Menu
Trang chủ
Tư Vấn
Bài viết mới
Tìm chủ đề
Mới!
Bài viết mới
Tài liệu mới
Trạng thái mới
Hoạt động mới nhất
Tài liệu
Latest reviews
Tìm Tài liệu
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Trạng thái mới
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Chat
0
Tư Vấn
Đăng nhập
Đăng ký
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Bài viết mới
Tìm chủ đề
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Menu
Trả lời chủ đề
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
Trang chủ
Tư Vấn
BÁC SỸ TRỰC TUYẾN TƯ VẤN
HỎI BÁC SỸ
Thoái hóa xương khớp ở người lớn tuổi và những điều cần lưu ý
Nội dung
<p>[QUOTE="Hỏi Đáp Bác Sỹ, post: 39964, member: 11284"]</p><p>Thoái hóa xương khớp là một bệnh có liên hệ mật thiết với tuổi tác, bệnh thường gặp phổ biến ở người có tuổi. Những lời khuyên sau sẽ giúp người bệnh có cách dưỡng bệnh hiệu quả.</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Bệnh thoái hóa xương khớp ở người lớn tuổi.</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: Giấu tên</p><p></p><p>Dạ, xin chào bác sĩ. Mẹ cháu năm nay gần 50 tuổi. Thời gian 2 năm trở lại đây mẹ cháu thường bị nhức mỏi các đốt ngón tay chân, gót chân, đi khám các bệnh viện lớn bác sĩ chuẩn đoán mẹ bệnh thoái hóa đa khớp. Vì mẹ bị đau dạ dày nên toa thuốc dù đã được bác sĩ kê thuốc hỗ trợ bao tử nhưng uống vào bị đau bao tử trở lại. Vì thế mẹ đành nghỉ uống và chữa bao tử. Mấy lần như thế cháu đưa mẹ đi khám thuốc đều làm mẹ bị bao tử lại. Nay tần suất mẹ đau nhiều hơn, liên tục và nhiều vị trí khác nhau hơn nhưng không biết chữa thế nào? Mong bác sĩ cho cháu một lời khuyên được không ạ? Cháu cám ơn nhiều</p><p></p><p><span style="font-size: 12px"><strong>Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào bạn.</p><p></p><p>Bệnh thoái hóa khớp thường là ở các khớp lớn và khớp chịu lực nhiều như: cột sống, khớp gối, khớp háng, khớp vai…..ít bị các khớp nhỏ như ngón tay, cổ tay…. Có khả năng mẹ của bạn bị viêm đa khớp nhiều hơn là bị thoái hóa khớp, mặt khác trong điều trị thoái hóa khớp chủ yếu là dùng thực phẩm chức năng Glucosamin, loại này không gây đau dạ dày, chỉ có các loại thuốc kháng viêm dạng corticoide (thuốc chính trong điều trị viêm khớp) là gây đau dạ dày nặng lên (do thuốc có tác dụng kích thích tăng tiết dịch vị làm độ toan trong dạ dày tăng lên và nếu bị bệnh dạ dày sẵn thì bệnh sẽ nặng lên).</p><p>Như vậy có thể bạn cho mẹ khám điều trị bằng y học cổ truyền kết hợp các thuốc xoa bóp tây y làm giảm đau như mỡ Salonfat, mỡ nọc rắn…</p><p></p><p>Chúc mẹ bạn mau lành bệnh</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Thoái hóa xương lâu năm chữa thế nào?</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: Giấu tên</p><p></p><p>Thưa bác sĩ!</p><p></p><p>Mẹ em đã bị bệnh thoái hóa xương 5 năm. Xin hỏi bác sĩ bệnh này có chữa được không?</p><p></p><p>Xin cảm ơn!