Menu
Trang chủ
Tư Vấn
Bài viết mới
Tìm chủ đề
Mới!
Bài viết mới
Tài liệu mới
Trạng thái mới
Hoạt động mới nhất
Tài liệu
Latest reviews
Tìm Tài liệu
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Trạng thái mới
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Chat
0
Tư Vấn
Đăng nhập
Đăng ký
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Bài viết mới
Tìm chủ đề
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Menu
Trả lời chủ đề
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
Trang chủ
Tư Vấn
BÁC SỸ TRỰC TUYẾN TƯ VẤN
HỎI BÁC SỸ
Những triệu chứng liên quan đến viêm bao hoạt dịch khớp
Nội dung
<p>[QUOTE="Hỏi Đáp Bác Sỹ, post: 40285, member: 11284"]</p><p>Chuyển động khó khăn, sưng, đỏ, đau khớp là những triệu chứng của viêm bao hoạt dịch khớp. Người bệnh cần chú ý để điều trị kịp thời khi phát hiện các triệu chứng liên quan.</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Cổ tay nhô lên một cục xương nhỏ là bị gì?</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: nana</p><p></p><p>Chào bác sĩ.</p><p></p><p>Em năm nay 21 tuổi, giới tính nữ. Không hiểu sao ở cổ tay của em nhô lên một cục xương nhỏ, nó nhô lên lâu rồi. Bình thường thì không thấy cảm giác đau, nhưng khi mình làm việc gì nặng thì ở cổ tay nó nhức nhức, nhưng sau vài ngày thí nó hết nhức. Em không biết đó gọi là bệnh gì. Hay do người ốm, xương nhỏ nên cổ tay mới nhô lên cục xương như vậy. Bác sĩ có thể giải đáp cho em được không ạ? </p><p></p><p>Em cám ơn bác sĩ nhiều!</p><p></p><p><span style="font-size: 12px"><strong>Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào bạn.</p><p></p><p>Hiện tượng ở cổ tay nhô lên một cục cứng nhỏ, nhiều người tưởng lầm là cục xương, nhưng đây không phải là một cục xương nhỏ mà là u hoạt dịch. Bao hoạt dịch là một bao xơ dày bên trong chứa chất nhày là dịch ổ khớp có tác dụng bôi trơn cho khớp. Bao hoạt dịch được bảo vệ bên ngoài bằng các vòng dây xơ (dây chằng khớp). Khi các dây chằng này bị yếu áp lực cao trong bao khớp sẽ làm bao khớp bị phồng dãn, dịch khớp đẩy lồi ra hình thành một khối u (tương tự như lốp xe đạp bị yếu làm xăm bị chửa), nên gọi là u bao hoạt dịch. Ở những nơi khác do cấu trúc dây chằng bao quanh đơn giản (ví dụ khớp gối), khi vận động có áp lực cao tạo thành khối u, nhưng khi nghỉ ngơi hết áp lực dịch khớp thoái lui thì u tự xẹp.</p><p></p><p>Hiện tượng khi đứng ở đằng sau khớp gối (kheo) có hình thành một khối u cứng chắc, nhưng khi nằm xuống thì u này lại xẹp mất đi chính là hiện tượng thoát vị dịch bao khớp (u bao hoạt dịch). Riêng ở khu vực cổ tay, do cấu tạo dây chằng phức tạp, có nhiều lớp đan chéo nhau, sự yếu của dây chằng có thể tạo thành một lỗ nhỏ, bao xơ và dịch nhày bị đẩy vào khoang này hình thành một cái van một chiều, chỉ cho dịch nhày đi ra qua lỗ này mà không cho thoái ngược trở lại. Vì vậy, do hoạt động của khớp cổ tay dần dần hình thành một cục cứng căng tương tự như một cục xương, khi bạn nghỉ ngơi chỉ bớt tức chứ khối u này không xẹp lại. Bạn không phải lo lắng mà chỉ cần hạn chế vận động nhiều ở vùng cổ tay, nếu u này to lên nhiều tác động đến thẩm mỹ và vận động thì đi tiểu phẫu cắt bỏ phần phình (thoát vị) này đi và khâu củng cố tăng cường sức bền của dây chằng, làm mất hiện tượng suy yếu của dây chằng khớp.