Menu
Trang chủ
Tư Vấn
Bài viết mới
Tìm chủ đề
Mới!
Bài viết mới
Tài liệu mới
Trạng thái mới
Hoạt động mới nhất
Tài liệu
Latest reviews
Tìm Tài liệu
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Trạng thái mới
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Chat
0
Tư Vấn
Đăng nhập
Đăng ký
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Bài viết mới
Tìm chủ đề
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Menu
Trả lời chủ đề
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
Trang chủ
Tư Vấn
BÁC SỸ TRỰC TUYẾN TƯ VẤN
HỎI BÁC SỸ
5 câu hỏi hay liên quan đến chữa trị mề đay
Nội dung
<p>[QUOTE="Hỏi Đáp Bác Sỹ, post: 40202, member: 11284"]</p><p>Mề đay rất dễ xuất hiện và cản trở công việc hàng ngày của chúng ta. Vì vậy, điều trị mề đay được xem là mối quan tâm hàng đầu của rất nhiều người.</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Nguyên nhân và cách chữa trị bệnh nổi mề đay</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: Minh Tuấn</p><p></p><p>Xin chào bác sĩ!</p><p></p><p>Tôi 27 tuổi (nam), phát hiện nổi mề đay trên cơ thể. Lúc đầu là vết nhỏ ở lưng nhưng sau lan rộng ra bụng và tay. Không thấy hiện tượng ngứa, hiện tượng xuất hiện trong khoảng 5 tháng và đang tiếp tục phát triển. Thời gian này tôi cũng uống khá nhiều bia rượu. Tôi cũng được xác định bị viêm gan B và men gan cao từ nhỏ.</p><p></p><p>Câu 1: Xin hỏi bác sĩ có phải dị nguyên do bia không? Có phải dạng mề đay mãn tính không vì tôi chưa bị như vậy bao giờ? Thời gian trước có bị dị ứng kiểu thời tiết nhưng sau đó rồi lặn và không xuất hiện nữa.</p><p></p><p>Câu 2: Hiện tôi đang dùng Thực phẩm chức năng Phụ Bì Khang nhưng chưa biết có phù hợp với cơ địa không (tôi mới dùng được 2 ngày)?</p><p></p><p>Câu 3: Nếu có thì tôi nên dùng kết hợp với thuốc bổ trợ gan nào thì phù hợp?</p><p></p><p>Xin cảm ơn bác sĩ!</p><p></p><p><span style="font-size: 12px"><strong>Bác sĩ Huỳnh Văn Quang</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào em!</p><p></p><p>Theo thông tin em cung cấp em bị mề đay mãn tính. Mề đay mãn tính (Chronic Urticaria): chẩn đoán mề đay mãn tính nếu ban đỏ tồn tại trên 6 tuần. Một số lí do làm xuất hiện mề đay như:</p><p></p><p>1. Thuốc: Aspirin, NAIDs, Opioids, Penicillins, Cephalosporins, ức chế men chuyển.</p><p></p><p>2. Tiếp xúc: mề đay tiếp xúc triệu chứng sau khi tiếp xúc với các tác nhân kích thích: Latex, thực vật, động vật (sâu, bướm…), thuốc, thức ăn (cá, hành, tỏi, khoai tây).</p><p></p><p>3. Thức ăn và phụ gia thực phẩm: gà, bò, hải sản, trứng, lạc… và uống nhiều rượu, bia.</p><p></p><p>4. Ký sinh trùng: muỗi, giun sán…</p><p></p><p>5. Nhiễm khuẩn: viêm gan B, liên cầu, Mycoplasma, Helicobacter pylori, Mycobacterium tuberculosis và Herpes simplex virus.</p><p></p><p>6. Bệnh tự miễn: SLE, Cryoglobulinemia, viêm khớp dạng thấp thiếu niên, bệnh tuyến giáp tự miễn.</p><p></p><p>7. Rối loạn chuyển hoá: mề đay nằm trong hội chứng Muckle-Wells (Amyloidosis, điếc trung ương và mề đay), hội chứng Schnitzler (sốt, đau cơ xương khớp, Monoclonal gammopathy và mề đay).