Menu
Trang chủ
Tư Vấn
Bài viết mới
Tìm chủ đề
Mới!
Bài viết mới
Tài liệu mới
Trạng thái mới
Hoạt động mới nhất
Tài liệu
Latest reviews
Tìm Tài liệu
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Trạng thái mới
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Chat
0
Tư Vấn
Đăng nhập
Đăng ký
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Bài viết mới
Tìm chủ đề
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Menu
Trả lời chủ đề
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
Trang chủ
Tư Vấn
BÁC SỸ TRỰC TUYẾN TƯ VẤN
HỎI BÁC SỸ
Nước vào tai và những câu hỏi thường gặp nhất
Nội dung
<p>[QUOTE="Hỏi Đáp Bác Sỹ, post: 40019, member: 11284"]</p><p>Nước vào tai là vấn đề khá quen thuộc mà dường như ai cũng từng trải qua và có thể gặp phải. Tham khảo những ý kiến từ chuyên gia khi giải đáp các câu hỏi thường gặp sẽ giúp bạn xử lý trường hợp này một cách chính xác nhất.</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Đau tai do nước vào tai có tự khỏi không?</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: Vutienvuong</p><p></p><p>Chào bác sĩ!</p><p></p><p>Bác sĩ ơi cho cháu hỏi nếu bị đau tai nhẹ, cứ thỉnh thoảng lại hơi nhói, nhưng lại không bị chảy máu hay nghe kém. Vì do cháu tắm bị nước vào nên lấy bông ngoáy nên giờ cháu bị đau tai sau 2 tuần. Giờ cháu nên làm thế nào ạ? Liệu cháu có bị thủng màng nhĩ không ạ? Và nó có thể tự khỏi không ạ?</p><p></p><p>Cháu xin cảm ơn bác sĩ!</p><p></p><p><span style="font-size: 12px"><strong>Bác sĩ Nguyễn Văn An</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào bạn!</p><p></p><p>Ngoáy tai bằng tăm bông ít có nguy cơ tổn thương màng nhĩ trừ khi ngoáy thô bạo, tác dụng mạnh trực tiếp vào màng nhĩ mới có thể gây thủng.</p><p></p><p>Còn hiện tượng, bạn bị đau tai có thể là do viêm ống tai ngoài hoặc viêm tai giữa. Nếu viêm tai giữa hay viêm ống tai ngoài mà không được phát hiện sớm và chữa trị sớm thì có thể gây thủng màng nhĩ, dò mủ vào trong hay ra ngoài. Để chẩn đoán chính xác bạn cần đi khám Tai Mũi Họng để bác sĩ nội soi tai để kiểm tra cho bạn. Màng nhĩ, nếu bị thủng lỗ nhỏ thì có thể tự liền được còn nếu thủng lớn thì cần phải phẫu thuật tạo hình lại màng nhĩ và chức năng nghe sẽ bị giảm ít nhiều.</p><p></p><p>Chúc bạn khỏe!</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Nam 13 tuổi bị đau tai do nước vào tai, phải làm sao?</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: tuan anh</p><p></p><p>Thưa bác sĩ!</p><p></p><p>Cháu năm nay 13 tuổi, là nam giới. Cháu bị nước vào tai và đau tai nên cháu muốn hỏi bác sĩ cách trị thế nào ạ?</p><p></p><p>Cảm ơn bác sĩ!</p><p></p><p><span style="font-size: 12px"><strong>Bác sĩ Đặng Phương Liên</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào cháu!