</p><p></p><p>Chúc bạn mạnh khỏe!</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Có khối u cứng ở cổ tay là bệnh gì?</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: Giấu tên</p><p></p><p>Chào bác sĩ.</p><p></p><p>Em là nam, năm nay 30 tuổi, cách đây 1.5 năm, cổ tay phải em nổi một cục u ngay cạnh mắt cá tay, phía trên mu bàn tay, đến nay to bằng đầu ngón tay út, gập cổ tay xuống thì nhìn thấy rõ. Khối u không đau kể cả khi cổ tay hoạt động mạnh như tập tạ, bê vác vật nặng, ấn vào cứng như xương cục ở mắt cá tay, từ lúc mọc đến bây giờ u nằm 1 chỗ như vậy, không di động. Bác sĩ vui lòng cho em hỏi u này là loại u gì? Có nguy hiểm không? Điều trị u này như thế nào cho khỏi ạ?</p><p></p><p>Em xin chân thành cảm ơn!.</p><p></p><p><span style="font-size: 12px"><strong>Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào em.</p><p></p><p>Như em mô tả thì có nhiều khả năng đây là u nang bao hoạt dịch cổ tay. Đó là hiện tượng dịch khớp thoát vào các chẽ gân, có thể do các lí do như chấn thương vùng cổ tay, vận động mạnh đột ngột vùng cổ tay. Lâm sàng triệu chứng khối u tại vùng khớp xuất hiện sau các yếu tố nguy cơ trên, ở cổ tay chủ yếu gặp ở mặt sau, khối cứng chắc, ít di động, có thể to dần. Em có thể đi siêu âm để biết chính xác kết quả. Để chữa trị trước hết cần hạn chế vận động mạnh cổ tay, tiến hành chọc hút sau đó bơm dính và băng ép cổ tay; hoặc phẫu thuật cắt nang bao hoạt dịch nếu hay tái phát.</p><p></p><p>Ngoài ra cũng không loại trừ khả năng em bị một u xương sụn lành tính ở cổ tay. Em nên đi siêu âm để biết chính xác kết quả.</p><p></p><p>Chúc em mạnh khỏe.</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Tê cứng ngón tay là bệnh gì?</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: Giấu tên</p><p></p><p>Chào bác sĩ.</p><p></p><p>Hiện tại tôi đang có dấu hiệu tê các ngón tay lúc ngủ dậy các ngón tay thường tê cứng phải vận động một lúc mới hoạt động được. Xin cho hỏi tôi đang mắc phải bệnh gì? Cách xử lý ra sao?</p><p></p><p>Cảm ơn bác sĩ.</p><p></p><p><span style="font-size: 12px"><strong>Bác sĩ Nguyễn Văn An</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào bạn!</p><p></p><p>Theo như bạn mô tả, khi ngủ dậy các ngón tay của bạn bị tê cứng và phải vận động một lúc mới hoạt động được. Nếu biểu hiện này kéo dài hàng giờ thì đó là biểu hiện cứng khớp buổi có thể gặp trong bệnh viêm đa khớp dạng thấp.