</p><p></p><p><span style="font-size: 12px"><strong>Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào em!</p><p></p><p>Bệnh thoái hóa xương khớp là bệnh tiến triển theo tuổi, phụ thuộc vào công việc và tính chất lao động của mỗi người mà bệnh có thể xuất hiện sớm hơn hay muộn hơn. Bệnh thường gặp ở những người từ độ tuổi trung niên trở đi. Thoái hóa xương khớp có thể gặp ở nhiều vị trí, thường gặp thoái hóa cột sống cổ và cột sống thắt lưng; thoái hóa khớp gối, khớp vai, khớp khuỷu; thoái hóa khớp háng thường gặp ở những người già,…</p><p></p><p>Biểu hiện chủ yếu của tình trạng thoái hóa khớp là người bệnh đau tại các vị trí khớp đó, hoạt động của khớp không được trơn tru như bình thường, vận động thường khó khăn. Nếu thoái hóa cột sống có thể có dấu hiệu đau của chèn ép rễ thần kinh (đau lan theo đường đi của dây thần kinh). Trên phim chụp X-quang xương khớp, có hình ảnh các gai xương, chồi xương, hẹp khe khớp, dính khớp. Vì là bệnh tiến triển theo tuổi nên không thể chữa trị khỏi triệt để được mà chủ yếu chữa trị để giảm nhẹ biểu hiện, làm cho bệnh nhân bớt đau; càng nhiều tuổi bệnh càng nặng thêm do xương khớp thoái hóa ngày càng nhiều và thoái hóa mức độ nặng hơn.</p><p></p><p>Điều trị bệnh thoái hóa xương khớp gồm hai phần: chữa trị không uống thuốc và chữa trị thuốc. Điều trị không uống thuốc bằng các liệu pháp kéo giãn cơ, chiếu đèn chiếu tia vào những vùng bị đau nhức có tác dụng giãn cơ và các dây chằng làm cho bệnh nhân bớt đau.</p><p></p><p>Ngoài ra, người bệnh cần phải tập luyện thể dục thể thao hàng ngày với những bài tập phù hợp với sức khỏe và tình trạng bệnh của từng người để xương khớp chắc khỏe, làm chậm quá trình thoái hóa và người bệnh cũng sẽ bớt đau. Điều trị thuốc trong các bệnh thoái hóa xương khớp chủ yếu là các thuốc giảm đau và giãn cơ. Các thuốc giảm đau có tác dụng ở nhiều mức độ khác nhau và chỉ dùng khi thật cần thiết, phù hợp với mức độ đau của từng người bệnh, tránh lạm dụng thuốc giảm đau bởi hầu hết các thuốc giảm đau đều gây hại dạ dày. Nếu uống thuốc giảm đau liên tục, dài ngày có thể gây chảy máu dạ dày hoặc dùng Paracetamol quá liều có thể gây suy tế bào gan.</p><p></p><p>Vì vậy, việc uống thuốc cần phải tuân thủ chặt chẽ theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Với tình huống của mẹ em, đã phát hiện thoái hóa xương khớp 5 năm nay, chỉ nên chữa trị thuốc giảm đau khi mức độ đau nhiều, tác động đến sinh hoạt và làm việc. Nếu mức độ đau nhẹ không cần uống thuốc giảm đau mà chủ yếu là tập luyện thể dục thể thao hàng ngày hoặc có thể chiếu tia, chiếu đèn vào các vị trí đau để làm giãn cơ và dây chằng sẽ có tác dụng giảm đau.</p><p></p><p>Chúc mẹ em khỏe!</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Bệnh đau xương</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: Giấu tên</p><p></p><p>Thưa bác sĩ, mẹ em năm nay 52 tuổi,hiện đang làm giúp việc nhà, tính chất công việc của mẹ là đứng lên ngồi xuống nhiều cũng như thường xuyên đứng trong thời gian lâu, mẹ ăn uống đầy đủ và sức khỏe vẫn tốt, nhưng gần đây mẹ em khi ngồi muốn đứng lên rất khó khăn hoặc khi đứng lên mẹ phải khom lưng lại sau đó mới đứng thẳng lên được.