Menu
Trang chủ
Tư Vấn
Bài viết mới
Tìm chủ đề
Mới!
Bài viết mới
Tài liệu mới
Trạng thái mới
Hoạt động mới nhất
Tài liệu
Latest reviews
Tìm Tài liệu
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Trạng thái mới
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Chat
0
Tư Vấn
Đăng nhập
Đăng ký
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Bài viết mới
Tìm chủ đề
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Menu
Trả lời chủ đề
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
Trang chủ
Tư Vấn
BÁC SỸ TRỰC TUYẾN TƯ VẤN
HỎI BÁC SỸ
Đau vai gáy: Nguyên nhân là gì?
Nội dung
<p>[QUOTE="Hỏi Đáp Bác Sỹ, post: 39974, member: 11284"]</p><p>Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau vai gáy. Tuy nhiên, nguyên nhân phổ biến có thể do ngồi làm việc liên tục với máy tính, ngồi sai tư thế, làm việc sai tư thế trong thời gian dài, gối đầu hoặc tựa đầu trên ghế, nằm xem ti vi….</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Nam 24 tuổi bị đau vai gáy mỗi khi mang vác nặng</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: ngoc minh</p><p></p><p>Chào bác sĩ!</p><p></p><p>Em là nam giới, năm nay 24 tuổi, em xin tóm gọn về chứng đau vai gáy của em như sau: cứ mỗi lần mang vác nặng 2 bờ vai của em lại đau nhức trong thời gian dài. Vậy xin hỏi bác sĩ em bị bệnh gì ạ? và chữa trị như thế nào để mau khỏi?</p><p></p><p>Cảm ơn bác sĩ nhiều ạ.</p><p></p><p><span style="font-size: 12px"><strong>Bác sĩ Nguyễn Văn An</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào bạn!</p><p></p><p>Tình trạng hai bờ vai của bạn bị đau nhức sau mỗi lần mang vác nặng là hiện tượng hoàn toàn bình thường bởi khi bạn mang vác nặng, hệ thống các cơ phải làm việc quá mức và hệ thống các dây chằng vùng cổ và khớp vai bị căng giãn gây đau. Khi các cơ co mạnh và liên tục, chuyển hóa yếm khí xuất hiện, tạo ra các sản phẩm chuyển hóa trong đó có acid lactic lắng đọng lại ở trong cơ gây ra hiện tượng đau mỏi sau co cơ. Hệ thống các cân cơ và dây chằng cần có một thời gian hồi phục để trở về bình thường nên bạn sẽ đỡ đau dần dần và sau một thời gian sẽ hết đau và hoàn toàn có thể tiếp tục làm việc và hoạt động bình thường. Trong tình huống bị đau mỏi nhiều, bạn có thể dùng cao dán giảm đau tại các vị trí đau.</p><p></p><p>Chúc bạn mạnh khỏe!</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Nữ 24 tuổi bị đau vai gáy nên dùng thuốc gì?</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: juli</p><p></p><p>Chào bác sĩ!</p><p></p><p>Cháu năm nay 24 tuổi là nữ. Có 1 thời gian cháu ở nhà dài không đi làm hàng ngày cháu chỉ ra ngoài mua thức ăn rồi lại về nhà từ sáng tới khuya cháu cứ nằm xem tivi hoặc lên mạng. Hôm trước ngủ dậy vai gáy cháu rất đau cháu không dám xoay cổ vì đau lắm. Khi cháu dùng tay nhấn vào hay xoa bóp thì cháu thấy phần da bên ngoài không hề đau và cháu không biết xoa bóp ở đâu. Nhưng cháu cảm nhận giống như bị đau bên trong. Vậy cháu nên dùng thuốc gì thưa bác sĩ?