</p><p></p><p>8. Bệnh ác tính, vật lý, tình cảm, gen.</p><p></p><p>Như vậy em uống nhiều rượi bia và bị viêm gan B là các lí do gây mề đay. Vì vậy em nên chú ý tìm lí do và tự loại bỏ lí do thì mới chữa trị được. Hiện tại em đang uống Phụ Bì Khang, đây là thực phẩm chức năng hổ trợ chữa trị tốt nhưng phải dùng đủ liều và chú ý nó không thể thay được thuốc chữa trị ngứa nhiều. Em có thể uống mỗi ngày 1 viên Telfast 180mg + 1 viên Medrol 16mg vào buổi sáng liên tục 5 ngày nếu không đỡ phải đi bác sĩ Da liễu khám và chữa trị. Và em chú ý nên dùng một đợt (khoảng 1 tháng) thuốc giải độc gan (Arginin 4 viên/ngày).</p><p></p><p>Chúc em mạnh khỏe!</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Cách nào chữa trị dứt điểm bệnh mề đay không?</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: Giấu tên</p><p></p><p>Chào bác sĩ.</p><p></p><p>Con gái con bị mề đây, đi da liễu dùng thuốc xét nghiệm máu làm đủ mọi cách mà vẫn không dứt điểm được, dùng thuốc thì bớt mà không uống lại nổi trở lại. Có cách nào chữa hết không bác sĩ, nhìn con ngứa ngáy gãi suốt con cũng xót lắm bác sĩ ơi.</p><p></p><p>Cảm ơn bác sĩ!</p><p></p><p><span style="font-size: 12px"><strong>Bác sĩ Huỳnh Văn Quang</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào cháu!</p><p></p><p>Theo thông tin cháu cung cấp, bé nhà cháu bị mề đay mãn tính. Bệnh này có 50% không tìm ra lí do. Điều trị rất khó khăn, cháu nên kiên trì theo một bác sĩ Da liễu chữa trị để theo dõi tìm hiểu lí do, tăng giảm liều kháng Histamine và phối hợp thuốc một cách hợp lý thì bệnh mới khỏi. Bệnh bé sẽ khỏi nếu cháu thực hiện như lời giải đáp. Có gì không rõ cháu có thể tham khảo ở trang: <a href="http://www.dalieu.com.vn">www.dalieu.com.vn</a></p><p></p><p>Chúc cháu và bé mạnh khoẻ!</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Bị mề đay chữa thế nào?</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: thanhthanhpham</p><p></p><p>Chào bác sĩ.</p><p></p><p>Con bị mề đay được 2 năm rồi. Lúc trước thỉnh thoảng nó mới nổi ửng đỏ và ngứa nhưng 1 năm lại gần đây nổi nhiều lần. Bây giờ ngày nào nó cũng nổi làm con rất khó chịu, đặc biệt là ở vùng mặt và nó cũng là lí do khiến con không đủ tự tin để đi xin việc. Con đã đi khám nhiều nơi và được bác sĩ kê thuốc nhưng bệnh không đỡ. Con xin bác sĩ giải đáp giúp con làm thế nào để chữa bệnh này ạ?</p><p></p><p>Cám ơn bác sĩ!</p><p></p><p><span style="font-size: 12px"><strong>Bác sĩ Huỳnh Văn Quang</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào cháu!</p><p></p><p>Cháu bị mề đay mãn tính, đây là bệnh do cơ địa dị ứng, khó chữa trị và hay tái phát, có rất nhiều lí do gây mề đay, thông thường do:</p><p></p><p>Thức ăn: Những loại có thể gây dị ứng như sữa, trứng, cá biển, tôm, cua, sò, ốc, phô mai, đồ hộp, mắm, tương, chao, sô-cô-la, rượu, bia. Các chất tạo màu thực phẩm và các chất bảo quản thực phẩm.