Menu
Trang chủ
Tư Vấn
Bài viết mới
Tìm chủ đề
Mới!
Bài viết mới
Tài liệu mới
Trạng thái mới
Hoạt động mới nhất
Tài liệu
Latest reviews
Tìm Tài liệu
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Trạng thái mới
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Chat
0
Tư Vấn
Đăng nhập
Đăng ký
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Bài viết mới
Tìm chủ đề
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Menu
Trả lời chủ đề
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
Trang chủ
Tư Vấn
BÁC SỸ TRỰC TUYẾN TƯ VẤN
HỎI BÁC SỸ
Trẻ chậm phát triển và những điều cần lưu ý
Nội dung
<p>[QUOTE="Hỏi Đáp Bác Sỹ, post: 40246, member: 11284"]</p><p>Chậm phát triển ở trẻ nhỏ đã không còn là vấn đề xa lạ với các bậc cha mẹ. Dưới đây là một số câu hỏi giải đáp thắc mắc về chậm phát triển mà các bậc phụ huynh nên biết.</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Chậm phát triển có phải vì không ăn rau?</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: cอถาхเт</p><p></p><p>Chào bác sĩ!</p><p></p><p>Cháu là nam giới, 19 tuổi. Hàng ngày cháu vẫn ăn uống đầy đủ và ăn khá nhiều nhưng cơ thể cháu hơi chậm phát triển so với bạn cùng tuổi với cháu. Trong lúc ăn thì cháu cũng không ăn rau vì ăn không quen. Có phải tại vì cháu không ăn rau nên cơ thể chậm phát triển không? Và làm cách nào để cơ thể phát triển tốt hơn? Mong bác sĩ giải đáp giúp cháu. Hiện nay cháu cao 1m58, nặng 42kg.</p><p></p><p>Cám ơn bác sĩ.</p><p></p><p><span style="font-size: 12px"><strong>Bác sĩ Nguyễn Văn An</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào bạn!</p><p></p><p>Với chiều cao và cân nặng như của bạn thì bạn đang có chỉ số BMI là 16,8, thấp hơn so với giới hạn bình thường là từ 18,5 – 23. Như vậy, bạn đang trong tình trạng thiếu cân. Để có một cơ thể phát triển đầy đủ và cân đối thì bạn cần phải có một chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng bao gồm cả: tinh bột, protein, chất béo, các vitamin và khoáng chất.</p><p></p><p>Các vitamin và khoáng chất vừa tham gia vào cấu tạo cơ thể vừa có vai trò quan trọng đối với hệ thống miễn dịch của cơ thể, giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng. Các vitamin và khoáng chất này có nhiều trong rau xanh, các loại củ quả. Vì vậy, khẩu phần ăn thiếu rau như của bạn là hoàn toàn không hợp lý và không có lợi cho sức khỏe và sự phát triển bình thường của cơ thể. Để tăng cân, ngoài việc thay đổi chế độ ăn, bạn cần phải có chế độ tập luyện thể dục thể thao hàng ngày.</p><p></p><p>Bạn nên chọn chơi một môn thể thao mà bạn ưa thích hay phù hợp với bạn và có thể duy trì được lâu dài chẳng hạn như: cầu lông, bóng bàn, chạy, xà đơn, xà kép hoặc tham gia tập thể hình, tập gym,… Việc tập luyện vừa giúp cơ thể săn chắc, khỏe mạnh mà còn kích thích ngon miệng giúp cho bạn sẽ ăn được nhiều hơn và hấp thu tốt hơn.</p><p></p><p>Chúc bạn sức khỏe!</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Thai nhi chậm phát triển trong tử cung 19 tuần</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: Giấu tên</p><p></p><p>Chào bác sĩ!</p><p></p><p>Em 30 tuổi, hiện có bầu 23 tuần. Đi siêu âm thai nhi chậm phát triển trong tử cung 19 tuần. Doppler động mạch rốn =1. Nguy cơ thai chết lưu trong tử cung. Em đã bị lưu thai 1 lần ở tuần thứ 29. Các bác sĩ hội chẩn và nói rằng chỉ theo dõi. Không có thuốc nào cả. Em rất buồn. Em không biết con em có hy vọng không. Mong bác sĩ giúp em.</p><p></p><p>Cảm ơn bác sĩ!</p><p></p><p><span style="font-size: 12px"><strong>Bác sĩ Đinh Anh Tuấn</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào em!