như vùng khuỷu tay, đầu gối, vùng xương cùng, mông, rìa tóc,…).</p><p></p><p>Ngoài tổn thương da, bệnh vảy nến còn có thể gây tổn thương móng tay, móng chân, tổn thương khớp, cột sống. Nguyên nhân gây bệnh cho đến nay vẫn chưa được rõ ràng, nhưng nhiều nghiên cứu cho rằng bệnh liên quan đến yếu tố miễn dịch và di truyền của cơ thể. Các yếu tố có thể khiến trầm trọng thêm bệnh như: Stress, rối loạn nội tiết, sử dụng rượu, bia, thuốc lá, nhiễm trùng, thay đổi khí hậu, môi trường,… Trong khi đó, vảy cá là bệnh lý da có nguồn gốc từ một nhóm bệnh, trong đó bệnh vảy cá thông thường hay gặp ở trẻ em, đây là bệnh do di truyền trong gia đình. Các bệnh vảy cá thông thường ít tác động tới sức khoẻ người bệnh nhưng tác động nghiêm trọng tới yếu tố thẩm mỹ.</p><p></p><p>Thông thường, khi mắc bệnh vảy cá, ngay sau khi sinh ra, em bé đã có làn da khô hơn bình thường, bệnh bắt đầu triệu chứng rõ khi bé lớn dần. Các triệu chứng gồm: Da khô toàn thân (trừ các nếp gấp), trên xuất hiện các vảy da khô, bong nhẹ ở vùng rìa vảy. Các vảy liền nhau, tập trung thành những mảng lớn, trông như vảy cá, thường tập trung nhiều nhất ở mặt trước hai cẳng chân. Kèm theo thường có có dày sừng nang lông ở mặt trước cánh tay, đùi, mông, lòng bàn tay,… Ngoài ra, bé có thể có thêm triệu chứng của cơ địa dị ứng như mày đay, viêm mũi dị ứng, hen phế quản, viêm da cơ địa,… Do vậy, để xác đinh chính xác tình trạng bệnh, bạn nên tới cơ sở Y tế chuyên khoa Da liễu để khám và từ đó có hướng chữa trị thích hợp nhất. </p><p></p><p>Chúc bạn mạnh khỏe.</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Da chân bị bong thành từng mảng nhỏ có phải bệnh vảy nến?</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: Giấu tên</p><p></p><p>Chào bác sĩ.</p><p></p><p>Chân em cứ vào mùa đông hay khi trời lạnh là da chân em từ mu bàn chân lên đến đầu gối là bị bong ra thành từng mảng nhỏ, kích thước khoảng 1cm. Em thấy nhiều người nói chân em bị vảy nến. Em xin hỏi bác sĩ liệu em có thể chữa khỏi bệnh không ạ?</p><p></p><p>Cảm ơn bác sĩ.</p><p></p><p><span style="font-size: 12px"><strong>Bác sĩ Đinh Văn Tài</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào bạn!</p><p></p><p>Qua thông tin bạn mô tả, chân bạn thường xuất hiện các nốt bong vảy da thành từng mảng vào mùa đông, nhưng không rõ tổn thương có ngứa hay không, nền da có thay đổi màu sắc không, có mụn nước hay không và vào các mùa khác thì da có trở về hoàn toàn bình thường hay không.</p><p></p><p>Bệnh vảy nến được coi là bệnh da mãn tính, tổn thương thường gặp là các vảy trắng, nhiều lớp xuất hiện trên nền da đỏ, các vảy da này rất dễ bong và liên tiếp hình thành các vảy da mới. Tổn thương có thể nhỏ bằng đầu ngón tay, nhưng có thể lan thành mảng lớn, hoặc khắp toàn thân. Vị trí tổn thương da thường gặp trong bệnh vảy nến là các vùng da có tì đè, cọ sát (như vùng khuỷu tay, đầu gối, vùng xương cùng, mông, rìa tóc,…).