</p><p></p><p>Trong bệnh viêm đa khớp dạng thấp, ngoài biểu hiện cứng khớp buổi sáng còn có triệu chứng sưng, nóng, đỏ, đau tại vị trí các khớp do viêm màng hoạt dịch của bao khớp. Viêm khớp dạng thấp tiến triển dần dẫn tới dính và biến dạng các khớp, mất chức năng khớp và gây tàn phế. Vì vậy, bệnh này cần được phát hiện và chữa trị kịp thời. Ngoài ra, tình trạng cứng khớp của bạn có thể do các khớp bị thoái hóa, bao hoạt dịch khớp giảm tiết dịch nhất là sau một đêm dài, các khớp không vận động, dịch khớp tiết ra giảm đi nên khi ngủ dậy hoạt động của các khớp giảm độ trơn tru. Nhưng tình trạng này sẽ đỡ dần và trở lại bình thường khi vận động các khớp bằng một số bài tập do sự vận động của các khớp kích thích mạch máu lưu thông và bao hoạt dịch tiết nhiều dịch khớp. Điều trị các tình huống này chủ yếu bằng cách tập luyện thể dục thể thao vào buổi sáng, tăng cường vận động các khớp giúp các khớp hoạt động trơn tru, làm chậm quá trình thoái hóa.</p><p></p><p>Chúc bạn khỏe!</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Tay bị tê mất cảm giác là bệnh gì?</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: TSN Ngoc</p><p></p><p>Thưa bác sĩ!</p><p></p><p>Bố em năm nay là 59 tuổi. Bố cầm vật gì hơi lâu là tê mất cảm giác. Lúc trước bố em có bệnh vôi bám cột sống lưng. Vậy bố em bị bệnh gì thưa bác sĩ? Mong bác sĩ giúp em.</p><p></p><p>Cảm ơn bác sĩ!</p><p></p><p><span style="font-size: 12px"><strong>Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào em!</p><p></p><p>Triệu chứng mà em mô tả có thể do tổn thương thần kinh giữa thường gặp trong hội chứng ống cổ tay. Hội chứng ống cổ tay do nhiều lí do khác nhau gây nên như: chấn thương, viêm bao hoạt dịch, viêm thoái hóa khớp cổ tay, thường gặp ở những người làm việc với những công cụ gây rung xóc như thợ khoan, thợ khai thác đá, tổn thương thần kinh trong bệnh đái tháo đường, trong thoái hóa cột sống cổ… Khuyên bố em đi khám bác sĩ, làm các xét nghiệm kiểm tra để có chẩn đoán xác định và chữa trị. </p><p></p><p>Chúc em mạnh khỏe.</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>U ở bắp chân gây đau nhức giờ lan sang tay, là bệnh gì?</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: Nguyễn Khánh</p><p></p><p>Chào bác sĩ!</p><p></p><p>Bố cháu hiện nay 51 tuổi. Bố cháu có 1 khối u ở bắp chân đằng sau đầu gối. Bình thường thì không sao nhưng cứ hôm trở trời là đau nhức. Giờ lan lên cả cánh tay cũng nhức mỏi không duỗi thẳng được. Bác sĩ cho cháu hỏi bố cháu như thế là bị làm sao ạ?</p><p></p><p>Cảm ơn bác sĩ!</p><p></p><p><span style="font-size: 12px"><strong>Bác sĩ Vũ Thị Lừu</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào cháu!</p><p></p><p>Theo như cháu mô tả thì trước tiên cần nghĩ đến u nang bao hoạt dịch khớp gối và khớp vai. Cháu cần biết cấu trúc cơ bản của các khớp hoạt dịch (khớp háng, gối, vai, khuỷu, cổ tay, …) có thể tạm coi là có hai phần cơ bản. Phần màng hoạt dịch trong cùng, đóng vai trò quan trọng trong tiết hoạt dịch khớp và các lớp xơ của bao khớp. Vì một lý do nào đó như chấn thương, bệnh lý (thoái hoá khớp) hay do bất thường giải phẫu mà lớp bao xơ của khớp xuất hiện điểm yếu hay thiếu hụt, có thể tạm gọi là rách, từ đó lớp màng hoạt dịch của khớp thoát vị ra ngoài, dịch khớp tràn vào làm căng đầy túi thoát vị và hình thành cấu trúc nang, có thể sờ thấy trên lâm sàng ở các khớp nông như khớp gối hay cổ tay. Thông thường, các nang này có thể coi là lành tính, không gây triệu chứng như đau hay các khó chịu khác. Một số trường hợp đặc biệt có thể gây khó chịu khi quá to làm hạn chế vận động khớp, đau do nang quá căng, xấu về mặt thẩm mỹ thì có thể cân nhắc phẫu thuật để cắt bỏ nang và phục hồi bao xơ của khớp.