</p><p></p><p>Cảm ơn bác sĩ!</p><p></p><p><span style="font-size: 12px"><strong>Bác sĩ Nguyễn Thị Minh Huệ</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào cháu!</p><p></p><p>Theo như cháu mô tả thì có thể cháu bị bệnh đau vai gáy. Triệu chứng đau vai gáy thường gặp ở mọi lứa tuổi, mọi giới với triệu chứng đau âm ỉ hoặc dữ dội ở cổ, vai, lan lên gáy, thái dương. Bệnh tăng lên khi vận động và giảm đi khi nghỉ ngơi. Đau vai gáy thường xuất hiện vào lúc sáng sớm sau khi ngủ dậy hoặc sau khi làm việc lâu trong một tư thế với thời gian dài hoặc do tư thế sai,…</p><p></p><p>Nguyên nhân của đau cổ, vai, gáy có rất nhiều: lí do cơ học (tư thế ngồi, tư thế khi làm việc, gối đầu cao khi ngủ, kê đầu trên vật cứng trong một thời gian dài, nằm xem tivi…); lí do do bên ngoài (ngồi trước quạt, bị lạnh, bị dầm mưa, gội đầu ban đêm làm giảm cung cấp oxy cho tế bào cơ gây thiếu máu dẫn tới các biểu hiện trên. Ngoài ra, lí do dẫn tới mỏi cổ có thể còn do tổn thương của cột sống cổ như thoái hóa cột sống cổ, tổn thương đĩa liên đốt sống sau chấn thương hoặc do công việc hàng ngày gây nên các vi chấn thương cho khớp như lái xe, làm việc với máy vi tính lâu,…</p><p></p><p>Bình thường nếu có hội chứng đau cổ vai gáy thường được các bác sĩ khám để loại trừ các lí do chèn ép gây tổn thương. Nếu không do lí do gây chèn ép thì sẽ được kê đơn chữa trị bằng các thuốc giảm đau, giãn cơ thông thường. Nếu chữa trị bằng các phương pháp y học cổ truyền như: xoa bóp bấm huyệt, châm cứu, tập luyện vùng cổ và vật lý trị liệu cũng có hiệu quả cao. Khi bị đau cổ vai gáy, cháu nên nghỉ ngơi, hạn chế vận động một thời gian, chế độ ăn cần cung cấp đầy đủ vitamin nhóm B, C, E và một số khoáng chất cho cơ thể như canxi, kali. Xoa bóp nhẹ nhàng giúp cơ chỗ đau được thư giãn, tăng cường lưu thông máu.</p><p></p><p>Tuy nhiên, cháu cần lưu ý nên tránh các tư thế sai gây nên đau cổ vai gáy như: căng cổ ngước lên cao lâu, thường xuyên xoay đầu về bên đau, nâng hoặc kéo vật với cổ gập, đọc sách ở tư thế cổ gập lâu, gối đầu cao khi ngủ… Cháu nên tập các động tác dưỡng sinh vùng cổ thì sẽ có tác dụng phòng bệnh này. Tốt nhất, cháu nên đi khám để được chẩn đoán chính xác cũng như có phác đồ chữa trị hiệu quả.</p><p></p><p>Chúc cháu mau khỏi!</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Bị đau 2 vai gáy mỗi khi vận động mạnh, hoặc mang vác nặng, phải uống thuốc gì?</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: ngoc minh</p><p></p><p>Chào bác sĩ!</p><p></p><p>Em là nam giới năm nay 24 tuổi em bị đau 2 vai gáy mỗi khi vận động mạnh, hoặc mang vác nặng vậy thưa bác sĩ em phải dùng những loại thuốc nào để chữa trị vậy bác sĩ?</p><p></p><p>Cảm ơn bác sĩ.</p><p></p><p><span style="font-size: 12px"><strong>Bác sĩ Nguyễn Thị Minh Huệ</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào em!