</p><p></p><p>Khi siêu âm Doppler động mạch rốn, người ta hay dùng 2 chỉ số là S/D và RI để đánh giá sự tương quan giữa vận tốc máu chảy qua động mạch rốn lúc tâm thu và tâm trương. Tôi đoán rằng chỉ số em nhắc đến là RI. Bình thường thai càng lớn thì RI càng nhỏ. Nếu ở tuổi thai 23 tuần RI bằng 1 thì thai thiếu ô xi và sẽ bị suy thai. Thật buồn vì đúng là hiện nay không có thuốc nào có thể cải thiện được tình hình. Tuy nhiên, kết quả siêu âm có thể rất khác nhau giữa các lần khám thai, vậy em có thể siêu âm kiểm tra lại…</p><p></p><p>Lần trước em đã bị thai lưu, nếu lần này có trục trặc gì, em cần phải đi khám chuyên khoa Sản phụ khoa ở các cơ sở có chuyên môn cao để xác định lí do và có biện pháp đề phòng cho lần có thai tới.</p><p></p><p>Chúc em mạnh khoẻ!</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Bé chậm phát triển và còn bị bệnh động kinh</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: Huynh Anh</p><p></p><p>Chào bác sĩ.</p><p></p><p>Em trai cháu năm nay đã 7 tuổi, em cháu chậm phát triển và em còn bị bệnh động kinh (nhẹ) hiện đang chữa trị bằng thuốc Depakine 200 mg/ml. Thời gian gần đây, em cháu hay bị giật mình, chạy lại ôm mẹ và tỏ ra rất sợ hãi, mặt hơi tái, nhưng chỉ vài phút rồi thôi… Xin hỏi bác sĩ có thể do tác dụng phụ của thuốc hay do 1 lý do nào khác mà em cháu bị như vậy? Xin bác sĩ cho lời khuyên và giải pháp tốt nhất.</p><p></p><p>Cháu xin cảm ơn.</p><p></p><p><span style="font-size: 12px"><strong>Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào bạn!</p><p></p><p>Triệu chứng của em bạn có thể là một cơn động kinh cục bộ thoáng qua, cũng có thể là dấu hiệu của bệnh lý khác. Động kinh là một căn bệnh thường gặp trong nhóm các bệnh thần kinh. Đặc biệt, tới 60% số bệnh nhân của căn bệnh này là trẻ em. Bệnh động kinh do nhiều lí do gây ra, như do khi sinh ra bị ngạt, do chấn thương sản khoa; bị bệnh sau nhiều lần sốt cao, co giật, sau viêm màng não mủ, sau chảy máu nội sọ, chấn thương sọ não… Động kinh cũng có thể là di chứng của bệnh não bẩm sinh, có tính chất di truyền (khoảng 2-5%), nhưng tới một nửa các tình huống bị bệnh không tìm thấy lí do.</p><p></p><p>Động kinh nếu được phát hiện sớm và chữa trị đúng cách thì khả năng hoàn toàn khỏi bệnh là rất cao. Tất nhiên không phải có thể chữa khỏi được tất cả các tình huống động kinh nhưng có thể khẳng định: nếu tuân theo đúng phác đồ chữa trị, mọi bệnh nhân đều có thể giảm được cơn co giật. Điều trị bệnh động kinh cũng cần phải kiên trì. Sau khi chữa trị hết cơn co giật, bệnh nhân phải tiếp tục chữa trị ngoại trú, dùng thuốc trong 2-3 năm có thể khỏi bệnh hoàn toàn.</p><p></p><p>Tuy nhiên, khoảng 2-3% bệnh nhân bị bệnh động kinh sau một thời gian khỏi bệnh bị lên cơn co giật lại. Trong tình huống này, cũng không nên lo lắng vì khả năng khỏi bệnh trở lại của người bệnh cũng nhanh chóng hơn. Điều quan trọng nhất đối với người bị bệnh động kinh là tình yêu thương, sự quan tâm của gia đình, người thân, sự thông cảm của bạn bè và những người xung quanh… để không cảm thấy mặc cảm, thấy mình khác biệt với mọi người.</p><p></p><p>Bệnh động kinh có thể chữa khỏi hoàn toàn, nghĩa là sau một thời gian dài điều trị, bệnh thuyên giảm dần và hoàn toàn các cơn mà không cần uống thuốc nữa. Điều chủ yếu và quan trọng là bệnh nhân và gia đình bệnh nhân cần hết sức kiên nhẫn. Trong việc điều trị bệnh động kinh, sự hợp tác giữa gia đình và thầy thuốc là vô cùng cần thiết. Bạn nên đưa em đến bệnh viện khám lại để theo dõi và phát hiện bệnh lý khác nếu có nhé.