Menu
Trang chủ
Tư Vấn
Bài viết mới
Tìm chủ đề
Mới!
Bài viết mới
Tài liệu mới
Trạng thái mới
Hoạt động mới nhất
Tài liệu
Latest reviews
Tìm Tài liệu
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Trạng thái mới
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Chat
0
Tư Vấn
Đăng nhập
Đăng ký
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Bài viết mới
Tìm chủ đề
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Menu
Trả lời chủ đề
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
Trang chủ
Tư Vấn
BÁC SỸ TRỰC TUYẾN TƯ VẤN
HỎI BÁC SỸ
Tổng hợp các câu hỏi về điều trị rạn da sau sinh
Nội dung
<p>[QUOTE="Hỏi Đáp Bác Sỹ, post: 40134, member: 11284"]</p><p>Một trong những lo ngại và biến chứng sau sinh đáng sợ nhất của các mẹ là hiện tượng rạn da. Vậy làm cách nào để phòng tránh và điều trị nó hiệu quả nhất?</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Cách làm mờ vết rạn đen sau khi sinh?</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: Giấu tên</p><p></p><p>Cháu chào bác sĩ!</p><p></p><p>Cháu nay 24 tuổi sinh được 2 tháng mà mỡ bụng vẫn còn và những vết rạn đen xì. Cháu hay chườm nóng nhưng không có tác dụng gì nữa. Mong bác sĩ huớng dẫn cho cháu cách tan mỡ và giảm những vết rạn.</p><p></p><p>Cảm ơn bác sĩ!</p><p></p><p><span style="font-size: 12px"><strong>Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào cháu!</p><p></p><p>Rạn da sau sinh lí do trong thời kỳ mang thai, người phụ nữ tăng cân nhanh chóng, khiến cho da vùng bụng bị căng giãn quá mức do đó da bụng không phát triển kịp để thích nghi, khiến cho da bị đứt gãy các mô liên kết tạo nên những vết rạn trên da. Điều trị Nội khoa nhìn chung khó khăn và ít hiệu quả, không khỏi hoàn toàn được bằng thuốc do không thể phục hồi lại các mô liên kết đã bị đứt gãy, chỉ có thể làm mờ bớt một phần nào đó bằng các phương pháp chữa trị Nội khoa. Có một số cách để giảm vết rạn trên da:</p><p></p><p>Uống và thoa kem vitamin EM trên vùng da đều đặn hàng ngày.</p><p></p><p>Mát xa vùng da bị rạn bằng dầu dừa, dầu ô liu.</p><p></p><p>Bổ sung thực phẩm giàu vitamin E, vitamin C</p><p></p><p>Sử dụng Laser chữa trị.</p><p></p><p>Phẫu thuật cắt bỏ mỡ thừa và da thừa.</p><p></p><p>Khuyên cháu khám bác sĩ để có giải đáp cụ thể phù hợp hơn với tình trạng và mức độ rạn da để hướng chữa trị với làn da của mình.</p><p></p><p>Chúc cháu sức khỏe!</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Xuất hiện vết thâm đỏ dưới da đùi, không đau, không ngứa, có lan rộng ra, phải làm sao?</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: Giấu tên</p><p></p><p>Chào bác sĩ!</p><p></p><p>Cháu là nam, năm nay 29 tuổi. Cách đây 5 tháng cháu phát hiện dưới da đùi (vùng gần háng) có các vết thâm nổi đỏ nhỏ, đôi lúc lại chuyển sang màu đỏ nâu, không đau, không ngứa, mới đầu vết thâm nhỏ nhưng cháu thấy lây lớn ra (hiện tại như ảnh đính kèm). Sau khi phát hiện cháu có đi khám bác sĩ nhưng bác sĩ nói không sao nên không uống thuốc gì để chữa bệnh. Trước đó cháu có bị nấm dưới háng nên có uống thuốc bôi và thuốc uống. Hiện tại cháu đang rất phân vân không biết vết thâm này có lan rộng ra nữa không? Có cách nào để xóa các vết thâm đó không? Nếu có bác sĩ vui lòng cho cháu biết phải dùng loại thuốc nào để xóa vết thâm đó?</p><p></p><p>Cháu xin cảm ơn!</p><p></p><p><span style="font-size: 12px"><strong>Bác sĩ Huỳnh Văn Quang</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào cháu!