</p><p>Cho em hỏi mẹ em bị khớp không ạ và có cách nào cải thiện tình hình này cho mẹ không ạ</p><p></p><p><span style="font-size: 12px"><strong>Bác sĩ Nguyễn Quang Anh</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào bạn,</p><p>Mẹ của bạn 52 tuổi là lứa tuổi bị thoái hóa xương khớp đặc biệt là khớp gối và cột sống thắt lưng kết hợp với đặc thù công việc của mẹ bạn làm cho tình trang thoái hóa ngày càng nặng hơn.</p><p>Bạn nên đưa mẹ đến khám chuyên khoa cơ xương khớp hoặc chuyên khoa Phục hồi chức năng, các bác sĩ sẽ khám, đánh giá và chỉ định cho mẹ bạn thuốc và chương trình tập phù hợp hạn chế tình trạng thoái hóa, tăng sự dẻo dai của cơ xương khớp để có chất lượng cuộc sống tốt hơn.</p><p>Chúc mẹ bạn mạnh khỏe!</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Đau chân, chân bị đau teo nhỏ và ửng đỏ có nghiêm trọng không?</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: kentai</p><p></p><p>Thưa bác sĩ.</p><p></p><p>Mẹ em năm nay 52 tuổi. Trước đây một năm mẹ em có bị tai nạn xe, đi khám thì được chẩn đoán là rạn nứt xương bánh chè. Sau đó mẹ em có bó bột, dùng thuốc theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Đi khám ở bệnh viện Quân Đội được tiêm thuốc thì bị phù mặt trữ nước, chân thì teo, đỏ chân. Ngừng tiêm, sau đó tuy đi lại được nhưng đi vẫn tập tễnh và vẫn đau nhức thường xuyên. Nhà lại chạy chữa được bác sĩ khác nói là bị bó bột dính khớp phải chữa trị vật lý trị liệu. Qua 1 tháng vẫn không đỡ, mẹ em lại xuống Sài Gòn điều trị và được chẩn đoán là thoái hóa xương khớp. Mang thuốc về uống thì bị dị ứng nổi mụn ngứa như phát ban, mẹ em ngừng dùng thuốc, chuyển qua dùng thuốc bắc. Cứ lâu lâu một thời gian ngắn mẹ em cứ bị đau lại chân, chân bị đau nhỏ hơn so với chân bình thường, đi lại vẫn chưa bình thường, chân bị đau thì ửng đỏ. Bác sĩ cho em hỏi chân mẹ em có bị gì nghiêm trọng và sớm có thể khỏi lại như cũ được không?</p><p></p><p>Cảm ơn bác sĩ!</p><p></p><p><span style="font-size: 12px"><strong>Bác sĩ Nguyễn Văn An</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào bạn.</p><p></p><p>Trường hợp của mẹ bạn bị rạn xương bánh chè, chỉ cần nẹp bột cố định 1 tháng để xương liền tốt. Sau đó cần phải tháo bột và tập vận động khớp gối trở lại bình thường để tránh nguy cơ bị cứng khớp. Đối với rạn xương bánh chè, chỉ cần nẹp bột cố định là đủ, nếu có đau và sưng nề nhiều thì có thể sử dụng thêm các thuốc giảm đau và chống phù nề trong vòng 1 tuần đầu. Ngoài ra, không cần phải chữa trị thêm bất kì loại thuốc nào khác.