</p><p></p><p>Chúc bạn và gia đình sống khỏe!</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Cách nuôi dạy bé gái 3,5 tuổi bị chậm phát triển</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi:</p><p></p><p>Chào bác sĩ.</p><p></p><p>Bé gái nhà tôi 3 tuổi rưỡi, nặng 15 kg. Bé chỉ kêu má, ba, bà, ông, đi chệnh choạng. Khi đi khám ở bệnh viện thì bác sĩ nói cháu bị chậm phát triển. Vậy xin bác sĩ cho biết cách để nuôi dạy với tình trạng của cháu. Và tình trạng của cháu có thể phát triển hơn trong tương lai không?</p><p></p><p>Xin cảm ơn bác sĩ nhiều!</p><p></p><p><span style="font-size: 12px"><strong>Bác sĩ Vũ Thị Lừu</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào bạn!</p><p></p><p>Có nhiều lí do khiến cho trẻ chậm phát triển tinh thần như di truyền, các ảnh hưởng có hại đến mẹ khi mang thai trong 3 tháng đầu (mắc bệnh do vi-rút, ký sinh trùng, giang mai…), trẻ bị ngạt sơ sinh, các bệnh mắc phải trong những năm đầu (viêm não…) và thiếu sự kích thích của môi trường xã hội cũng là lí do gây bệnh. Một số lí do khiến trẻ bị chậm phát triển là do trẻ mắc bệnh hội chứng Down, hoặc bênh tự kỷ. Ngoài ra, những trẻ thiếu hụt cảm xúc giữa mẹ và con (cha mẹ ít quan tâm, chơi đùa, chăm sóc trẻ) trong 3 năm đầu đời có nhiều nguy cơ mắc bệnh hơn những trẻ được cha mẹ quan tâm, chăm sóc trong giai đoạn này.</p><p></p><p>Bé nhà bạn được chẩn đoán bị chậm phát triển tinh thần. Đây là tình trạng không dễ xử lý đòi hỏi bố mẹ, người thân trong gia đình phải rất kiên trì, dành sự quan tâm, chăm sóc đặc biệt cho cháu. Điều quan trọng nhất là bạn và người thân nên tăng cường giao tiếp với cháu bằng lời nói, cử chỉ, ánh mắt. Nên mua những đồ chơi có tính trí tuệ cho trẻ như các bộ xếp hình, xếp chữ… Ngoài ra, bạn nên cho con đi học đúng tuổi để trẻ có điều kiện tiếp xúc và học tập từ các bạn. Với các trẻ chậm phát triển tâm thần nên đưa đến các trường đặc biệt dành cho trẻ chậm phát triển tâm thần. Khả năng phát triển sau này của cháu phụ thuộc nhiều vào sự quan tâm chăm sóc của gia đình, người thân và xã hội.</p><p></p><p>Chúc bạn và cháu mạnh khỏe!</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Chậm phát triển chiều cao có chích hooc môn được không</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: Đỗ Anh</p><p></p><p>Thưa bs, con gái tôi hiện được 9,5 tuổi nhưng cao chỉ 1,265m, tôi có cho con đi khám ở bv nhi đồng, năm ngoái có chụp xương cổ tay và làm 1 số xét nghiệm, tuổi xương chỉ có 6 tuổi, bs có yêu cầu nhập viện nhưng lúc đó vì nhiều lí do nên tôi không cho cháu nhập viện được. Hè năm nay tôi cho cháu nhập viện nhưng vào được 1 lúc bs cho về, bảo theo dõi thêm. Tôi có cho cháu đi khám dinh dưỡng hàng tháng và bs cũng ycau nhập viện để chích hóc môn tăng trưởng. Con tôi khi nhỏ bị suy dd độ 1, chiều cao thiếu, năm 2 tuổi tôi đo cho cháu được 80cm, năm vừa qua cháu tăng 4cm, cháu bị trào ngược thực quản đến 6 tuổi thấy giảm rõ rệt, da cháu dày sừng thường xuyên ngứa, cho tôi hỏi liệu cháu có chích hoc môn đc ko? Chích có tác hại gì cho cháu? Cảm ơn bs</p><p></p><p><span style="font-size: 12px"><strong>Bác sĩ Hà Văn Chấn</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào bạn:</p><p>Bạn tìm hiểu tại sao con mình bị chậm phát triển chiều cao. Tôi giới thiệu 1 số nguyên nhân để bạn tìm hiểu xem con mình có bị 1 trong những nguyên nhân sau không:</p><p></p><p>Suy dinh dưỡng</p><p>Dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong sự tăng trưởng của trẻ. Trẻ suy dinh dưỡng mạn tính sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao. Can thiệp về dinh dưỡng sẽ cải thiện chiều cao cho trẻ</p><p></p><p>Thiếu kẽm</p><p>Các khảo sát cho thấy các bà mẹ bị thiếu kẽm trong thời kì mang thai sẽ có các biểu hiện nghén như buồn nôn, nôn, khó ngủ, chán ăn – và nhất là giảm ăn – nên dẫn đến thiếu cung cấp các chất dinh dưỡng cho bào thai phát triển. Các thiếu hụt dinh dưỡng trong các giai đoạn phát triển trên sẽ gây ra tình trạng chậm tăng trưởng của bào thai và đứa trẻ sinh ra thường nhẹ cân và thiếu sữa mẹ.