</p><p></p><p>Theo thông tin cháu cung cấp thì cháu bị rạn da. Rạn da là tình trạng tổn thương da do ảnh hưởng của lực căng quá mức. Tổn thương là các đường rãnh dài và hẹp, có màu đỏ tím lúc đầu và sau đó trở nên trắng, thường gặp trên da vùng bụng, đùi, mông, ngực. Đây là triệu chứng rất thường gặp trong thời gian mang thai và trong giai đoạn đang tăng trưởng nhanh cả về chiều cao hoặc bề ngang. Tuy nhiên, trong một số tình huống đặc biệt da không bị ảnh hưởng của lực căng quá mức nhưng vẫn bị rạn nứt là những tình huống đã sử dụng thuốc bôi có chứa Corticosteroids trong thời gian kéo dài.</p><p></p><p>Rạn da thường xảy ra ở những vùng da mỏng và yếu trên cơ thể như: da vùng bụng, ngực, đùi, bẹn, mông, đầu gối và bắp chân… Bệnh tuy không ảnh hưởng tới sức khoẻ nhưng lại làm mất đi vẻ đẹp của cơ thể, ảnh hưởng không tốt đến tâm lý và chất lượng cuộc sống của người bệnh.</p><p></p><p>Rạn da rất khó chữa và hy vọng xoá hoàn toàn các vết rạn trên da là không thể thực hiện được. Không có cách nào phục hồi lại các sợi Collagen và Elastin (thành phần tạo độ đàn hồi của da) khi nó đã đứt gãy. Phương pháp duy nhất có thể làm vùng da bị rạn trở lại bình thường là cắt bỏ lớp da rạn, làm căng da hay ghép da thay thế vùng bị rạn bằng phẫu thuật thẩm mỹ. Trên thực tế, người ta có thể làm mờ vết rạn bằng các loại thuốc bôi có chứa Tretinoin, Lécithine, các dầu thiên nhiên, các vitamine C, E… và việc uống thuốc ngay khi các vết rạn mới xuất hiện sẽ đem lại hiệu quả cao hơn.</p><p></p><p>Ngoài ra, người ta còn có thể sử dụng một số bài thuốc dân gian để xoá mờ các vết rạn da:</p><p></p><p>Dùng các loại dầu chiết xuất từ hướng dương, dầu đậu nành, dầu oliu xoa đều lên các vùng da bị rạn hàng ngày trước khi đi ngủ giúp khôi phục độ đàn hồi cho da và hoạt động của các tế bào biểu bì da.</p><p></p><p>Lòng trắng trứng có công dụng kỳ diệu trong việc khôi phục và tái tạo Collagen cho da. Dùng lòng trắng trứng xoa đều lên vùng da bị rạn sau đó rửa sạch bằng nước lạnh. Cách này có thể làm mờ đi các vết rạn một cách nhanh chóng.</p><p></p><p>Bệnh này trước mắt không thể làm hết nhanh được, cần phải thời gian dài mới đỡ.</p><p></p><p>Chúc cháu mạnh khỏe.</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Vùng đùi gần bẹn xuất hiện một vài vệt đỏ có phải bị rạn da không?</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: Hàn Lập</p><p></p><p>Chào bác sĩ.</p><p></p><p>Em năm nay 23 tuổi, giới tính nam. Một thời gian trước vùng đùi gần bẹn em xuất hiện một vài vệt đỏ, em nghĩ chắc do dị ứng gì đó nên cũng không để ý. Sau đó các vết đó bắt đầu lan rộng ra, lộ cả thịt bên dưới màu đỏ tím, da bị rạn qua hai bên. Em có tìm hiểu trên mạng thấy giống biểu hiện bệnh rạn da. Mong bác sĩ giải đáp giúp em.</p><p></p><p>Cảm ơn bác sĩ!</p><p></p><p><span style="font-size: 12px"><strong>Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào bạn.</p><p></p><p>Rạn da là tình trạng tổn thương da do ảnh hưởng của lực căng quá mức. Tổn thương là các đường rãnh dài và hẹp, có màu đỏ tím lúc đầu và sau đó trở nên trắng, thường gặp trên da vùng bụng, đùi, mông, ngực. Đây là biểu hiện rất thường gặp trong thời gian mang thai và trong giai đoạn đang tăng trưởng nhanh cả về chiều cao hoặc bề ngang. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt da không bị ảnh hưởng của lực căng quá mức nhưng vẫn bị rạn nứt là những trường hợp đã sử dụng thuốc bôi có chứa Corticosteroids trong thời gian kéo dài.