</p><p></p><p>Thuốc: Có thể xảy ra ngay sau khi dùng lần đầu tiên hoặc từ 5 – 10 ngày sau. Nổi mề đay đơn thuần hay có kèm với sốt, đau khớp, nổi hạch… Các thuốc thường gây dị ứng nổi mề đay là Pennicillin (nguy hiểm nhất), Aspirin, thuốc hạ nhiệt, các chất cản quang có chứa iod (trong chụp X-quang), thuốc ức chế men chuyển (chữa trị cao huyết áp, suy tim), thuốc gây mê, huyết thanh, vắc-xin v.v…</p><p></p><p>Nọc độc: Ong, kiến, sâu bọ…</p><p></p><p>Kháng nguyên hô hấp: Rơm rạ, phấn hoa, bụi nhà, lông vũ, men mốc…</p><p></p><p>Nhiễm: Vi-rút (viêm gan siêu vi B, C). Vi khuẩn (ở tai, mũi, họng, bộ phận tiêu hóa, răng, miệng, niệu sinh dục). Ký sinh trùng đường ruột (giun, sán…). Nấm (candida ở da, nội tạng). Có thể do tiếp xúc (với chất hữu cơ hay hóa học) Ngoài ra có thể do bệnh hệ thống, bệnh chất tạo keo (Lupus đỏ…), viêm mạch, bệnh nội tiết (tiểu đường, cường giáp), bệnh ung thư hoặc do di truyền khiếm khuyết di truyền C1 Esterase Inhibitor Enzyme dẫn đến dạng mày đay không ngứa (non-itchy form of urticaria) gọi là phù mạch có tính chất gia đình (familial angioedema).</p><p></p><p>Nhiều khi mề đay tự phát (vô căn). Cháu nên đi bệnh viện khám và xét nghiệm tổng quát mới tìm ra lí do để chữa trị tận gốc bệnh mới khỏi.</p><p></p><p>Chúc cháu mau khỏe!</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Cách chữa trị bệnh mề đay?</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: Giấu tên</p><p></p><p>Chào bác sĩ.</p><p></p><p>Thưa bác sĩ! Tôi bị nổi mề đay, đã uống nhiều thuốc nhưng không khỏi xin bác sĩ giải đáp giúp tôi cách chữa trị.</p><p></p><p>Cảm ơn bác sĩ.</p><p></p><p><span style="font-size: 12px"><strong>Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào bạn.</p><p></p><p>Bệnh mề đay là bệnh ngoài da khá phổ biến có thể do rất nhiều lí do gây ra như do thời tiết (nóng hoặc lạnh), thực phẩm, thuốc, hoá chất, vi khuẩn, ký sinh trùng, các bệnh hệ thống, bệnh nội tiết, do di truyền,… Nhìn chung bất cứ tác nhân nào cũng có thể gây ra hiện tượng mề đay.</p><p></p><p>Về triệu chứng, bệnh mề đay chia thành hai loại chính gồm mề đay cấp tính và mề đay mãn tính.</p><p></p><p>Mề đay cấp tính: triệu chứng đột ngột ở bất cứ vùng nào trên cơ thể, tổn thương là những sần, phù nề, ngứa dữ dội, có thể kèm theo sốt cao, nôn mửa, đau quặn bụng, khó thở,…. Tổn thương có thể xuất hiện trong vài phút tới vài giờ rồi lặn, hoặc liên tiếp kéo dài nhiều đợt nhưng thường dưới 8 tuần.</p><p></p><p>Mề đay mãn tính: khi tình trạng nổi mề đay kéo dài trên 8 tuần, tổn thương có thể nhiều hay ít, có thể liên tục hoặc ngắt quãng, gồm một số dạng tổn thương như: thành vệt dài, thành vòng; sần, mụn nước, phỏng nước; mảng đỏ, to phù nề mặt hoặc bộ phận sinh dục, thường kéo dài vài giờ nhưng có thể gây nguy hiểm như gây chèn ép đường hô hấp trên, dẫn tới khó thở cấp; mề đay cấp tiết cholin xuất hiện khi đi ra nắng, vận động thể lực, triệu chứng ngứa toàn thân.</p><p></p><p>Trường hợp của bạn, nếu đã bị lâu thì có thể là mề đay mãn tính. Việc chữa trị mề day mãn tính cần kiên trì, lâu dài và tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Trước hết, cần phải xác định xem mề đay do lí do nào gây ra, do di truyền hay do tác nhân, rối loạn hoặc bệnh lý nào khác của cơ thể.