</p><p></p><p>Nhìn chung, tổn thương như bạn mô tả thì chưa thể khẳng định được có phải chính xác là bệnh vảy nến hay không, vì khá nhiều bệnh lý da có tổn thương bong vảy tương tự như vậy. Để xác định chính xác bệnh và có biện pháp chữa trị cụ thể, bạn nên tới khám tại cơ sở y tế chuyên khoa Da liễu. Việc chữa trị bệnh nhanh khỏi hay không còn phụ thuộc vào chẩn đoán bệnh là gì, cũng như khả năng đáp ứng của cơ thể với thuốc.</p><p></p><p>Chúc bạn sớm khỏi bệnh!</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Điều trị bệnh vảy nến ở tuổi 15</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: thom puppy</p><p></p><p>Thưa bác sĩ!</p><p></p><p>Cháu năm nay 15 tuổi, gần đây da đầu của cháu xuất hiện các vảy nến làm cho cháu cảm thấy rất ngứa. Vậy giờ xin hỏi bác sĩ cháu nên chữa trị thế nào ạ?</p><p></p><p>Cảm ơn bác sĩ!</p><p></p><p><span style="font-size: 12px"><strong>Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào cháu!</p><p></p><p>Bệnh vẩy nến là một bệnh da liễu mãn tính và da đầu là một trong những khu vực bị tác động thường xuyên nhất với sự tróc vẩy, những mảng vẩy nến sưng đỏ, dai dẳng hơn vẩy nến ở những vùng khác trên cơ thể. Đặc trưng của bệnh những mảng lớn màu đỏ tía, tróc vẩy trên da. Vẩy màu trắng bạc xếp nhiều lớp, dễ tróc. Vẩy tái tạo rất nhanh, bong lớp này thì lớp khác lại đùn lên, số lượng nhiều. Bệnh gây ngứa, ngứa ở mức độ khác nhau ở mỗi người. Cháu nên báo với phụ huynh để được đưa đến khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa Da liễu và được chẩn đoán chính xác, đưa ra phác đồ chữa trị hợp lí. Bệnh vẩy nến là một bệnh Da liễu mãn tính, nên khi chữa trị cháu cần phải kiên trì.</p><p></p><p>Về chữa trị, bác sĩ thường chỉ định cho dùng một số thuốc bôi ngoài da giúp bong vẩy, chống ngứa, làm mềm da và uống thuốc uống có tác dụng ức chế, điều hòa miễn dịch. Trong giai đoạn này cháu nên bổ sung các thực phẩm tốt cho bệnh như rau quả, mè đen, cá biển, nghêu sò, bông cải xanh…. Và nên hạn các chất kích thích như bia, rượu, cà phê…. Đặc biệt, cháu nên tránh các yếu tố có thể làm cho bệnh trở nặng như: stress, chấn thương và nhiễm trùng. Và không nên tự ý uống thuốc chữa trị mà không theo chỉ định của bác sĩ.</p><p></p><p>Chúc cháu sớm khỏi bệnh!</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Điều trị bệnh vảy nến như thế nào?</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: Giấu tên</p><p></p><p>Chào bác sĩ.</p><p></p><p>Điều trị và kiểm soát bệnh vảy nến hiện nay như thế nào?</p><p></p><p>Cám ơn bác sĩ.</p><p></p><p><span style="font-size: 12px"><strong>Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào bạn.</p><p></p><p>Bệnh vẩy nến là do sự rối loạn điều tiết tạo nên một màng ngăn bám chặt trên da. Màng bám này sản sinh tế bào nhanh gấp 10 lần so với bình thường rồi chết. Nhưng thay vì mất đi như tế bào chết bình thường thì nó nổi lên thành từng vẩy trắng. Chúng thường xuất hiện ở đầu gối, khuỷu tay, da đầu nhưng đôi khi cả ở thân thể, gan bàn tay, bàn chân và các ngón chân.</p><p></p><p>Triệu chứng của bệnh vẩy nến bao gồm:</p><p></p><p>Các tế bào da chết dày lên, những nốt vẩy da gây ngứa, các vẩy như vẩy cá trên da ngày càng phát triển. Sâu dưới vẩy có màu hồng còn phía trên vẩy da thì màu trắng.