</p><p></p><p>Rạn da thường xảy ra ở những vùng da mỏng và yếu trên cơ thể như da vùng bụng, ngực, đùi, bẹn, mông, đầu gối và bắp chân… Bệnh tuy không ảnh hưởng tới sức khoẻ nhưng lại làm mất đi vẻ đẹp của cơ thể, ảnh hưởng không tốt đến tâm lý và chất lượng cuộc sống của người bệnh.</p><p></p><p>Rạn da là hiện tượng thường thấy ở phụ nữ sau sinh hay mới giảm béo thành công do trước đó lên cân quá nhiều và nhanh, khiến da không giãn ra kịp, các mô liên kết đứt gãy. Các vết rạn da lớn lúc đầu có thể làm chị em hốt hoảng vì có màu đỏ, tía, nhưng sau đó màu sẽ nhạt dần. Các vết rạn có dạng sọc trên da hình thành như là hậu quả của một giai đoạn tăng hay giảm cân quá nhanh, khi da bị kéo căng lên. Chúng cũng có thể là hậu quả của một số bệnh lý.</p><p></p><p>Rạn da còn có thể gặp ở một số thanh niên, thiếu nữ dậy thì khi da giãn không đủ để thích nghi với sự thay đổi của cơ thể, nhất là thay đổi về trọng lượng. Những thay đổi về hoóc-môn trong thời kỳ dậy thì đã làm hạn chế tính đàn hồi của da và gây nên rạn da mạnh. Rạn da chủ yếu gặp ở nữ chiếm 96% trường hợp, còn ở nam giới rất ít bị. Rạn da còn có thể gặp ở một số thanh thiếu nữ khi da giãn không đủ để thích nghi với sự thay đổi của cơ thể nhất là thay đổi về trọng lượng. Hoóc-môn cũng có vai trò quan trọng trong việc gây ra vết rạn, những thay đổi về hoóc-môn trong thời kỳ dậy thì đã làm hạn chế tính đàn hồi của da và gây nên rạn da mạnh. Ngoài ra, rạn da còn do yếu tố di truyền, nếu người mẹ bị rạn da thì con gái cũng hay bị. Vị trí rạn da hay gặp ở đùi, bụng, bẹn, hông, đầu gối, thắt lưng…</p><p></p><p>Những người bị mắc các bệnh về da hoặc các bệnh về hệ nội tiết cũng dễ bị rạn da. Các hoóc-môn trong cơ thể thay đổi hay được sử dụng điều trị kéo dài sẽ gây nên sự thay đổi cấu trúc da. Rạn da rất khó chữa và hy vọng xoá hoàn toàn các vết rạn trên da là không thể thực hiện được. Không có cách nào phục hồi lại các sợi Collagen và Elastin (thành phần tạo độ đàn hồi của da) khi nó đã đứt gãy, vì vậy việc chiếu năng lượng ánh sáng laser CO2, IPL… như các mỹ viện quảng cáo không thể làm các vết rạn mất đi. Việc áp dụng kỹ thuật siêu mài mòn có thể làm vết rạn khó thấy hơn, nhưng hiệu quả không đáng kể, bởi các sợi đàn hồi của da nằm sâu ở lớp dưới, không thể mài tới được. Nếu mài sâu quá sẽ làm tổn thương da, gây thâm nám. Phương pháp duy nhất có thể làm vùng da bị rạn trở lại bình thường là cắt bỏ lớp da rạn, làm căng da hay ghép da thay thế vùng bị rạn bằng phẫu thuật thẩm mỹ.</p><p></p><p>Trường hợp của bạn cần khám chuyên khoa Da liễu sớm nhé, chỉ khi chẩn đoán chính xác nguyên nhân thì mới có biện pháp can thiệp hiệu quả được.</p><p></p><p>Chúc bạn sức khỏe!</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Chữa rạn da bằng phương pháp dân gian như thế nào?</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: Giấu tên</p><p></p><p>Thưa bác sĩ!</p><p></p><p>Có phương pháp dân gian nào có thể chữa rạn da không ạ?</p><p></p><p>Cảm ơn bác sĩ!</p><p></p><p><span style="font-size: 12px"><strong>Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào bạn!</p><p></p><p>Rạn da là tình trạng da bị căng quá mức không có khả năng phục hồi. Nguyên nhân chính là do trọng lượng cơ thể thay đổi không ổn định hay trong thời kỳ mang thai, tình trạng rạn da xuất hiện làm ảnh hưởng đến vẻ đẹp của phụ nữ ở mọi độ tuổi.</p><p></p><p>Có rất nhiều phương pháp để duy trì độ đàn hồi cho da.