</p><p></p><p>Đặc điểm của nang hoạt dịch khớp vai có sự khác biệt so với các nang hoạt dịch của các khớp khác là:</p><p></p><p>Thứ nhất là không có tình trạng thoát vị của màng hoạt dịch</p><p></p><p>Thứ hai là có thể không có tình trạng tổn thương bao xơ của khớp</p><p></p><p>Về lâm sàng, khác với các nang của các khớp khác, nang hoạt dịch khớp vai không sờ thấy do có rất nhiều lớp cơ xung quanh khớp vai. Bên cạnh đó, do sự hình thành nang gần như nằm dưới các gân chóp xoay và liên quan đến tổn thương sụn viền nên các nang hoạt dịch khớp vai dễ gây các triệu chứng lâm sàng hơn như đau, hạn chế vận động khớp vai và cá biệt, có trường hợp nang hoạt dịch phía sau trên khớp vai gây chèn ép vào thần kinh trên vai dẫn đến tình trạng teo cơ và các triệu chứng đau do chèn ép thần kinh.</p><p></p><p>Tuỳ theo vị trí mà nang hoạt dịch có thể gây các chèn ép khác nhau trong đó có hai vị trí hay gặp nhất và trong thực tiễn lâm sàng chúng tôi đã điều trị đó là: Nang ở vị trí sau trên do tổn thương sụn viền sau, gây chèn ép vào thần kinh trên vai, gây đau và teo các cơ phía sau trên khớp vai và nang ở vị trí phía trên do tổn thương sụn viền trước trên (tổn thương SLAP), chèn ép vào gân chóp xoay, gây đau và hạn chế vận động vai. Ngoài ra trên y văn đã thông báo trường hợp nang hoạt dịch trước dưới khớp vai gây chèn ép vào bó mạch thần kinh cánh tay ở vùng nách. Về chẩn đoán, do không sờ thấy nên thường bệnh nhân nang hoạt dịch khớp vai đến khám vì các triệu chứng do nang và tình trạng rách sụn viền gây ra như đau, hạn chế vận động. Việc xác định chẩn đoán thường dựa vào phim chụp cộng hưởng từ khớp vai, tốt nhất nếu có thể là chụp phim có tiêm thuốc đối quang từ vào khớp.</p><p></p><p>Khớp gối được bao bọc bởi bao khớp như một túi khép kín. Túi này được che phủ bên trong nhờ màng hoạt dịch. Tổ chức hoạt dịch tiết ra dịch gọi là hoạt dịch có tác dụng nuôi dưỡng và bôi trơn khớp gối. Khi bị chấn thương, bao hoạt dịch có thể phản ứng bằng cách tăng tiết dịch một cách quá mức gây ra tràn dịch khớp gối. </p><p></p><p>Nếu áp lực bên trong của khớp gối tăng lên, nó có thể thoát vị ra phía sau của gối, đó là u nang bao hoạt dịch, thường nằm ở chính giữa khoeo và to ra sau gối. U nang bao hoạt dịch còn gọi là “Baker’s Cyst”. Nang này thường không nguy hiểm, đặc biệt là không bao giờ ung thư hoá. Bên trong nang chỉ có chất hoạt dịch, vì vậy, thể tích của nó có thể thay đổi được to hay nhỏ tùy thuộc hoạt dịch có nhiều hay ít. Thường gặp thể tích của nó nhỏ và không gây trở ngại cho chức năng của đầu gối.