</p><p></p><p>Các vẩy này phát triển trên da đầu, đầu gối, khuỷu tay, phần trên của thân là nhiều.</p><p></p><p>Tuy nhiên, khi chúng phát triển ở móng tay và móng chân, thì các vẩy trở nên dày hơn, sần sùi và không màu. Những vẩy như vẩy cá, màu đỏ gây tổn thương da ở lòng bàn tay với các mụn nhỏ là dấu hiệu của vẩy nến ở lòng bàn tay, và xuất hiện dấu hiệu tương tự gọi là vẩy nến ở bàn chân. Và nó liên quan đến các khớp, dễ phát triển thành bệnh viêm khớp vẩy nến.</p><p></p><p>Một số cách chữa bệnh vẩy nến như sau: </p><p></p><p>Cách giúp giảm bệnh vẩy nến hiệu quả nhất được nhiều bác sĩ khuyên dùng là ngâm mình (hoặc phần da bị vẩy nến) trong nước ấm từ 10 đến 15 phút, sau đó bôi thuốc dưỡng ẩm làm mềm da để giúp da mềm và ẩm hơn.</p><p></p><p>Dùng thuốc mỡ axit Salixilic để làm mềm da và thuốc này cũng giúp bong các vẩy nến trên da.</p><p></p><p>Dùng kem chứa thành phần Steroid cũng có hiệu quả, tuy nhiên vì loại này cũng có thể gây hại đến da nên cần được hỏi bác sĩ giải đáp xem có thích hợp với loại da của bạn không.</p><p></p><p>Dùng thuốc mỡ chứa thành phần Calcipotriene vì nó liên kết với vitamin D và cho kết quả tốt như kem Hydrocortisone để chữa trị vẩy nến.</p><p></p><p>Thuốc mỡ có chứa thành phần nhựa than đá và dầu gội có thể làm giảm các biểu hiện của bệnh nhưng thuốc này dễ gây tổn thương vùng da xung quanh. Thuốc này bạn cần phải hỏi ý kiến của bác sĩ.</p><p></p><p>Thuốc mỡ Anthralin sau khi bôi khoảng 10 – 30 phút thì cho tác dụng làm bong các vẩy nến, tạo tế bào da mới và tế bào da bình thường. Tuy nhiên thuốc mỡ Anthralin có thể làm da bạn bị tấy đỏ lên và phải sau vài tuần mới hết được.</p><p></p><p>Đơn thuốc chứa vitamin A thì không có tác dụng bằng Steroid nhưng phụ nữ đang ở độ tuổi sinh đẻ thì nên uống thuốc này hơn. Tuy nhiên đơn thuốc chữa vẩy nến cần phải được giải đáp từ bác sĩ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.</p><p></p><p>Chúc bạn sức khỏe.</p><p></p><p></p><p style="text-align: right">Theo ViCare</p><p>[/QUOTE]</p>
[QUOTE="Hỏi Đáp Bác Sỹ, post: 39891, member: 11284"] Vảy nến là một bệnh da liễu có thể xảy ra ở mọi độ tuổi với những đặc trưng khác nhau. Tuy nhiên, những trường hợp nhiễm bệnh này dưới 20 tuổi lại có nhiều điểm khác nhất định mà chúng ta cần biết. [SIZE=5][B]Móng tay gợn sóng, xuất hiện vảy có phải do vảy nến?[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: Chào bác sĩ. Con năm nay 19 tuổi. Móng tay của con gần đây xuất hiện những đường gợn sóng theo chiều ngang. Lúc đầu chỉ bị 2 ngón giữa và khoảng nửa móng, nhưng càng ngày càng lan dần ra gần hết móng và bắt đầu chuyển sang các móng tay ở ngón khác. Có móng xuất hiện vảy nhưng không có móng nào bị chuyển màu. Con tìm hiểu thì thấy bị như vậy có thể là bệnh vảy nến, viêm khớp hay bệnh chàm. Liệu con có mắc bệnh đấy không thưa bác sĩ? Cảm ơn bác sĩ! [SIZE=3][B]Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường[/B][/SIZE] Xin chào cháu. Theo như mô tả của cháu thì khả năng cháu đã bị bệnh nấm móng. Nấm móng thường không nguy hiểm nhưng tác động nhiều đến thẩm mỹ và sinh hoạt. Biểu hiện của