</p><p></p><p>Di truyền</p><p>Con cái là sự phản ánh của bố mẹ. Bố mẹ thấp thường con cũng có chiều cao dưới trung bình và ngược lại. Chiều cao khi trưởng thành của trẻ có thể tính được từ chiều cao trung bình của cha mẹ.</p><p></p><p>Chậm tăng trưởng do thể tạng, còn gọi là chậm dậy thì</p><p>Trẻ chậm tăng trưởng vào giai đoạn trước dậy thì thường thấp hơn các bạn cùng lớp. Tuy nhiên trẻ sẽ đạt được chiều cao bình thường khi trẻ kết thúc giai đoạn dậy thì.</p><p></p><p>Chậm tăng trưởng trong tử cung</p><p>10% không bắt kịp chiều cao bình thường lúc 2 tuổi. Hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ nếu con bạn sinh non, nhẹ cân và không đạt được chiều cao bình thường lúc 2 tuổi. Một số trẻ có thể cần phải điều trị để đạt được chiều cao bình thường.</p><p></p><p>Sang chấn về tâm lí</p><p>Trẻ bị ngược đãi, lạm dụng… có thể bị ảnh hưởng đến tăng trưởng. Trẻ cần có một môi trường nuôi dưỡng lành mạnh để đạt được sự tăng trưởng tốt.</p><p></p><p>Thiếu ngủ</p><p>Ngoài việc cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, trẻ muốn cao lớn còn phải được ngủ đủ giấc, nhất là giấc ngủ ban đêm. Hormon tăng trưởng do tuyến yên tiết ra cao nhất là vào ban đêm, khoảng 23-24g khi mà trẻ đã ngủ say.</p><p></p><p>Bệnh mạn tính</p><p>Một số trẻ có bệnh lý suy gan, suy thận… có thể dẫn đến chậm phát triển thể chất. Điều trị tốt bệnh lý nền có thể cải thiện sự tăng trưởng về thể chất cho trẻ.</p><p></p><p>Bất thường nhiễm sắc thể</p><p>Hội chứng Turner, gặp ở trẻ nữ có bất thường nhiễm sắc thể (45XO), đôi khi trẻ có hình dáng bên ngoài bình thường nhưng chậm tăng trưởng. Khi trẻ lớn hơn sẽ có các vấn đề về hệ sinh dục như vô kinh, không dậy thì…Bác sĩ sẽ chẩn đoán bằng cách làm xét nghiệm nhiễm sắc thể đồ cho trẻ.</p><p></p><p>Loạn sản sụn và xương</p><p></p><p>Trẻ thường có vẻ bề ngoài thất thường, chân ngắn, tay ngắn, cổ tay, cổ chân bè, hộp sọ bất thường…</p><p></p><p>Nguyên nhân nội tiết</p><p>Thiếu nội tiết tố tăng trưởng: Khi cơ thể gặp vấn đề về sản xuất và phóng thích nội tiết tố tăng trưởng không đủ, dẫn đến một tình trạng gọi là thiếu nội tiết tố tăng trưởng.</p><p></p><p>Suy tuyến giáp: Khi cơ thể tiết không đủ nội tiết tố tuyến giáp, chậm tăng trưởng có thể xảy ra bởi vì những nội tiết tố này tác động trực tiếp lên sự tăng trưởng và chuyển hóa</p><p></p><p>Dùng sữa mẹ quá lâu</p><p>Trẻ hơn 2 tuổi mà vẫn bú sữa mẹ thì không hẳn tốt. Nên bổ sung các thực phẩm giàu can xi và protein cho trẻ như sữa chua và phô mai.</p><p></p><p>Lười vận động</p><p>Đôi khi, trẻ trở nên lười vận động do nghiện các trò chơi ngồi một chỗ. Trẻ cần phải củng cố cơ bắp bằng cách chạy nhảy, tập thể dục…</p><p></p><p>Cho trẻ tắm nắng hằng ngày để da tổng hợp đủ vitamin D cho cơ thể. Trẻ cần được ngủ đủ giấc vào ban đêm, không để trẻ ngủ muộn sau 22h. Tạo điều kiện cho trẻ được sống trong môi trường không ô nhiễm, tăng cường cho trẻ được vận động thể lực từ khi còn nhỏ.</p><p></p><p>Như vậy con bạn bị chậm phát triển chiều cao do thiếu nội tiết tố tăng trưởng thì nên dùng hooc môn tăng trưởng(GH).Dùng hooc môn tăng trưởng GH không thấy chống chỉ định với các bệnh của cháu.