</p><p></p><p>1. Phương pháp duy trì chế độ ăn giàu chất dinh dưỡng, uống nước đầy đủ chỉ là giải pháp tạm thời để duy trì độ đàn hồi cho da nhằm giảm thiểu sự nghiêm trọng của vấn đề.</p><p></p><p>2. Các phương pháp dân gian có thể chữa rạn da:</p><p></p><p>a. Kem bơ ca cao và Vitamin E:</p><p></p><p>Nguyên liệu:</p><p></p><p>1 tách bơ ca cao</p><p></p><p>2 muỗng cà phê dầu Vitamin E</p><p></p><p>2 muỗng canh dầu mầm lúa mì</p><p></p><p>4 thìa sáp ong đã được nạo ra thành từng miếng nhỏ</p><p></p><p>Cách làm:</p><p></p><p>Cho tất cả các thành phần này vào một cái chảo nhỏ trên bếp lửa cho đến khi sáp ong tan chảy. Để nguội, bảo quản hỗn hợp bằng một chiếc hộp kín gió và trong tủ lạnh. Bạn nên sử dụng loại kem tự chế này hằng ngày để đạt được kết quả như mong muốn.</p><p></p><p>b. Kem từ quả bơ:</p><p></p><p>Nguyên liệu:</p><p></p><p>1 quả bơ chín</p><p></p><p>4 muỗng canh dầu Olive</p><p></p><p>4 muỗng canh thạch cây Lô hội (hay còn gọi là cây Nha đam)</p><p></p><p>6 viên nhộng Vitamin E</p><p></p><p>Một vài giọt kẽm dạng lỏng tùy thích</p><p></p><p>Cách làm:</p><p></p><p>Cho tất cả các thành phần vào máy xay đến khi tạo thành một hỗn hợp hồ nhão. Sau đó, thoa hỗn hợp lên vùng da bị rạn, để khoảng 30 phút và rửa sạch với nước ấm. Nếu muốn sử dụng hỗn hợp trong thời gian dài, bạn hãy thêm vào một ít nước chanh để bảo quản các thành phần tốt hơn và trong tủ lạnh.</p><p></p><p>c. Tẩy da chết: Sử dụng kem tẩy da chết thường xuyên giúp tái tạo lại tế bào da mới. Bạn nên kết hợp thêm với chế độ ăn giàu kẽm ( mầm lúa mì, vừng, hạt bí ngô, hạt đậu phộng, hàu biển….) có thể giúp da của bạn trở nên căng mịn hơn.</p><p></p><p>Chúc bạn thành công và sớm lấy lại được làn da như ý!</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Da khô, rạn, nhiều mụn thịt sau sinh phải trị như nào?</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: Giấu tên</p><p></p><p>Thưa bác sĩ!</p><p></p><p>Em năm nay 25 tuổi, làm công việc hành chính, hàng ngày em uống trung bình 2 lít nước nhưng da em vẫn rất khô, nhìn nhăn nheo như tuổi ngoài 30. Sau khi đẻ con em bị rạn da rất nhiều gồm màu nâu, trắng và các mụn thịt mọc nhiều hơn nhất là vùng dưới nách chỗ da non. Xin bác sĩ cho em lời khuyên chăm sóc da đúng cách.</p><p></p><p>Em cảm ơn!</p><p></p><p><span style="font-size: 12px"><strong>Bác sĩ Trần Thị Đức</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào bạn!</p><p></p><p>Có một làn da hồng hào, mịn màng là mong muốn của mọi người, đặc biệt là các chị em. Chúng tôi xin trả lời 3 ý mà bạn nêu như sau:</p><p></p><p>Da khô: Da khô là đặc điểm cấu trúc da đặc trưng của mỗi người. Da được chia làm 5 loại: da thường, da khô, da dầu, da hỗn hợp và da nhạy cảm. Chăm sóc da khô như bạn là hợp lý nhưng chưa đủ. Ngoài uống đủ nước hằng ngày bạn phải giữ ẩm cho da: dùng kem giữ ẩm, mềm da; đảm bảo môi trường ấm, độ ẩm vừa phải.</p><p></p><p>Rạn da: Rạn da là hiện tượng các bó sợi chun không hồi phục. Rạn da thường xảy ra ở phần đùi, thắt lưng, đầu gối, nách ở thanh thiếu niên khi tăng cân và chiều cao nhanh trong thời gian ngắn; bụng, ngực, đùi khi phụ nữ mang thai và lên cân. Đối với chị em khi mang thai thì việc chống rạn da cần tiến hành từ khi mang thai. Nhưng sau sinh, vẫn cần duy trì thói quen tốt để giúp da phục hồi.</p><p></p><p>Đa phần, sau khi sinh, phần bụng không còn bị căng giãn như lúc mang thai nên các vết rạn sẽ không tăng thêm. Tuy nhiên để da phục hồi hoàn toàn, bạn vẫn cần một chế độ chăm sóc đặc biệt.