Menu
Trang chủ
Tư Vấn
Bài viết mới
Tìm chủ đề
Mới!
Bài viết mới
Tài liệu mới
Trạng thái mới
Hoạt động mới nhất
Tài liệu
Latest reviews
Tìm Tài liệu
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Trạng thái mới
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Chat
0
Tư Vấn
Đăng nhập
Đăng ký
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Bài viết mới
Tìm chủ đề
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Menu
Trả lời chủ đề
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
Trang chủ
Tư Vấn
BÁC SỸ TRỰC TUYẾN TƯ VẤN
HỎI BÁC SỸ
Tuyển chọn những câu hỏi hay nhất về bệnh viêm họng hạt
Nội dung
<p>[QUOTE="Hỏi Đáp Bác Sỹ, post: 40178, member: 11284"]</p><p>Viêm họng hạt là một căn bệnh kéo dài và liên tục nhiều lần ở vùng hầu họng. Nó không chỉ gây bất tiện cho người mắc phải mà còn ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của những người đó.</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Cách điều trị dứt điểm viêm Amydan và viêm họng hạt</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: Nguyen</p><p></p><p>Chào bác sĩ!</p><p>Em soi gương thấy nhiều hạt đỏ trên đầu lưỡi và cuống lưỡi, những hạt lớn như mụn bọc. Em đi khám bác sĩ bảo bị viêm amydan và viêm họng hạt. Vậy cho em hỏi cách điều trị như thế nào cho hết hẳn. Nếu cắt amydan hiện tại phương pháp nào là tốt nhất và không để lại sẹo ạ? Mong bác sĩ trả lời sớm cho em biết?</p><p></p><p><span style="font-size: 12px"><strong>Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào bạn!</p><p></p><p>Viêm họng hạt là một bệnh viêm nhiễm mãn tính thường gặp và chủ yếu xảy ra ở người trưởng thành. Tuy nhiên, bệnh viêm họng hạt vẫn có thể chữa khỏi bằng cách uống thuốc đúng và cũng có thể phòng tránh để hạn chế hoặc không mắc phải. Để chữa trị viêm họng hạt có hiệu quả cao cần loại bỏ hiện tượng viêm nhiễm do vi khuẩn hoặc do vi nấm gây ra. Để làm được điều đó thì cần nuôi cấy, phân lập được vi khuẩn hoặc vi nấm và làm kháng sinh đồ để lựa chọn kháng sinh thích hợp cho chữa trị tiêu diệt mầm bệnh là lý tưởng nhất. Bên cạnh đó cần khám mũi, xoang xem có bị viêm nhiễm hay không, nếu có phải chữa trị kết hợp lúc đó mới hy vọng chữa trị viêm họng hạt có kết quả.</p><p></p><p>Ngoài ra, để giảm bớt biểu hiện và đề phòng những đợt cấp hoặc biến chứng, nên áp dụng một phương pháp đơn giản mà hiệu quả: súc họng bằng nước muối loãng.</p><p></p><p>Nước muối để ngậm cần có độ mặn tương đương với nước canh và ấm hơn thân nhiệt vài độ (nhất là về mùa lạnh) để gây giãn mạch, tăng tuần hoàn tại chỗ, khiến bạch cầu đến đây nhiều hơn. Nên pha sẵn nước muối mặn đựng vào chai, khi súc họng thì pha thêm nước nóng để có độ mặn và độ nóng cần thiết. Trước tiên, cần súc sạch khoang miệng bằng nước muối đã pha trong khoảng 30 giây. Nếu cảm thấy miệng chưa thật sạch thì làm thêm một lần nữa rồi mới súc họng. Xúc họng khoảng 3-4 lần nữa với nước muối mới, cho đến khi họng không còn cảm giác vướng víu nữa. Cứ 3 giờ súc họng một lần. Nếu họng đang viêm cấp, khoảng cách giữa hai lần súc họng có thể gần hơn. Điều quan trọng nhất là phải nhớ súc họng trước và sau khi ngủ. Với người hay đi tiểu đêm, cần phải súc họng cả trong những lần thức giấc này. Kết quả của việc súc họng nước muối sẽ được thấy rõ sau khoảng vài ngày, đặc biệt đối với những bệnh nhân đang ở đợt cấp.