nấm móng có thể thấy bề mặt móng xù xì, có vệt sọc hay vệt ngang móng, trên móng có thể có một lớp mịn, móng có thể bị bong tróc. Nếu tổn thương móng do nấm men thì có xu hướng tổn thương góc móng lan ra, nếu tổn thương do nấm sợi thì có xu hướng tổn thương từ bờ móng vào trung tâm. Tổn thương móng do nấm làm biến đổi màu sắc, làm móng không còn độ sáng và độ nhẵn. Điều trị cần sử dụng thuốc kháng sinh chống nấm trong thời gian dài, kết hợp giữa thuốc bôi và thuốc uống. Khuyên cháu khám chuyên khoa Da liễu để được chẩn đoán và chữa trị phù hợp. Chúc cháu mạnh khỏe! [SIZE=5][B]Bệnh vảy nến di truyền có chữa trị tận gốc được không?[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: die Chào bác sĩ ạ. Cháu bị bệnh vảy nến di truyền (dân gian gọi là bệnh da cá). Nó thường xuất hiện vào thời tiết lạnh. Nhưng khi vào mùa nóng thì nó lại giảm dần. Cháu đã chữa trị nhiều cách nhưng nó chỉ giảm rồi lại nổi trở lại chứ không hết hoàn toàn được. Cho cháu hỏi bệnh này có chữa trị tận gốc được không và chữa trị bằng cách nào ạ? Chân thành cám ơn bác sĩ. [SIZE=3][B]Bác sĩ Đinh Văn Tài[/B][/SIZE] Chào bạn! Qua thông tin bạn mô tả thì không rõ bạn đang bị bệnh vảy nến hay vảy cá và đã được chẩn đoán, chữa trị ở đâu chưa. Đây là hai bệnh khác nhau nhưng có tổn thương tương tự nhau là da bong vảy. Bệnh vảy nến là bệnh da mãn tính, tổn thương gồm các vảy trắng, nhiều lớp xuất hiện trên nền da đỏ, các vảy da này rất dễ bong và liên tiếp hình thành các vảy da mới. Tổn thương có thể nhỏ bằng đầu ngón tay, nhưng có thể lan thành mảng lớn, hoặc khắp toàn thân. Vị trí tổn thương da thường gặp trong bệnh vảy nến là ở các vùng da có tì đè, cọ sát (như vùng khuỷu tay, đầu gối, vùng xương cùng, mông, rìa tóc,…). Ngoài tổn thương da, bệnh vảy nến còn có thể gây tổn thương móng tay, móng chân, tổn thương khớp, cột sống. Nguyên nhân gây bệnh cho đến nay vẫn chưa được rõ ràng, nhưng nhiều nghiên cứu cho rằng bệnh liên quan đến yếu tố miễn dịch và di truyền của cơ thể. Các yếu tố có thể khiến trầm trọng thêm bệnh như: Stress, rối loạn nội tiết, sử dụng rượu, bia, thuốc lá, nhiễm trùng, thay đổi khí hậu, môi trường,… Trong khi đó, vảy cá là bệnh lý da có nguồn gốc từ một nhóm bệnh, trong đó bệnh vảy cá thông thường hay gặp ở trẻ em, đây là bệnh do di truyền trong gia đình. Các bệnh vảy cá thông thường ít tác động tới sức khoẻ người bệnh nhưng tác động nghiêm trọng tới yếu tố thẩm mỹ. Thông thường, khi mắc bệnh vảy cá, ngay sau khi sinh ra, em bé đã có làn da khô hơn bình thường, bệnh bắt đầu triệu chứng rõ khi bé lớn dần. Các triệu chứng gồm: Da khô toàn thân (trừ các nếp gấp), trên xuất hiện các vảy da khô, bong nhẹ ở vùng rìa vảy. Các vảy liền nhau, tập trung thành những mảng lớn, trông như vảy cá, thường tập trung nhiều nhất ở mặt trước hai cẳng chân. Kèm theo thường có có dày sừng nang lông ở mặt trước cánh tay, đùi, mông, lòng bàn tay,… Ngoài ra, bé có thể có thêm triệu chứng của cơ địa dị ứng như mày đay, viêm mũi dị ứng, hen phế quản, viêm da cơ địa,… Do vậy, để xác đinh chính xác tình trạng bệnh, bạn nên tới cơ sở Y tế chuyên khoa Da liễu để khám và từ đó có hướng chữa trị thích hợp nhất. Chúc bạn mạnh khỏe. [SIZE=5][B]Da chân bị bong thành từng mảng nhỏ có phải bệnh vảy nến?