Menu
Trang chủ
Tư Vấn
Bài viết mới
Tìm chủ đề
Mới!
Bài viết mới
Tài liệu mới
Trạng thái mới
Hoạt động mới nhất
Tài liệu
Latest reviews
Tìm Tài liệu
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Trạng thái mới
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Chat
0
Tư Vấn
Đăng nhập
Đăng ký
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Bài viết mới
Tìm chủ đề
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Menu
Trả lời chủ đề
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
Trang chủ
Tư Vấn
BÁC SỸ TRỰC TUYẾN TƯ VẤN
HỎI BÁC SỸ
Lưu ý cần biết khi dùng thuốc nhỏ mũi
Nội dung
<p>[QUOTE="Hỏi Đáp Bác Sỹ, post: 40195, member: 11284"]</p><p>Cùng với dạng xịt, thuốc nhỏ là một trong những hình thức dược phẩm mới hỗ trợ điều trị các vấn đề ở mũi khá phổ biến. Vậy, làm thế nào để sử dụng chúng một cách thật hiệu quả và an toàn?</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Điều trị sau khi dùng thuốc nhỏ mũi dài ngày</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: saplayvo</p><p></p><p>Chào bác sĩ.</p><p></p><p>Em là nam 25 tuổi. Cách đây khoảng 3 tháng em sau khi nội soi Tai – Mũi – Họng về thì em bị viêm mũi, ít hắt xì nhưng nước mũi chảy nhiều và trong. Sau đó em có uống thuốc Xylometazolin cứ nhỏ là hết biểu hiện nhưng ngưng thì lại bị, dẫn đến em lạm dụng uống thuốc kéo dài khoảng 15 ngày. Sau đó em có ngưng thuốc và chỉ uống thuốc chiết xuất thảo dược cùng nước muối sinh lý. Cách đây 1 tuần em cảm thấy đã hết ngạt mũi, nước mũi cũng ít hơn nhưng đôi khi gặp người hút thuốc lá là lại bị hắt hơi liên tục trung bình mỗi phút 1 lần, mỗi lần hắt xì 2 cái liên tiếp. Nước mũi lại ròng rã chảy. Rồi em lại uống thuốc, lại khỏi nhưng khi em ngưng thuốc thì có cảm giác khô niêm mạc sau mũi vòm họng. Cảm giác khô khan khó chịu, mỗi lần chảy nước mũi tuy sụt sịt nhưng do có độ ẩm nên em cảm thấy dễ chịu hơn. Bây giờ không biết phải chữa biểu hiện khô niêm mạc mũi thế nào, xin bác sĩ giúp đỡ.</p><p></p><p>Em cảm ơn bác sĩ.</p><p></p><p>Chào bạn!</p><p></p><p>Viêm mũi xoang là bệnh liên quan trực tiếp đến môi trường nên khi môi trường sống thay đổi như khi thời tiết chuyển mùa, ô nhiễm… Bệnh có thể sẽ tái phát. Đặc biệt là bạn có các biểu hiện của viêm mũi xoang dị ứng: đó là khi bị ngứa mũi, hắt hơi, nghẹt mũi, chảy nước mũi trong, khạc đàm, đau đầu, mệt mỏi ể oải,… thì bệnh sẽ tái phát thường xuyên. Đáng buồn là không có thuốc nào chữa khỏi dị ứng trừ khi được giải dị ứng(gọi là giải mẫn cảm).</p><p></p><p>Ở Việt Nam, bạn có thể đến khám tại Trung tâm miễn dịch dị ứng lâm sàng – Bệnh viện Bạch Mai để được khám và giải mẫn cảm nếu có thể để giảm dị ứng và các thể của nó như mề đay trên da, hen suyễn, viêm kết mạc dị ứng(ngứa mắt). Khi vẫn chưa được giải dị ứng thì bạn vẫn phải sống chung với dị ứng và uống thuốc để làm giảm dị ứng.