</p><p>Chú ý khi dùng GH? Tác dụng không mong muốn.</p><p>GH khi dùng ngắn hạn có thể gây giữ nước, phù, sưng ngón tay, hội chứng ống cổ tay (carpal tunel syndrome) và một số trường hợp hợp to vú ở nam giới, đôi khi còn gây nhức đầu, ngủ gà sưng hoặc đau khớp nhưng hiếm khi xảy ra nếu dùng đúng liều và nếu có xảy ra cũng sẽ tự mất đi khi ngừng thuốc. GH dùng lâu dài có thể gây chứng to cực (acromegaly). Chứng to cực hay kết hợp với một tỉ lệ biến chứng và tử vong có ý nghĩa cũng như làm tăng suất độ của bệnh đái tháo đường, tim mạch và u ác tính đường tiêu hóa. GH cũng có thể gây ra khối u giả trong não gây nhức đầu dữ dội, buộc phải ngừng thuốc nếu không sẽ bị các tổn thương khác.</p><p></p><p>Chúc bạn và con bạn mạnh khỏe.</p><p></p><p></p><p style="text-align: right">Theo ViCare</p><p>[/QUOTE]</p>
[QUOTE="Hỏi Đáp Bác Sỹ, post: 40246, member: 11284"] Chậm phát triển ở trẻ nhỏ đã không còn là vấn đề xa lạ với các bậc cha mẹ. Dưới đây là một số câu hỏi giải đáp thắc mắc về chậm phát triển mà các bậc phụ huynh nên biết. [SIZE=5][B]Chậm phát triển có phải vì không ăn rau?[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: cอถาхเт Chào bác sĩ! Cháu là nam giới, 19 tuổi. Hàng ngày cháu vẫn ăn uống đầy đủ và ăn khá nhiều nhưng cơ thể cháu hơi chậm phát triển so với bạn cùng tuổi với cháu. Trong lúc ăn thì cháu cũng không ăn rau vì ăn không quen. Có phải tại vì cháu không ăn rau nên cơ thể chậm phát triển không? Và làm cách nào để cơ thể phát triển tốt hơn? Mong bác sĩ giải đáp giúp cháu. Hiện nay cháu cao 1m58, nặng 42kg. Cám ơn bác sĩ. [SIZE=3][B]Bác sĩ Nguyễn Văn An[/B][/SIZE] Chào bạn! Với chiều cao và cân nặng như của bạn thì bạn đang có chỉ số BMI là 16,8, thấp hơn so với giới hạn bình thường là từ 18,5 – 23. Như vậy, bạn đang trong tình trạng thiếu cân. Để có một cơ thể phát triển đầy đủ và cân đối thì bạn cần phải có một chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng bao gồm cả: tinh bột, protein, chất béo, các vitamin và khoáng chất. Các vitamin và khoáng chất vừa tham gia vào cấu tạo cơ thể vừa có vai trò quan trọng đối với hệ thống miễn dịch của cơ thể, giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng. Các vitamin và khoáng chất này có nhiều trong rau xanh, các loại củ quả. Vì vậy, khẩu phần ăn thiếu rau như của bạn là hoàn toàn không hợp lý và không có lợi cho sức khỏe và sự phát triển bình thường của cơ thể. Để tăng cân, ngoài việc thay đổi chế độ ăn, bạn cần phải có chế độ tập luyện thể dục thể thao hàng ngày. Bạn nên chọn chơi một môn thể thao mà bạn ưa thích hay phù hợp với bạn và có thể duy trì được lâu dài chẳng hạn như: cầu lông, bóng bàn, chạy, xà đơn, xà kép hoặc tham gia tập thể hình, tập gym,… Việc tập luyện vừa giúp cơ thể săn chắc, khỏe mạnh mà còn kích thích ngon miệng giúp cho bạn sẽ ăn được nhiều hơn và hấp thu tốt hơn. Chúc bạn sức khỏe! [SIZE=5][B]Thai nhi chậm phát triển trong tử cung 19 tuần[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: Giấu tên Chào bác sĩ! Em 30 tuổi, hiện có bầu 23 tuần. Đi siêu âm thai nhi chậm phát triển trong tử cung 19 tuần. Doppler động mạch rốn =1. Nguy cơ thai chết lưu trong tử cung. Em đã bị lưu thai 1 lần ở tuần thứ 29. Các bác sĩ hội chẩn và nói rằng chỉ theo dõi. Không có thuốc nào cả. Em rất buồn. Em không biết con em có hy vọng không. Mong bác sĩ giúp em. Cảm ơn bác sĩ! [SIZE=3][B]Bác sĩ Đinh Anh Tuấn[/B][/SIZE] Chào em! Khi siêu âm Doppler động mạch rốn, người ta hay dùng 2 chỉ số là S/D