</p><p></p><p>Nếu do di truyền, thì biện pháp chữa trị biểu hiện và phòng tránh các tác nhân ‘kích thích’ là chủ yếu, có thể dùng các biện pháp giải mẫn cảm,…. để cải thiện tình trạng. Còn các lí do khác thì tuỳ thuộc theo lí do mà có khắc phục thích hợp. Do vậy, để có thể chữa trị hiệu quả nhất, bạn nên tới cơ sở y tế chuyên khoa về Dị ứng (tốt nhất là chuyên về Dị ứng miễn dịch lâm sàng) để khám kiểm tra. </p><p></p><p>Chúc bạn vui vẻ.</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Mề đay chữa thế nào?</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: Halacvts</p><p></p><p>Thưa Bác sĩ.</p><p></p><p>Tôi năm nay 38 tuổi, khoảng 7 tháng nay tôi bị nổi mề đay. Tôi đi khám ở nhiều bệnh viện lớn nhỏ nhưng không đỡ, cứ hết thuốc lại nổi. Tôi xin hỏi bệnh của tôi nên chữa như thế nào? Tôi có tiền sử bị viêm cầu thận!</p><p></p><p>Tôi xin cảm ơn!</p><p></p><p><span style="font-size: 12px"><strong>Bác sĩ Nguyễn Vũ Cẩm Tú</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào bạn.</p><p></p><p>Tình trạng bạn mắc phải được gọi là mề đay mãn tính. Nguyên nhân gây mề đay mãn tình còn chưa rõ nhưng thường có liên quan đến các yếu tố gây dị ứng như dược phẩm, thực phẩm, phụ gia, phấn hoa, bụi, lông thú nuôi… Đặc biệt một tác nhân hay gặp gây dị ứng mà ít người để ý tới là mạt bụi nhà. Đây là một loại sinh vật rất nhỏ thường cư trú trong chăn đệm, những nơi tích tụ bụi trong nhà. Chất tiết của chúng gây mẩn ngứa ở những người mẫn cảm. Chức năng gan, thận kém cũng là một lí do hay gặp gây nổi mẩn ngứa, mề đay mãn tính vì đây là hai cơ quan chủ chốt để loại trừ chất độc ra khỏi cơ thể. Do đó nguyên tắc chữa trị bệnh nổi mề đay cần bao gồm: </p><p></p><p>Xác định lí do gây dị ứng để loại trừ</p><p></p><p>Chữa trị biểu hiện giảm mẩn ngứa, viêm</p><p></p><p>Tăng cường chức năng gan giải độc và chức năng thận tăng đào thải các chất độc hại ra khỏi cơ thể và tăng cường năng lượng tế bào giúp bảo vệ tế bào.</p><p></p><p>Cụ thể:</p><p></p><p>Tránh những thực phẩm, mỹ phẩm, xà phòng, chất tẩy rửa v.v.. có khả năng gây dị ứng.</p><p></p><p>Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, chăn đệm cần giặt sạch bằng nước nóng và xà phòng, phơi nắng để diệt mạt bụi.</p><p></p><p>Sử dụng các thuốc giảm mẩn ngứa, các thuốc tăng cường chức năng giải độc của gan và thận theo chỉ định của bác sĩ.</p><p></p><p>Chúc bạn mau hết bệnh!</p><p></p><p></p><p style="text-align: right">Theo ViCare</p><p>[/QUOTE]</p>
[QUOTE="Hỏi Đáp Bác Sỹ, post: 40202, member: 11284"] Mề đay rất dễ xuất hiện và cản trở công việc hàng ngày của chúng ta. Vì vậy, điều trị mề đay được xem là mối quan tâm hàng đầu của rất nhiều người. [SIZE=5][B]Nguyên nhân và cách chữa trị bệnh nổi mề đay[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: Minh Tuấn Xin chào bác sĩ! Tôi 27 tuổi (nam), phát hiện nổi mề đay trên cơ thể. Lúc đầu là vết nhỏ ở lưng nhưng sau lan rộng ra bụng và tay. Không thấy hiện tượng ngứa, hiện tượng xuất hiện trong khoảng 5 tháng và đang tiếp tục phát triển. Thời gian này tôi cũng uống khá nhiều bia rượu. Tôi cũng được