</p><p></p><p>Trước mắt, cần tránh tất cả các chất mùi mà khi hít vào gây dị ứng(phấn hoa, nước hoa, xà phòng giặt, nước xả); luôn luôn tránh thức ăn gây dị ứng(phải ăn thử mới biết), thường xuyên giặt giũ phơi màn chiếu chăn ga (có bọ gây dị ứng), siêng năng vệ sinh lau bụi nhà bằng nước (không nên quét bằng chổi vì quét sẽ làm bụi bốc lên, hít vào gây hắt xì), chú ý tránh xa lông động vật – vật nuôi (gây dị ứng).</p><p></p><p>Thuốc chữa viêm mũi, viêm xoang hay chữa dị ứng có nhiều loại, tùy tình huống bệnh nặng nhẹ khác nhau. Nhất thiết phải uống thuốc theo đơn bác sỹ. Xylometazolin là thuốc co mạch. Chỉ có tác dụng làm thông mũi tạm thời, hết thời gian tác dụng, mũi sẽ nghẹt lại, uống thuốc này lâu dài sẽ dẫn đến nghiện thuốc. Nên chấm dứt sớm vì thuốc này không chữa được dị ứng mà chỉ làm giảm nghẹt mũi. Bạn nên đến khám bác sỹ tai mũi họng, lấy đơn thuốc đi mua thuốc ở nhà thuốc về uống. Bạn cũng có thể dùng Avamys 27,5 microgam loại lọ xịt mũi, xịt mũi 2 xịt/mỗi mũi ngày 1 lần. Thuốc có thẻ dùng lâu dài hàng tháng không có tác dụng phụ.</p><p></p><p>Chúc bạn nhanh khỏi bệnh!</p><p></p><p>Nguồn sưu tầm Nguồn: songkhoe.vn</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Nên dùng thuốc nào để nhỏ mũi?</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: minhemphuongxath</p><p></p><p>Chào bác sĩ.</p><p></p><p>Cháu 22 tuổi, cháu vá màng nhĩ được mấy tháng rồi, nhưng cứ trời lạnh mũi cháu lại ngứa và chảy nước mũi, mà mỗi lần mũi bị vậy lại ảnh hưởng tới tai, làm tai cháu nhói và có nước trở lại. Vậy bác sĩ cho cháu hỏi cháu có nên mua thuốc gì về nhỏ mũi không?</p><p></p><p>Cháu xin cảm ơn bác sĩ.</p><p></p><p>Chào bạn.</p><p></p><p>Về mặt cấu trúc cơ thể thì tai nối thông với mũi thông qua vòi nhĩ. Vòi nhĩ có nhiệm vụ đưa không khí từ mũi lên tai làm căng màng nhĩ, cung cấp không khí cho hang chũm giúp tai hoạt động bình thường. Vòi nhĩ cũng là nơi dẫn các chất tiết của niêm mạc hòm nhĩ xuống họng và thải ra ngoài. Khi bạn bị viêm mũi xoang sẽ tác động lên tai nên cần phải chữa và kiểm soát tốt bệnh mũi xoang. Bệnh viêm mũi xoang kéo dài, có thể hết rồi lại tái phát thường gặp khi trời lạnh đó là viêm mũi dị ứng với các triệu chứng ngứa mũi, hắt xì, nghẹt mũi, chảy mũi trong lúc đầu sau đó mũi đặc vàng xanh,…</p><p></p><p>Viêm mũi dị ứng liên quan trực tiếp đến môi trường nơi bạn công tác, sinh sống, di chuyển, chế độ ăn uống. Chỉ cần có chất gây dị ứng trong môi trường sống của bạn và bạn hít vào, ăn uống vào,… là bạn sẽ bị dị ứng. Đáng buồn là không có thuốc nào chữa khỏi dị ứng trừ khi bạn được giải dị ứng (gọi là giải mẫn cảm). Bạn nên đến khám tại Trung tâm Miễn dịch – Dị ứng lâm sàng của Bệnh viện Bạch Mai để được khám và giải mẫn cảm nếu có thể để giảm dị ứng và các thể của nó như mề đay trên da, hen suyễn, viêm kết mạc dị ứng (ngứa mắt).