</p><p></p><p>Một số cách giúp các mẹ mới sinh xử lý làn da bị rạn:</p><p></p><p>Massage vùng da rạn, bổ sung thực phẩm giàu vitamin C, E, giữ cân nặng hợp lý, bổ sung collagen: Trong quá trình mang thai và sau khi sinh người phụ nữ cần chú trọng đến việc bổ sung collagen cho cơ thể.</p><p></p><p>Ngoài ra bạn có thể đến các cơ sở chuyên khoa để thực hiện các phương pháp khác như: lăn kim, Laser Fractional, tế bào gốc</p><p></p><p>Nhiều mụn thịt trên da: Bạn không mô tả cụ thể, tuy nhiên theo chúng tôi có thể bạn đã bị bệnh mụn cơm (hạt cơm) hoặc u nhú. Là nhóm bệnh do virus gây sùi gây nên; bệnh có thể lây và ngày càng lan nhiều. Phương pháp chữa trị hiệu quả là dùng Laser CO2 bốc bay các tổn thương.</p><p></p><p>Để có chẩn đoán chính xác bạn nên đi khám bác sĩ sớm để được chữa trị kịp thời, tránh lây lan.</p><p></p><p>Chúc bạn luôn khỏe, đẹp!</p><p></p><p></p><p style="text-align: right">Theo ViCare</p><p>[/QUOTE]</p>
[QUOTE="Hỏi Đáp Bác Sỹ, post: 40134, member: 11284"] Một trong những lo ngại và biến chứng sau sinh đáng sợ nhất của các mẹ là hiện tượng rạn da. Vậy làm cách nào để phòng tránh và điều trị nó hiệu quả nhất? [SIZE=5][B]Cách làm mờ vết rạn đen sau khi sinh?[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: Giấu tên Cháu chào bác sĩ! Cháu nay 24 tuổi sinh được 2 tháng mà mỡ bụng vẫn còn và những vết rạn đen xì. Cháu hay chườm nóng nhưng không có tác dụng gì nữa. Mong bác sĩ huớng dẫn cho cháu cách tan mỡ và giảm những vết rạn. Cảm ơn bác sĩ! [SIZE=3][B]Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường[/B][/SIZE] Chào cháu! Rạn da sau sinh lí do trong thời kỳ mang thai, người phụ nữ tăng cân nhanh chóng, khiến cho da vùng bụng bị căng giãn quá mức do đó da bụng không phát triển kịp để thích nghi, khiến cho da bị đứt gãy các mô liên kết tạo nên những vết rạn trên da. Điều trị Nội khoa nhìn chung khó khăn và ít hiệu quả, không khỏi hoàn toàn được bằng thuốc do không thể phục hồi lại các mô liên kết đã bị đứt gãy, chỉ có thể làm mờ bớt một phần nào đó bằng các phương pháp chữa trị Nội khoa. Có một số cách để giảm vết rạn trên da: Uống và thoa kem vitamin EM trên vùng da đều đặn hàng ngày. Mát xa vùng da bị rạn bằng dầu dừa, dầu ô liu. Bổ sung thực phẩm giàu vitamin E, vitamin C Sử dụng Laser chữa trị. Phẫu thuật cắt bỏ mỡ thừa và da thừa. Khuyên cháu khám bác sĩ để có giải đáp cụ thể phù hợp hơn với tình trạng và mức độ rạn da để hướng chữa trị với làn da của mình. Chúc cháu sức khỏe! [SIZE=5][B]Xuất hiện vết thâm đỏ dưới da đùi, không đau, không ngứa, có lan rộng ra, phải làm sao?[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: Giấu tên Chào bác sĩ! Cháu là nam, năm nay 29 tuổi. Cách đây 5 tháng cháu phát hiện dưới da đùi (vùng gần háng) có các vết thâm nổi đỏ nhỏ, đôi lúc lại chuyển sang màu đỏ nâu, không đau, không ngứa, mới đầu vết thâm nhỏ nhưng cháu thấy lây lớn ra (hiện tại như ảnh đính kèm). Sau khi phát hiện cháu có đi khám bác sĩ nhưng bác sĩ nói không sao nên không uống thuốc gì để chữa bệnh. Trước đó cháu có bị nấm dưới háng nên có uống thuốc bôi và thuốc uống. Hiện tại cháu đang rất phân vân không biết vết thâm này có lan rộng ra nữa không? Có cách nào để xóa các vết thâm đó không? Nếu có bác sĩ vui lòng cho cháu biết phải dùng loại thuốc nào để xóa vết thâm đó? Cháu xin cảm ơn! [SIZE=3][B]Bác sĩ Huỳnh Văn Quang[/B][/SIZE] Chào cháu! Theo thông tin cháu cung cấp thì cháu bị rạn da. Rạn da là tình trạng tổn