</p><p></p><p>Triệu chứng đau vai gáy thường gặp ở mọi lứa tuổi, mọi giới với triệu chứng đau âm ỉ/hoặc dữ dội ở cổ, vai, lan lên gáy, thái dương. Bệnh tăng lên khi vận động và giảm đi khi nghỉ ngơi. Đau vai gáy thường xuất hiện vào lúc sáng sớm sau khi ngủ dậy hoặc sau khi làm việc lâu trong một tư thế với thời gian dài hoặc do mang vác nặng, sai tư thế nhất là công nhân phải đội than, cát từ tàu thuyền lên. Nguyên nhân của đau cổ, vai, gáy có rất nhiều: lí do cơ học (tư thế ngồi, tư thế khi làm việc, gối đầu cao khi ngủ, kê đầu trên vật cứng trong một thời gian dài, nằm xem tivi…); lí do do bên ngoài (ngồi trước quạt, bị lạnh, bị dầm mưa, gội đầu ban đêm làm giảm cung cấp oxy cho tế bào cơ gây thiếu máu dẫn tới các biểu hiện trên.</p><p></p><p>Ngoài ra, lí do dẫn tới mỏi cổ có thể còn do tổn thương của cột sống cổ như thoái hóa cột sống cổ, tổn thương đĩa liên đốt sống sau chấn thương hoặc do công việc hàng ngày gây nên các vi chấn thương cho khớp như lái xe, làm việc với máy vi tính lâu… Bình thường nếu có hội chứng đau cổ vai gáy thường được các bác sĩ khám để loại trừ các lí do chèn ép gây tổn thương. Nếu không do lí do gây chèn ép thì sẽ được kê đơn chữa trị bằng các thuốc giảm đau, giãn cơ thông thường. Nếu chữa trị bằng các phương pháp y học cổ truyền như: xoa bóp bấm huyệt, châm cứu, tập luyện vùng cổ và vật lý trị liệu cũng có hiệu quả cao. Khi bị đau cổ vai gáy, em nên nghỉ ngơi, hạn chế vận động một thời gian, chế độ ăn cần cung cấp đầy đủ vitamin nhóm B, C, em và một số khoáng chất cho cơ thể như canxi, kali. Xoa bóp nhẹ nhàng giúp cơ chỗ đau được thư giãn, tăng cường lưu thông máu.</p><p></p><p>Tuy nhiên, em cần lưu ý nên tránh các tư thế sai gây nên đau cổ vai gáy như: căng cổ ngước lên cao lâu,thường xuyên xoay đầu về bên đau, nâng hoặc kéo vật với cổ gập, đọc sách ở tư thế cổ gập lâu, gối đầu cao khi ngủ… Em nên tập các động tác dưỡng sinh vùng cổ thì sẽ có tác dụng phòng bệnh này. Tốt nhất, em nên đi khám bệnh để được chẩn đoán chính xác cũng như có phác đồ chữa trị hiệu quả.</p><p></p><p>Chúc em mạnh khỏe.</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Đau mỏi vai gáy, uể oải, mệt trong người, ăn uống không ngon và chóng mặt là bị làm sao?</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: Giấu tên</p><p></p><p>Chào bác sĩ!</p><p></p><p>Người thân của con năm nay 38 tuổi, là nữ giới. Hôm nay có biểu hiện đau mỏi vai gáy, uể oải, mệt trong người, ăn uống không ngon và chóng mặt. Đi khám bệnh thì bác sĩ chẩn đoán là viêm dạ dày, tá tràng và bệnh dây thần kinh liên sườn. Bác sĩ cho con hỏi hai bệnh này có nguy hiểm gì không? Đặc biệt là bệnh về dây thần kinh liên sườn. Mong bác sĩ giải thích cho con hiểu lí do, tác hại của bệnh này. Bác sĩ hãy cho người thân của con những lời khuyên về cách ăn uống sinh hoạt tốt nhất để mau khỏi bệnh. Trước thì người thân của con từng bị bệnh như hạ máu và đau bao tử lâu năm. Mong bác sĩ giải thích rõ ràng giúp con ạ.</p><p></p><p>Con cảm ơn bác sĩ!