</p><p></p><p>Trước mắt, bạn cần tránh tất cả các chất mùi mà bạn hít vào gây dị ứng (phấn hoa, nước hoa, xà phòng giặt, nước xả); tránh thức ăn gây dị ứng (phải ăn thử mới biết), giặt giũ phơi màn chiếu chăn ga (có bọ gây dị ứng), lau bụi nhà bằng nước (quét sẽ bốc lên, hít vào gây hắt xì), tránh xa lông động vật-vật nuôi. Và, dùng các thuốc sau 1 tháng, sau đó ngưng thuốc, khi nào hắt hơi lại thì dùng thêm 1 tháng rồi nghỉ.</p><p></p><p>Montelukast 10 mg: Ngày 1 viên tối.</p><p></p><p>Loratadin 10mg: 1 viên/ngày.</p><p></p><p>Avamys 27,5mg: 1 lọ, ngày xịt 2 xịt/1 mũi trong 1 tháng.</p><p></p><p>Chúc bạn vui vẻ.</p><p></p><p>Nguồn sưu tầm Nguồn: songkhoe.vn</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Sáng ngủ dậy bé hay bị ho khò khè ngạt mũi, hắt xì và bị ấm trán</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: Giấu tên</p><p></p><p>Chào bác sĩ. Con nhà em đựơc 4 tháng rưỡi, 5 kg. Sáng ngủ dậy bé hay bị ho khò khè ngạt mũi thỉnh thoảng lại hắt xì và bị ấm trán nữa, bé vẩn bú má và nói chuyện bình thường. Xin bác sĩ cho hỏi con em có bị sao không? Cảm ơn bác sĩ!</p><p></p><p><span style="font-size: 12px"><strong>Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào bạn.</p><p></p><p>Triệu chứng như con bạn là trẻ bị viêm đường hô hấp trên, nhưng ở mức độ nhẹ, trẻ không sốt, vẫn ăn chơi bình thường thì bạn chỉ nên theo dõi các triệu chứng khác thường ở bé, uống thuốc nhỏ mũi hoặc dùng nước muối sinh lý nhỏ vệ sinh mũi cho trẻ. Để sức đề kháng của trẻ phát huy và tự khỏi bệnh thì trẻ sẽ khỏe mạnh hơn, lần sau ít ốm hơn. Nếu trẻ kèm theo sốt, khó thở, quấy khóc nhiều thì nên đưa bé đi khám bệnh, và khi đã uống thuốc phải dùng đủ liều, đủ thuốc và đủ thời gian. Không nên tự ý mua thuốc kháng sinh về cho bé uống khi mới chỉ ốm sơ sơ, đồng thời cho uống vài ngày thấy không thấy vấn đề gì lớn lại dừng thuốc.</p><p></p><p>Chúc bạn nuôi con mạnh khỏe!</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Bị ngạt mũi lâu năm chữa thế nào?</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: BLACK CAT</p><p></p><p>Chào bác sĩ!</p><p></p><p>Em tên Nam, 27 tuổi. Em bị ngạt mũi khoảng hơn 6 năm rồi. Mỗi lần ngạt em lại xịt thuốc (Coldi B) nhưng xịt vào chỉ kéo dài được khoảng 7h rồi sau đó lại ngạt, có thể dùng cách nữa là dùng tay kéo 2 cánh mũi thì có thể thở được. Bệnh của em không nặng hơn nhưng cũng không hề có dấu hiệu giảm đi. Mong bác sĩ cho em lời khuyên bởi em đã thấy sợ loại thuốc này và do công việc nên không phải ở đâu họ cũng bán loại thuốc này.</p><p></p><p>Cảm ơn bác sĩ!</p><p></p><p><span style="font-size: 12px"><strong>Bác sĩ Nguyễn Văn An</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào bạn!</p><p></p><p>Thuốc Coldi B là một loại thuốc nhỏ mũi có thành phần chính là Oxymetazoline có tác dụng làm co mạch, dẫn đến giảm lưu lượng máu và giảm xung huyết mũi, làm mũi được thông khí trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên tránh uống thuốc dài ngày (không quá 1 tuần) vì có nguy cơ mắc lại ngạt mũi và viêm mũi do thuốc.