Menu
Trang chủ
Tư Vấn
Bài viết mới
Tìm chủ đề
Mới!
Bài viết mới
Tài liệu mới
Trạng thái mới
Hoạt động mới nhất
Tài liệu
Latest reviews
Tìm Tài liệu
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Trạng thái mới
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Chat
0
Tư Vấn
Đăng nhập
Đăng ký
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Bài viết mới
Tìm chủ đề
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Menu
Trả lời chủ đề
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
Trang chủ
Tư Vấn
BÁC SỸ TRỰC TUYẾN TƯ VẤN
HỎI BÁC SỸ
Trẻ em nhiễm bệnh tay-chân-miệng nên ăn gì?
Nội dung
<p>[QUOTE="Hỏi Đáp Bác Sỹ, post: 40196, member: 11284"]</p><p>Chế độ ăn của trẻ em nhiễm tay chân miệng được nhiều bố mẹ quan tâm. Những lời khuyên sau sẽ giúp bố mẹ lựa chọn được khẩu phần ăn phù hợp với con mình.</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Cho trẻ bị tay chân miệng ăn gì?</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: Lãng Du</p><p></p><p>Thưa bác sĩ.</p><p></p><p>Trường hợp trẻ bị tay chân miệng thì nên cho cháu ăn uống như thế nào ạ?</p><p></p><p>Em cảm ơn bác sĩ!</p><p></p><p><span style="font-size: 12px"><strong>Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào em.</p><p></p><p>Bệnh tay chân miệng là căn bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, tỷ lệ mắc bệnh cao nhất là trẻ dưới 3 tuổi. Bệnh do siêu vi trùng đường ruột thuộc nhóm Coxasackieviruses và Enterovirus 71 gây ra. Khi mắc bệnh tay chân miệng, trẻ thường rất biếng ăn, thậm chí không chịu ăn do các vết loét trong niêm mạc miệng gây đau. Ngoài ra, khi mắc căn bệnh này, trẻ thường sốt, đau họng… nên rất mệt mỏi, rất hay quấy khóc, do đó thường sút cân.</p><p></p><p>Nếu trẻ mắc bệnh chân tay miệng, khi cho trẻ ăn uống, em cần lưu ý những điểm sau:</p><p></p><p>Rửa sạch tay trẻ trước khi cho trẻ ăn, không cho trẻ ngậm đồ chơi hay ngậm tay trong miệng. Cho trẻ ăn những món ăn trẻ thích. Không nên ép trẻ ăn khi trẻ đã từ chối ăn. Do có vết loét trong miệng nên trẻ thường đau và không muốn ăn. Vì vậy, em cần nấu thức ăn thật nhuyễn, mềm, đủ chất, làm lỏng thức ăn để trẻ dễ ăn hơn. Với rau củ quả, em cũng cần nấu nhuyễn cho trẻ. Phải làm nguội thức ăn rồi mới cho trẻ ăn. Cho trẻ ăn thành nhiều bữa nhỏ vì trẻ bị đau miệng nên mỗi bữa trẻ không ăn được nhiều. Khi cho trẻ ăn, tránh để thìa chạm vào vết loét trong miệng trẻ. Có thể cho trẻ ăn sữa chua, sữa bột, hoặc bột dinh dưỡng, cháo nấu thật nhuyễn, súp hầm kỹ, nước hoa quả tươi mát. Nếu trẻ còn bú mẹ, em cần cho trẻ bú như bình thường, có thể tăng số lần bú hàng ngày của trẻ. Sau khi trẻ ăn xong, cần cho trẻ súc miệng sạch sẽ hoặc lau sạch miệng trẻ.</p><p></p><p>Chúc sức khỏe!</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Bé 10 tháng bị nhiệt miệng trị thế nào?</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: Giấu tên</p><p></p><p>Chào bác sĩ!</p><p></p><p>Bé nhà cháu đang được 10 tháng, sau khi sốt 1 ngày thì bị nhiệt miệng, nổi nhiều đốm trắng trên vòm miệng, cả phía trong họng, bé đau rát không bú được, bác sĩ cho cháu hỏi các cách xử trí không uống thuốc và nếu phải dùng thì ưu tiên loại nào ạ. Cháu không muốn dùng kháng sinh cho bé thì chữa trị như thế nào ạ. Cháu rất mong sớm nhận được câu trả lời của các bác sĩ.</p><p></p><p>Cháu xin chân thành cảm ơn!</p><p></p><p><span style="font-size: 12px"><strong>Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào bạn!