</p><p></p><p><span style="font-size: 12px"><strong>Bác sĩ Chu Văn Điểu</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào cháu!</p><p></p><p>Người thân của cháu triệu chứng như sau:</p><p></p><p>Đau mỏi vai gáy.</p><p></p><p>Uể oải, mệt mỏi, ăn uống không ngon.</p><p></p><p>Chóng mặt.</p><p></p><p>Tiền sử có đau dạ dày.</p><p></p><p>Đã đi khám bệnh được chẩn đoán là viêm dạ dày tá tràng và đau dây thần kinh liên sườn. Tất cả các biểu hiện nói ở trên có biểu hiện nào của đau dây thần kinh liên sườn đâu? Nếu đau dây thần kinh liên sườn phải có triệu chứng đau âm ỉ, không cấp tính kèm theo đau âm ỉ cột sống ngực cả khi nghỉ và khi vận động. Ấn nhẹ vào điểm cạnh sống người bệnh thấy tức nhẹ và dễ chịu. Đau thần kinh liên sườn do nhiều nguyên nhân, tính chất đau và cường độ đau phụ thuộc vào từng lí do gây lên đau thần kinh liên sườn khác nhau. Đau thần kinh liên sườn có thể do lạnh hoặc do vận động sai tư thế, do lao cột sống, do trấn thương cột sống, do nhiễm khuẩn, do Zona thần kinh liên sườn… Bệnh nhân thấy đau ở vùng cạnh sống hoặc vùng liên sống, bả vai, đau một hoặc hai bên, đau lan theo khoang liên sườn ra phía trước, đau âm ỉ cả ngày đêm, đau khi hít thở sâu, thay đổi tư thế, ho, hắt hơi….</p><p></p><p>Như vậy người thân cháu làm gì có biểu hiện nào của đau dây thần kinh liên sườn mà lại chẩn đoán là đau thần kinh liên sườn?Người thân của cháu có đau mỏi vai gáy, biểu hiện này có thể do nằm đêm vào mùa này bị lạnh nên cũng gây đau co cứng vùng cơ ở vai gáy. Nếu do lạnh thì chườm ấm vai gáy, sau đó xoa nắn cho mền vùng cơ vai gáy. Ngày chườn và xoa nắn 2 lần mỗi lần 30 phút, làm liền 3-5 ngày sẽ hết đau vai gáy. Nếu đau vai gáy do thoái hoá đốt sống cổ và sinh chóng mặt thì cháu phải đưa người thân đến khám ở chuyên khoa Thần kinh bệnh viện tỉnh để khám và chụp đốt sống cổ, từ đó bác sĩ sẽ kê đơn dùng thuốc chữa trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa Thần kinh. Bệnh viêm loét hành tá tràng nếu chưa ổn định vẫn cần dùng thuốc và khám định kỳ theo chuyên khoa Tiêu hoá nhé.</p><p></p><p>Chúc người thân cháu nhanh ổn định bệnh.</p><p></p><p></p><p style="text-align: right">Theo ViCare</p><p>[/QUOTE]</p>
[QUOTE="Hỏi Đáp Bác Sỹ, post: 39974, member: 11284"] Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau vai gáy. Tuy nhiên, nguyên nhân phổ biến có thể do ngồi làm việc liên tục với máy tính, ngồi sai tư thế, làm việc sai tư thế trong thời gian dài, gối đầu hoặc tựa đầu trên ghế, nằm xem ti vi…. [SIZE=5][B]Nam 24 tuổi bị đau vai gáy mỗi khi mang vác nặng[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: ngoc minh Chào bác sĩ! Em là nam giới, năm nay 24 tuổi, em xin tóm gọn về chứng đau vai gáy của em như sau: cứ mỗi lần mang vác nặng 2 bờ vai của em lại đau nhức trong thời gian dài. Vậy xin hỏi bác sĩ em bị bệnh gì ạ? và chữa trị như thế nào để mau khỏi? Cảm ơn bác sĩ nhiều ạ. [SIZE=3][B]Bác sĩ Nguyễn Văn An[/B][/SIZE] Chào