</p><p></p><p>Trường hợp của bạn đã lạm dụng loại thuốc này do không đọc kỹ hướng dẫn sử dụng. Tôi khuyên bạn nên dừng ngay loại thuốc này lại và đi khám chuyên khoa Tai Mũi Họng để tìm ra lí do chính xác và có hướng chữa trị triệt để.</p><p></p><p>Chúc bạn sống khỏe!</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Sổ mũi 1 tuần không khỏi phải làm sao?</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: Giấu tên</p><p></p><p>Chào bác sĩ!</p><p></p><p>Cháu năm nay 20 tuổi, cháu có bị sổ mũi 1 tuần nay mà không khỏi. Cháu có uống Paracetamol mà không khỏi. Bác sĩ có cách nào giúp cháu không ạ?</p><p></p><p>Cháu cám ơn!</p><p></p><p><span style="font-size: 12px"><strong>Bác sĩ Nguyễn Thị Vân</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào cháu!</p><p></p><p>Sổ mũi là phản ứng của niêm mạc mũi với các tác nhân từ bên ngoài bằng gây xuất tiết dịch. Sổ mũi có thể gặp trong các tình huống sau:</p><p></p><p>Tiếp xúc với không khí nóng, lạnh đột ngột (thường xuyên ra vào phòng có máy điều hòa không khí).</p><p></p><p>Tiếp xúc với chất gây dị ứng mũi (mùi lạ, bụi nhà, phấn hoa, lông chó mèo, hóa chất,…).</p><p></p><p>Nhiễm vi khuẩn, virus… trong viêm mũi họng, viêm xoang…</p><p></p><p>Nguyên tắc cơ bản nhất của chữa trị sổ mũi là phải vệ sinh được sạch, sâu bên trong khoang mũi. Phải đẩy được hết dịch nhầy, bụi bẩn, vi khuẩn… ra ngoài mũi, để không còn tác nhân gây bệnh thì mới khỏi được bệnh. Cháu thường xuyên vệ sinh mũi sạch sẽ bằng cách nhỏ nước muối sinh lý khoảng 3-4 lần trong ngày, đi ra ngoài nên dùng khẩu trang để tránh bụi bẩn và sự thay đổi khí hậu đột ngột. Cháu có thể mua thuốc nhỏ mũi dạng muối sinh lý hay dạng nước biển.</p><p></p><p>Nếu biện pháp xử lý sổ mũi không phát huy hiệu quả hoặc có hiện tượng nước mũi đặc và xanh hoặc lẫn máu cháu nên đi khám bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng để được chẩn đoán chính xác lí do và chữa trị kịp thời.</p><p></p><p>Chúc cháu mau khỏi bệnh!</p><p></p><p></p><p style="text-align: right">Theo ViCare</p><p>[/QUOTE]</p>
[QUOTE="Hỏi Đáp Bác Sỹ, post: 40195, member: 11284"] Cùng với dạng xịt, thuốc nhỏ là một trong những hình thức dược phẩm mới hỗ trợ điều trị các vấn đề ở mũi khá phổ biến. Vậy, làm thế nào để sử dụng chúng một cách thật hiệu quả và an toàn? [SIZE=5][B]Điều trị sau khi dùng thuốc nhỏ mũi dài ngày[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: saplayvo Chào bác sĩ. Em là nam 25 tuổi. Cách đây khoảng 3 tháng em sau khi nội soi Tai – Mũi – Họng về thì em bị viêm mũi, ít hắt xì nhưng nước mũi chảy nhiều và trong. Sau đó em có uống thuốc Xylometazolin cứ nhỏ là hết biểu hiện nhưng ngưng thì lại bị, dẫn đến em lạm dụng uống thuốc kéo dài khoảng 15 ngày. Sau đó em có ngưng thuốc