</p><p></p><p>Nước lọt vào ống tai ngoài trong khi tắm gội hay bơi lội là vấn đề thường gặp hằng ngày. Nếu nước vào tai ít, cháu có thể dùng tăm bông nhẹ nhàng đưa vào tai để thấm hút nước ra, nhưng tránh không ngoáy mạnh hoặc đẩy tăm bông vào quá sâu. Nếu không có tăm bông, đầu tiên cháu hãy nghiêng đầu bên tai bị nước vào, kéo vành tai xuống lắc lắc cho nước chảy ra, hoặc chúc lỗ tai xuống dưới rồi nhảy lò cò vài cái để dốc nước ra.</p><p></p><p>Nếu khi bị nước vào tai, cháu ngoáy tai nhiều, nhất là động tác dùng tay ngoáy có thể làm xây xước, tổn thương lớp da ống tai ngoài, gây nên tình trạng ngứa, thậm chí đau do viêm ống tai. Trong tình huống cháu có nút ráy tai từ trước, khi bị nước vào, nút ráy tai gặp nước sẽ nở ra, nếu nút ráy tai nhỏ có thể gây ù tai, nghe kém, còn nút ráy tai lớn có thể chèn ép ống tai ngoài gây thêm đau tai. Nếu trước đó cháu đã từng bị thủng màng nhĩ do viêm tai giữa, khi bị nước vào tai sẽ gây viêm tái phát. Lúc này triệu chứng bằng đau tai, chảy mủ tai vàng xanh, ù tai, nghe kém tăng.</p><p></p><p>Vì vậy, sau khi nước ra hết mà cháu bị đau tai thì nên báo với cha mẹ đưa đi khám chuyên khoa Tai – Mũi – Họng, để bác sĩ kiểm tra. Tùy vào tình trạng tổn thương thực thể, bác sĩ sẽ có biện pháp chữa trị phù hợp. Bên cạnh đó, cháu cần chú ý tránh để nước vào tai. Khi tắm gội, bơi lội tránh đùa nghịch, có thể nút ống tai ngoài để tránh cho nước khỏi vào tai. Sau khi tắm, cháu nên lấy tăm bông lau khô tai ngoài, không nên đẩy tăm bông vào ngoáy sâu trong tai.</p><p></p><p>Chúc cháu mau khỏi!</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>tai có dấu hiệu rỉ nước ra ngoài sau khi tắm</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: Thế Ngọc</p><p></p><p>Chào bác sĩ!</p><p></p><p>Cháu năm nay 19 tuổi. Cách đây 2 hôm tai cháu bị ngứa và có cho tăm bông vào ngoáy rồi bông bị kẹt ở trong lỗ tai, cháu lấy tăm loay hoay 1 lúc thì lấy được mảng bông ra. Nhưng hôm sau tai cháu có biểu hiện đau và khi nhét tăm bông vào thì không được nó lại càng đau thêm. Khi tắm xong tai có dấu hiệu rỉ nước ra ngoài. Cho cháu hỏi hiện tượng này có gây hại gì cho sức khỏe không ạ?</p><p></p><p>Cháu xin cám ơn!</p><p></p><p>Chào cháu!</p><p></p><p>Ráy tai là chất tiết bình thường trong tai. Nó là tập hợp của các tế bào da ống tai chết bong ra trộn lẫn với các tuyến ráy tai, tuyến mồ hôi,… tạo thành lớp mỏng phủ trên bề mặt da ống tai, có tác dụng bảo vệ tai chống nhiễm trùng, nhiễm nấm. Ráy tai tạo thành lớp dày, khô, di chuyển từ trong ra ngoài và gãy vụn rồi rơi ra khỏi tai. Tai có cơ chế tự làm sạch tự nhiên như vậy. Khi lớp ráy tai này bị tổn thương như trong tình huống nước vào tai gây ẩm ướt hay do chọc ngoáy nhiều gây tổn thương da ống tai, xây xát, trầy xước, làm da ống tai bị nhiễm trùng do các vi khuẩn bề mặt xâm nhập. Nhiễm trùng da ống tai gây đau nhức tai, chảy dịch vàng hôi ống tai, ống tai hẹp tạm thời,…</p><p></p><p>Trường hợp cháu có lẽ do bạn cố gắng lấy phần tăm bông bị rơi ra khỏi que kẹt lại trong tai nên đã gây tổn thương bề mặt da