</p><p></p><p>Phương pháp cắt Amydan ưu Việt nhất hiện nay là cắt Amydan bằng Coblator nhiều nghiên cứu cho thấy phương pháp này ít đau, ít mất máu, mau hồi phục và tỷ lệ chảy máu muộn thấp. Tuy nhiên bạn nên cân nhắc vì cắt Amydan cũng có thể có biến chứng sau mổ, vì vậy chỉ có một số chỉ định nhất định, cụ thể nên cắt Amydan trong các tình huống sau đây:</p><p></p><p>Viêm Amydan mãn tính có 4 đợt tái phát trong 1 năm.Viêm Amydan mãn tính kéo dài đã được chữa trị Nội khoa tích cực trong vòng 4 – 6 tuần bệnh nhân vẫn đau họng, viêm hạch cổ , hơi thở hôi. Ápxe quanh Amydan ít nhất một lần phải nhập viện chữa trị . Viêm Amydan gây biến chứng sốt thấp khớp, viêm vi cầu thận hoặc gây viêm tai giữa, viêm xoang….tái đi tái lại nhiều lần. Amydan quá phát bít tắc hô hấp trên gây ngủ ngáy, ngủ không yên giấc, có những cơn ngưng thở trong lúc ngủ, bất thường về phát âm, khó nuốt, chậm phát triển thể chất. Amydan chỉ to một bên kèm sưng hạch cổ cùng bên nghi ngờ ung thư Amydan.</p><p></p><p>Chúc bạn sống khỏe!</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Viêm họng hạt, viêm hạch bạch huyết, mỗi khi tắm xong thì thấy rất dễ chịu là sao?</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: Giấu tên</p><p></p><p>Chào bác sĩ!</p><p></p><p>Cháu là nam giới, năm nay 17 tuổi, cháu bị viêm họng hạt đã 6 tháng nhưng không khỏi. Cháu lâu lâu cháu thấy nặng ở cằm đi khám bác sĩ nói bị viêm hạch bạch tuyết nhưng mỗi khi cháu tắm xong thì thấy rất dễ chịu như là không có bệnh gì. Xin hỏi bác sĩ trường hợp của cháu phải làm thế nào ạ?</p><p></p><p>Cảm ơn bác sĩ.</p><p></p><p><span style="font-size: 12px"><strong>Bác sĩ Đặng Phương Liên</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào cháu!</p><p></p><p>Viêm họng là bệnh rất thường gặp, xảy ra do tình trạng viêm nhiễm ở niêm mạc họng, với nhiều triệu chứng khác nhau, tùy theo đặc trưng của các tác nhân gây bệnh (vi khuẩn, virut…), tiến triển của bệnh hoặc lứa tuổi. Nếu không được chữa trị hợp lý thì viêm họng sẽ dễ trở thành viêm họng mãn tính, viêm họng hạt.</p><p></p><p>Vùng cổ và mặt có lưới hạch bạch huyết (không phải hạch bạch tuyết, cháu nhé) phong phú. Các nhóm hạch này có thể bị nhiễm khuẩn, nhất là nhóm dưới hàm, mang tai, bên cổ, má. Nguyên nhân gây viêm hạch cổ, mặt cấp tính thường là tổn thương vùng răng miệng (viêm quanh răng, quanh cuống răng, lợi, niêm mạc miệng, biến chứng sau nhổ răng), do tổn thương ở da (loét da, nhọt ở da) hoặc do viêm amiđan, viêm họng. Vùng hay bị viêm là dưới hàm và bên cổ vì hầu hết các đường bạch huyết vùng đầu cổ đều dẫn tới đó.