</p><p></p><p>Chỉ khi nang to, căng, gây đau do tăng áp lực mới ảnh hưởng đến cử động của khớp gối. U nang này rất hiếm khi chèn ép vào tổ chức xung quanh như mạch máu, thần kinh gây nên triệu chứng kiến bò, rát bỏng ở cẳng chân… do thể tích của u nang quá to. Trường hợp u nang bị vỡ sẽ gây ra các triệu chứng: đau tăng lên đột ngột, bắp chân mau chóng sưng to tràn hoạt dịch ra ngoài, nguy cơ làm tắc các tĩnh mạch, gây tổn thương về cơ.</p><p></p><p>Để chẩn đoán chính xác, cháu cần cho bố đi khám bệnh. Siêu âm sẽ giúp ích nhiều cho việc chẩn đoán. Tuy nhiên nếu siêu âm không phát hiện được cần chụp X-quang khớp hay chụp cộng hưởng từ khớp.</p><p></p><p>Chúc bố con cháu mạnh khỏe!</p><p></p><p></p><p style="text-align: right">Theo ViCare</p><p>[/QUOTE]</p>
[QUOTE="Hỏi Đáp Bác Sỹ, post: 40285, member: 11284"] Chuyển động khó khăn, sưng, đỏ, đau khớp là những triệu chứng của viêm bao hoạt dịch khớp. Người bệnh cần chú ý để điều trị kịp thời khi phát hiện các triệu chứng liên quan. [SIZE=5][B]Cổ tay nhô lên một cục xương nhỏ là bị gì?[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: nana Chào bác sĩ. Em năm nay 21 tuổi, giới tính nữ. Không hiểu sao ở cổ tay của em nhô lên một cục xương nhỏ, nó nhô lên lâu rồi. Bình thường thì không thấy cảm giác đau, nhưng khi mình làm việc gì nặng thì ở cổ tay nó nhức nhức, nhưng sau vài ngày thí nó hết nhức. Em không biết đó gọi là bệnh gì. Hay do người ốm, xương nhỏ nên cổ tay mới nhô lên cục xương như vậy. Bác sĩ có thể giải đáp cho em được không ạ? Em cám ơn bác sĩ nhiều! [SIZE=3][B]Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh[/B][/SIZE] Chào bạn. Hiện tượng ở cổ tay nhô lên một cục cứng nhỏ, nhiều người tưởng lầm là cục xương, nhưng đây không phải là một cục xương nhỏ mà là u hoạt dịch. Bao hoạt dịch là một bao xơ dày bên trong chứa chất nhày là dịch ổ khớp có tác dụng bôi trơn cho khớp. Bao hoạt dịch được bảo vệ bên ngoài bằng các vòng dây xơ (dây chằng khớp). Khi các dây chằng này bị yếu áp lực cao trong bao khớp sẽ làm bao khớp bị phồng dãn, dịch khớp đẩy lồi ra hình thành một khối u (tương tự như lốp xe đạp bị yếu làm xăm bị chửa), nên gọi là u bao hoạt dịch. Ở những nơi khác do cấu trúc dây chằng bao quanh đơn giản (ví dụ khớp gối), khi vận động có áp lực cao tạo thành khối u, nhưng khi nghỉ ngơi hết áp lực dịch khớp thoái lui thì u tự xẹp. Hiện tượng khi đứng ở đằng sau khớp gối (kheo) có hình thành một khối u cứng chắc, nhưng khi nằm xuống thì u này lại xẹp mất đi chính là hiện tượng thoát vị dịch bao khớp (u bao hoạt dịch). Riêng ở khu vực cổ tay, do cấu tạo dây chằng phức tạp, có nhiều lớp đan chéo nhau, sự yếu của dây chằng có thể tạo thành một lỗ nhỏ, bao xơ và dịch nhày bị đẩy vào khoang này hình thành một cái van một chiều, chỉ cho dịch nhày đi ra qua lỗ này mà không cho thoái ngược trở lại. Vì vậy, do hoạt động của khớp cổ tay dần dần hình thành một cục cứng căng tương tự như một cục xương, khi bạn nghỉ ngơi chỉ bớt tức chứ khối u này không xẹp lại. Bạn không phải lo lắng mà chỉ cần hạn chế vận động nhiều ở vùng cổ tay, nếu u này to lên nhiều tác động đến thẩm mỹ và vận động thì đi tiểu phẫu cắt bỏ phần phình (thoát vị) này đi và khâu củng cố tăng cường sức bền của dây chằng, làm mất hiện tượng suy yếu của dây chằng khớp. Chúc bạn mạnh khỏe! [SIZE=5][B]Có khối u cứng ở cổ tay là bệnh gì?