và chỉ uống thuốc chiết xuất thảo dược cùng nước muối sinh lý. Cách đây 1 tuần em cảm thấy đã hết ngạt mũi, nước mũi cũng ít hơn nhưng đôi khi gặp người hút thuốc lá là lại bị hắt hơi liên tục trung bình mỗi phút 1 lần, mỗi lần hắt xì 2 cái liên tiếp. Nước mũi lại ròng rã chảy. Rồi em lại uống thuốc, lại khỏi nhưng khi em ngưng thuốc thì có cảm giác khô niêm mạc sau mũi vòm họng. Cảm giác khô khan khó chịu, mỗi lần chảy nước mũi tuy sụt sịt nhưng do có độ ẩm nên em cảm thấy dễ chịu hơn. Bây giờ không biết phải chữa biểu hiện khô niêm mạc mũi thế nào, xin bác sĩ giúp đỡ. Em cảm ơn bác sĩ. Chào bạn! Viêm mũi xoang là bệnh liên quan trực tiếp đến môi trường nên khi môi trường sống thay đổi như khi thời tiết chuyển mùa, ô nhiễm… Bệnh có thể sẽ tái phát. Đặc biệt là bạn có các biểu hiện của viêm mũi xoang dị ứng: đó là khi bị ngứa mũi, hắt hơi, nghẹt mũi, chảy nước mũi trong, khạc đàm, đau đầu, mệt mỏi ể oải,… thì bệnh sẽ tái phát thường xuyên. Đáng buồn là không có thuốc nào chữa khỏi dị ứng trừ khi được giải dị ứng(gọi là giải mẫn cảm). Ở Việt Nam, bạn có thể đến khám tại Trung tâm miễn dịch dị ứng lâm sàng – Bệnh viện Bạch Mai để được khám và giải mẫn cảm nếu có thể để giảm dị ứng và các thể của nó như mề đay trên da, hen suyễn, viêm kết mạc dị ứng(ngứa mắt). Khi vẫn chưa được giải dị ứng thì bạn vẫn phải sống chung với dị ứng và uống thuốc để làm giảm dị ứng. Trước mắt, cần tránh tất cả các chất mùi mà khi hít vào gây dị ứng(phấn hoa, nước hoa, xà phòng giặt, nước xả); luôn luôn tránh thức ăn gây dị ứng(phải ăn thử mới biết), thường xuyên giặt giũ phơi màn chiếu chăn ga (có bọ gây dị ứng), siêng năng vệ sinh lau bụi nhà bằng nước (không nên quét bằng chổi vì quét sẽ làm bụi bốc lên, hít vào gây hắt xì), chú ý tránh xa lông động vật – vật nuôi (gây dị ứng). Thuốc chữa viêm mũi, viêm xoang hay chữa dị ứng có nhiều loại, tùy tình huống bệnh nặng nhẹ khác nhau. Nhất thiết phải uống thuốc theo đơn bác sỹ. Xylometazolin là thuốc co mạch. Chỉ có tác dụng làm thông mũi tạm thời, hết thời gian tác dụng, mũi sẽ nghẹt lại, uống thuốc này lâu dài sẽ dẫn đến nghiện thuốc. Nên chấm dứt sớm vì thuốc này không chữa được dị ứng mà chỉ làm giảm nghẹt mũi. Bạn nên đến khám bác sỹ tai mũi họng, lấy đơn thuốc đi mua thuốc ở nhà thuốc về uống. Bạn cũng có thể dùng Avamys 27,5 microgam loại lọ xịt mũi, xịt mũi 2 xịt/mỗi mũi ngày 1 lần. Thuốc có thẻ dùng lâu dài hàng tháng không có tác dụng phụ. Chúc bạn nhanh khỏi bệnh! Nguồn sưu tầm Nguồn: songkhoe.vn [SIZE=5][B]Nên dùng thuốc nào để nhỏ mũi?