[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: Giấu tên Chào bác sĩ. Chân em cứ vào mùa đông hay khi trời lạnh là da chân em từ mu bàn chân lên đến đầu gối là bị bong ra thành từng mảng nhỏ, kích thước khoảng 1cm. Em thấy nhiều người nói chân em bị vảy nến. Em xin hỏi bác sĩ liệu em có thể chữa khỏi bệnh không ạ? Cảm ơn bác sĩ. [SIZE=3][B]Bác sĩ Đinh Văn Tài[/B][/SIZE] Chào bạn! Qua thông tin bạn mô tả, chân bạn thường xuất hiện các nốt bong vảy da thành từng mảng vào mùa đông, nhưng không rõ tổn thương có ngứa hay không, nền da có thay đổi màu sắc không, có mụn nước hay không và vào các mùa khác thì da có trở về hoàn toàn bình thường hay không. Bệnh vảy nến được coi là bệnh da mãn tính, tổn thương thường gặp là các vảy trắng, nhiều lớp xuất hiện trên nền da đỏ, các vảy da này rất dễ bong và liên tiếp hình thành các vảy da mới. Tổn thương có thể nhỏ bằng đầu ngón tay, nhưng có thể lan thành mảng lớn, hoặc khắp toàn thân. Vị trí tổn thương da thường gặp trong bệnh vảy nến là các vùng da có tì đè, cọ sát (như vùng khuỷu tay, đầu gối, vùng xương cùng, mông, rìa tóc,…). Nhìn chung, tổn thương như bạn mô tả thì chưa thể khẳng định được có phải chính xác là bệnh vảy nến hay không, vì khá nhiều bệnh lý da có tổn thương bong vảy tương tự như vậy. Để xác định chính xác bệnh và có biện pháp chữa trị cụ thể, bạn nên tới khám tại cơ sở y tế chuyên khoa Da liễu. Việc chữa trị bệnh nhanh khỏi hay không còn phụ thuộc vào chẩn đoán bệnh là gì, cũng như khả năng đáp ứng của cơ thể với thuốc. Chúc bạn sớm khỏi bệnh! [SIZE=5][B]Điều trị bệnh vảy nến ở tuổi 15[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: thom puppy Thưa bác sĩ! Cháu năm nay 15 tuổi, gần đây da đầu của cháu xuất hiện các vảy nến làm cho cháu cảm thấy rất ngứa. Vậy giờ xin hỏi bác sĩ cháu nên chữa trị thế nào ạ? Cảm ơn bác sĩ! [SIZE=3][B]Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai[/B][/SIZE] Chào cháu! Bệnh vẩy nến là một bệnh da liễu mãn tính và da đầu là một trong những khu vực bị tác động thường xuyên nhất với sự tróc vẩy, những mảng vẩy nến sưng đỏ, dai dẳng hơn vẩy nến ở những vùng khác trên cơ thể. Đặc trưng của bệnh những mảng lớn màu đỏ tía, tróc vẩy trên da. Vẩy màu trắng bạc xếp nhiều lớp, dễ tróc. Vẩy tái tạo rất nhanh, bong lớp này thì lớp khác lại đùn lên, số lượng nhiều. Bệnh gây ngứa, ngứa ở mức độ khác nhau ở mỗi người. Cháu nên báo với phụ huynh để được đưa đến khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa Da liễu và được chẩn đoán chính xác, đưa ra phác đồ chữa trị hợp lí. Bệnh vẩy nến là một bệnh Da liễu mãn tính, nên khi chữa trị cháu cần phải kiên trì. Về chữa trị, bác sĩ thường chỉ định cho dùng một số thuốc bôi ngoài da giúp bong vẩy, chống ngứa, làm mềm da và uống thuốc uống có tác dụng ức chế, điều hòa miễn dịch. Trong giai đoạn này cháu nên bổ sung các thực phẩm tốt cho bệnh như rau quả, mè đen, cá biển, nghêu sò, bông cải xanh…. Và nên hạn các chất kích thích như bia, rượu, cà phê…. Đặc biệt, cháu nên tránh các yếu tố có thể làm cho bệnh trở nặng như: stress, chấn thương và nhiễm trùng. Và không nên tự ý uống thuốc chữa trị mà không theo chỉ định của bác sĩ. Chúc cháu sớm khỏi bệnh! [SIZE=5][B]Điều trị bệnh vảy nến như thế nào?