</p><p></p><p>Ở tuổi của mẹ bạn, các bệnh thoái hóa xương khớp là thường gặp. Đây là các bệnh lý tiến triển theo tuổi, càng nhiều tuổi thì mức độ thoái hóa càng nặng và không có bất kì biện pháp nào có thể làm đảo ngược được quá trình này. Đối với các bệnh thoái hóa, không nên lạm dụng các thuốc giảm đau vì các thuốc này chỉ có tác dụng chữa trị biểu hiện, hết thuốc đau sẽ quay trở lại. Biện pháp lâu dài là tập thể dục thể thao hàng ngày, tăng cường vận động khớp để kích thích bao hoạt dịch tăng tiết dịch khớp giúp khớp hoạt động trơn tru hơn; giúp xương chắc khỏe hơn và chậm bị thoái hóa.</p><p></p><p>Nếu mẹ bạn càng ít vận động thì sẽ làm tăng nguy cơ cứng khớp và các cơ sẽ bị teo. Mẹ bạn đang có triệu chứng dị ứng thuốc nên cần dừng tất cả các loại thuốc lại, kể cả thuốc nam. Không nên lạm dụng thuốc, quan trọng nhất là duy trì tập luyện hàng ngày và sử dụng các biện pháp vật lý trị liệu.</p><p></p><p>Chúc gia đình bạn mạnh khỏe!</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>52 tuổi bị đau lưng và đau đầu gối chữa thế nào?</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: Mèo Con</p><p></p><p>Chào bác sĩ.</p><p></p><p>Mẹ tôi năm nay 52 tuổi bị đau lưng (ngang thắt lưng) và thường xuyên đau đầu gối bên trái. Bệnh này đã gần 1 năm rồi ạ. Cho tôi hỏi bác sĩ cách điều trị và nếu có thuốc dân gian thì càng tốt ạ.</p><p></p><p>Xin cảm ơn!</p><p></p><p><span style="font-size: 12px"><strong>Bác sĩ Đặng Phương Liên</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào bạn!</p><p></p><p>Qua thông tin trong thư, mẹ bạn có thể mắc bệnh thoái hóa xương khớp. Bệnh có thể xuất hiện tại bất cứ khớp xương nào trong cơ thể, nhưng thường thấy ở các khớp xương bàn tay, khớp háng, khớp gối và cột sống. Thoái hóa xương khớp hay gặp ở người 40-50 tuổi, phụ nữ sau khi mãn kinh. Bệnh hầu như không có biểu hiện, các dấu hiệu chỉ xuất hiện khi xương và hệ thống bao hoạt dịch của khớp bị tổn thương thực sự. Bệnh thường khởi đầu âm ỉ, tiến triển chậm với những giai đoạn được cải thiện theo cảm nhận chủ quan. Các biểu hiện thường tiến triển chậm và xấu đi theo thời gian.</p><p></p><p>Nguyên nhân gây thoái hóa khớp là do lão hóa mô khớp, hoặc do sụn khớp được tưới máu và nuôi dưỡng kém, dẫn đến mất tính đàn hồi và khô cứng; chấn thương làm tổn thương diện khớp, hoặc từ những chấn thương nhỏ nhưng ảnh hưởng nhiều lần, khớp hoạt động quá tải; do di chứng của viêm khớp nhiễm khuẩn, viêm đa khớp dạng thấp… Những người quá cân, béo phì cũng thường mắc chứng thoái hóa khớp do các khớp luôn trong tình trạng chịu một trọng lượng lớn tì đè, đặc biệt là khớp gối. Ngoài ra, những yếu tố về thời tiết, khí hậu… cũng là điều kiện thuận lợi cho bệnh xuất hiện.</p><p></p><p>Cùng với thoái hóa khớp, mẹ bạn có thể bị loãng xương. Đó là một tiến trình tự nhiên trong quá trình lão hóa của cơ thể, đặc trưng bởi sự mất chất xương làm cho xương trở nên giòn và dễ gãy. Triệu chứng chính của loãng xương là đau, đau tăng khi vận động và giảm khi nghỉ ngơi. Mẹ bạn nên đi khám chuyên khoa Xương Khớp để được chẩn đoán và có hướng can thiệp thích hợp, kịp thời. Tránh để bệnh diễn biến âm thầm kéo dài dẫn đến các biến chứng xương khớp khó chữa trị sau này.