và RI để đánh giá sự tương quan giữa vận tốc máu chảy qua động mạch rốn lúc tâm thu và tâm trương. Tôi đoán rằng chỉ số em nhắc đến là RI. Bình thường thai càng lớn thì RI càng nhỏ. Nếu ở tuổi thai 23 tuần RI bằng 1 thì thai thiếu ô xi và sẽ bị suy thai. Thật buồn vì đúng là hiện nay không có thuốc nào có thể cải thiện được tình hình. Tuy nhiên, kết quả siêu âm có thể rất khác nhau giữa các lần khám thai, vậy em có thể siêu âm kiểm tra lại… Lần trước em đã bị thai lưu, nếu lần này có trục trặc gì, em cần phải đi khám chuyên khoa Sản phụ khoa ở các cơ sở có chuyên môn cao để xác định lí do và có biện pháp đề phòng cho lần có thai tới. Chúc em mạnh khoẻ! [SIZE=5][B]Bé chậm phát triển và còn bị bệnh động kinh[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: Huynh Anh Chào bác sĩ. Em trai cháu năm nay đã 7 tuổi, em cháu chậm phát triển và em còn bị bệnh động kinh (nhẹ) hiện đang chữa trị bằng thuốc Depakine 200 mg/ml. Thời gian gần đây, em cháu hay bị giật mình, chạy lại ôm mẹ và tỏ ra rất sợ hãi, mặt hơi tái, nhưng chỉ vài phút rồi thôi… Xin hỏi bác sĩ có thể do tác dụng phụ của thuốc hay do 1 lý do nào khác mà em cháu bị như vậy? Xin bác sĩ cho lời khuyên và giải pháp tốt nhất. Cháu xin cảm ơn. [SIZE=3][B]Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa[/B][/SIZE] Chào bạn! Triệu chứng của em bạn có thể là một cơn động kinh cục bộ thoáng qua, cũng có thể là dấu hiệu của bệnh lý khác. Động kinh là một căn bệnh thường gặp trong nhóm các bệnh thần kinh. Đặc biệt, tới 60% số bệnh nhân của căn bệnh này là trẻ em. Bệnh động kinh do nhiều lí do gây ra, như do khi sinh ra bị ngạt, do chấn thương sản khoa; bị bệnh sau nhiều lần sốt cao, co giật, sau viêm màng não mủ, sau chảy máu nội sọ, chấn thương sọ não… Động kinh cũng có thể là di chứng của bệnh não bẩm sinh, có tính chất di truyền (khoảng 2-5%), nhưng tới một nửa các tình huống bị bệnh không tìm thấy lí do. Động kinh nếu được phát hiện sớm và chữa trị đúng cách thì khả năng hoàn toàn khỏi bệnh là rất cao. Tất nhiên không phải có thể chữa khỏi được tất cả các tình huống động kinh nhưng có thể khẳng định: nếu tuân theo đúng phác đồ chữa trị, mọi bệnh nhân đều có thể giảm được cơn co giật. Điều trị bệnh động kinh cũng cần phải kiên trì. Sau khi chữa trị hết cơn co giật, bệnh nhân phải tiếp tục chữa trị ngoại trú, dùng thuốc trong 2-3 năm có thể khỏi bệnh hoàn toàn. Tuy nhiên, khoảng 2-3% bệnh nhân bị bệnh động kinh sau một thời gian khỏi bệnh bị lên cơn co giật lại. Trong tình huống này, cũng không nên lo lắng vì khả năng khỏi bệnh trở lại của người bệnh cũng nhanh chóng hơn. Điều quan trọng nhất đối với người bị bệnh động kinh là tình yêu thương, sự quan tâm của gia đình, người thân, sự thông cảm của bạn bè và những người xung quanh… để không cảm thấy mặc cảm, thấy mình khác biệt với mọi người. Bệnh động kinh có thể chữa khỏi hoàn toàn, nghĩa là sau một thời gian dài điều trị, bệnh thuyên giảm dần và hoàn toàn các cơn mà không cần uống thuốc nữa. Điều chủ yếu và quan trọng là bệnh nhân và gia đình bệnh nhân cần hết sức kiên nhẫn. Trong việc điều trị bệnh động kinh, sự hợp tác giữa gia đình và thầy thuốc là vô cùng cần thiết. Bạn nên đưa em đến bệnh viện khám lại để theo dõi và phát hiện bệnh lý khác nếu có nhé. Chúc bạn và gia đình sống khỏe! [SIZE=5][B]Cách nuôi dạy bé gái 3,5 tuổi bị chậm phát triển[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: Chào bác sĩ. Bé gái nhà tôi 3 tuổi rưỡi, nặng 15 kg. Bé chỉ kêu má, ba, bà, ông, đi chệnh choạng. Khi đi khám ở bệnh viện thì bác sĩ nói cháu bị chậm