</p><p></p><p>Lý do khiến cháu thấy dễ chịu mỗi khi tắm xong, là vì trong khi tắm, cháu đã hít nhiều hơi nước, nhất là hơi nước ấm, giúp làm thuyên giảm tình trạng viêm họng. Cháu cần chữa trị dứt điểm viêm họng hạt. Nếu cháu đã chữa trị theo đơn thuốc của bác sĩ kê nhưng bệnh chưa khỏi thì cần tái khám để bác sĩ khám đánh giá lại tổn thương thực thể hiện tại, ngoáy họng lấy vi khuẩn làm xét nghiệm kháng sinh đồ để có thể kê đơn thuốc chính xác, hiệu quả hơn. Bên cạnh việc uống thuốc, cháu cần giữ ấm vùng cổ, súc họng bằng nước muối sinh lý, không hút thuốc lá, chú ý đến chế độ dinh dưỡng, uống đủ nước mỗi ngày, sắp xếp công việc, học tập và nghỉ ngơi hợp lý để cơ thể khỏe mạnh, có sức chống đỡ với bệnh tật.</p><p></p><p>Chúc cháu mau khỏi!</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Bệnh viêm họng hạt có lây không?</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: Giấu tên</p><p></p><p>Chào bác sĩ.</p><p></p><p>Xin bác sĩ giải đáp cho tôi biểu hiện của bệnh viêm họng hạt, bệnh này có lây không ạ?</p><p></p><p>Cảm ơn bác sĩ.</p><p></p><p>Chào bạn.</p><p></p><p>Viêm họng hạt là từ dùng để nói về viêm họng thường xuyên, tái phát nhiều lần gọi là viêm họng mãn tính. Viêm họng mãn tính rất nhiều người mắc. Do có nhiều lí do gây ra bệnh này nếu không tìm hiểu kỹ để chữa thì viêm họng rất dễ tái phát. Hễ cứ họng khó chịu 1 tý, đau đau một tý, nuốt vướng 1 tý, đàm cổ 1 tý, ngứa cổ 1 tý, ho 1 ít, kéo dài 1 tuần ra hiệu thuốc gần nhà mua vài chục ngàn uống, không hết, khi đi khám sẽ được bác sĩ gọi là viêm họng mãn tính. Bệnh này nhiều khi không cần bác sĩ Tai Mũi Họng khám hay cho thuốc, tự nhiên sẽ hết nhưng cũng có khi bệnh kéo dài từ năm này qua năm khác, chữa kiểu gì cũng không hết như tình huống của bạn. Chữa viêm họng kiểu như của bạn cần tổng hợp nhiều phương pháp, không chỉ uống thuốc. Bây giờ phải làm gì đây?</p><p></p><p>1. Thay đổi thói quen sống và luyện tập cơ thể:</p><p></p><p>• Trước hết, bạn nên thay đổi các thói quen sinh hoạt hàng ngày như không: ăn nóng, uống lạnh, cay, chua, dầu mỡ, rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích khác.</p><p></p><p>• Luyện tập cơ thể tăng cường khả năng chống đỡ bệnh tật. Tập thể dục thể thao đều đặn mỗi ngày “mồ hôi phải ra ướt một cái áo thể thao”. Chú ý tập nơi không khí trong lành như công viên, tránh nơi bụi bặm, nóng bức, ô nhiễm.</p><p></p><p>• Không nằm ngủ, lao động, học tập quá lâu >2h trong phòng máy lạnh. Phòng máy lạnh chỉ để nhiệt độ >27 độ C và phải có quạt hút thay đổi không khí trong phòng định kỳ và phải có máy phun hơi nước tạo độ ẩm trong phòng chống khô họng, khô mũi cho người sử dụng.</p><p></p><p>• Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, chế độ ăn cân đối, tăng cường ăn rau xanh hoa quả trái cây, học hành làm việc nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc 7 giờ/đêm.</p><p></p><p>• Không được ăn xong nằm ngay tránh trào ngược thức ăn hay trào dịch acid dạ dày lên họng gây khô họng, nóng cổ, viêm họng. Chỉ nằm sau ăn 2 giờ. Không ăn uống trước khi đi ngủ 2 tiếng, nên ”đi ngủ với 1 cái bụng trống rỗng”.</p><p></p><p>• Tránh thức khuya và không nên quá lo lắng về bệnh gây phản ứng tâm lý không tốt kiểu như “hay là mình bị ung thư mà bác sĩ chưa tìm ra???”… Làm cho bệnh ngày một nặng hơn. Nếu bị stress kéo dài do áp lực công việc, học hành nên nói chuyện với bác sĩ Tâm lý để tìm cách vượt qua các rối loạn tâm lý. Chữa trị trầm cảm nếu có.