</p><p></p><p>Y học cổ truyền cũng có những bài thuốc chữa trị chứng đau xương khớp, song để chữa trị hiệu quả, mẹ bạn cần đến các phòng khám Đông y để được khám, bắt mạch, kê đơn phù hợp với tình trạng bệnh. Ngoài việc chữa trị thuốc, mẹ bạn cũng cần chú ý đến việc vận động hằng ngày để duy trì, giữ gìn chức năng vận động của khớp. Không nên đi bộ nhiều vì sẽ làm cho khớp gối bị thoái hóa nhanh hơn. Mẹ bạn có thể tập dưỡng sinh, đi xe đạp, bơi lội để giúp hệ cơ xương khớp dẻo dai, có sức bền và còn tốt cho cả hệ tuần hoàn, hô hấp.</p><p></p><p>Chúc mẹ bạn mau khỏe!</p><p></p><p></p><p style="text-align: right">Theo ViCare</p><p>[/QUOTE]</p>
[QUOTE="Hỏi Đáp Bác Sỹ, post: 39964, member: 11284"] Thoái hóa xương khớp là một bệnh có liên hệ mật thiết với tuổi tác, bệnh thường gặp phổ biến ở người có tuổi. Những lời khuyên sau sẽ giúp người bệnh có cách dưỡng bệnh hiệu quả. [SIZE=5][B]Bệnh thoái hóa xương khớp ở người lớn tuổi.[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: Giấu tên Dạ, xin chào bác sĩ. Mẹ cháu năm nay gần 50 tuổi. Thời gian 2 năm trở lại đây mẹ cháu thường bị nhức mỏi các đốt ngón tay chân, gót chân, đi khám các bệnh viện lớn bác sĩ chuẩn đoán mẹ bệnh thoái hóa đa khớp. Vì mẹ bị đau dạ dày nên toa thuốc dù đã được bác sĩ kê thuốc hỗ trợ bao tử nhưng uống vào bị đau bao tử trở lại. Vì thế mẹ đành nghỉ uống và chữa bao tử. Mấy lần như thế cháu đưa mẹ đi khám thuốc đều làm mẹ bị bao tử lại. Nay tần suất mẹ đau nhiều hơn, liên tục và nhiều vị trí khác nhau hơn nhưng không biết chữa thế nào? Mong bác sĩ cho cháu một lời khuyên được không ạ? Cháu cám ơn nhiều [SIZE=3][B]Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh[/B][/SIZE] Chào bạn. Bệnh thoái hóa khớp thường là ở các khớp lớn và khớp chịu lực nhiều như: cột sống, khớp gối, khớp háng, khớp vai…..ít bị các khớp nhỏ như ngón tay, cổ tay…. Có khả năng mẹ của bạn bị viêm đa khớp nhiều hơn là bị thoái hóa khớp, mặt khác trong điều trị thoái hóa khớp chủ yếu là dùng thực phẩm chức năng Glucosamin, loại này không gây đau dạ dày, chỉ có các loại thuốc kháng viêm dạng corticoide (thuốc chính trong điều trị viêm khớp) là gây đau dạ dày nặng lên (do thuốc có tác dụng kích thích tăng tiết dịch vị làm độ toan trong dạ dày tăng lên và nếu bị bệnh dạ dày sẵn thì bệnh sẽ nặng lên). Như vậy có thể bạn cho mẹ khám điều trị bằng y học cổ truyền kết hợp các thuốc xoa bóp tây y làm giảm đau như mỡ Salonfat, mỡ nọc rắn… Chúc mẹ bạn mau lành bệnh [SIZE=5][B]Thoái hóa xương lâu năm chữa thế nào?