[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: Giấu tên Chào bác sĩ. Em là nam, năm nay 30 tuổi, cách đây 1.5 năm, cổ tay phải em nổi một cục u ngay cạnh mắt cá tay, phía trên mu bàn tay, đến nay to bằng đầu ngón tay út, gập cổ tay xuống thì nhìn thấy rõ. Khối u không đau kể cả khi cổ tay hoạt động mạnh như tập tạ, bê vác vật nặng, ấn vào cứng như xương cục ở mắt cá tay, từ lúc mọc đến bây giờ u nằm 1 chỗ như vậy, không di động. Bác sĩ vui lòng cho em hỏi u này là loại u gì? Có nguy hiểm không? Điều trị u này như thế nào cho khỏi ạ? Em xin chân thành cảm ơn!. [SIZE=3][B]Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai[/B][/SIZE] Chào em. Như em mô tả thì có nhiều khả năng đây là u nang bao hoạt dịch cổ tay. Đó là hiện tượng dịch khớp thoát vào các chẽ gân, có thể do các lí do như chấn thương vùng cổ tay, vận động mạnh đột ngột vùng cổ tay. Lâm sàng triệu chứng khối u tại vùng khớp xuất hiện sau các yếu tố nguy cơ trên, ở cổ tay chủ yếu gặp ở mặt sau, khối cứng chắc, ít di động, có thể to dần. Em có thể đi siêu âm để biết chính xác kết quả. Để chữa trị trước hết cần hạn chế vận động mạnh cổ tay, tiến hành chọc hút sau đó bơm dính và băng ép cổ tay; hoặc phẫu thuật cắt nang bao hoạt dịch nếu hay tái phát. Ngoài ra cũng không loại trừ khả năng em bị một u xương sụn lành tính ở cổ tay. Em nên đi siêu âm để biết chính xác kết quả. Chúc em mạnh khỏe. [SIZE=5][B]Tê cứng ngón tay là bệnh gì?[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: Giấu tên Chào bác sĩ. Hiện tại tôi đang có dấu hiệu tê các ngón tay lúc ngủ dậy các ngón tay thường tê cứng phải vận động một lúc mới hoạt động được. Xin cho hỏi tôi đang mắc phải bệnh gì? Cách xử lý ra sao? Cảm ơn bác sĩ. [SIZE=3][B]Bác sĩ Nguyễn Văn An[/B][/SIZE] Chào bạn! Theo như bạn mô tả, khi ngủ dậy các ngón tay của bạn bị tê cứng và phải vận động một lúc mới hoạt động được. Nếu biểu hiện này kéo dài hàng giờ thì đó là biểu hiện cứng khớp buổi có thể gặp trong bệnh viêm đa khớp dạng thấp. Trong bệnh viêm đa khớp dạng thấp, ngoài biểu hiện cứng khớp buổi sáng còn có triệu chứng sưng, nóng, đỏ, đau tại vị trí các khớp do viêm màng hoạt dịch của bao khớp. Viêm khớp dạng thấp tiến triển dần dẫn tới dính và biến dạng các khớp, mất chức năng khớp và gây tàn phế. Vì vậy, bệnh này cần được phát hiện và chữa trị kịp thời. Ngoài ra, tình trạng cứng khớp của bạn có thể do các khớp bị thoái hóa, bao hoạt dịch khớp giảm tiết dịch nhất là sau một đêm dài, các khớp không vận động, dịch khớp tiết ra giảm đi nên khi ngủ dậy hoạt động của các khớp giảm độ trơn tru. Nhưng tình trạng này sẽ đỡ dần và trở lại bình thường khi vận động các khớp bằng một số bài tập do sự vận động của các khớp kích thích mạch máu lưu thông và bao hoạt dịch tiết nhiều dịch khớp. Điều trị các tình huống này chủ yếu bằng cách tập luyện thể dục thể thao vào buổi sáng, tăng cường vận động các khớp giúp các khớp hoạt động trơn tru, làm chậm quá trình thoái hóa. Chúc bạn khỏe! [SIZE=5][B]Tay bị tê mất cảm giác là bệnh gì?