Menu
Trang chủ
Tư Vấn
Bài viết mới
Tìm chủ đề
Mới!
Bài viết mới
Tài liệu mới
Trạng thái mới
Hoạt động mới nhất
Tài liệu
Latest reviews
Tìm Tài liệu
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Trạng thái mới
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Chat
0
Tư Vấn
Đăng nhập
Đăng ký
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Bài viết mới
Tìm chủ đề
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Menu
Trả lời chủ đề
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
Trang chủ
Tư Vấn
BÁC SỸ TRỰC TUYẾN TƯ VẤN
HỎI BÁC SỸ
Giãn đài bể thận ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết
Nội dung
<p>[QUOTE="Hỏi Đáp Bác Sỹ, post: 40301, member: 11284"]</p><p>Giãn đài bể thận ở trẻ sơ sinh có thể tự khỏi hoặc chuyển biến nặng hơn. Tìm hiểu các kiến thức về căn bệnh này sẽ giúp bố mẹ giảm bớt tâm lý lo lắng và chủ động trong điều trị cho bé.</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Thiểu ối và giãn bể thận thai nhi</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: Vũ thị Hường</p><p></p><p>Thưa bs: tôi 38 tuổi đang mang thai bé thứ 3( 2 bé đầu khoẻ mạnh). Khi tôi siêu âm thai được 16 tuần 3 ngày(4d) thì thai bị giãn bể thận 6mm cả 2 bên và bị thiểu ối. Vậy có nguy hiểm không? Có cách nào điều trị không? Cảm ơn bác sĩ!</p><p></p><p><span style="font-size: 12px"><strong>Bác sĩ Nguyễn Trần Chung</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào bạn</p><p></p><p>Thai cần được siêu âm dị tật và xét nghiệm máu sàng lọc dị tật từ đó sẽ có phương án thích hợp bạn nhé.</p><p></p><p>Chúc bạn sức khỏe!</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Phẫu thuật giãn bể thận ở trẻ sơ sinh</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: Ánh</p><p></p><p>Thưa bs, cháu 31t hiện đang mang song thai ở tuần 34. Trong thời gian mang thai, bs theo dõi thai và siêu âm cho cháu thấy 1 trong 2 bé nhà cháu bị giãn bể thận bên phải rất to, tuần 33 bé bị giãn là 33mmx68mm. Bs nói sau sinh con cháu sẽ phải thực hiện phẫu thuật bên thận bị giãn đó. Bé nhà cháu phát hiện giãn thận từ tuần 21 lúc đó mới có 9x11mm, vẫn có nc tiểu thoát ra. Thận bên trái của bé thì hoàn toàn bình thường. Cháu muốn hỏi bs là có nhất thiết sau khi sinh xong là phải đưa bé vào viện để làm phẫu thuật ngay ko ạ? Vì cháu song thai, lại ở xa Hà Nội, nên đến ngày sinh cháu sẽ phải sinh mổ, ko được thuận tiện khi phải chăm sóc cả 2 bé. Liệu sau sinh con cháu có nên theo dõi 1 thời gian để xem sự thay đổi của bên thận bị giãn đó ko ạ hay phải cho bé nhập viện luôn ạ. Cháu bối rối quá, mong bs tư vấn giúp cháu cho cháu lời khuyên với ạ. Và cháu muốn hỏi thêm về chi phí phẫu thuật cho bé là bn ạ. Để gđ cháu còn chuẩn bị trc. Cháu xin cảm ơn bs.</p><p></p><p><span style="font-size: 12px"><strong>Chăm sóc khách hàng ViCare</strong></span></p><p></p><p></p><p>Thân gửi chị Ánh,</p><p>Trước tiên, cảm ơn chị đã sử dụng chuyên mục Hỏi Bác sĩ . ViCare đã nhận được câu hỏi của chị về vấn đề thận tiết niệu ạ.</p><p>Tuy nhiên, do sơ xuất trong quá trình vận hành, ViCare đã không theo dõi được câu hỏi này và chưa gửi tới bác sĩ được. Thay mặt ViCare, em rất xin lỗi anh/chị về sự chậm trễ này và những bất tiện có thể xảy ra cho chị ạ. Hiện giờ, ViCare đã gửi câu hỏi tới bác sĩ chuyên khoa và sẽ báo tin cho chị ngay khi có câu trả lời.