ống tai, gây nhiễm trùng như tôi vừa mô tả ở trên gọi là viêm tai ngoài cấp tính. Cháu nên tránh dùng tăm bông bán sẵn để ngoáy tai thường xuyên. Nên dùng tăm bông tự làm để có đầu tăm bông mềm mại, xù, tránh chấn thương và thấm hút nhiều hơn. Uống thuốc kháng sinh, giảm đau như Cefixim 100mg ngày 2 viên, Panadol 500mg ngày 2 viên, Prednisolon 5mg ngày 4 viên chia: sáng 3 viên chiều 1 viên trong vòng vài ngày. Không để nước vào tai.</p><p></p><p>Chúc cháu biết bảo vệ tai mình!</p><p></p><p>Nguồn sưu tầm Nguồn: songkhoe.vn</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Đi bơi về bị ù tai có phải biểu hiện của viêm tai không?</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: NguyenVietHa</p><p></p><p>Cháu chào bác sĩ!</p><p></p><p>Năm nay cháu 17 tuổi, hôm nay cháu đi bơi về và bị nước vào tai gây ra việc ù tai, đến chiều tai vẫn bị ù ạ. Khi cháu nhỏ một ít thuốc nhỏ mắt mũi tai vào tăm bông để ngoáy thì tai cháu bị đau, lúc bỏ tăm bông ra thì bình thường nhưng vẫn nghe ù ù ở tai. Bác sĩ cho cháu hỏi cháu có biểu hiện của viêm tai hay có gì nghiêm trọng quá không ạ?</p><p></p><p>Cháu xin cảm ơn!</p><p></p><p><span style="font-size: 12px"><strong>Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào bạn!</p><p></p><p>Nhiều người đi bơi thường bị nhiễm trùng tai, có thể dẫn đến ù tai, rất khó chịu nếu không được chữa trị triệt để. Ù tai xuất hiện khi những tế bào bên trong tai bị hư tổn, gây ra tín hiệu âm thanh giả cho tai. Nhiễm trùng tai khiến người bơi lội cảm thấy đau nhói, đôi khi khiến cho các tế bào trong cùng bị hư tổn. Đối với ù tai do bơi lội cần chữa trị nhiễm trùng tai để xử lý. Tuy nhiên, một số tình huống hết viêm tai nhưng chứng ù tai vẫn còn. Phương pháp chữa trị bằng cách nhỏ kháng sinh và tránh không để nước lọt vào tai là phương pháp hay được áp dụng. Trước tiên bạn nên đi khám Tai Mũi Họng để đánh giá đầy đủ tổn thương và dùng kháng sinh theo đơn của bác sĩ chuyên khoa.</p><p></p><p>Chúc bạn sớm lành bệnh!</p><p></p><p></p><p style="text-align: right">Theo ViCare</p><p>[/QUOTE]</p>
[QUOTE="Hỏi Đáp Bác Sỹ, post: 40019, member: 11284"] Nước vào tai là vấn đề khá quen thuộc mà dường như ai cũng từng trải qua và có thể gặp phải. Tham khảo những ý kiến từ chuyên gia khi giải đáp các câu hỏi thường gặp sẽ giúp bạn xử lý trường hợp này một cách chính xác nhất. [SIZE=5][B]Đau tai do nước vào tai có tự khỏi không?[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: Vutienvuong Chào bác sĩ! Bác sĩ ơi cho cháu hỏi nếu bị đau tai nhẹ, cứ thỉnh thoảng lại hơi nhói, nhưng lại không bị chảy máu hay nghe kém. Vì do cháu tắm bị nước vào nên lấy bông ngoáy nên giờ cháu bị đau tai sau 2 tuần. Giờ cháu nên làm thế nào ạ? Liệu cháu có bị thủng màng nhĩ không ạ? Và nó có thể tự khỏi không ạ? Cháu xin cảm ơn bác sĩ! [SIZE=3][B]Bác sĩ Nguyễn Văn An[/B][/SIZE] Chào bạn! Ngoáy tai bằng tăm bông ít có nguy cơ tổn