[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: minhemphuongxath Chào bác sĩ. Cháu 22 tuổi, cháu vá màng nhĩ được mấy tháng rồi, nhưng cứ trời lạnh mũi cháu lại ngứa và chảy nước mũi, mà mỗi lần mũi bị vậy lại ảnh hưởng tới tai, làm tai cháu nhói và có nước trở lại. Vậy bác sĩ cho cháu hỏi cháu có nên mua thuốc gì về nhỏ mũi không? Cháu xin cảm ơn bác sĩ. Chào bạn. Về mặt cấu trúc cơ thể thì tai nối thông với mũi thông qua vòi nhĩ. Vòi nhĩ có nhiệm vụ đưa không khí từ mũi lên tai làm căng màng nhĩ, cung cấp không khí cho hang chũm giúp tai hoạt động bình thường. Vòi nhĩ cũng là nơi dẫn các chất tiết của niêm mạc hòm nhĩ xuống họng và thải ra ngoài. Khi bạn bị viêm mũi xoang sẽ tác động lên tai nên cần phải chữa và kiểm soát tốt bệnh mũi xoang. Bệnh viêm mũi xoang kéo dài, có thể hết rồi lại tái phát thường gặp khi trời lạnh đó là viêm mũi dị ứng với các triệu chứng ngứa mũi, hắt xì, nghẹt mũi, chảy mũi trong lúc đầu sau đó mũi đặc vàng xanh,… Viêm mũi dị ứng liên quan trực tiếp đến môi trường nơi bạn công tác, sinh sống, di chuyển, chế độ ăn uống. Chỉ cần có chất gây dị ứng trong môi trường sống của bạn và bạn hít vào, ăn uống vào,… là bạn sẽ bị dị ứng. Đáng buồn là không có thuốc nào chữa khỏi dị ứng trừ khi bạn được giải dị ứng (gọi là giải mẫn cảm). Bạn nên đến khám tại Trung tâm Miễn dịch – Dị ứng lâm sàng của Bệnh viện Bạch Mai để được khám và giải mẫn cảm nếu có thể để giảm dị ứng và các thể của nó như mề đay trên da, hen suyễn, viêm kết mạc dị ứng (ngứa mắt). Trước mắt, bạn cần tránh tất cả các chất mùi mà bạn hít vào gây dị ứng (phấn hoa, nước hoa, xà phòng giặt, nước xả); tránh thức ăn gây dị ứng (phải ăn thử mới biết), giặt giũ phơi màn chiếu chăn ga (có bọ gây dị ứng), lau bụi nhà bằng nước (quét sẽ bốc lên, hít vào gây hắt xì), tránh xa lông động vật-vật nuôi. Và, dùng các thuốc sau 1 tháng, sau đó ngưng thuốc, khi nào hắt hơi lại thì dùng thêm 1 tháng rồi nghỉ. Montelukast 10 mg: Ngày 1 viên tối. Loratadin 10mg: 1 viên/ngày. Avamys 27,5mg: 1 lọ, ngày xịt 2 xịt/1 mũi trong 1 tháng. Chúc bạn vui vẻ. Nguồn sưu tầm Nguồn: songkhoe.vn [SIZE=5][B]Sáng ngủ dậy bé hay bị ho khò khè ngạt mũi, hắt xì và bị ấm trán[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: Giấu tên Chào bác sĩ. Con nhà em đựơc 4 tháng rưỡi, 5 kg. Sáng ngủ dậy bé hay bị ho khò khè ngạt mũi thỉnh thoảng lại hắt xì và bị ấm trán nữa, bé vẩn bú má và nói chuyện bình thường. Xin bác sĩ cho hỏi con em có bị sao không? Cảm ơn bác sĩ! [SIZE=3][B]Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh[/B][/SIZE] Chào bạn. Triệu chứng như con bạn là trẻ bị viêm đường hô hấp trên, nhưng ở mức độ nhẹ, trẻ không sốt, vẫn ăn chơi bình thường thì bạn chỉ nên theo dõi các triệu chứng khác thường ở bé, uống thuốc nhỏ mũi hoặc dùng nước muối sinh lý nhỏ vệ sinh mũi cho trẻ. Để sức đề kháng của trẻ phát huy và tự khỏi bệnh thì trẻ sẽ khỏe mạnh hơn, lần sau ít ốm hơn. Nếu trẻ kèm theo sốt, khó thở, quấy khóc nhiều thì nên đưa bé đi khám bệnh, và khi đã uống thuốc phải dùng đủ liều, đủ thuốc và đủ thời gian. Không nên tự ý mua thuốc kháng sinh về cho bé uống khi mới chỉ ốm sơ sơ, đồng thời cho uống vài ngày thấy không thấy vấn đề gì lớn lại dừng thuốc. Chúc bạn nuôi con mạnh khỏe! [SIZE=5][B]Bị ngạt mũi lâu năm chữa thế nào?