[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: TSN Ngoc Thưa bác sĩ! Bố em năm nay là 59 tuổi. Bố cầm vật gì hơi lâu là tê mất cảm giác. Lúc trước bố em có bệnh vôi bám cột sống lưng. Vậy bố em bị bệnh gì thưa bác sĩ? Mong bác sĩ giúp em. Cảm ơn bác sĩ! [SIZE=3][B]Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường[/B][/SIZE] Chào em! Triệu chứng mà em mô tả có thể do tổn thương thần kinh giữa thường gặp trong hội chứng ống cổ tay. Hội chứng ống cổ tay do nhiều lí do khác nhau gây nên như: chấn thương, viêm bao hoạt dịch, viêm thoái hóa khớp cổ tay, thường gặp ở những người làm việc với những công cụ gây rung xóc như thợ khoan, thợ khai thác đá, tổn thương thần kinh trong bệnh đái tháo đường, trong thoái hóa cột sống cổ… Khuyên bố em đi khám bác sĩ, làm các xét nghiệm kiểm tra để có chẩn đoán xác định và chữa trị. Chúc em mạnh khỏe. [SIZE=5][B]U ở bắp chân gây đau nhức giờ lan sang tay, là bệnh gì?[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: Nguyễn Khánh Chào bác sĩ! Bố cháu hiện nay 51 tuổi. Bố cháu có 1 khối u ở bắp chân đằng sau đầu gối. Bình thường thì không sao nhưng cứ hôm trở trời là đau nhức. Giờ lan lên cả cánh tay cũng nhức mỏi không duỗi thẳng được. Bác sĩ cho cháu hỏi bố cháu như thế là bị làm sao ạ? Cảm ơn bác sĩ! [SIZE=3][B]Bác sĩ Vũ Thị Lừu[/B][/SIZE] Chào cháu! Theo như cháu mô tả thì trước tiên cần nghĩ đến u nang bao hoạt dịch khớp gối và khớp vai. Cháu cần biết cấu trúc cơ bản của các khớp hoạt dịch (khớp háng, gối, vai, khuỷu, cổ tay, …) có thể tạm coi là có hai phần cơ bản. Phần màng hoạt dịch trong cùng, đóng vai trò quan trọng trong tiết hoạt dịch khớp và các lớp xơ của bao khớp. Vì một lý do nào đó như chấn thương, bệnh lý (thoái hoá khớp) hay do bất thường giải phẫu mà lớp bao xơ của khớp xuất hiện điểm yếu hay thiếu hụt, có thể tạm gọi là rách, từ đó lớp màng hoạt dịch của khớp thoát vị ra ngoài, dịch khớp tràn vào làm căng đầy túi thoát vị và hình thành cấu trúc nang, có thể sờ thấy trên lâm sàng ở các khớp nông như khớp gối hay cổ tay. Thông thường, các nang này có thể coi là lành tính, không gây triệu chứng như đau hay các khó chịu khác. Một số trường hợp đặc biệt có thể gây khó chịu khi quá to làm hạn chế vận động khớp, đau do nang quá căng, xấu về mặt thẩm mỹ thì có thể cân nhắc phẫu thuật để cắt bỏ nang và phục hồi bao xơ của khớp. Đặc điểm của nang hoạt dịch khớp vai có sự khác biệt so với các nang hoạt dịch của các khớp khác là: Thứ nhất là không có tình trạng thoát vị của màng hoạt dịch Thứ hai là có thể không có tình trạng tổn thương bao xơ của khớp Về lâm sàng, khác với các nang của các khớp khác, nang hoạt dịch khớp vai