</p><p></p><p>Nhiệt miệng hay còn gọi là loét miệng là một bệnh thường gặp, bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, không gây nguy hiểm cho sức khỏe nhưng mỗi khi ăn uống gây xót, đau rát rất khó chịu, tiết nhiều nước bọt, ăn uống mất ngon. Đối với trẻ em khi bị nhiệt miệng dễ quấy khóc, chảy nhiều nước bọt ra ngoài miệng, bỏ ăn hoặc ăn rất ít dẫn đến tình trạng sút cân.</p><p></p><p>Nguyên nhân gây loét miệng thường xảy ra khi sức đề kháng bé yếu, chế độ ăn uống không đủ chất dinh dưỡng (vitamin nhóm B, PP, C…), tác nhân gây bệnh có thể do virus hoặc vi khuẩn.</p><p></p><p>Quan trọng bây giờ là bạn nên vệ sinh răng miệng cho bé thật tốt, mặc dù rất đau nhưng bạn cố gắng vệ sinh để tránh viêm nhiễm và tạo điều kiện thuận lợi cho nhiệt miệng mau lành. Chế độ ăn nhiều dinh dưỡng phải đảm bảo đủ 4 nhóm thức ăn, nhiều rau xanh, củ quả để bổ sung các yếu tố vi lượng, vitamin, đặc biệt là vitamin B, PP, C… Xay lỏng thức ăn và trái cây để bé dễ nuốt, sữa công thức, sữa chua, váng sữa vẫn cho bé ăn bình thường không kiêng cữ.</p><p></p><p>Điều trị chủ yếu dựa vào lí do, do chúng tôi không khám trực tiếp cho bé nên không thể giải đáp cho bạn cách uống thuốc, bạn cũng nên cẩn thận vì bệnh này cần phân biệt với bệnh tay chân miệng. Nếu thấy có dấu hiệu bất thường bạn nên đưa bé vào bệnh viện để khám sớm nhé.</p><p></p><p>Chúc bé mau khỏe!</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Bé 8 tháng tuổi bị bệnh liên miên uống Ceelin trong thời gian dài được không?</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: BE XIU</p><p></p><p>Chào bác sĩ!</p><p></p><p>Bé nhà cháu được 8 tháng tuổi nhưng hay bị bệnh lắm (10 ngày tuổi bị nhiễm trùng huyết, 4 tháng tuổi bị sốt xuất huyết, 6 tháng tuổi bị tay chân miệng, 6 tháng rưỡi bị bệnh sởi). Bác sĩ cho cháu hỏi bé 8 tháng uống Ceelin trong thời gian dài được không ạ? Và liều dùng là bao nhiêu ml? Đồng thời bé 8 tháng nhưng chưa mọc được cái răng nào và chỉ có 7.5 kg thôi ạ (khi sinh được 2.9kg), vậy bác sĩ có thể hướng dẫn cho ăn hay uống thêm thuốc gì cho hệ răng, xương không ạ?</p><p></p><p>Cảm ơn bác sĩ.</p><p></p><p><span style="font-size: 12px"><strong>Bác sĩ Nguyễn Mai Hương</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào cháu.</p><p></p><p>Bé nhà cháu hay ốm như vậy cho thấy sức đề kháng của bé không tốt. Sức đề kháng của bé như vậy có thể do các lí do sau đây:</p><p></p><p>Có thể liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của cháu khi mang thai. Cân nặng khi sinh của bé có 2,9 kg nên có thể thấy việc cung cấp dinh dưỡng trong thời kỳ bào thai chưa đầy đủ.</p><p></p><p>Cháu không nói rõ bé nhà cháu có được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và hiện nay còn tiếp tục bú mẹ hay không. Sữa mẹ cung cấp yếu tố miễn dịch tự nhiên của người mẹ, giúp trẻ chống lại bệnh tật. Vì vậy những trẻ không được bú mẹ hoàn toàn và đầy đủ có nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng cao hơn trẻ được bú mẹ.</p><p></p><p>Sức đề kháng còn liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của bé từ khi sinh đến nay. Theo như cháu nói hiện nay con cháu 8 tháng tuổi mà cân nặng 7,5 kg, bất kể là trẻ trai hay gái thì cân nặng của bé đang ở ranh giới với suy dinh dưỡng độ 1. Đây cũng có thể là lí do làm giảm sức đề kháng của bé nên bé hay bị ốm.