</p><p></p><p>2. Thuốc:</p><p></p><p>• Bỏ tất cả các thuốc súc họng, súc miệng nếu có kể cả nước muối. Dùng kéo dài các thuốc này gây tác động không tốt đến môi trường vi sinh vật cộng sinh trong họng miệng. Chỉ đánh răng hàng ngày sau ăn.</p><p></p><p>• Nếu bệnh dạ dày, đau thượng vị, ợ hơi, ợ chua phải nội soi dạ dày, dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ Tiêu hóa cho hết bệnh dạ dày.</p><p></p><p>• Nội soi mũi, vòm mũi họng ở bác sĩ tai mũi họng kiểm tra xem có bị bệnh viêm mũi, viêm xoang mãn tính hay chảy đàm dịch vào cổ hay không. Nếu có phải chữa dứt điểm các bệnh này.</p><p></p><p>• Uống các thuốc sau đây 1 tuần: 1/ Dogmatil 50mg, ngày 2 viên chia 2 lần sáng tối. 2/ Decontractyl 250 mg, ngày 3 viên chia 3 lần. 3/ Stilnox 10mg, 1 viên/ ngày, tối trước ngủ. 4/ Dorithricin ngậm 3 ngày, ngày 3 viên chia 3 lần. </p><p></p><p>Viêm họng hạt không lây bạn nhé.</p><p></p><p>Chúc bạn mạnh khỏe.</p><p></p><p></p><p></p><p>Nguồn sưu tầm Nguồn: songkhoe.vn</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Viêm họng hạt nổi kèm mề đay</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: 988928078</p><p></p><p>Thưa bác sĩ. Cháu bị viêm họng hạt, sốt cao trong khoảng 39->39,5° 1 tuần đìều trị thì hết sốt. Nhưng khi hết sốt trên da tay cháu xuất hịên nốt đỏ, như mụn trứng cá, mỗi ngày lại lên mấy cái. Vậy bác cho cháu hỏi cháu bị sao ạ.</p><p></p><p><span style="font-size: 12px"><strong>Bác sĩ Nguyễn Vũ Cẩm Tú</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào cháu. </p><p></p><p>Viêm họng hạt là một bệnh mạn tính, thường không gây ra sốt. Trong tình huống của cháu sốt cao một tuần, sau khi hết sốt xuất hiện các nốt đỏ như mụn trứng cá trên da cần nghĩ tới sốt do lí do khác mà hay gặp nhất là sốt phát ban do virus. Đặc điểm của sốt phát ban do virus thường là sốt cao khoảng 5- 7 ngày, sau đó hết sốt và xuất hiện phát ban trên da. Có rất nhiều virus gây sốt phát ban, bệnh thường là lành tính. Tuy nhiên trong mùa này cần cảnh giác với một bệnh do virus cũng gây sốt cao và nổi các nốt mụn trên da là bệnh thủy đậu. Với người lớn thì bệnh thủy đậu cũng thường nhẹ, không để lại di chứng, chỉ cần giữ cho những nốt mụn được sạch và không để bị nhiễm trùng. Nếu có điều kiện cháu nên đi khám ở cơ sở y tế để được các bác sĩ chẩn đoán chính xác lí do.</p><p></p><p>Chúc cháu luôn vui và mạnh khỏe!</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Cách chữa trị viêm họng hạt</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: Nguyễn Hoài Phương</p><p></p><p>Chào bác sĩ.</p><p></p><p>Cháu năm nay 13 tuổi là nữ giới! Cháu bị viêm họng hạt. Bác sĩ cho cháu hỏi là làm thế nào để chữa khỏi bệnh, việc súc miệng bằng nước muối loãng hàng ngày có phòng được biến chứng không và cách súc miệng như thế nào? Thỉnh thoảng cháu bị viêm họng cấp thì làm thế nào để đề phòng?</p><p></p><p>Cảm ơn bác sĩ.</p><p></p><p><span style="font-size: 12px"><strong>Bác sĩ Nguyễn Văn An</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào bạn!