không sờ thấy do có rất nhiều lớp cơ xung quanh khớp vai. Bên cạnh đó, do sự hình thành nang gần như nằm dưới các gân chóp xoay và liên quan đến tổn thương sụn viền nên các nang hoạt dịch khớp vai dễ gây các triệu chứng lâm sàng hơn như đau, hạn chế vận động khớp vai và cá biệt, có trường hợp nang hoạt dịch phía sau trên khớp vai gây chèn ép vào thần kinh trên vai dẫn đến tình trạng teo cơ và các triệu chứng đau do chèn ép thần kinh. Tuỳ theo vị trí mà nang hoạt dịch có thể gây các chèn ép khác nhau trong đó có hai vị trí hay gặp nhất và trong thực tiễn lâm sàng chúng tôi đã điều trị đó là: Nang ở vị trí sau trên do tổn thương sụn viền sau, gây chèn ép vào thần kinh trên vai, gây đau và teo các cơ phía sau trên khớp vai và nang ở vị trí phía trên do tổn thương sụn viền trước trên (tổn thương SLAP), chèn ép vào gân chóp xoay, gây đau và hạn chế vận động vai. Ngoài ra trên y văn đã thông báo trường hợp nang hoạt dịch trước dưới khớp vai gây chèn ép vào bó mạch thần kinh cánh tay ở vùng nách. Về chẩn đoán, do không sờ thấy nên thường bệnh nhân nang hoạt dịch khớp vai đến khám vì các triệu chứng do nang và tình trạng rách sụn viền gây ra như đau, hạn chế vận động. Việc xác định chẩn đoán thường dựa vào phim chụp cộng hưởng từ khớp vai, tốt nhất nếu có thể là chụp phim có tiêm thuốc đối quang từ vào khớp. Khớp gối được bao bọc bởi bao khớp như một túi khép kín. Túi này được che phủ bên trong nhờ màng hoạt dịch. Tổ chức hoạt dịch tiết ra dịch gọi là hoạt dịch có tác dụng nuôi dưỡng và bôi trơn khớp gối. Khi bị chấn thương, bao hoạt dịch có thể phản ứng bằng cách tăng tiết dịch một cách quá mức gây ra tràn dịch khớp gối. Nếu áp lực bên trong của khớp gối tăng lên, nó có thể thoát vị ra phía sau của gối, đó là u nang bao hoạt dịch, thường nằm ở chính giữa khoeo và to ra sau gối. U nang bao hoạt dịch còn gọi là “Baker’s Cyst”. Nang này thường không nguy hiểm, đặc biệt là không bao giờ ung thư hoá. Bên trong nang chỉ có chất hoạt dịch, vì vậy, thể tích của nó có thể thay đổi được to hay nhỏ tùy thuộc hoạt dịch có nhiều hay ít. Thường gặp thể tích của nó nhỏ và không gây trở ngại cho chức năng của đầu gối. Chỉ khi nang to, căng, gây đau do tăng áp lực mới ảnh hưởng đến cử động của khớp gối. U nang này rất hiếm khi chèn ép vào tổ chức xung quanh như mạch máu, thần kinh gây nên triệu chứng kiến bò, rát bỏng ở cẳng chân… do thể tích của u nang quá to. Trường hợp u nang bị vỡ sẽ gây ra các triệu chứng: đau tăng lên đột ngột, bắp chân mau chóng sưng to tràn hoạt dịch ra ngoài, nguy cơ làm tắc các tĩnh mạch, gây tổn thương về cơ. Để chẩn đoán chính xác, cháu cần cho bố đi khám bệnh. Siêu âm sẽ giúp ích nhiều cho việc chẩn đoán. Tuy nhiên nếu siêu âm không phát hiện được cần chụp X-quang khớp hay chụp cộng hưởng từ khớp. Chúc bố con cháu mạnh khỏe! [RIGHT]Theo ViCare[/RIGHT] [/QUOTE]
Xem thử
Tên
Mã xác nhận
Trả lời
Trang chủ
Tư Vấn
BÁC SỸ TRỰC TUYẾN TƯ VẤN
HỎI BÁC SỸ
Những triệu chứng liên quan đến viêm bao hoạt dịch khớp
Top
Dưới