bạn! Tình trạng hai bờ vai của bạn bị đau nhức sau mỗi lần mang vác nặng là hiện tượng hoàn toàn bình thường bởi khi bạn mang vác nặng, hệ thống các cơ phải làm việc quá mức và hệ thống các dây chằng vùng cổ và khớp vai bị căng giãn gây đau. Khi các cơ co mạnh và liên tục, chuyển hóa yếm khí xuất hiện, tạo ra các sản phẩm chuyển hóa trong đó có acid lactic lắng đọng lại ở trong cơ gây ra hiện tượng đau mỏi sau co cơ. Hệ thống các cân cơ và dây chằng cần có một thời gian hồi phục để trở về bình thường nên bạn sẽ đỡ đau dần dần và sau một thời gian sẽ hết đau và hoàn toàn có thể tiếp tục làm việc và hoạt động bình thường. Trong tình huống bị đau mỏi nhiều, bạn có thể dùng cao dán giảm đau tại các vị trí đau. Chúc bạn mạnh khỏe! [SIZE=5][B]Nữ 24 tuổi bị đau vai gáy nên dùng thuốc gì?[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: juli Chào bác sĩ! Cháu năm nay 24 tuổi là nữ. Có 1 thời gian cháu ở nhà dài không đi làm hàng ngày cháu chỉ ra ngoài mua thức ăn rồi lại về nhà từ sáng tới khuya cháu cứ nằm xem tivi hoặc lên mạng. Hôm trước ngủ dậy vai gáy cháu rất đau cháu không dám xoay cổ vì đau lắm. Khi cháu dùng tay nhấn vào hay xoa bóp thì cháu thấy phần da bên ngoài không hề đau và cháu không biết xoa bóp ở đâu. Nhưng cháu cảm nhận giống như bị đau bên trong. Vậy cháu nên dùng thuốc gì thưa bác sĩ? Cảm ơn bác sĩ! [SIZE=3][B]Bác sĩ Nguyễn Thị Minh Huệ[/B][/SIZE] Chào cháu! Theo như cháu mô tả thì có thể cháu bị bệnh đau vai gáy. Triệu chứng đau vai gáy thường gặp ở mọi lứa tuổi, mọi giới với triệu chứng đau âm ỉ hoặc dữ dội ở cổ, vai, lan lên gáy, thái dương. Bệnh tăng lên khi vận động và giảm đi khi nghỉ ngơi. Đau vai gáy thường xuất hiện vào lúc sáng sớm sau khi ngủ dậy hoặc sau khi làm việc lâu trong một tư thế với thời gian dài hoặc do tư thế sai,… Nguyên nhân của đau cổ, vai, gáy có rất nhiều: lí do cơ học (tư thế ngồi, tư thế khi làm việc, gối đầu cao khi ngủ, kê đầu trên vật cứng trong một thời gian dài, nằm xem tivi…); lí do do bên ngoài (ngồi trước quạt, bị lạnh, bị dầm mưa, gội đầu ban đêm làm giảm cung cấp oxy cho tế bào cơ gây thiếu máu dẫn tới các biểu hiện trên. Ngoài ra, lí do dẫn tới mỏi cổ có thể còn do tổn thương của cột sống cổ như thoái hóa cột sống cổ, tổn thương đĩa liên đốt sống sau chấn thương hoặc do công việc hàng ngày gây nên các vi chấn thương cho khớp như lái xe, làm việc với máy vi tính lâu,… Bình thường nếu có hội chứng đau cổ vai gáy thường được các bác sĩ khám để loại trừ các lí do chèn ép gây tổn thương. Nếu không do lí do gây chèn ép thì sẽ được kê đơn chữa trị bằng các thuốc giảm đau, giãn cơ thông thường. Nếu chữa trị bằng các phương pháp y học cổ truyền như: xoa bóp bấm huyệt, châm cứu, tập luyện vùng cổ và vật lý trị liệu cũng có hiệu quả cao. Khi bị đau cổ vai gáy, cháu nên nghỉ ngơi, hạn chế vận động một thời gian, chế độ ăn cần cung cấp đầy đủ vitamin nhóm B, C, E và một số khoáng chất cho cơ thể như