</p><p></p><p>Các lí do trên cũng có thể lý giải việc chậm mọc răng của bé vì bình thường trẻ 6 tháng tuổi đã bắt đầu mọc răng sữa, nhưng cũng có thể sớm hơn (tháng thứ 5) hoặc muộn hơn (tháng 7 – 8). Chậm mọc răng nếu không phải là do bệnh còi xương thì có thể phải xem xét đến các yếu tố nguy cơ như trẻ đẻ thiếu tháng (dưới 34 tuần), trẻ có cân nặng thấp (dưới 2500 gam), trẻ không được nuôi bằng sữa mẹ trong vòng 6 tháng đầu, trẻ nuôi nhân tạo bằng nước cháo, ăn bổ sung quá sớm, và những trẻ hay bị viêm đường hô hấp, tiêu chảy kéo dài…</p><p></p><p>Với các phân tích như trên, để cải thiện tình trạng sức khỏe cho bé, cháu cần chú ý hơn nữa chế độ dinh dưỡng cho bé như sau:</p><p></p><p>Mỗi ngày 2-3 bữa cháo với đủ 4 nhóm chất bao gồm: chất bột (gạo, đỗ, mỳ…), chất đạm (thịt, cá, tôm, cua, trứng…), chất béo (dầu ăn, mỡ), vitamin và chất khoáng.</p><p></p><p>Tiếp tục bú mẹ đến 24 tháng.</p><p></p><p>1 – 2 bữa phụ bao gồm: sữa chua, hoa quả chín hoặc nước hoa quả sau mỗi bữa ăn theo nhu cầu của bé.</p><p></p><p>Ngoài ra bổ sung vitamin D, canxi cho bé bằng chế độ ăn giàu vitamin D, canxi như tôm cua, cá, trứng sữa…chú ý bổ sung cả dầu mỡ để tăng cường hấp thu tốt vitamin D. Nên cho bé tắm nắng để tăng cường hấp thu vitamin D, nơi ở của cần thoáng mát sạch sẽ và có nhiều ánh sáng mặt trời.</p><p></p><p>Không nên quá lạm dụng máy xay sinh tố, để cho bé ăn thức ăn quá nhuyễn sẽ không kích thích xương hàm phát triển.</p><p></p><p>Cháu cũng có thể bổ sung Ceelin hàng ngày giúp bé tăng cường sức đề kháng, chống lại các bệnh nhiễm trùng và các bệnh lây qua đường hô hấp với liều như sau: loại siro 100 mg/5ml, mỗi ngày 6 giọt (0,3 ml)/1 lần. Tuy nhiên, cháu không nên cho bé sử dụng dài ngày vì có thể gây quá liều vitamin C.</p><p></p><p>Cháu nên cố gắng điều chỉnh bằng chế độ ăn cho bé là chính bằng cách cho bé uống nước cam, ăn trái cây chín và các loại rau xanh.</p><p></p><p>Chúc con cháu mạnh khỏe.</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Sưng nưu răng va nóng.</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: Giấu tên</p><p></p><p>Thua bac si con toi bi lơ va sưng nuư răng va nong, tối chau ngủ không có ngon giât, hay lăng lộn, xin bac si giup toi voi.</p><p></p><p><span style="font-size: 12px"><strong>Bác sĩ Nguyễn Quốc Huy</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào bạn,</p><p></p><p>Lở miệng và sưng nướu răng là một trong những bệnh lí thường gặp ở trẻ nhỏ (Dân gian thường hay gọi là nhiệt miệng). Nhiệt miệng là những vết loét hình tròn hoặc hình bầu dục ở niêm mạc má, nướu và lưỡi gây đau đớn khó chịu ở trẻ nhỏ. Một số nguyên nhân thường hay gây nhiệt miệng ở trẻ như:</p><p>– Bé mệt mỏi hay căng thẳng.</p><p>– Bé lỡ cắn vào bên trong má dẫn đến nhiễm trùng do một số loại virut như herpes simplex gây loét miệng, thậm chí gây nấm miệng</p><p>– Thiếu dinh dưỡng: Trong một số trường hợp, viêm loét miệng thường xuyên tái phát ở những trẻ thiếu sắt, kẽm, folic hoặc vitamin nhóm B</p><p>– Bé bị một số bệnh lí toàn thân có biểu hiện ở miệng: Suy giảm miễn dịch, bệnh tay chân miệng.</p><p></p><p>Hầu hết những trường hợp lở miệng ở trẻ em không quá nguy hiểm và có sẽ nhanh chóng tự khỏi trong vòng 1 tuần. Tuy nhiên, nó vẫn gây khó chịu và đau đớn cho bé. Gia đình có thể áp dụng những cách sau đây để giúp bé dễ chịu hơn.