[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: Giấu tên Chào bác sĩ. Điều trị và kiểm soát bệnh vảy nến hiện nay như thế nào? Cám ơn bác sĩ. [SIZE=3][B]Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai[/B][/SIZE] Chào bạn. Bệnh vẩy nến là do sự rối loạn điều tiết tạo nên một màng ngăn bám chặt trên da. Màng bám này sản sinh tế bào nhanh gấp 10 lần so với bình thường rồi chết. Nhưng thay vì mất đi như tế bào chết bình thường thì nó nổi lên thành từng vẩy trắng. Chúng thường xuất hiện ở đầu gối, khuỷu tay, da đầu nhưng đôi khi cả ở thân thể, gan bàn tay, bàn chân và các ngón chân. Triệu chứng của bệnh vẩy nến bao gồm: Các tế bào da chết dày lên, những nốt vẩy da gây ngứa, các vẩy như vẩy cá trên da ngày càng phát triển. Sâu dưới vẩy có màu hồng còn phía trên vẩy da thì màu trắng. Các vẩy này phát triển trên da đầu, đầu gối, khuỷu tay, phần trên của thân là nhiều. Tuy nhiên, khi chúng phát triển ở móng tay và móng chân, thì các vẩy trở nên dày hơn, sần sùi và không màu. Những vẩy như vẩy cá, màu đỏ gây tổn thương da ở lòng bàn tay với các mụn nhỏ là dấu hiệu của vẩy nến ở lòng bàn tay, và xuất hiện dấu hiệu tương tự gọi là vẩy nến ở bàn chân. Và nó liên quan đến các khớp, dễ phát triển thành bệnh viêm khớp vẩy nến. Một số cách chữa bệnh vẩy nến như sau: Cách giúp giảm bệnh vẩy nến hiệu quả nhất được nhiều bác sĩ khuyên dùng là ngâm mình (hoặc phần da bị vẩy nến) trong nước ấm từ 10 đến 15 phút, sau đó bôi thuốc dưỡng ẩm làm mềm da để giúp da mềm và ẩm hơn. Dùng thuốc mỡ axit Salixilic để làm mềm da và thuốc này cũng giúp bong các vẩy nến trên da. Dùng kem chứa thành phần Steroid cũng có hiệu quả, tuy nhiên vì loại này cũng có thể gây hại đến da nên cần được hỏi bác sĩ giải đáp xem có thích hợp với loại da của bạn không. Dùng thuốc mỡ chứa thành phần Calcipotriene vì nó liên kết với vitamin D và cho kết quả tốt như kem Hydrocortisone để chữa trị vẩy nến. Thuốc mỡ có chứa thành phần nhựa than đá và dầu gội có thể làm giảm các biểu hiện của bệnh nhưng thuốc này dễ gây tổn thương vùng da xung quanh. Thuốc này bạn cần phải hỏi ý kiến của bác sĩ. Thuốc mỡ Anthralin sau khi bôi khoảng 10 – 30 phút thì cho tác dụng làm bong các vẩy nến, tạo tế bào da mới và tế bào da bình thường. Tuy nhiên thuốc mỡ Anthralin có thể làm da bạn bị tấy đỏ lên và phải sau vài tuần mới hết được. Đơn thuốc chứa vitamin A thì không có tác dụng bằng Steroid nhưng phụ nữ đang ở độ tuổi sinh đẻ thì nên uống thuốc này hơn. Tuy nhiên đơn thuốc chữa vẩy nến cần phải được giải đáp từ bác sĩ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Chúc bạn sức khỏe. [RIGHT]Theo ViCare[/RIGHT] [/QUOTE]
Xem thử
Tên
Mã xác nhận
Trả lời
Trang chủ
Tư Vấn
BÁC SỸ TRỰC TUYẾN TƯ VẤN
HỎI BÁC SỸ
Những câu hỏi thường gặp về bệnh vảy nến ở người trẻ tuổi
Top
Dưới