</p><p></p><p>Viêm họng hạt là bệnh viêm họng mãn tính. Chỉ chữa trị khi có biểu hiện của đợt viêm họng cấp, triệu chứng: đau rát họng, có thể có sốt, ho khạc đờm xanh, nói khó, nuốt đau,… Điều trị đợt cấp bằng các thuốc kháng sinh, chống viêm, giảm đau. Còn lại, phòng bệnh là chủ yếu. Phòng bệnh bằng cách, vệ sinh răng miệng sạch sẽ hàng ngày (đánh răng sau khi ăn và trước khi đi ngủ), súc miệng bằng dung dịch súc miệng ngày 2 – 3 lần. Cần chữa trị triệt để các viêm nhiễm khác vùng họng miệng (viêm amidan, viêm lợi, viêm quanh răng,….) và các viêm nhiễm của mũi xoang (viêm xoang cấp và mãn tính) vì các viêm nhiễm này là yếu tố thuận lợi đối với bệnh viêm họng. Ngoài ra, cần phải giữ ấm cơ thể khi thời tiết lạnh và khi ngủ không nên để quạt thổi gió trực tiếp vào mặt.</p><p></p><p>Chúc bạn sức khỏe!</p><p></p><p></p><p style="text-align: right">Theo ViCare</p><p>[/QUOTE]</p>
[QUOTE="Hỏi Đáp Bác Sỹ, post: 40178, member: 11284"] Viêm họng hạt là một căn bệnh kéo dài và liên tục nhiều lần ở vùng hầu họng. Nó không chỉ gây bất tiện cho người mắc phải mà còn ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của những người đó. [SIZE=5][B]Cách điều trị dứt điểm viêm Amydan và viêm họng hạt[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: Nguyen Chào bác sĩ! Em soi gương thấy nhiều hạt đỏ trên đầu lưỡi và cuống lưỡi, những hạt lớn như mụn bọc. Em đi khám bác sĩ bảo bị viêm amydan và viêm họng hạt. Vậy cho em hỏi cách điều trị như thế nào cho hết hẳn. Nếu cắt amydan hiện tại phương pháp nào là tốt nhất và không để lại sẹo ạ? Mong bác sĩ trả lời sớm cho em biết? [SIZE=3][B]Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa[/B][/SIZE] Chào bạn! Viêm họng hạt là một bệnh viêm nhiễm mãn tính thường gặp và chủ yếu xảy ra ở người trưởng thành. Tuy nhiên, bệnh viêm họng hạt vẫn có thể chữa khỏi bằng cách uống thuốc đúng và cũng có thể phòng tránh để hạn chế hoặc không mắc phải. Để chữa trị viêm họng hạt có hiệu quả cao cần loại bỏ hiện tượng viêm nhiễm do vi khuẩn hoặc do vi nấm gây ra. Để làm được điều đó thì cần nuôi cấy, phân lập được vi khuẩn hoặc vi nấm và làm kháng sinh đồ để lựa chọn kháng sinh thích hợp cho chữa trị tiêu diệt mầm bệnh là lý tưởng nhất. Bên cạnh đó cần khám mũi, xoang xem có bị viêm nhiễm hay không, nếu có phải chữa trị kết hợp lúc đó mới hy vọng chữa trị viêm họng hạt có kết quả. Ngoài ra, để giảm bớt biểu hiện và đề phòng những đợt cấp hoặc biến chứng, nên áp dụng một phương pháp đơn giản mà hiệu quả: súc họng bằng nước muối loãng. Nước muối để ngậm cần có độ mặn tương đương với nước canh và ấm hơn thân nhiệt vài độ (nhất là về mùa lạnh) để gây giãn mạch, tăng tuần hoàn tại chỗ, khiến bạch cầu đến đây nhiều hơn. Nên pha sẵn nước muối mặn đựng vào chai, khi súc họng thì pha thêm nước nóng để có độ mặn và độ nóng cần thiết. Trước tiên, cần súc sạch khoang miệng bằng nước muối đã pha trong khoảng 30 giây. Nếu cảm thấy miệng chưa thật sạch thì làm thêm một lần nữa rồi mới súc họng. Xúc họng khoảng 3-4 lần nữa với nước muối mới, cho đến khi họng không còn cảm giác vướng víu nữa. Cứ 3 giờ súc họng một lần. Nếu họng đang viêm cấp, khoảng cách giữa hai lần súc họng có thể gần hơn. Điều quan trọng nhất là phải nhớ súc họng trước và sau khi ngủ. Với người hay đi tiểu đêm, cần phải súc họng cả trong những lần thức giấc này. Kết quả của việc súc họng nước muối sẽ được thấy rõ sau khoảng vài ngày, đặc biệt đối với những bệnh nhân đang ở đợt cấp. Phương pháp cắt Amydan ưu Việt nhất hiện nay là cắt Amydan bằng Coblator nhiều nghiên cứu cho thấy phương pháp này ít đau, ít mất máu, mau hồi phục và tỷ lệ chảy máu muộn thấp. Tuy nhiên bạn nên cân nhắc vì cắt Amydan cũng có thể có biến chứng sau mổ, vì vậy chỉ có một số chỉ định nhất định, cụ thể nên cắt Amydan trong các tình huống sau đây: Viêm Amydan mãn tính có 4 đợt tái phát trong 1 năm.Viêm Amydan mãn tính kéo dài đã được chữa trị Nội khoa tích cực trong vòng 4 – 6 tuần bệnh nhân vẫn đau họng, viêm hạch cổ , hơi thở hôi. Ápxe quanh Amydan ít nhất một lần phải nhập viện chữa trị . Viêm Amydan gây biến chứng sốt thấp khớp, viêm vi cầu thận hoặc gây viêm tai giữa, viêm xoang….tái đi tái lại nhiều lần. Amydan quá phát bít tắc hô hấp trên gây ngủ ngáy, ngủ không yên giấc, có những cơn ngưng thở trong lúc ngủ, bất thường về phát âm, khó nuốt, chậm phát triển thể chất. Amydan chỉ to một bên kèm sưng hạch cổ cùng bên nghi ngờ ung thư Amydan. Chúc bạn sống khỏe! [SIZE=5][B]Viêm họng hạt, viêm hạch bạch huyết, mỗi khi tắm xong thì thấy rất dễ chịu là sao?[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: Giấu tên Chào bác sĩ! Cháu là nam giới, năm nay 17 tuổi, cháu bị viêm họng hạt đã 6 tháng nhưng không khỏi. Cháu lâu lâu cháu thấy nặng ở cằm đi khám bác sĩ nói bị viêm hạch bạch tuyết nhưng mỗi khi cháu tắm xong thì thấy rất dễ chịu như là không có bệnh gì. Xin hỏi bác sĩ trường hợp của cháu phải làm thế nào ạ? Cảm ơn bác sĩ. [SIZE=3][B]Bác sĩ Đặng Phương Liên[/B][/SIZE] Chào cháu! Viêm họng là bệnh rất thường gặp, xảy ra do tình trạng viêm nhiễm ở niêm mạc họng, với nhiều triệu chứng khác nhau, tùy theo đặc trưng của các tác nhân gây bệnh (vi khuẩn, virut…), tiến triển của bệnh hoặc lứa tuổi. Nếu không được chữa trị hợp lý thì viêm họng sẽ dễ trở thành viêm họng mãn tính, viêm họng hạt. Vùng cổ và mặt có lưới hạch bạch huyết (không phải hạch bạch tuyết, cháu nhé) phong phú. Các nhóm hạch này có thể bị nhiễm khuẩn, nhất là nhóm dưới hàm, mang tai, bên cổ, má. Nguyên nhân gây viêm hạch cổ, mặt cấp tính thường là tổn thương vùng răng miệng (viêm quanh răng, quanh cuống răng, lợi, niêm mạc miệng, biến chứng sau nhổ răng), do tổn thương ở da (loét da, nhọt ở da) hoặc do viêm amiđan, viêm họng. Vùng hay bị viêm là dưới hàm và bên cổ vì hầu hết các đường bạch huyết vùng đầu cổ đều dẫn tới đó. Lý do khiến cháu thấy dễ chịu mỗi khi tắm xong, là vì trong khi tắm, cháu đã hít nhiều hơi nước, nhất là hơi nước ấm, giúp làm thuyên giảm tình trạng viêm họng. Cháu cần chữa trị dứt điểm viêm họng hạt. Nếu cháu đã chữa trị theo đơn thuốc của bác sĩ kê nhưng bệnh chưa khỏi thì cần tái khám để bác sĩ khám đánh giá lại tổn thương thực thể hiện tại, ngoáy họng lấy vi khuẩn làm xét nghiệm kháng sinh đồ để có thể kê đơn thuốc chính xác, hiệu quả hơn. Bên cạnh việc uống thuốc, cháu cần giữ ấm vùng cổ, súc họng bằng nước muối sinh lý, không hút thuốc lá, chú ý đến chế độ dinh dưỡng, uống đủ nước mỗi ngày, sắp xếp công việc, học tập và nghỉ ngơi hợp lý để cơ thể khỏe mạnh, có sức chống đỡ với bệnh tật. Chúc cháu mau khỏi! [SIZE=5][B]Bệnh viêm họng hạt có lây không?