</p><p></p><p>Một số loại thuốc và gel trị lở miệng được bày bán rộng rãi trong các tiệm thuốc tây. Đa số các loại thuốc này khá an toàn cho trẻ em. Tuy nhiên, nếu bé cưng dễ bị dị ứng, mẹ nên nhờ bác sĩ kiểm tra thành phần thuốc trước khi cho con sử dụng. Súc miệng bằng nước ấm hoặc nước muối pha loãng. Cho con súc miệng ít nhất 4 lần mỗi ngày cho đến khi các vết lở lành hẳn. Mật ong cũng giúp điều trị những vết loét miệng. Tuy nhiên, mẹ nên cẩn thận, không nên dùng mật ong cho trẻ dưới 12 tháng tuổi. Dùng bàn chải mềm: Bàn chải mềm sẽ giúp con đỡ đau hơn khi đụng phải những vết loét. Ăn thức ăn dạng lỏng: Bị lở miệng sẽ làm bé không muốn ăn uống gì hết. Những thức ăn dạng lỏng sẽ giúp bé dễ an hơn. Ngoài ra, việc ăn thức ăn đặc, rắn có thể làm con đau. Mẹ cũng nên tránh những thức ăn cay, mặn hoặc có tính axit vì có thể làm vết loét trở nên nghiêm trọng hơn. Uống nhiều nước: Mất nước chỉ làm tình trạng lở miệng thêm nghiêm trọng. Các vết lở có thể khiến bé đau và không muốn uống nước. Bạn nên chắc rằng con vẫn đang nạp đủ lượng nước mỗi ngày. Nói với bé rằng thường xuyên uống nước có thể giúp bé nhanh khỏi hơn.</p><p></p><p>Thông thường, lở miệng có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, bạn nên đưa con đến bác sĩ nếu tình trạng không thuyên giảm sau 2 tuần hoặc khi vết loét ngày càng sâu và lan rộng hơn.</p><p></p><p>Thân mến !</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Bé bị bong da và ngứa</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: Giấu tên</p><p></p><p>Chào bác sĩ.</p><p></p><p>Bác sĩ cho em hỏi: cháu lớn nhà em năm nay 8 tuổi, cháu bị bong da đầu ngón tay, kèm theo triệu chứng đỏ và nứt ở chỗ bị bong da và ngứa nữa. Bác sĩ cho em hỏi: đó là bệnh gì? Có thể chữa khỏi hẳn không ạ? Và nên chữa ở đâu? Bác sĩ cho em hỏi thêm: ở khóe môi của cháu, mọc ba cái mụn nước nhưng bên trong có triệu chứng của mủ. Bác sĩ cho em hỏi đó có phải là bệnh chân tay miệng không ạ?</p><p></p><p>Em cảm ơn.</p><p></p><p><span style="font-size: 12px"><strong>Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào em!</p><p></p><p>Dấu hiệu bong da đầu ngón tay, đỏ, nứt nẻ và ngứa của con em, là các biểu hiện của bệnh chàm, một rối loạn da thường gặp. Bệnh liên quan chủ yếu đến cơ địa dị ứng, yếu tố di truyền (gia đình có người bị bệnh chàm, hen suyễn, dị ứng,…), yếu tố môi trường (khí hậu lạnh), tiếp xúc hóa chất (chất tẩy rửa, sản phẩm vệ sinh, mỹ phẩm)… Các yếu tố khác cũng khiến da dễ bị bong tróc như: rối loạn thần kinh thực vật, đổ mồ hôi tay nhiều, dinh dưỡng kém, ăn uống thiếu các vitamin như: vitamin A, vitamin nhóm B, PP. Bệnh có những đợt “ổn định” khi các biểu hiện hoàn toàn biến mất, nhưng có thể tái phát với sự bùng phát các biểu hiện hoặc có thể tiến triển mãn tính.</p><p></p><p>Em kể bé bị mọc mụn ở khóe môi nhưng không thấy mủ có khả năng đó chỉ là mụn chứ không phải bệnh chân tay miệng. Vì bệnh chân tay miệng triệu chứng sớm nhất là mệt mỏi, sốt (38-39 độ C), đau họng, sổ mũi diễn ra trong vài ngày. Sau đó bệnh sang giai đoạn toàn phát. Đầu tiên là sự xuất hiện các mụn nước ở niêm mạc miệng, thường là ở mặt trong má, lợi, mặt bên của lưỡi; các mụn nước có kích thước nhỏ (2-3mm) nằm trên một nền niêm mạc viêm đỏ. Các mụn nước trong miệng thường dập vỡ rất nhanh tạo ra các vết trợt loét rất đau rát làm bệnh nhân khó ăn uống. Tiếp theo, xuất hiện các mụn nước, bọng nước ở bàn chân, bàn tay, đôi khi gặp cả mụn nước, bọng nước ở mông. Các mụn nước, bọng nước này thường không gây đau rát; chúng tồn tại trong vòng 7-10 ngày rồi xẹp xuống và tự mất đi kể cả khi không được chữa trị.</p><p></p><p>Bệnh nhân có khả năng lây bệnh cho người khác qua đường hô hấp trong 1 tuần đầu bị bệnh. Bệnh nhân còn có khả năng đào thải virus qua phân trong vòng vài tuần sau. Sau khi khỏi bệnh, cơ thể bệnh nhân có miễn dịch với chủng virus gây bệnh, nhưng một người có thể bị bệnh tay chân miệng nhiều lần nếu lần sau bị nhiễm các chủng virus khác với những lần trước. Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 10 tuổi, tuy nhiên người lớn chưa có miễn dịch với bệnh cũng có thể mắc bệnh.</p><p></p><p>Em nên giữ cho da của bé luôn sạch phòng nhiễm trùng da cho bé, có thể bôi các chất làm ẩm da, làm dịu da khiến da bớt viêm và bớt rát về mùa khô. Bổ sung các vitamin nhóm B, vitamin A với liều lượng và thời gian hợp lý. Ăn nhiều rau quả tươi, uống nhiều nước. Em nên cho bé đi khám chuyên khoa da liễu để được khám, chẩn đoán chính xác và chữa trị bệnh thích hợp.</p><p></p><p>Chúc hai mẹ con khỏe!</p><p></p><p></p><p style="text-align: right">Theo ViCare</p><p>[/QUOTE]</p>
[QUOTE="Hỏi Đáp Bác Sỹ, post: 40196, member: 11284"] Chế độ ăn của trẻ em nhiễm tay chân miệng được nhiều bố mẹ quan tâm. Những lời khuyên sau sẽ giúp bố mẹ lựa chọn được khẩu phần ăn phù hợp với con mình. [SIZE=5][B]Cho trẻ bị tay chân miệng ăn gì?[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: Lãng Du Thưa bác sĩ. Trường hợp trẻ bị tay chân miệng thì nên cho cháu ăn uống như thế nào ạ? Em cảm ơn bác sĩ! [SIZE=3][B]Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai[/B][/SIZE] Chào em. Bệnh tay chân miệng là căn bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, tỷ lệ mắc bệnh cao nhất là trẻ dưới 3 tuổi. Bệnh do siêu vi trùng đường ruột thuộc nhóm Coxasackieviruses và Enterovirus 71 gây ra. Khi mắc bệnh tay chân miệng, trẻ thường rất biếng ăn, thậm chí không chịu ăn do các vết loét trong niêm mạc miệng gây đau. Ngoài ra, khi mắc căn bệnh này, trẻ thường sốt, đau họng… nên rất mệt mỏi, rất hay quấy khóc, do đó thường sút cân. Nếu trẻ mắc bệnh chân tay miệng, khi cho trẻ ăn uống, em cần lưu ý những điểm sau: Rửa sạch tay trẻ trước khi cho trẻ ăn, không cho trẻ ngậm đồ chơi hay ngậm tay trong miệng. Cho trẻ ăn những món ăn trẻ thích. Không nên ép trẻ ăn khi trẻ đã từ chối ăn. Do có vết loét trong miệng nên trẻ thường đau và không muốn ăn. Vì vậy, em cần nấu thức ăn thật nhuyễn, mềm, đủ chất, làm lỏng thức ăn để trẻ dễ ăn hơn. Với rau củ quả, em cũng cần nấu nhuyễn cho trẻ. Phải làm nguội thức ăn rồi mới cho trẻ ăn. Cho trẻ ăn thành nhiều bữa nhỏ vì trẻ bị đau miệng nên mỗi bữa trẻ không ăn được nhiều. Khi cho trẻ ăn, tránh để thìa chạm vào vết loét trong miệng trẻ. Có thể cho trẻ ăn sữa chua, sữa bột, hoặc bột dinh dưỡng, cháo nấu thật nhuyễn, súp hầm kỹ, nước hoa quả tươi mát. Nếu trẻ còn bú mẹ, em cần cho trẻ bú như bình thường, có thể tăng số lần bú hàng ngày của trẻ. Sau khi trẻ ăn xong, cần cho trẻ súc miệng sạch sẽ hoặc lau sạch miệng trẻ. Chúc sức khỏe! [SIZE=5][B]Bé 10 tháng bị nhiệt miệng trị thế nào?[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: Giấu tên Chào bác sĩ! Bé nhà cháu đang được 10 tháng, sau khi sốt 1 ngày thì bị nhiệt miệng, nổi nhiều đốm trắng trên vòm miệng, cả phía trong họng, bé đau rát không bú được, bác sĩ cho cháu hỏi các cách xử trí không uống thuốc và nếu phải dùng thì ưu tiên loại nào ạ. Cháu không muốn dùng kháng sinh cho bé thì chữa trị như thế nào ạ. Cháu rất mong sớm nhận được câu trả lời của các bác sĩ. Cháu xin chân thành cảm ơn! [SIZE=3][B]Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa[/B][/SIZE] Chào bạn! Nhiệt miệng hay còn gọi là loét miệng là một bệnh thường gặp, bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, không gây nguy hiểm cho sức khỏe nhưng mỗi khi ăn uống gây xót, đau rát rất khó chịu, tiết nhiều nước bọt, ăn uống mất ngon. Đối với trẻ em khi bị nhiệt miệng dễ quấy khóc, chảy nhiều nước bọt ra ngoài miệng, bỏ ăn hoặc ăn rất ít dẫn đến tình trạng sút cân. Nguyên nhân gây loét miệng thường xảy ra khi sức đề kháng bé yếu, chế độ ăn uống không đủ chất dinh dưỡng (vitamin nhóm B, PP, C…), tác nhân gây bệnh có thể do virus hoặc vi khuẩn. Quan trọng bây giờ là bạn nên vệ sinh răng miệng cho bé thật tốt, mặc dù rất đau nhưng bạn cố gắng vệ sinh để tránh viêm nhiễm và tạo điều kiện thuận lợi cho nhiệt miệng mau lành. Chế độ ăn nhiều dinh dưỡng phải đảm bảo đủ 4 nhóm thức ăn, nhiều rau xanh, củ quả để bổ sung các yếu tố vi lượng, vitamin, đặc biệt là vitamin B, PP, C… Xay lỏng thức ăn và trái cây để bé dễ nuốt, sữa công thức, sữa chua, váng sữa vẫn cho bé ăn bình thường không kiêng cữ. Điều trị chủ yếu dựa vào lí do, do chúng tôi không khám trực tiếp cho bé nên không thể giải đáp cho bạn cách uống thuốc, bạn cũng nên cẩn thận vì bệnh này cần phân biệt với bệnh tay chân miệng. Nếu thấy có dấu hiệu bất thường bạn nên đưa bé vào bệnh viện để khám sớm nhé. Chúc bé mau khỏe! [SIZE=5][B]Bé 8 tháng tuổi bị bệnh liên miên uống Ceelin trong thời gian dài được không?[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: BE XIU Chào bác sĩ! Bé nhà cháu được 8 tháng tuổi nhưng hay bị bệnh lắm (10 ngày tuổi bị nhiễm trùng huyết, 4 tháng tuổi bị sốt xuất huyết, 6 tháng tuổi bị tay chân miệng, 6 tháng rưỡi bị bệnh sởi). Bác sĩ cho cháu hỏi bé 8 tháng uống Ceelin trong thời gian dài được không ạ? Và liều dùng là bao nhiêu ml? Đồng thời bé 8 tháng nhưng chưa mọc được cái răng nào và chỉ có 7.5 kg thôi ạ (khi sinh được 2.9kg), vậy bác sĩ có thể hướng dẫn cho ăn hay uống thêm thuốc gì cho hệ răng, xương không ạ? Cảm ơn bác sĩ. [SIZE=3][B]Bác sĩ Nguyễn Mai Hương[/B][/SIZE] Chào cháu. Bé nhà cháu hay ốm như vậy cho thấy sức đề kháng của bé không tốt. Sức đề kháng của bé như vậy có thể do các lí do sau đây: Có thể liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của cháu khi mang thai. Cân nặng khi sinh của bé có 2,9 kg nên có thể thấy việc cung cấp dinh dưỡng trong thời kỳ bào thai chưa đầy đủ. Cháu không nói rõ bé nhà cháu có được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và hiện nay còn tiếp tục bú mẹ hay không. Sữa mẹ cung cấp yếu tố miễn dịch tự nhiên của người mẹ, giúp trẻ chống lại bệnh tật. Vì vậy những trẻ không được bú mẹ hoàn toàn và đầy đủ có nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng cao hơn trẻ được bú mẹ. Sức đề kháng còn liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của bé từ khi sinh đến nay. Theo như cháu nói hiện nay con cháu 8 tháng tuổi mà cân nặng 7,5 kg, bất kể là trẻ trai hay gái thì cân nặng của bé đang ở ranh giới với suy dinh dưỡng độ 1. Đây cũng có thể là lí do làm giảm sức đề kháng của bé nên bé hay bị ốm. Các lí do trên cũng có thể lý giải việc chậm mọc răng của bé vì bình thường trẻ 6 tháng tuổi đã bắt đầu mọc răng sữa, nhưng cũng có thể sớm hơn (tháng thứ 5) hoặc muộn hơn (tháng 7 – 8). Chậm mọc răng nếu không phải là do bệnh còi xương thì có thể phải xem xét đến các yếu tố nguy cơ như trẻ đẻ thiếu tháng (dưới 34 tuần), trẻ có cân nặng thấp (dưới 2500 gam), trẻ không được nuôi bằng sữa mẹ trong vòng 6 tháng đầu, trẻ nuôi nhân tạo bằng nước cháo, ăn bổ sung quá sớm, và những trẻ hay bị viêm đường hô hấp, tiêu chảy kéo dài… Với các phân tích như trên, để cải thiện tình trạng sức khỏe cho bé, cháu cần chú ý hơn nữa chế độ dinh dưỡng cho bé như sau: Mỗi ngày 2-3 bữa cháo với đủ 4 nhóm chất bao gồm: chất bột (gạo, đỗ, mỳ…), chất đạm (thịt, cá, tôm, cua, trứng…), chất béo (dầu ăn, mỡ), vitamin và chất khoáng. Tiếp tục bú mẹ đến 24 tháng. 