xác định bị viêm gan B và men gan cao từ nhỏ. Câu 1: Xin hỏi bác sĩ có phải dị nguyên do bia không? Có phải dạng mề đay mãn tính không vì tôi chưa bị như vậy bao giờ? Thời gian trước có bị dị ứng kiểu thời tiết nhưng sau đó rồi lặn và không xuất hiện nữa. Câu 2: Hiện tôi đang dùng Thực phẩm chức năng Phụ Bì Khang nhưng chưa biết có phù hợp với cơ địa không (tôi mới dùng được 2 ngày)? Câu 3: Nếu có thì tôi nên dùng kết hợp với thuốc bổ trợ gan nào thì phù hợp? Xin cảm ơn bác sĩ! [SIZE=3][B]Bác sĩ Huỳnh Văn Quang[/B][/SIZE] Chào em! Theo thông tin em cung cấp em bị mề đay mãn tính. Mề đay mãn tính (Chronic Urticaria): chẩn đoán mề đay mãn tính nếu ban đỏ tồn tại trên 6 tuần. Một số lí do làm xuất hiện mề đay như: 1. Thuốc: Aspirin, NAIDs, Opioids, Penicillins, Cephalosporins, ức chế men chuyển. 2. Tiếp xúc: mề đay tiếp xúc triệu chứng sau khi tiếp xúc với các tác nhân kích thích: Latex, thực vật, động vật (sâu, bướm…), thuốc, thức ăn (cá, hành, tỏi, khoai tây). 3. Thức ăn và phụ gia thực phẩm: gà, bò, hải sản, trứng, lạc… và uống nhiều rượu, bia. 4. Ký sinh trùng: muỗi, giun sán… 5. Nhiễm khuẩn: viêm gan B, liên cầu, Mycoplasma, Helicobacter pylori, Mycobacterium tuberculosis và Herpes simplex virus. 6. Bệnh tự miễn: SLE, Cryoglobulinemia, viêm khớp dạng thấp thiếu niên, bệnh tuyến giáp tự miễn. 7. Rối loạn chuyển hoá: mề đay nằm trong hội chứng Muckle-Wells (Amyloidosis, điếc trung ương và mề đay), hội chứng Schnitzler (sốt, đau cơ xương khớp, Monoclonal gammopathy và mề đay). 8. Bệnh ác tính, vật lý, tình cảm, gen. Như vậy em uống nhiều rượi bia và bị viêm gan B là các lí do gây mề đay. Vì vậy em nên chú ý tìm lí do và tự loại bỏ lí do thì mới chữa trị được. Hiện tại em đang uống Phụ Bì Khang, đây là thực phẩm chức năng hổ trợ chữa trị tốt nhưng phải dùng đủ liều và chú ý nó không thể thay được thuốc chữa trị ngứa nhiều. Em có thể uống mỗi ngày 1 viên Telfast 180mg + 1 viên Medrol 16mg vào buổi sáng liên tục 5 ngày nếu không đỡ phải đi bác sĩ Da liễu khám và chữa trị. Và em chú ý nên dùng một đợt (khoảng 1 tháng) thuốc giải độc gan (Arginin 4 viên/ngày). Chúc em mạnh khỏe! [SIZE=5][B]Cách nào chữa trị dứt điểm bệnh mề đay không?[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: Giấu tên Chào bác sĩ. Con gái con bị mề đây, đi da liễu dùng thuốc xét nghiệm máu làm đủ mọi cách mà vẫn không dứt điểm được, dùng thuốc thì bớt mà không uống lại nổi trở lại. Có cách nào chữa hết không bác sĩ, nhìn con ngứa ngáy gãi suốt con cũng xót lắm bác sĩ ơi. Cảm ơn bác sĩ! [SIZE=3][B]Bác sĩ Huỳnh Văn Quang[/B][/SIZE] Chào cháu! Theo thông tin cháu cung cấp, bé nhà cháu bị mề đay mãn tính. Bệnh này có 50% không tìm ra lí do. Điều trị rất khó khăn, cháu nên kiên trì theo một bác sĩ Da liễu chữa trị để theo dõi tìm hiểu lí do, tăng giảm liều kháng Histamine và phối hợp thuốc một cách hợp lý thì bệnh mới khỏi. Bệnh bé sẽ khỏi nếu cháu thực hiện như lời giải đáp. Có gì không rõ cháu có thể tham khảo ở trang: [URL="http://www.dalieu.com.vn"]www.dalieu.com.vn[/URL] Chúc cháu và bé mạnh khoẻ! [SIZE=5][B]Bị mề đay chữa thế nào?