[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: Giấu tên Chào bác sĩ. Xin bác sĩ giải đáp cho tôi biểu hiện của bệnh viêm họng hạt, bệnh này có lây không ạ? Cảm ơn bác sĩ. Chào bạn. Viêm họng hạt là từ dùng để nói về viêm họng thường xuyên, tái phát nhiều lần gọi là viêm họng mãn tính. Viêm họng mãn tính rất nhiều người mắc. Do có nhiều lí do gây ra bệnh này nếu không tìm hiểu kỹ để chữa thì viêm họng rất dễ tái phát. Hễ cứ họng khó chịu 1 tý, đau đau một tý, nuốt vướng 1 tý, đàm cổ 1 tý, ngứa cổ 1 tý, ho 1 ít, kéo dài 1 tuần ra hiệu thuốc gần nhà mua vài chục ngàn uống, không hết, khi đi khám sẽ được bác sĩ gọi là viêm họng mãn tính. Bệnh này nhiều khi không cần bác sĩ Tai Mũi Họng khám hay cho thuốc, tự nhiên sẽ hết nhưng cũng có khi bệnh kéo dài từ năm này qua năm khác, chữa kiểu gì cũng không hết như tình huống của bạn. Chữa viêm họng kiểu như của bạn cần tổng hợp nhiều phương pháp, không chỉ uống thuốc. Bây giờ phải làm gì đây? 1. Thay đổi thói quen sống và luyện tập cơ thể: • Trước hết, bạn nên thay đổi các thói quen sinh hoạt hàng ngày như không: ăn nóng, uống lạnh, cay, chua, dầu mỡ, rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích khác. • Luyện tập cơ thể tăng cường khả năng chống đỡ bệnh tật. Tập thể dục thể thao đều đặn mỗi ngày “mồ hôi phải ra ướt một cái áo thể thao”. Chú ý tập nơi không khí trong lành như công viên, tránh nơi bụi bặm, nóng bức, ô nhiễm. • Không nằm ngủ, lao động, học tập quá lâu >2h trong phòng máy lạnh. Phòng máy lạnh chỉ để nhiệt độ >27 độ C và phải có quạt hút thay đổi không khí trong phòng định kỳ và phải có máy phun hơi nước tạo độ ẩm trong phòng chống khô họng, khô mũi cho người sử dụng. • Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, chế độ ăn cân đối, tăng cường ăn rau xanh hoa quả trái cây, học hành làm việc nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc 7 giờ/đêm. • Không được ăn xong nằm ngay tránh trào ngược thức ăn hay trào dịch acid dạ dày lên họng gây khô họng, nóng cổ, viêm họng. Chỉ nằm sau ăn 2 giờ. Không ăn uống trước khi đi ngủ 2 tiếng, nên ”đi ngủ với 1 cái bụng trống rỗng”. • Tránh thức khuya và không nên quá lo lắng về bệnh gây phản ứng tâm lý không tốt kiểu như “hay là mình bị ung thư mà bác sĩ chưa tìm ra???”… Làm cho bệnh ngày một nặng hơn. Nếu bị stress kéo dài do áp lực công việc, học hành nên nói chuyện với bác sĩ Tâm lý để tìm cách vượt qua các rối loạn tâm lý. Chữa trị trầm cảm nếu có. 2. Thuốc: • Bỏ tất cả các thuốc súc họng, súc miệng nếu có kể cả nước muối. Dùng kéo dài các thuốc này gây tác động không tốt đến môi trường vi sinh vật cộng sinh trong họng miệng. Chỉ đánh răng hàng ngày sau ăn. • Nếu bệnh dạ dày, đau thượng vị, ợ hơi, ợ chua phải nội soi dạ dày, dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ Tiêu hóa cho hết bệnh dạ dày. • Nội soi mũi, vòm mũi họng ở bác sĩ tai mũi họng kiểm