1 – 2 bữa phụ bao gồm: sữa chua, hoa quả chín hoặc nước hoa quả sau mỗi bữa ăn theo nhu cầu của bé. Ngoài ra bổ sung vitamin D, canxi cho bé bằng chế độ ăn giàu vitamin D, canxi như tôm cua, cá, trứng sữa…chú ý bổ sung cả dầu mỡ để tăng cường hấp thu tốt vitamin D. Nên cho bé tắm nắng để tăng cường hấp thu vitamin D, nơi ở của cần thoáng mát sạch sẽ và có nhiều ánh sáng mặt trời. Không nên quá lạm dụng máy xay sinh tố, để cho bé ăn thức ăn quá nhuyễn sẽ không kích thích xương hàm phát triển. Cháu cũng có thể bổ sung Ceelin hàng ngày giúp bé tăng cường sức đề kháng, chống lại các bệnh nhiễm trùng và các bệnh lây qua đường hô hấp với liều như sau: loại siro 100 mg/5ml, mỗi ngày 6 giọt (0,3 ml)/1 lần. Tuy nhiên, cháu không nên cho bé sử dụng dài ngày vì có thể gây quá liều vitamin C. Cháu nên cố gắng điều chỉnh bằng chế độ ăn cho bé là chính bằng cách cho bé uống nước cam, ăn trái cây chín và các loại rau xanh. Chúc con cháu mạnh khỏe. [SIZE=5][B]Sưng nưu răng va nóng.[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: Giấu tên Thua bac si con toi bi lơ va sưng nuư răng va nong, tối chau ngủ không có ngon giât, hay lăng lộn, xin bac si giup toi voi. [SIZE=3][B]Bác sĩ Nguyễn Quốc Huy[/B][/SIZE] Chào bạn, Lở miệng và sưng nướu răng là một trong những bệnh lí thường gặp ở trẻ nhỏ (Dân gian thường hay gọi là nhiệt miệng). Nhiệt miệng là những vết loét hình tròn hoặc hình bầu dục ở niêm mạc má, nướu và lưỡi gây đau đớn khó chịu ở trẻ nhỏ. Một số nguyên nhân thường hay gây nhiệt miệng ở trẻ như: – Bé mệt mỏi hay căng thẳng. – Bé lỡ cắn vào bên trong má dẫn đến nhiễm trùng do một số loại virut như herpes simplex gây loét miệng, thậm chí gây nấm miệng – Thiếu dinh dưỡng: Trong một số trường hợp, viêm loét miệng thường xuyên tái phát ở những trẻ thiếu sắt, kẽm, folic hoặc vitamin nhóm B – Bé bị một số bệnh lí toàn thân có biểu hiện ở miệng: Suy giảm miễn dịch, bệnh tay chân miệng. Hầu hết những trường hợp lở miệng ở trẻ em không quá nguy hiểm và có sẽ nhanh chóng tự khỏi trong vòng 1 tuần. Tuy nhiên, nó vẫn gây khó chịu và đau đớn cho bé. Gia đình có thể áp dụng những cách sau đây để giúp bé dễ chịu hơn. Một số loại thuốc và gel trị lở miệng được bày bán rộng rãi trong các tiệm thuốc tây. Đa số các loại thuốc này khá an toàn cho trẻ em. Tuy nhiên, nếu bé cưng dễ bị dị ứng, mẹ nên nhờ bác sĩ kiểm tra thành phần thuốc trước khi cho con sử dụng. Súc miệng bằng nước ấm hoặc nước muối pha loãng. Cho con súc miệng ít nhất 4 lần mỗi ngày cho đến khi các vết lở lành hẳn. Mật ong cũng giúp điều trị những vết loét miệng. Tuy nhiên, mẹ nên cẩn thận, không nên dùng mật ong cho trẻ dưới 12 tháng tuổi. Dùng bàn chải mềm: Bàn chải mềm sẽ giúp con đỡ đau hơn khi đụng phải những vết loét. Ăn thức ăn dạng lỏng: Bị lở miệng sẽ làm bé không muốn ăn uống gì hết. Những thức ăn dạng lỏng sẽ giúp bé dễ an hơn. Ngoài ra, việc ăn thức ăn đặc, rắn có thể làm con đau. Mẹ cũng nên tránh những thức ăn cay, mặn hoặc có tính axit vì có thể làm vết loét trở nên nghiêm trọng hơn. Uống nhiều nước: Mất nước chỉ làm tình trạng lở miệng thêm nghiêm trọng. Các vết lở có thể khiến bé đau và không muốn uống nước. Bạn nên chắc rằng con