thương màng nhĩ trừ khi ngoáy thô bạo, tác dụng mạnh trực tiếp vào màng nhĩ mới có thể gây thủng. Còn hiện tượng, bạn bị đau tai có thể là do viêm ống tai ngoài hoặc viêm tai giữa. Nếu viêm tai giữa hay viêm ống tai ngoài mà không được phát hiện sớm và chữa trị sớm thì có thể gây thủng màng nhĩ, dò mủ vào trong hay ra ngoài. Để chẩn đoán chính xác bạn cần đi khám Tai Mũi Họng để bác sĩ nội soi tai để kiểm tra cho bạn. Màng nhĩ, nếu bị thủng lỗ nhỏ thì có thể tự liền được còn nếu thủng lớn thì cần phải phẫu thuật tạo hình lại màng nhĩ và chức năng nghe sẽ bị giảm ít nhiều. Chúc bạn khỏe! [SIZE=5][B]Nam 13 tuổi bị đau tai do nước vào tai, phải làm sao?[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: tuan anh Thưa bác sĩ! Cháu năm nay 13 tuổi, là nam giới. Cháu bị nước vào tai và đau tai nên cháu muốn hỏi bác sĩ cách trị thế nào ạ? Cảm ơn bác sĩ! [SIZE=3][B]Bác sĩ Đặng Phương Liên[/B][/SIZE] Chào cháu! Nước lọt vào ống tai ngoài trong khi tắm gội hay bơi lội là vấn đề thường gặp hằng ngày. Nếu nước vào tai ít, cháu có thể dùng tăm bông nhẹ nhàng đưa vào tai để thấm hút nước ra, nhưng tránh không ngoáy mạnh hoặc đẩy tăm bông vào quá sâu. Nếu không có tăm bông, đầu tiên cháu hãy nghiêng đầu bên tai bị nước vào, kéo vành tai xuống lắc lắc cho nước chảy ra, hoặc chúc lỗ tai xuống dưới rồi nhảy lò cò vài cái để dốc nước ra. Nếu khi bị nước vào tai, cháu ngoáy tai nhiều, nhất là động tác dùng tay ngoáy có thể làm xây xước, tổn thương lớp da ống tai ngoài, gây nên tình trạng ngứa, thậm chí đau do viêm ống tai. Trong tình huống cháu có nút ráy tai từ trước, khi bị nước vào, nút ráy tai gặp nước sẽ nở ra, nếu nút ráy tai nhỏ có thể gây ù tai, nghe kém, còn nút ráy tai lớn có thể chèn ép ống tai ngoài gây thêm đau tai. Nếu trước đó cháu đã từng bị thủng màng nhĩ do viêm tai giữa, khi bị nước vào tai sẽ gây viêm tái phát. Lúc này triệu chứng bằng đau tai, chảy mủ tai vàng xanh, ù tai, nghe kém tăng. Vì vậy, sau khi nước ra hết mà cháu bị đau tai thì nên báo với cha mẹ đưa đi khám chuyên khoa Tai – Mũi – Họng, để bác sĩ kiểm tra. Tùy vào tình trạng tổn thương thực thể, bác sĩ sẽ có biện pháp chữa trị phù hợp. Bên cạnh đó, cháu cần chú ý tránh để nước vào tai. Khi tắm gội, bơi lội tránh đùa nghịch, có thể nút ống tai ngoài để tránh cho nước khỏi vào tai. Sau khi tắm, cháu nên lấy tăm bông lau khô tai ngoài, không nên đẩy tăm bông vào ngoáy sâu trong tai. Chúc cháu mau khỏi! [SIZE=5][B]tai có dấu hiệu rỉ nước ra ngoài sau khi tắm[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: Thế Ngọc Chào bác sĩ! Cháu năm nay 19 tuổi. Cách đây 2 hôm tai cháu bị ngứa và có cho tăm bông vào ngoáy rồi bông bị kẹt ở trong lỗ tai, cháu lấy tăm loay hoay 1 lúc thì lấy được mảng bông ra. Nhưng hôm sau tai cháu có biểu hiện đau và khi nhét tăm bông vào thì không được nó lại càng đau thêm. Khi tắm xong tai có dấu hiệu rỉ nước ra ngoài. Cho cháu hỏi