[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: thanhthanhpham Chào bác sĩ. Con bị mề đay được 2 năm rồi. Lúc trước thỉnh thoảng nó mới nổi ửng đỏ và ngứa nhưng 1 năm lại gần đây nổi nhiều lần. Bây giờ ngày nào nó cũng nổi làm con rất khó chịu, đặc biệt là ở vùng mặt và nó cũng là lí do khiến con không đủ tự tin để đi xin việc. Con đã đi khám nhiều nơi và được bác sĩ kê thuốc nhưng bệnh không đỡ. Con xin bác sĩ giải đáp giúp con làm thế nào để chữa bệnh này ạ? Cám ơn bác sĩ! [SIZE=3][B]Bác sĩ Huỳnh Văn Quang[/B][/SIZE] Chào cháu! Cháu bị mề đay mãn tính, đây là bệnh do cơ địa dị ứng, khó chữa trị và hay tái phát, có rất nhiều lí do gây mề đay, thông thường do: Thức ăn: Những loại có thể gây dị ứng như sữa, trứng, cá biển, tôm, cua, sò, ốc, phô mai, đồ hộp, mắm, tương, chao, sô-cô-la, rượu, bia. Các chất tạo màu thực phẩm và các chất bảo quản thực phẩm. Thuốc: Có thể xảy ra ngay sau khi dùng lần đầu tiên hoặc từ 5 – 10 ngày sau. Nổi mề đay đơn thuần hay có kèm với sốt, đau khớp, nổi hạch… Các thuốc thường gây dị ứng nổi mề đay là Pennicillin (nguy hiểm nhất), Aspirin, thuốc hạ nhiệt, các chất cản quang có chứa iod (trong chụp X-quang), thuốc ức chế men chuyển (chữa trị cao huyết áp, suy tim), thuốc gây mê, huyết thanh, vắc-xin v.v… Nọc độc: Ong, kiến, sâu bọ… Kháng nguyên hô hấp: Rơm rạ, phấn hoa, bụi nhà, lông vũ, men mốc… Nhiễm: Vi-rút (viêm gan siêu vi B, C). Vi khuẩn (ở tai, mũi, họng, bộ phận tiêu hóa, răng, miệng, niệu sinh dục). Ký sinh trùng đường ruột (giun, sán…). Nấm (candida ở da, nội tạng). Có thể do tiếp xúc (với chất hữu cơ hay hóa học) Ngoài ra có thể do bệnh hệ thống, bệnh chất tạo keo (Lupus đỏ…), viêm mạch, bệnh nội tiết (tiểu đường, cường giáp), bệnh ung thư hoặc do di truyền khiếm khuyết di truyền C1 Esterase Inhibitor Enzyme dẫn đến dạng mày đay không ngứa (non-itchy form of urticaria) gọi là phù mạch có tính chất gia đình (familial angioedema). Nhiều khi mề đay tự phát (vô căn). Cháu nên đi bệnh viện khám và xét nghiệm tổng quát mới tìm ra lí do để chữa trị tận gốc bệnh mới khỏi. Chúc cháu mau khỏe! [SIZE=5][B]Cách chữa trị bệnh mề đay?[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: Giấu tên Chào bác sĩ. Thưa bác sĩ! Tôi bị nổi mề đay, đã uống nhiều thuốc nhưng không khỏi xin bác sĩ giải đáp giúp tôi cách chữa trị. Cảm ơn bác sĩ. [SIZE=3][B]Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai[/B][/SIZE] Chào bạn. Bệnh mề đay là bệnh ngoài da khá phổ biến có thể do rất nhiều lí do gây ra như do thời tiết (nóng hoặc lạnh), thực phẩm, thuốc, hoá chất, vi khuẩn, ký sinh trùng, các bệnh hệ thống, bệnh nội tiết, do di truyền,… Nhìn chung bất cứ tác nhân nào cũng có thể gây ra hiện tượng mề đay. Về triệu chứng, bệnh mề đay chia thành hai loại chính gồm mề đay cấp tính và mề đay mãn tính. Mề đay cấp tính: triệu chứng đột ngột ở bất cứ vùng nào trên cơ thể, tổn thương là những sần, phù nề, ngứa dữ dội, có thể kèm theo sốt cao, nôn mửa, đau quặn bụng, khó thở,…. Tổn thương có thể xuất hiện trong vài phút tới vài giờ rồi lặn, hoặc liên