[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: Giấu tên Thưa bác sĩ! Mẹ em đã bị bệnh thoái hóa xương 5 năm. Xin hỏi bác sĩ bệnh này có chữa được không? Xin cảm ơn! [SIZE=3][B]Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai[/B][/SIZE] Chào em! Bệnh thoái hóa xương khớp là bệnh tiến triển theo tuổi, phụ thuộc vào công việc và tính chất lao động của mỗi người mà bệnh có thể xuất hiện sớm hơn hay muộn hơn. Bệnh thường gặp ở những người từ độ tuổi trung niên trở đi. Thoái hóa xương khớp có thể gặp ở nhiều vị trí, thường gặp thoái hóa cột sống cổ và cột sống thắt lưng; thoái hóa khớp gối, khớp vai, khớp khuỷu; thoái hóa khớp háng thường gặp ở những người già,… Biểu hiện chủ yếu của tình trạng thoái hóa khớp là người bệnh đau tại các vị trí khớp đó, hoạt động của khớp không được trơn tru như bình thường, vận động thường khó khăn. Nếu thoái hóa cột sống có thể có dấu hiệu đau của chèn ép rễ thần kinh (đau lan theo đường đi của dây thần kinh). Trên phim chụp X-quang xương khớp, có hình ảnh các gai xương, chồi xương, hẹp khe khớp, dính khớp. Vì là bệnh tiến triển theo tuổi nên không thể chữa trị khỏi triệt để được mà chủ yếu chữa trị để giảm nhẹ biểu hiện, làm cho bệnh nhân bớt đau; càng nhiều tuổi bệnh càng nặng thêm do xương khớp thoái hóa ngày càng nhiều và thoái hóa mức độ nặng hơn. Điều trị bệnh thoái hóa xương khớp gồm hai phần: chữa trị không uống thuốc và chữa trị thuốc. Điều trị không uống thuốc bằng các liệu pháp kéo giãn cơ, chiếu đèn chiếu tia vào những vùng bị đau nhức có tác dụng giãn cơ và các dây chằng làm cho bệnh nhân bớt đau. Ngoài ra, người bệnh cần phải tập luyện thể dục thể thao hàng ngày với những bài tập phù hợp với sức khỏe và tình trạng bệnh của từng người để xương khớp chắc khỏe, làm chậm quá trình thoái hóa và người bệnh cũng sẽ bớt đau. Điều trị thuốc trong các bệnh thoái hóa xương khớp chủ yếu là các thuốc giảm đau và giãn cơ. Các thuốc giảm đau có tác dụng ở nhiều mức độ khác nhau và chỉ dùng khi thật cần thiết, phù hợp với mức độ đau của từng người bệnh, tránh lạm dụng thuốc giảm đau bởi hầu hết các thuốc giảm đau đều gây hại dạ dày. Nếu uống thuốc giảm đau liên tục, dài ngày có thể gây chảy máu dạ dày hoặc dùng Paracetamol quá liều có thể gây suy tế bào gan. Vì vậy, việc uống thuốc cần phải tuân thủ chặt chẽ theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Với tình huống của mẹ em, đã phát hiện thoái hóa xương khớp 5 năm nay, chỉ nên chữa trị thuốc giảm đau khi mức độ đau nhiều, tác động đến sinh hoạt và làm việc. Nếu mức độ đau nhẹ không cần uống thuốc giảm đau mà chủ yếu là tập luyện thể dục thể thao hàng ngày hoặc có thể chiếu tia, chiếu đèn vào các vị trí đau để làm giãn cơ và dây chằng sẽ có tác dụng giảm đau. Chúc mẹ em khỏe! [SIZE=5][B]Bệnh đau xương[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: Giấu tên Thưa bác sĩ, mẹ em năm nay 52 tuổi,hiện đang làm giúp việc nhà, tính chất công việc của mẹ là đứng lên ngồi xuống nhiều cũng như thường xuyên đứng trong thời gian lâu, mẹ ăn uống đầy đủ và sức khỏe vẫn tốt, nhưng gần đây mẹ em khi ngồi muốn đứng lên rất khó khăn hoặc khi đứng lên mẹ phải khom lưng lại sau đó mới đứng thẳng lên được. Cho em hỏi mẹ em bị khớp không ạ và có cách nào cải thiện tình hình này cho mẹ không ạ [SIZE=3][B]Bác sĩ Nguyễn Quang Anh[/B][/SIZE] Chào bạn, Mẹ của bạn 52 tuổi là lứa tuổi bị thoái hóa xương khớp đặc biệt là khớp gối và cột sống thắt lưng kết hợp với đặc thù công việc của mẹ bạn làm cho tình trang thoái hóa ngày càng nặng hơn. Bạn nên đưa mẹ đến khám chuyên khoa cơ xương khớp hoặc chuyên khoa Phục hồi chức năng, các bác sĩ sẽ khám, đánh giá và chỉ định cho mẹ bạn thuốc và chương trình tập phù hợp hạn chế tình trạng thoái hóa, tăng sự dẻo dai của cơ xương khớp để có chất lượng cuộc sống tốt hơn. Chúc mẹ bạn mạnh khỏe! [SIZE=5][B]Đau chân, chân bị đau teo nhỏ và ửng đỏ có nghiêm trọng không?[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: kentai Thưa bác sĩ. Mẹ em năm nay 52 tuổi. Trước đây một năm mẹ em có bị tai nạn xe, đi khám thì được chẩn đoán là rạn nứt xương bánh chè. Sau đó mẹ em có bó bột, dùng thuốc theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Đi khám ở bệnh viện Quân Đội được tiêm thuốc thì bị phù mặt trữ nước, chân thì teo, đỏ chân. Ngừng tiêm, sau đó tuy đi lại được nhưng đi vẫn tập tễnh và vẫn đau nhức thường xuyên. Nhà lại chạy chữa được bác sĩ khác nói là bị bó bột dính khớp phải chữa trị vật lý trị liệu. Qua 1 tháng vẫn không đỡ, mẹ em lại xuống Sài Gòn điều trị và được chẩn đoán là thoái hóa xương khớp. Mang thuốc về uống thì bị dị ứng nổi mụn ngứa như phát ban, mẹ em ngừng dùng thuốc, chuyển qua dùng thuốc bắc. Cứ lâu lâu một thời gian ngắn mẹ em cứ bị đau lại chân, chân bị đau nhỏ hơn so với chân bình thường, đi lại vẫn chưa bình thường, chân bị đau thì ửng đỏ. Bác sĩ cho em hỏi chân mẹ em có bị gì nghiêm trọng và sớm có thể khỏi lại như cũ được không? Cảm ơn bác sĩ! [SIZE=3][B]Bác sĩ Nguyễn Văn An[/B][/SIZE] Chào bạn. Trường hợp của mẹ bạn bị rạn xương bánh chè, chỉ cần nẹp bột cố định 1 tháng để xương liền tốt. Sau đó cần phải tháo bột và tập vận động khớp gối trở lại bình thường để tránh nguy cơ bị cứng khớp. Đối với rạn xương bánh chè, chỉ cần nẹp bột cố định là đủ, nếu có đau và sưng nề nhiều thì có thể sử dụng thêm các thuốc giảm đau và chống phù nề trong vòng 1 tuần đầu. Ngoài ra, không cần phải chữa trị thêm bất kì loại thuốc nào khác. Ở tuổi của mẹ bạn, các bệnh thoái hóa xương khớp là thường gặp. Đây là các bệnh lý tiến triển theo tuổi, càng nhiều tuổi thì mức độ thoái hóa càng nặng và không có bất kì biện pháp nào có thể làm đảo ngược được quá trình này. Đối với các bệnh thoái hóa, không nên lạm dụng các thuốc giảm đau vì các thuốc này chỉ có tác dụng chữa trị biểu hiện, hết thuốc đau sẽ quay trở lại. Biện pháp lâu dài là tập thể dục thể thao hàng ngày, tăng cường vận động khớp để kích thích bao hoạt dịch tăng tiết dịch khớp giúp khớp hoạt động trơn tru hơn; giúp xương chắc khỏe hơn và chậm bị thoái hóa. Nếu mẹ bạn càng ít vận động thì sẽ làm tăng nguy cơ cứng khớp và các cơ sẽ bị teo. Mẹ bạn đang có triệu chứng dị ứng thuốc nên cần dừng tất cả các loại thuốc lại, kể cả thuốc nam. Không nên lạm dụng thuốc, quan trọng nhất là duy trì tập luyện hàng ngày và sử dụng các biện pháp vật lý trị liệu. Chúc gia đình bạn mạnh khỏe! [SIZE=5][B]52 tuổi bị đau lưng và đau đầu gối chữa thế nào?