[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: BLACK CAT Chào bác sĩ! Em tên Nam, 27 tuổi. Em bị ngạt mũi khoảng hơn 6 năm rồi. Mỗi lần ngạt em lại xịt thuốc (Coldi B) nhưng xịt vào chỉ kéo dài được khoảng 7h rồi sau đó lại ngạt, có thể dùng cách nữa là dùng tay kéo 2 cánh mũi thì có thể thở được. Bệnh của em không nặng hơn nhưng cũng không hề có dấu hiệu giảm đi. Mong bác sĩ cho em lời khuyên bởi em đã thấy sợ loại thuốc này và do công việc nên không phải ở đâu họ cũng bán loại thuốc này. Cảm ơn bác sĩ! [SIZE=3][B]Bác sĩ Nguyễn Văn An[/B][/SIZE] Chào bạn! Thuốc Coldi B là một loại thuốc nhỏ mũi có thành phần chính là Oxymetazoline có tác dụng làm co mạch, dẫn đến giảm lưu lượng máu và giảm xung huyết mũi, làm mũi được thông khí trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên tránh uống thuốc dài ngày (không quá 1 tuần) vì có nguy cơ mắc lại ngạt mũi và viêm mũi do thuốc. Trường hợp của bạn đã lạm dụng loại thuốc này do không đọc kỹ hướng dẫn sử dụng. Tôi khuyên bạn nên dừng ngay loại thuốc này lại và đi khám chuyên khoa Tai Mũi Họng để tìm ra lí do chính xác và có hướng chữa trị triệt để. Chúc bạn sống khỏe! [SIZE=5][B]Sổ mũi 1 tuần không khỏi phải làm sao?[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: Giấu tên Chào bác sĩ! Cháu năm nay 20 tuổi, cháu có bị sổ mũi 1 tuần nay mà không khỏi. Cháu có uống Paracetamol mà không khỏi. Bác sĩ có cách nào giúp cháu không ạ? Cháu cám ơn! [SIZE=3][B]Bác sĩ Nguyễn Thị Vân[/B][/SIZE] Chào cháu! Sổ mũi là phản ứng của niêm mạc mũi với các tác nhân từ bên ngoài bằng gây xuất tiết dịch. Sổ mũi có thể gặp trong các tình huống sau: Tiếp xúc với không khí nóng, lạnh đột ngột (thường xuyên ra vào phòng có máy điều hòa không khí). Tiếp xúc với chất gây dị ứng mũi (mùi lạ, bụi nhà, phấn hoa, lông chó mèo, hóa chất,…). Nhiễm vi khuẩn, virus… trong viêm mũi họng, viêm xoang… Nguyên tắc cơ bản nhất của chữa trị sổ mũi là phải vệ sinh được sạch, sâu bên trong khoang mũi. Phải đẩy được hết dịch nhầy, bụi bẩn, vi khuẩn… ra ngoài mũi, để không còn tác nhân gây bệnh thì mới khỏi được bệnh. Cháu thường xuyên vệ sinh mũi sạch sẽ bằng cách nhỏ nước muối sinh lý khoảng 3-4 lần trong ngày, đi ra ngoài nên dùng khẩu trang để tránh bụi bẩn và sự thay đổi khí hậu đột ngột. Cháu có thể mua thuốc nhỏ mũi dạng muối sinh lý hay dạng nước biển. Nếu biện pháp xử lý sổ mũi không phát huy hiệu quả hoặc có hiện tượng nước mũi đặc và xanh hoặc lẫn máu cháu nên đi khám bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng để được chẩn đoán chính xác lí do và chữa trị kịp thời. Chúc cháu mau khỏi bệnh! [RIGHT]Theo ViCare[/RIGHT] [/QUOTE]
Xem thử
Tên
Mã xác nhận
Trả lời
Trang chủ
Tư Vấn
BÁC SỸ TRỰC TUYẾN TƯ VẤN
HỎI BÁC SỸ
Lưu ý cần biết khi dùng thuốc nhỏ mũi
Top
Dưới