canxi, kali. Xoa bóp nhẹ nhàng giúp cơ chỗ đau được thư giãn, tăng cường lưu thông máu. Tuy nhiên, cháu cần lưu ý nên tránh các tư thế sai gây nên đau cổ vai gáy như: căng cổ ngước lên cao lâu, thường xuyên xoay đầu về bên đau, nâng hoặc kéo vật với cổ gập, đọc sách ở tư thế cổ gập lâu, gối đầu cao khi ngủ… Cháu nên tập các động tác dưỡng sinh vùng cổ thì sẽ có tác dụng phòng bệnh này. Tốt nhất, cháu nên đi khám để được chẩn đoán chính xác cũng như có phác đồ chữa trị hiệu quả. Chúc cháu mau khỏi! [SIZE=5][B]Bị đau 2 vai gáy mỗi khi vận động mạnh, hoặc mang vác nặng, phải uống thuốc gì?[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: ngoc minh Chào bác sĩ! Em là nam giới năm nay 24 tuổi em bị đau 2 vai gáy mỗi khi vận động mạnh, hoặc mang vác nặng vậy thưa bác sĩ em phải dùng những loại thuốc nào để chữa trị vậy bác sĩ? Cảm ơn bác sĩ. [SIZE=3][B]Bác sĩ Nguyễn Thị Minh Huệ[/B][/SIZE] Chào em! Triệu chứng đau vai gáy thường gặp ở mọi lứa tuổi, mọi giới với triệu chứng đau âm ỉ/hoặc dữ dội ở cổ, vai, lan lên gáy, thái dương. Bệnh tăng lên khi vận động và giảm đi khi nghỉ ngơi. Đau vai gáy thường xuất hiện vào lúc sáng sớm sau khi ngủ dậy hoặc sau khi làm việc lâu trong một tư thế với thời gian dài hoặc do mang vác nặng, sai tư thế nhất là công nhân phải đội than, cát từ tàu thuyền lên. Nguyên nhân của đau cổ, vai, gáy có rất nhiều: lí do cơ học (tư thế ngồi, tư thế khi làm việc, gối đầu cao khi ngủ, kê đầu trên vật cứng trong một thời gian dài, nằm xem tivi…); lí do do bên ngoài (ngồi trước quạt, bị lạnh, bị dầm mưa, gội đầu ban đêm làm giảm cung cấp oxy cho tế bào cơ gây thiếu máu dẫn tới các biểu hiện trên. Ngoài ra, lí do dẫn tới mỏi cổ có thể còn do tổn thương của cột sống cổ như thoái hóa cột sống cổ, tổn thương đĩa liên đốt sống sau chấn thương hoặc do công việc hàng ngày gây nên các vi chấn thương cho khớp như lái xe, làm việc với máy vi tính lâu… Bình thường nếu có hội chứng đau cổ vai gáy thường được các bác sĩ khám để loại trừ các lí do chèn ép gây tổn thương. Nếu không do lí do gây chèn ép thì sẽ được kê đơn chữa trị bằng các thuốc giảm đau, giãn cơ thông thường. Nếu chữa trị bằng các phương pháp y học cổ truyền như: xoa bóp bấm huyệt, châm cứu, tập luyện vùng cổ và vật lý trị liệu cũng có hiệu quả cao. Khi bị đau cổ vai gáy, em nên nghỉ ngơi, hạn chế vận động một thời gian, chế độ ăn cần cung cấp đầy đủ vitamin nhóm B, C, em và một số khoáng chất cho cơ thể như canxi, kali. Xoa bóp nhẹ nhàng giúp cơ chỗ đau được thư giãn, tăng cường lưu thông máu. Tuy nhiên, em cần lưu ý nên tránh các tư thế sai gây nên đau cổ vai gáy như: căng cổ ngước lên cao lâu,thường xuyên xoay đầu về bên đau, nâng hoặc kéo vật với cổ gập, đọc sách ở tư thế cổ gập lâu, gối đầu cao khi ngủ… Em nên tập các động tác dưỡng sinh vùng cổ thì sẽ có tác dụng phòng bệnh này. Tốt nhất, em nên đi khám bệnh để được chẩn đoán chính xác cũng như có phác đồ chữa trị hiệu quả. Chúc em mạnh khỏe. [SIZE=5][B]Đau mỏi vai gáy, uể oải, mệt trong người, ăn uống không ngon và chóng mặt là bị làm sao?