tra xem có bị bệnh viêm mũi, viêm xoang mãn tính hay chảy đàm dịch vào cổ hay không. Nếu có phải chữa dứt điểm các bệnh này. • Uống các thuốc sau đây 1 tuần: 1/ Dogmatil 50mg, ngày 2 viên chia 2 lần sáng tối. 2/ Decontractyl 250 mg, ngày 3 viên chia 3 lần. 3/ Stilnox 10mg, 1 viên/ ngày, tối trước ngủ. 4/ Dorithricin ngậm 3 ngày, ngày 3 viên chia 3 lần. Viêm họng hạt không lây bạn nhé. Chúc bạn mạnh khỏe. Nguồn sưu tầm Nguồn: songkhoe.vn [SIZE=5][B]Viêm họng hạt nổi kèm mề đay[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: 988928078 Thưa bác sĩ. Cháu bị viêm họng hạt, sốt cao trong khoảng 39->39,5° 1 tuần đìều trị thì hết sốt. Nhưng khi hết sốt trên da tay cháu xuất hịên nốt đỏ, như mụn trứng cá, mỗi ngày lại lên mấy cái. Vậy bác cho cháu hỏi cháu bị sao ạ. [SIZE=3][B]Bác sĩ Nguyễn Vũ Cẩm Tú[/B][/SIZE] Chào cháu. Viêm họng hạt là một bệnh mạn tính, thường không gây ra sốt. Trong tình huống của cháu sốt cao một tuần, sau khi hết sốt xuất hiện các nốt đỏ như mụn trứng cá trên da cần nghĩ tới sốt do lí do khác mà hay gặp nhất là sốt phát ban do virus. Đặc điểm của sốt phát ban do virus thường là sốt cao khoảng 5- 7 ngày, sau đó hết sốt và xuất hiện phát ban trên da. Có rất nhiều virus gây sốt phát ban, bệnh thường là lành tính. Tuy nhiên trong mùa này cần cảnh giác với một bệnh do virus cũng gây sốt cao và nổi các nốt mụn trên da là bệnh thủy đậu. Với người lớn thì bệnh thủy đậu cũng thường nhẹ, không để lại di chứng, chỉ cần giữ cho những nốt mụn được sạch và không để bị nhiễm trùng. Nếu có điều kiện cháu nên đi khám ở cơ sở y tế để được các bác sĩ chẩn đoán chính xác lí do. Chúc cháu luôn vui và mạnh khỏe! [SIZE=5][B]Cách chữa trị viêm họng hạt[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: Nguyễn Hoài Phương Chào bác sĩ. Cháu năm nay 13 tuổi là nữ giới! Cháu bị viêm họng hạt. Bác sĩ cho cháu hỏi là làm thế nào để chữa khỏi bệnh, việc súc miệng bằng nước muối loãng hàng ngày có phòng được biến chứng không và cách súc miệng như thế nào? Thỉnh thoảng cháu bị viêm họng cấp thì làm thế nào để đề phòng? Cảm ơn bác sĩ. [SIZE=3][B]Bác sĩ Nguyễn Văn An[/B][/SIZE] Chào bạn! Viêm họng hạt là bệnh viêm họng mãn tính. Chỉ chữa trị khi có biểu hiện của đợt viêm họng cấp, triệu chứng: đau rát họng, có thể có sốt, ho khạc đờm xanh, nói khó, nuốt đau,… Điều trị đợt cấp bằng các thuốc kháng sinh, chống viêm, giảm đau. Còn lại, phòng bệnh là chủ yếu. Phòng bệnh bằng cách, vệ sinh răng miệng sạch sẽ hàng ngày (đánh răng sau khi ăn và trước khi đi ngủ), súc miệng bằng dung dịch súc miệng ngày 2 – 3 lần. Cần chữa trị triệt để các viêm nhiễm khác vùng họng miệng (viêm amidan, viêm lợi, viêm quanh răng,….) và các viêm nhiễm của mũi xoang (viêm xoang cấp và mãn tính) vì các viêm nhiễm này là yếu tố thuận lợi đối với bệnh viêm họng. Ngoài ra, cần phải giữ ấm cơ thể khi thời tiết lạnh và khi ngủ không nên để quạt thổi gió trực tiếp vào mặt. Chúc bạn sức khỏe! [RIGHT]Theo ViCare[/RIGHT] [/QUOTE]
Xem thử
Tên
Mã xác nhận
Trả lời
Trang chủ
Tư Vấn
BÁC SỸ TRỰC TUYẾN TƯ VẤN
HỎI BÁC SỸ
Tuyển chọn những câu hỏi hay nhất về bệnh viêm họng hạt
Top
Dưới