</p><p>Một lần nữa, mong chị thông cảm cho sai sót này. ViCare hi vọng có thể cải tiến để trợ giúp cho chị tốt hơn trong tương lai.</p><p></p><p><span style="font-size: 12px"><strong>Bác sĩ Vũ Việt Hùng</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào bạn.</p><p>Giãn đài bể thận là dấu hiệu của thận ứ nước là một tình trạng bệnh lý bẩm sinh gây ra do sự hẹp hay tắc nghẽn đường dẫn nước tiểu từ bể thận xuống bàng quang. Nguyên nhân hay gặp nhất ở trẻ sơ sinh là do hẹp khúc nối bể thận niệu quản.</p><p>Ngày nay, sự phát triển của chẩn đoán tiền sản, trong đó vai trò siêu âm, đã giúp phát hiện thận nước từ rất sớm, có thể từ tuần lễ thứ 16 của thai kỳ. Điều trị thận ứ nước ở trẻ sơ sinh tùy theo mức độ, có thể phẫu thuật giải phóng nơi bế tắc nhằm tránh tác hại đưa đến suy thận.</p><p>Trong giai đoạn bào thai, quá trình phát triển của hệ niệu có những bất thường như: thiểu sản niệu quản có thể gây nhu động bất thường qua khúc nối. Bất đối xứng của thành cơ có thể ức chế nhu động niệu quản tống xuất nước tiểu ra khỏi bể thận. Sự cắm niệu quản vào bể thận cao quá có thể làm thay đổi hình dạng và cản trở sự tống xuất nước tiểu từ bể thận xuống niệu quản. Do bất thường của mạch máu cực dưới thận làm kẹt niệu quản, cản trở nước tiểu từ trên thận xuống. Mạch máu quanh khúc nối thường có kèm với hẹp khúc nối. Thận xoay và thận di động quá mức có thể gây tắc nghẽn từng hồi phụ thuộc vào vị trí tương đối của thận và niệu quản. Hậu quả nước tiểu từ bể thận xuống bàng quang bị ứ trệ, lâu ngày làm cho các bể thận giãn căng và gây ứ nước ở thận. Do vậy, trong quá trình khám thai, siêu âm có độ phân giải cao có thể phát hiện thận ứ nước.</p><p>Các trường hợp siêu trong quá trình mang thai, thai nhi siêu âm có ghi nhận thận ứ nước, cần tầm soát thêm các yếu tố bất thường nặng nề khác đi kèm, tùy theo mức độ cần có ý kiến bác sĩ sản khoa và bác sĩ niệu khoa đưa ra quyết định cần chấm dứt thai kỳ hay chỉ đơn thuần một tình trạng ứ nước thận mức độ nhẹ.</p><p>Khi trẻ sinh ra, nhất thiết siêu âm lại xác định thận ứ nước. Cần làm thêm xét nghiệm, chụp bàng quang – niệu quản ngược dòng, để loại trừ trào ngược bàng quang – niệu quản. Một khi không có trào ngược bàng quang niệu quản, chỉ định chụp CT-scan niệu thận, để lượng giá chức năng thận và xác định mức độ tắc nghẽn niệu quản. Đồng thời làm các xét nghiệm máu cơ bản.</p><p>Trên lâm sàng, những trẻ sơ sinh có sốt, kèm tiểu ít, trước đó tiền sản có thận ứ nước, nước ối ít hay thiểu ối, cần nghĩ đến khả năng hẹp khúc nối bể thận nên cho trẻ đi siêu âm ngay.</p><p>Theo dõi và điều trị thận ứ nước ở trẻ sơ sinh</p><p>Hẹp khúc nối bể thận – niệu quản ở trẻ sơ sinh gây thận ứ nước: siêu âm thận xạ hình thận động sau 1 tháng, tiếp tục theo dõi vào thời điểm 3 – 6 tháng. Trong quá trình làm các xét nghiệm chụp bàng quang – niệu quản, cần thiết dùng thuốc kháng sinh để ngừa nhiễm trùng như: Augmentin, Zinnat.</p><p>Theo dõi và điều trị bảo tồn cho kết quả tốt ở những trẻ có thận ứ nước mức độ nhẹ như ứ nước độ 1 và độ 2, do khả năng tự cải thiện trong quá trình rỗng hóa. Vì vậy, việc theo dõi còn tiếp tục sau sinh cho đến khi trẻ được một tuổi. Các mức độ ứ nước cao, cần làm xạ hình thận để đánh giá chức năng và độ tắc nghẽn để có điều trị phù hợp.