[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: Giấu tên Chào bác sĩ! Người thân của con năm nay 38 tuổi, là nữ giới. Hôm nay có biểu hiện đau mỏi vai gáy, uể oải, mệt trong người, ăn uống không ngon và chóng mặt. Đi khám bệnh thì bác sĩ chẩn đoán là viêm dạ dày, tá tràng và bệnh dây thần kinh liên sườn. Bác sĩ cho con hỏi hai bệnh này có nguy hiểm gì không? Đặc biệt là bệnh về dây thần kinh liên sườn. Mong bác sĩ giải thích cho con hiểu lí do, tác hại của bệnh này. Bác sĩ hãy cho người thân của con những lời khuyên về cách ăn uống sinh hoạt tốt nhất để mau khỏi bệnh. Trước thì người thân của con từng bị bệnh như hạ máu và đau bao tử lâu năm. Mong bác sĩ giải thích rõ ràng giúp con ạ. Con cảm ơn bác sĩ! [SIZE=3][B]Bác sĩ Chu Văn Điểu[/B][/SIZE] Chào cháu! Người thân của cháu triệu chứng như sau: Đau mỏi vai gáy. Uể oải, mệt mỏi, ăn uống không ngon. Chóng mặt. Tiền sử có đau dạ dày. Đã đi khám bệnh được chẩn đoán là viêm dạ dày tá tràng và đau dây thần kinh liên sườn. Tất cả các biểu hiện nói ở trên có biểu hiện nào của đau dây thần kinh liên sườn đâu? Nếu đau dây thần kinh liên sườn phải có triệu chứng đau âm ỉ, không cấp tính kèm theo đau âm ỉ cột sống ngực cả khi nghỉ và khi vận động. Ấn nhẹ vào điểm cạnh sống người bệnh thấy tức nhẹ và dễ chịu. Đau thần kinh liên sườn do nhiều nguyên nhân, tính chất đau và cường độ đau phụ thuộc vào từng lí do gây lên đau thần kinh liên sườn khác nhau. Đau thần kinh liên sườn có thể do lạnh hoặc do vận động sai tư thế, do lao cột sống, do trấn thương cột sống, do nhiễm khuẩn, do Zona thần kinh liên sườn… Bệnh nhân thấy đau ở vùng cạnh sống hoặc vùng liên sống, bả vai, đau một hoặc hai bên, đau lan theo khoang liên sườn ra phía trước, đau âm ỉ cả ngày đêm, đau khi hít thở sâu, thay đổi tư thế, ho, hắt hơi…. Như vậy người thân cháu làm gì có biểu hiện nào của đau dây thần kinh liên sườn mà lại chẩn đoán là đau thần kinh liên sườn?Người thân của cháu có đau mỏi vai gáy, biểu hiện này có thể do nằm đêm vào mùa này bị lạnh nên cũng gây đau co cứng vùng cơ ở vai gáy. Nếu do lạnh thì chườm ấm vai gáy, sau đó xoa nắn cho mền vùng cơ vai gáy. Ngày chườn và xoa nắn 2 lần mỗi lần 30 phút, làm liền 3-5 ngày sẽ hết đau vai gáy. Nếu đau vai gáy do thoái hoá đốt sống cổ và sinh chóng mặt thì cháu phải đưa người thân đến khám ở chuyên khoa Thần kinh bệnh viện tỉnh để khám và chụp đốt sống cổ, từ đó bác sĩ sẽ kê đơn dùng thuốc chữa trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa Thần kinh. Bệnh viêm loét hành tá tràng nếu chưa ổn định vẫn cần dùng thuốc và khám định kỳ theo chuyên khoa Tiêu hoá nhé. Chúc người thân cháu nhanh ổn định bệnh. [RIGHT]Theo ViCare[/RIGHT] [/QUOTE]
Xem thử
Tên
Mã xác nhận
Trả lời
Trang chủ
Tư Vấn
BÁC SỸ TRỰC TUYẾN TƯ VẤN
HỎI BÁC SỸ
Đau vai gáy: Nguyên nhân là gì?
Top
Dưới