vẫn đang nạp đủ lượng nước mỗi ngày. Nói với bé rằng thường xuyên uống nước có thể giúp bé nhanh khỏi hơn. Thông thường, lở miệng có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, bạn nên đưa con đến bác sĩ nếu tình trạng không thuyên giảm sau 2 tuần hoặc khi vết loét ngày càng sâu và lan rộng hơn. Thân mến ! [SIZE=5][B]Bé bị bong da và ngứa[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: Giấu tên Chào bác sĩ. Bác sĩ cho em hỏi: cháu lớn nhà em năm nay 8 tuổi, cháu bị bong da đầu ngón tay, kèm theo triệu chứng đỏ và nứt ở chỗ bị bong da và ngứa nữa. Bác sĩ cho em hỏi: đó là bệnh gì? Có thể chữa khỏi hẳn không ạ? Và nên chữa ở đâu? Bác sĩ cho em hỏi thêm: ở khóe môi của cháu, mọc ba cái mụn nước nhưng bên trong có triệu chứng của mủ. Bác sĩ cho em hỏi đó có phải là bệnh chân tay miệng không ạ? Em cảm ơn. [SIZE=3][B]Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai[/B][/SIZE] Chào em! Dấu hiệu bong da đầu ngón tay, đỏ, nứt nẻ và ngứa của con em, là các biểu hiện của bệnh chàm, một rối loạn da thường gặp. Bệnh liên quan chủ yếu đến cơ địa dị ứng, yếu tố di truyền (gia đình có người bị bệnh chàm, hen suyễn, dị ứng,…), yếu tố môi trường (khí hậu lạnh), tiếp xúc hóa chất (chất tẩy rửa, sản phẩm vệ sinh, mỹ phẩm)… Các yếu tố khác cũng khiến da dễ bị bong tróc như: rối loạn thần kinh thực vật, đổ mồ hôi tay nhiều, dinh dưỡng kém, ăn uống thiếu các vitamin như: vitamin A, vitamin nhóm B, PP. Bệnh có những đợt “ổn định” khi các biểu hiện hoàn toàn biến mất, nhưng có thể tái phát với sự bùng phát các biểu hiện hoặc có thể tiến triển mãn tính. Em kể bé bị mọc mụn ở khóe môi nhưng không thấy mủ có khả năng đó chỉ là mụn chứ không phải bệnh chân tay miệng. Vì bệnh chân tay miệng triệu chứng sớm nhất là mệt mỏi, sốt (38-39 độ C), đau họng, sổ mũi diễn ra trong vài ngày. Sau đó bệnh sang giai đoạn toàn phát. Đầu tiên là sự xuất hiện các mụn nước ở niêm mạc miệng, thường là ở mặt trong má, lợi, mặt bên của lưỡi; các mụn nước có kích thước nhỏ (2-3mm) nằm trên một nền niêm mạc viêm đỏ. Các mụn nước trong miệng thường dập vỡ rất nhanh tạo ra các vết trợt loét rất đau rát làm bệnh nhân khó ăn uống. Tiếp theo, xuất hiện các mụn nước, bọng nước ở bàn chân, bàn tay, đôi khi gặp cả mụn nước, bọng nước ở mông. Các mụn nước, bọng nước này thường không gây đau rát; chúng tồn tại trong vòng 7-10 ngày rồi xẹp xuống và tự mất đi kể cả khi không được chữa trị. Bệnh nhân có khả năng lây bệnh cho người khác qua đường hô hấp trong 1 tuần đầu bị bệnh. Bệnh nhân còn có khả năng đào thải virus qua phân trong vòng vài tuần sau. Sau khi khỏi bệnh, cơ thể bệnh nhân có miễn dịch với chủng virus gây bệnh, nhưng một người có thể bị bệnh tay chân miệng nhiều lần nếu lần sau bị nhiễm các chủng virus khác với những lần trước. Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 10 tuổi, tuy nhiên người lớn chưa có miễn dịch với bệnh cũng có thể mắc bệnh. Em nên giữ cho da của bé luôn sạch phòng nhiễm trùng da cho bé, có thể bôi các chất làm ẩm da, làm dịu da khiến da bớt viêm và bớt rát về mùa khô. Bổ sung các vitamin nhóm B, vitamin A với liều lượng và thời gian hợp lý. Ăn nhiều rau quả tươi, uống nhiều nước. Em nên cho bé đi khám chuyên khoa da liễu để được khám, chẩn đoán chính xác và chữa trị bệnh thích hợp. Chúc hai mẹ con khỏe! [RIGHT]Theo ViCare[/RIGHT] [/QUOTE]
Xem thử
Tên
Mã xác nhận
Trả lời
Trang chủ
Tư Vấn
BÁC SỸ TRỰC TUYẾN TƯ VẤN
HỎI BÁC SỸ
Trẻ em nhiễm bệnh tay-chân-miệng nên ăn gì?
Top
Dưới