thương da do ảnh hưởng của lực căng quá mức. Tổn thương là các đường rãnh dài và hẹp, có màu đỏ tím lúc đầu và sau đó trở nên trắng, thường gặp trên da vùng bụng, đùi, mông, ngực. Đây là triệu chứng rất thường gặp trong thời gian mang thai và trong giai đoạn đang tăng trưởng nhanh cả về chiều cao hoặc bề ngang. Tuy nhiên, trong một số tình huống đặc biệt da không bị ảnh hưởng của lực căng quá mức nhưng vẫn bị rạn nứt là những tình huống đã sử dụng thuốc bôi có chứa Corticosteroids trong thời gian kéo dài. Rạn da thường xảy ra ở những vùng da mỏng và yếu trên cơ thể như: da vùng bụng, ngực, đùi, bẹn, mông, đầu gối và bắp chân… Bệnh tuy không ảnh hưởng tới sức khoẻ nhưng lại làm mất đi vẻ đẹp của cơ thể, ảnh hưởng không tốt đến tâm lý và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Rạn da rất khó chữa và hy vọng xoá hoàn toàn các vết rạn trên da là không thể thực hiện được. Không có cách nào phục hồi lại các sợi Collagen và Elastin (thành phần tạo độ đàn hồi của da) khi nó đã đứt gãy. Phương pháp duy nhất có thể làm vùng da bị rạn trở lại bình thường là cắt bỏ lớp da rạn, làm căng da hay ghép da thay thế vùng bị rạn bằng phẫu thuật thẩm mỹ. Trên thực tế, người ta có thể làm mờ vết rạn bằng các loại thuốc bôi có chứa Tretinoin, Lécithine, các dầu thiên nhiên, các vitamine C, E… và việc uống thuốc ngay khi các vết rạn mới xuất hiện sẽ đem lại hiệu quả cao hơn. Ngoài ra, người ta còn có thể sử dụng một số bài thuốc dân gian để xoá mờ các vết rạn da: Dùng các loại dầu chiết xuất từ hướng dương, dầu đậu nành, dầu oliu xoa đều lên các vùng da bị rạn hàng ngày trước khi đi ngủ giúp khôi phục độ đàn hồi cho da và hoạt động của các tế bào biểu bì da. Lòng trắng trứng có công dụng kỳ diệu trong việc khôi phục và tái tạo Collagen cho da. Dùng lòng trắng trứng xoa đều lên vùng da bị rạn sau đó rửa sạch bằng nước lạnh. Cách này có thể làm mờ đi các vết rạn một cách nhanh chóng. Bệnh này trước mắt không thể làm hết nhanh được, cần phải thời gian dài mới đỡ. Chúc cháu mạnh khỏe. [SIZE=5][B]Vùng đùi gần bẹn xuất hiện một vài vệt đỏ có phải bị rạn da không?[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: Hàn Lập Chào bác sĩ. Em năm nay 23 tuổi, giới tính nam. Một thời gian trước vùng đùi gần bẹn em xuất hiện một vài vệt đỏ, em nghĩ chắc do dị ứng gì đó nên cũng không để ý. Sau đó các vết đó bắt đầu lan rộng ra, lộ cả thịt bên dưới màu đỏ tím, da bị rạn qua hai bên. Em có tìm hiểu trên mạng thấy giống biểu hiện bệnh rạn da. Mong bác sĩ giải đáp giúp em. Cảm ơn bác sĩ! [SIZE=3][B]Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa[/B][/SIZE] Chào bạn. Rạn da là tình trạng tổn thương da do ảnh hưởng của lực căng quá mức. Tổn thương là các đường rãnh dài và hẹp, có màu đỏ tím lúc đầu và sau đó trở nên trắng, thường gặp trên da vùng bụng, đùi, mông, ngực. Đây là biểu hiện rất thường gặp trong thời gian mang thai và trong giai đoạn đang tăng trưởng nhanh cả về chiều cao hoặc bề ngang. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt da không bị ảnh hưởng của lực căng quá mức nhưng vẫn bị rạn nứt là những trường hợp đã sử dụng thuốc bôi có chứa Corticosteroids trong thời gian kéo dài. Rạn da thường xảy ra ở những vùng da mỏng và yếu trên cơ thể như da vùng bụng, ngực, đùi, bẹn, mông, đầu gối và bắp chân… Bệnh tuy không ảnh hưởng tới sức khoẻ nhưng lại làm mất đi vẻ đẹp của cơ thể, ảnh hưởng không tốt đến tâm lý và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Rạn da là hiện tượng thường thấy ở phụ nữ sau sinh hay mới giảm béo thành công do trước đó lên cân quá nhiều và nhanh, khiến da không giãn ra kịp, các mô liên kết đứt gãy. Các vết rạn da lớn lúc đầu có thể làm chị em hốt hoảng vì có màu đỏ, tía, nhưng sau đó màu sẽ nhạt dần. Các vết rạn có dạng sọc trên da hình thành như là hậu quả của một giai đoạn tăng hay giảm cân quá nhanh, khi da bị kéo căng lên. Chúng cũng có thể là hậu quả của một số bệnh lý. Rạn da còn có thể gặp ở một số thanh niên, thiếu nữ dậy thì khi da giãn không đủ để thích nghi với sự thay đổi của cơ thể, nhất là thay đổi về trọng lượng. Những thay đổi về hoóc-môn trong thời kỳ dậy thì đã làm hạn chế tính đàn hồi của da và gây nên rạn da mạnh. Rạn da chủ yếu gặp ở nữ chiếm 96% trường hợp, còn ở nam giới rất ít bị. Rạn da còn có thể gặp ở một số thanh thiếu nữ khi da giãn không đủ để thích nghi với sự thay đổi của cơ thể nhất là thay đổi về trọng lượng. Hoóc-môn cũng có vai trò quan trọng trong việc gây ra vết rạn, những thay đổi về hoóc-môn trong thời kỳ dậy thì đã làm hạn chế tính đàn hồi của da và gây nên rạn da mạnh. Ngoài ra, rạn da còn do yếu tố di truyền, nếu người mẹ bị rạn da thì con gái cũng hay bị. Vị trí rạn da hay gặp ở đùi, bụng, bẹn, hông, đầu gối, thắt lưng… Những người bị mắc các bệnh về da hoặc các bệnh về hệ nội tiết cũng dễ bị rạn da. Các hoóc-môn trong cơ thể thay đổi hay được sử dụng điều trị kéo dài sẽ gây nên sự thay đổi cấu trúc da. Rạn da rất khó chữa và hy vọng xoá hoàn toàn các vết rạn trên da là không thể thực hiện được. Không có cách nào phục hồi lại các sợi Collagen và Elastin (thành phần tạo độ đàn hồi của da) khi nó đã đứt gãy, vì vậy việc chiếu năng lượng ánh sáng laser CO2, IPL… như các mỹ viện quảng cáo không thể làm các vết rạn mất đi. Việc áp dụng kỹ thuật siêu mài mòn có thể làm vết rạn khó thấy hơn, nhưng hiệu quả không đáng kể, bởi các sợi đàn hồi của da nằm sâu ở lớp dưới, không thể mài tới được. Nếu mài sâu quá sẽ làm tổn thương da, gây thâm nám. Phương pháp duy nhất có thể làm vùng da bị rạn trở lại bình thường là cắt bỏ lớp da rạn, làm căng da hay ghép da thay thế vùng bị rạn bằng phẫu thuật thẩm mỹ. Trường hợp của bạn cần khám chuyên khoa Da liễu sớm nhé, chỉ khi chẩn đoán chính xác nguyên nhân thì mới có biện pháp can thiệp hiệu quả được. Chúc bạn sức khỏe! [SIZE=5][B]Chữa rạn da bằng phương pháp dân gian như thế nào?[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: Giấu tên Thưa bác sĩ! Có phương pháp dân gian nào có thể chữa rạn da không ạ? Cảm ơn bác sĩ! [SIZE=3][B]Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai[/B][/SIZE] Chào bạn! Rạn da là tình trạng da bị căng quá mức không có khả năng phục hồi. Nguyên nhân chính là do trọng lượng cơ thể thay đổi không ổn định hay trong thời kỳ mang thai, tình trạng rạn da xuất hiện làm ảnh hưởng đến vẻ đẹp của phụ nữ ở mọi độ tuổi. Có rất nhiều phương pháp để duy trì độ đàn hồi cho da. 1. Phương pháp duy trì chế độ ăn giàu chất dinh dưỡng, uống nước đầy đủ chỉ là giải pháp tạm thời để duy trì độ đàn hồi cho da nhằm giảm thiểu sự nghiêm trọng của vấn đề. 2. Các phương pháp dân gian có thể chữa rạn da: a. Kem bơ ca cao và Vitamin E: Nguyên liệu: 1 tách bơ ca cao 2 muỗng cà phê dầu Vitamin E 2 muỗng canh dầu mầm lúa mì 4 thìa sáp ong đã được nạo ra thành từng miếng nhỏ Cách làm: Cho tất cả các thành phần này vào một cái chảo nhỏ trên bếp lửa cho đến khi sáp ong tan chảy. Để nguội, bảo