phát triển. Vậy xin bác sĩ cho biết cách để nuôi dạy với tình trạng của cháu. Và tình trạng của cháu có thể phát triển hơn trong tương lai không? Xin cảm ơn bác sĩ nhiều! [SIZE=3][B]Bác sĩ Vũ Thị Lừu[/B][/SIZE] Chào bạn! Có nhiều lí do khiến cho trẻ chậm phát triển tinh thần như di truyền, các ảnh hưởng có hại đến mẹ khi mang thai trong 3 tháng đầu (mắc bệnh do vi-rút, ký sinh trùng, giang mai…), trẻ bị ngạt sơ sinh, các bệnh mắc phải trong những năm đầu (viêm não…) và thiếu sự kích thích của môi trường xã hội cũng là lí do gây bệnh. Một số lí do khiến trẻ bị chậm phát triển là do trẻ mắc bệnh hội chứng Down, hoặc bênh tự kỷ. Ngoài ra, những trẻ thiếu hụt cảm xúc giữa mẹ và con (cha mẹ ít quan tâm, chơi đùa, chăm sóc trẻ) trong 3 năm đầu đời có nhiều nguy cơ mắc bệnh hơn những trẻ được cha mẹ quan tâm, chăm sóc trong giai đoạn này. Bé nhà bạn được chẩn đoán bị chậm phát triển tinh thần. Đây là tình trạng không dễ xử lý đòi hỏi bố mẹ, người thân trong gia đình phải rất kiên trì, dành sự quan tâm, chăm sóc đặc biệt cho cháu. Điều quan trọng nhất là bạn và người thân nên tăng cường giao tiếp với cháu bằng lời nói, cử chỉ, ánh mắt. Nên mua những đồ chơi có tính trí tuệ cho trẻ như các bộ xếp hình, xếp chữ… Ngoài ra, bạn nên cho con đi học đúng tuổi để trẻ có điều kiện tiếp xúc và học tập từ các bạn. Với các trẻ chậm phát triển tâm thần nên đưa đến các trường đặc biệt dành cho trẻ chậm phát triển tâm thần. Khả năng phát triển sau này của cháu phụ thuộc nhiều vào sự quan tâm chăm sóc của gia đình, người thân và xã hội. Chúc bạn và cháu mạnh khỏe! [SIZE=5][B]Chậm phát triển chiều cao có chích hooc môn được không[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: Đỗ Anh Thưa bs, con gái tôi hiện được 9,5 tuổi nhưng cao chỉ 1,265m, tôi có cho con đi khám ở bv nhi đồng, năm ngoái có chụp xương cổ tay và làm 1 số xét nghiệm, tuổi xương chỉ có 6 tuổi, bs có yêu cầu nhập viện nhưng lúc đó vì nhiều lí do nên tôi không cho cháu nhập viện được. Hè năm nay tôi cho cháu nhập viện nhưng vào được 1 lúc bs cho về, bảo theo dõi thêm. Tôi có cho cháu đi khám dinh dưỡng hàng tháng và bs cũng ycau nhập viện để chích hóc môn tăng trưởng. Con tôi khi nhỏ bị suy dd độ 1, chiều cao thiếu, năm 2 tuổi tôi đo cho cháu được 80cm, năm vừa qua cháu tăng 4cm, cháu bị trào ngược thực quản đến 6 tuổi thấy giảm rõ rệt, da cháu dày sừng thường xuyên ngứa, cho tôi hỏi liệu cháu có chích hoc môn đc ko? Chích có tác hại gì cho cháu? Cảm ơn bs [SIZE=3][B]Bác sĩ Hà Văn Chấn[/B][/SIZE] Chào bạn: Bạn tìm hiểu tại sao con mình bị chậm phát triển chiều cao. Tôi giới thiệu 1 số nguyên nhân để bạn tìm hiểu xem con mình có bị 1 trong những nguyên nhân sau không: Suy dinh dưỡng Dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong sự tăng trưởng của trẻ. Trẻ suy dinh dưỡng mạn tính sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao. Can thiệp về dinh dưỡng sẽ cải thiện chiều cao cho trẻ Thiếu kẽm Các khảo sát cho thấy các bà mẹ bị thiếu kẽm trong thời kì mang thai sẽ có các biểu hiện nghén như buồn nôn, nôn, khó ngủ, chán ăn – và nhất là giảm ăn – nên dẫn đến thiếu cung cấp các chất dinh dưỡng cho bào thai phát triển. Các thiếu hụt dinh dưỡng trong các giai đoạn phát triển trên sẽ gây ra tình trạng chậm tăng trưởng của bào thai và đứa trẻ sinh ra thường nhẹ cân và thiếu sữa mẹ. Di truyền Con cái là sự phản ánh của bố mẹ. Bố mẹ thấp thường con cũng có chiều cao dưới trung bình và ngược lại. Chiều cao khi trưởng thành của trẻ có thể tính được từ chiều cao trung bình của cha mẹ. Chậm tăng trưởng do thể tạng, còn gọi là chậm dậy thì Trẻ chậm tăng trưởng vào giai đoạn trước dậy thì thường thấp hơn các bạn cùng lớp. Tuy nhiên trẻ sẽ đạt được chiều cao bình thường khi trẻ kết thúc giai đoạn dậy thì. Chậm tăng trưởng trong tử cung 10% không bắt kịp chiều cao bình thường lúc 2 tuổi. Hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ nếu con bạn sinh non, nhẹ cân và không đạt được chiều cao bình thường lúc 2 tuổi. Một số trẻ có thể cần phải điều trị để đạt được chiều cao bình thường. Sang chấn về tâm lí Trẻ bị ngược đãi, lạm dụng… có thể bị ảnh hưởng đến tăng trưởng. Trẻ cần có một môi trường nuôi dưỡng lành mạnh để đạt được sự tăng trưởng tốt. Thiếu ngủ Ngoài việc cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, trẻ muốn cao lớn còn phải được ngủ đủ giấc, nhất là giấc ngủ ban đêm. Hormon tăng trưởng do tuyến yên tiết ra cao nhất là vào ban đêm, khoảng 23-24g khi mà trẻ đã ngủ say. Bệnh mạn tính Một số trẻ có bệnh lý suy gan, suy thận… có thể dẫn đến chậm phát triển thể chất. Điều trị tốt bệnh lý nền có thể cải thiện sự tăng trưởng về thể chất cho trẻ. Bất thường nhiễm sắc thể Hội chứng Turner, gặp ở trẻ nữ có bất thường nhiễm sắc thể (45XO), đôi khi trẻ có hình dáng bên ngoài bình thường nhưng chậm tăng trưởng. Khi trẻ lớn hơn sẽ có các vấn đề về hệ sinh dục như vô kinh, không dậy thì…Bác sĩ sẽ chẩn đoán bằng cách làm xét nghiệm nhiễm sắc thể đồ cho trẻ. Loạn sản sụn và xương Trẻ thường có vẻ bề ngoài thất thường, chân ngắn, tay ngắn, cổ tay, cổ chân bè, hộp sọ bất thường… Nguyên nhân nội tiết Thiếu nội tiết tố tăng trưởng: Khi cơ thể gặp vấn đề về sản xuất và phóng thích nội tiết tố tăng trưởng không đủ, dẫn đến một tình trạng gọi là thiếu nội tiết tố tăng trưởng. Suy tuyến giáp: Khi cơ thể tiết không đủ nội tiết tố tuyến giáp, chậm tăng trưởng có thể xảy ra bởi vì những nội tiết tố này tác động trực tiếp lên sự tăng trưởng và chuyển hóa Dùng sữa mẹ quá lâu Trẻ hơn 2 tuổi mà vẫn bú sữa mẹ thì không hẳn tốt. Nên bổ sung các thực phẩm giàu can xi và protein cho trẻ như sữa chua và phô mai. Lười vận động Đôi khi, trẻ trở nên lười vận động do nghiện các trò chơi ngồi một chỗ. Trẻ cần phải củng cố cơ bắp bằng cách chạy nhảy, tập thể dục… Cho trẻ tắm nắng hằng ngày để da tổng hợp đủ vitamin D cho cơ thể. Trẻ cần được ngủ đủ giấc vào ban đêm, không để trẻ ngủ muộn sau 22h. Tạo điều kiện cho trẻ được sống trong môi trường không ô nhiễm, tăng cường cho trẻ được vận động thể lực từ khi còn nhỏ. Như vậy con bạn bị chậm phát triển chiều cao do thiếu nội tiết tố tăng trưởng thì nên dùng hooc môn tăng trưởng(GH).Dùng hooc môn tăng trưởng GH không thấy chống chỉ định với các bệnh của cháu. Chú ý khi dùng GH? Tác dụng không mong muốn. GH khi dùng ngắn hạn có thể gây giữ nước, phù, sưng ngón tay, hội chứng ống cổ tay (carpal tunel syndrome) và một số trường hợp hợp to vú ở nam giới, đôi khi còn gây nhức đầu, ngủ gà sưng hoặc đau khớp nhưng hiếm khi xảy ra nếu dùng đúng liều và nếu có xảy ra cũng sẽ tự mất đi khi ngừng thuốc. GH dùng lâu dài có thể gây chứng to cực (acromegaly). Chứng to cực hay kết hợp với một tỉ lệ biến chứng và tử vong có ý nghĩa cũng như làm tăng suất độ của bệnh đái tháo đường, tim mạch và u ác tính đường tiêu hóa. GH cũng có thể gây ra khối u giả trong não gây nhức đầu dữ dội, buộc phải ngừng thuốc nếu không sẽ bị các tổn thương khác. Chúc bạn và con bạn mạnh khỏe. [RIGHT]Theo ViCare[/RIGHT] [/QUOTE]
Xem thử
Tên
Mã xác nhận
Trả lời
Trang chủ
Tư Vấn
BÁC SỸ TRỰC TUYẾN TƯ VẤN
HỎI BÁC SỸ
Trẻ chậm phát triển và những điều cần lưu ý
Top
Dưới