tiếp kéo dài nhiều đợt nhưng thường dưới 8 tuần. Mề đay mãn tính: khi tình trạng nổi mề đay kéo dài trên 8 tuần, tổn thương có thể nhiều hay ít, có thể liên tục hoặc ngắt quãng, gồm một số dạng tổn thương như: thành vệt dài, thành vòng; sần, mụn nước, phỏng nước; mảng đỏ, to phù nề mặt hoặc bộ phận sinh dục, thường kéo dài vài giờ nhưng có thể gây nguy hiểm như gây chèn ép đường hô hấp trên, dẫn tới khó thở cấp; mề đay cấp tiết cholin xuất hiện khi đi ra nắng, vận động thể lực, triệu chứng ngứa toàn thân. Trường hợp của bạn, nếu đã bị lâu thì có thể là mề đay mãn tính. Việc chữa trị mề day mãn tính cần kiên trì, lâu dài và tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Trước hết, cần phải xác định xem mề đay do lí do nào gây ra, do di truyền hay do tác nhân, rối loạn hoặc bệnh lý nào khác của cơ thể. Nếu do di truyền, thì biện pháp chữa trị biểu hiện và phòng tránh các tác nhân ‘kích thích’ là chủ yếu, có thể dùng các biện pháp giải mẫn cảm,…. để cải thiện tình trạng. Còn các lí do khác thì tuỳ thuộc theo lí do mà có khắc phục thích hợp. Do vậy, để có thể chữa trị hiệu quả nhất, bạn nên tới cơ sở y tế chuyên khoa về Dị ứng (tốt nhất là chuyên về Dị ứng miễn dịch lâm sàng) để khám kiểm tra. Chúc bạn vui vẻ. [SIZE=5][B]Mề đay chữa thế nào?[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: Halacvts Thưa Bác sĩ. Tôi năm nay 38 tuổi, khoảng 7 tháng nay tôi bị nổi mề đay. Tôi đi khám ở nhiều bệnh viện lớn nhỏ nhưng không đỡ, cứ hết thuốc lại nổi. Tôi xin hỏi bệnh của tôi nên chữa như thế nào? Tôi có tiền sử bị viêm cầu thận! Tôi xin cảm ơn! [SIZE=3][B]Bác sĩ Nguyễn Vũ Cẩm Tú[/B][/SIZE] Chào bạn. Tình trạng bạn mắc phải được gọi là mề đay mãn tính. Nguyên nhân gây mề đay mãn tình còn chưa rõ nhưng thường có liên quan đến các yếu tố gây dị ứng như dược phẩm, thực phẩm, phụ gia, phấn hoa, bụi, lông thú nuôi… Đặc biệt một tác nhân hay gặp gây dị ứng mà ít người để ý tới là mạt bụi nhà. Đây là một loại sinh vật rất nhỏ thường cư trú trong chăn đệm, những nơi tích tụ bụi trong nhà. Chất tiết của chúng gây mẩn ngứa ở những người mẫn cảm. Chức năng gan, thận kém cũng là một lí do hay gặp gây nổi mẩn ngứa, mề đay mãn tính vì đây là hai cơ quan chủ chốt để loại trừ chất độc ra khỏi cơ thể. Do đó nguyên tắc chữa trị bệnh nổi mề đay cần bao gồm: Xác định lí do gây dị ứng để loại trừ Chữa trị biểu hiện giảm mẩn ngứa, viêm Tăng cường chức năng gan giải độc và chức năng thận tăng đào thải các chất độc hại ra khỏi cơ thể và tăng cường năng lượng tế bào giúp bảo vệ tế bào. Cụ thể: Tránh những thực phẩm, mỹ phẩm, xà phòng, chất tẩy rửa v.v.. có khả năng gây dị ứng. Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, chăn đệm cần giặt sạch bằng nước nóng và xà phòng, phơi nắng để diệt mạt bụi. Sử dụng các thuốc giảm mẩn ngứa, các thuốc tăng cường chức năng giải độc của gan và thận theo chỉ định của bác sĩ. Chúc bạn mau hết bệnh! [RIGHT]Theo ViCare[/RIGHT] [/QUOTE]
Xem thử
Tên
Mã xác nhận
Trả lời
Trang chủ
Tư Vấn
BÁC SỸ TRỰC TUYẾN TƯ VẤN
HỎI BÁC SỸ
5 câu hỏi hay liên quan đến chữa trị mề đay
Top
Dưới