quản hỗn hợp bằng một chiếc hộp kín gió và trong tủ lạnh. Bạn nên sử dụng loại kem tự chế này hằng ngày để đạt được kết quả như mong muốn. b. Kem từ quả bơ: Nguyên liệu: 1 quả bơ chín 4 muỗng canh dầu Olive 4 muỗng canh thạch cây Lô hội (hay còn gọi là cây Nha đam) 6 viên nhộng Vitamin E Một vài giọt kẽm dạng lỏng tùy thích Cách làm: Cho tất cả các thành phần vào máy xay đến khi tạo thành một hỗn hợp hồ nhão. Sau đó, thoa hỗn hợp lên vùng da bị rạn, để khoảng 30 phút và rửa sạch với nước ấm. Nếu muốn sử dụng hỗn hợp trong thời gian dài, bạn hãy thêm vào một ít nước chanh để bảo quản các thành phần tốt hơn và trong tủ lạnh. c. Tẩy da chết: Sử dụng kem tẩy da chết thường xuyên giúp tái tạo lại tế bào da mới. Bạn nên kết hợp thêm với chế độ ăn giàu kẽm ( mầm lúa mì, vừng, hạt bí ngô, hạt đậu phộng, hàu biển….) có thể giúp da của bạn trở nên căng mịn hơn. Chúc bạn thành công và sớm lấy lại được làn da như ý! [SIZE=5][B]Da khô, rạn, nhiều mụn thịt sau sinh phải trị như nào?[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: Giấu tên Thưa bác sĩ! Em năm nay 25 tuổi, làm công việc hành chính, hàng ngày em uống trung bình 2 lít nước nhưng da em vẫn rất khô, nhìn nhăn nheo như tuổi ngoài 30. Sau khi đẻ con em bị rạn da rất nhiều gồm màu nâu, trắng và các mụn thịt mọc nhiều hơn nhất là vùng dưới nách chỗ da non. Xin bác sĩ cho em lời khuyên chăm sóc da đúng cách. Em cảm ơn! [SIZE=3][B]Bác sĩ Trần Thị Đức[/B][/SIZE] Chào bạn! Có một làn da hồng hào, mịn màng là mong muốn của mọi người, đặc biệt là các chị em. Chúng tôi xin trả lời 3 ý mà bạn nêu như sau: Da khô: Da khô là đặc điểm cấu trúc da đặc trưng của mỗi người. Da được chia làm 5 loại: da thường, da khô, da dầu, da hỗn hợp và da nhạy cảm. Chăm sóc da khô như bạn là hợp lý nhưng chưa đủ. Ngoài uống đủ nước hằng ngày bạn phải giữ ẩm cho da: dùng kem giữ ẩm, mềm da; đảm bảo môi trường ấm, độ ẩm vừa phải. Rạn da: Rạn da là hiện tượng các bó sợi chun không hồi phục. Rạn da thường xảy ra ở phần đùi, thắt lưng, đầu gối, nách ở thanh thiếu niên khi tăng cân và chiều cao nhanh trong thời gian ngắn; bụng, ngực, đùi khi phụ nữ mang thai và lên cân. Đối với chị em khi mang thai thì việc chống rạn da cần tiến hành từ khi mang thai. Nhưng sau sinh, vẫn cần duy trì thói quen tốt để giúp da phục hồi. Đa phần, sau khi sinh, phần bụng không còn bị căng giãn như lúc mang thai nên các vết rạn sẽ không tăng thêm. Tuy nhiên để da phục hồi hoàn toàn, bạn vẫn cần một chế độ chăm sóc đặc biệt. Một số cách giúp các mẹ mới sinh xử lý làn da bị rạn: Massage vùng da rạn, bổ sung thực phẩm giàu vitamin C, E, giữ cân nặng hợp lý, bổ sung collagen: Trong quá trình mang thai và sau khi sinh người phụ nữ cần chú trọng đến việc bổ sung collagen cho cơ thể. Ngoài ra bạn có thể đến các cơ sở chuyên khoa để thực hiện các phương pháp khác như: lăn kim, Laser Fractional, tế bào gốc Nhiều mụn thịt trên da: Bạn không mô tả cụ thể, tuy nhiên theo chúng tôi có thể bạn đã bị bệnh mụn cơm (hạt cơm) hoặc u nhú. Là nhóm bệnh do virus gây sùi gây nên; bệnh có thể lây và ngày càng lan nhiều. Phương pháp chữa trị hiệu quả là dùng Laser CO2 bốc bay các tổn thương. Để có chẩn đoán chính xác bạn nên đi khám bác sĩ sớm để được chữa trị kịp thời, tránh lây lan. Chúc bạn luôn khỏe, đẹp! [RIGHT]Theo ViCare[/RIGHT] [/QUOTE]
Xem thử
Tên
Mã xác nhận
Trả lời
Trang chủ
Tư Vấn
BÁC SỸ TRỰC TUYẾN TƯ VẤN
HỎI BÁC SỸ
Tổng hợp các câu hỏi về điều trị rạn da sau sinh
Top
Dưới