[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: Mèo Con Chào bác sĩ. Mẹ tôi năm nay 52 tuổi bị đau lưng (ngang thắt lưng) và thường xuyên đau đầu gối bên trái. Bệnh này đã gần 1 năm rồi ạ. Cho tôi hỏi bác sĩ cách điều trị và nếu có thuốc dân gian thì càng tốt ạ. Xin cảm ơn! [SIZE=3][B]Bác sĩ Đặng Phương Liên[/B][/SIZE] Chào bạn! Qua thông tin trong thư, mẹ bạn có thể mắc bệnh thoái hóa xương khớp. Bệnh có thể xuất hiện tại bất cứ khớp xương nào trong cơ thể, nhưng thường thấy ở các khớp xương bàn tay, khớp háng, khớp gối và cột sống. Thoái hóa xương khớp hay gặp ở người 40-50 tuổi, phụ nữ sau khi mãn kinh. Bệnh hầu như không có biểu hiện, các dấu hiệu chỉ xuất hiện khi xương và hệ thống bao hoạt dịch của khớp bị tổn thương thực sự. Bệnh thường khởi đầu âm ỉ, tiến triển chậm với những giai đoạn được cải thiện theo cảm nhận chủ quan. Các biểu hiện thường tiến triển chậm và xấu đi theo thời gian. Nguyên nhân gây thoái hóa khớp là do lão hóa mô khớp, hoặc do sụn khớp được tưới máu và nuôi dưỡng kém, dẫn đến mất tính đàn hồi và khô cứng; chấn thương làm tổn thương diện khớp, hoặc từ những chấn thương nhỏ nhưng ảnh hưởng nhiều lần, khớp hoạt động quá tải; do di chứng của viêm khớp nhiễm khuẩn, viêm đa khớp dạng thấp… Những người quá cân, béo phì cũng thường mắc chứng thoái hóa khớp do các khớp luôn trong tình trạng chịu một trọng lượng lớn tì đè, đặc biệt là khớp gối. Ngoài ra, những yếu tố về thời tiết, khí hậu… cũng là điều kiện thuận lợi cho bệnh xuất hiện. Cùng với thoái hóa khớp, mẹ bạn có thể bị loãng xương. Đó là một tiến trình tự nhiên trong quá trình lão hóa của cơ thể, đặc trưng bởi sự mất chất xương làm cho xương trở nên giòn và dễ gãy. Triệu chứng chính của loãng xương là đau, đau tăng khi vận động và giảm khi nghỉ ngơi. Mẹ bạn nên đi khám chuyên khoa Xương Khớp để được chẩn đoán và có hướng can thiệp thích hợp, kịp thời. Tránh để bệnh diễn biến âm thầm kéo dài dẫn đến các biến chứng xương khớp khó chữa trị sau này. Y học cổ truyền cũng có những bài thuốc chữa trị chứng đau xương khớp, song để chữa trị hiệu quả, mẹ bạn cần đến các phòng khám Đông y để được khám, bắt mạch, kê đơn phù hợp với tình trạng bệnh. Ngoài việc chữa trị thuốc, mẹ bạn cũng cần chú ý đến việc vận động hằng ngày để duy trì, giữ gìn chức năng vận động của khớp. Không nên đi bộ nhiều vì sẽ làm cho khớp gối bị thoái hóa nhanh hơn. Mẹ bạn có thể tập dưỡng sinh, đi xe đạp, bơi lội để giúp hệ cơ xương khớp dẻo dai, có sức bền và còn tốt cho cả hệ tuần hoàn, hô hấp. Chúc mẹ bạn mau khỏe! [RIGHT]Theo ViCare[/RIGHT] [/QUOTE]
Xem thử
Tên
Mã xác nhận
Trả lời
Trang chủ
Tư Vấn
BÁC SỸ TRỰC TUYẾN TƯ VẤN
HỎI BÁC SỸ
Thoái hóa xương khớp ở người lớn tuổi và những điều cần lưu ý
Top
Dưới