hiện tượng này có gây hại gì cho sức khỏe không ạ? Cháu xin cám ơn! Chào cháu! Ráy tai là chất tiết bình thường trong tai. Nó là tập hợp của các tế bào da ống tai chết bong ra trộn lẫn với các tuyến ráy tai, tuyến mồ hôi,… tạo thành lớp mỏng phủ trên bề mặt da ống tai, có tác dụng bảo vệ tai chống nhiễm trùng, nhiễm nấm. Ráy tai tạo thành lớp dày, khô, di chuyển từ trong ra ngoài và gãy vụn rồi rơi ra khỏi tai. Tai có cơ chế tự làm sạch tự nhiên như vậy. Khi lớp ráy tai này bị tổn thương như trong tình huống nước vào tai gây ẩm ướt hay do chọc ngoáy nhiều gây tổn thương da ống tai, xây xát, trầy xước, làm da ống tai bị nhiễm trùng do các vi khuẩn bề mặt xâm nhập. Nhiễm trùng da ống tai gây đau nhức tai, chảy dịch vàng hôi ống tai, ống tai hẹp tạm thời,… Trường hợp cháu có lẽ do bạn cố gắng lấy phần tăm bông bị rơi ra khỏi que kẹt lại trong tai nên đã gây tổn thương bề mặt da ống tai, gây nhiễm trùng như tôi vừa mô tả ở trên gọi là viêm tai ngoài cấp tính. Cháu nên tránh dùng tăm bông bán sẵn để ngoáy tai thường xuyên. Nên dùng tăm bông tự làm để có đầu tăm bông mềm mại, xù, tránh chấn thương và thấm hút nhiều hơn. Uống thuốc kháng sinh, giảm đau như Cefixim 100mg ngày 2 viên, Panadol 500mg ngày 2 viên, Prednisolon 5mg ngày 4 viên chia: sáng 3 viên chiều 1 viên trong vòng vài ngày. Không để nước vào tai. Chúc cháu biết bảo vệ tai mình! Nguồn sưu tầm Nguồn: songkhoe.vn [SIZE=5][B]Đi bơi về bị ù tai có phải biểu hiện của viêm tai không?[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: NguyenVietHa Cháu chào bác sĩ! Năm nay cháu 17 tuổi, hôm nay cháu đi bơi về và bị nước vào tai gây ra việc ù tai, đến chiều tai vẫn bị ù ạ. Khi cháu nhỏ một ít thuốc nhỏ mắt mũi tai vào tăm bông để ngoáy thì tai cháu bị đau, lúc bỏ tăm bông ra thì bình thường nhưng vẫn nghe ù ù ở tai. Bác sĩ cho cháu hỏi cháu có biểu hiện của viêm tai hay có gì nghiêm trọng quá không ạ? Cháu xin cảm ơn! [SIZE=3][B]Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa[/B][/SIZE] Chào bạn! Nhiều người đi bơi thường bị nhiễm trùng tai, có thể dẫn đến ù tai, rất khó chịu nếu không được chữa trị triệt để. Ù tai xuất hiện khi những tế bào bên trong tai bị hư tổn, gây ra tín hiệu âm thanh giả cho tai. Nhiễm trùng tai khiến người bơi lội cảm thấy đau nhói, đôi khi khiến cho các tế bào trong cùng bị hư tổn. Đối với ù tai do bơi lội cần chữa trị nhiễm trùng tai để xử lý. Tuy nhiên, một số tình huống hết viêm tai nhưng chứng ù tai vẫn còn. Phương pháp chữa trị bằng cách nhỏ kháng sinh và tránh không để nước lọt vào tai là phương pháp hay được áp dụng. Trước tiên bạn nên đi khám Tai Mũi Họng để đánh giá đầy đủ tổn thương và dùng kháng sinh theo đơn của bác sĩ chuyên khoa. Chúc bạn sớm lành bệnh! [RIGHT]Theo ViCare[/RIGHT] [/QUOTE]
Xem thử
Tên
Mã xác nhận
Trả lời
Trang chủ
Tư Vấn
BÁC SỸ TRỰC TUYẾN TƯ VẤN
HỎI BÁC SỸ
Nước vào tai và những câu hỏi thường gặp nhất
Top
Dưới