</p><p>Phẫu thuật can thiệp nếu cần: khi có triệu chứng, chức năng thận giảm >10% và tình trạng ứ nước thận càng tệ hơn. Với phương pháp phẫu thuật bằng kỹ thuật tạo hình bể thận-niệu quản qua nội soi sau phúc mạc. Với bạn thì phải phẫu thuật lấy thai sau đó cũng nên đưa bé đi khám sớm tại khoa tiết niệu viện nhi TW để có hướng điều trị kịp thời cho bé nhé. Đây là những thông tin cần thiết mà bạn nên biết . Tôi hiểu bạn đang rất phân tâm nhưng trong lúc này bạn phải phối hợp cùng gia đình cùng nắm tay nhau thì các bạn sẽ vượt qua . Chúc các bạn may mắn.</p><p>Chào bạn.</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Giãn đài bể thận độ 1 ở trẻ sơ sinh có tự khỏi không?</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: Giấu tên</p><p></p><p>Chao bác sĩ.</p><p></p><p>Cho em hỏi bé nhà em mới sinh 6 ngày, bị vàng da, đi siêu âm ổ bụng phát hiện bị giãn đài bể thận độ 1 (1 thận) và kết luận bệnh bẩm sinh. Sau đó cho về nhà hẹn 1 tháng tái khám. Bác sĩ cho em hỏi bệnh này có thể tự khỏi như những trường hợp một số bà mẹ chia sẻ không? Nếu bệnh không thuyên giảm thi hướng chữa trị như thế nào? Có thể chữa dứt điểm bệnh này không? Về lâu dài, một bên thận còn lại có bị tác động không? Nếu dãn rộng phẫu thuật có lành bệnh dứt điểm không? Có tác động đến tương lai bé không? Sinh hoạt và ăn uống thế nào cho hợp lý? Điều tri bệnh viện nào tốt nhất? Mong bác sĩ giải đáp giúp gia đình.</p><p></p><p>Em cảm ơn.</p><p></p><p><span style="font-size: 12px"><strong>Bác sĩ Nguyễn Mai Hương</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào em.</p><p></p><p>Nếu trẻ chỉ giãn bể thận đơn thuần có tiên lượng tốt. Khi đường kính trước sau bể thận <10mm và không thấy giãn đài thận thì 94-97% sẽ trở về bình thường một thời gian sau sinh. Nếu đường kính trước sau bể thận từ 10-15mm thì 48-62% sẽ bình thường và 39% cần can thiệp phẫu thuật sau đó. Vậy sau 1 tháng em nên cho cháu đi tái khám để có hướng xử trí thích hợp. Sinh hoạt cho bé vẫn nên đảm bảo bình thường và cố gắng cho bé bú mẹ hoàn toàn. </p><p></p><p>Chúc gia đình sức khỏe.</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Giãn đài bể thận ở trẻ sơ sinh</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: Giấu tên</p><p></p><p>Thưa bác sỹ, em bé nhà em hiện tại 5 tháng tuổi, trước sinh bé được chẩn đoán giãn đài bể thận trái vào tuần thứ 30 đến tuần 35 khi bé sinh thì bác sỹ siêu âm nói thận bé trong giới hạn bình thường. Tuy nhiên sau sinh tháng thứ 3,4 và 5 em đưa bé đi siêu âm thì kết quả vẫn giãn đài bể thận trái 9mm, niệu quản khó nhìn chưa xác định được nguyên nhân giãn. Bé ăn sữa ngoài là chủ yếu 2 tháng đầu bé tiểu bình thường sang tháng thứ 3 bé ăn ít nên tiểu ít hơn. Bé đã đi nong bao quy đầu khi đi tiểu bé thường rỉ rỉ chứ ko tiểu vọt xa. Xin hỏi bác sỹ bé bị bệnh này cần được chăm sóc và theo dõi như thế nào, khi có biểu hiện thế nào thì cần phải mổ. Rất mong nhận được sự tư vấn của bác sỹ chuyên khoa Xin cảm ơn bác sỹ.</p><p></p><p><span style="font-size: 12px"><strong>Bác sĩ Trần Quang Thuyên</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào bạn,</p><p></p><p>Bệnh giãn đài bể thận, khả năng cần phẫu thuật hay không phụ thuộc vào độ giãn: nếu từ độ 2 trở lên thì nên thực hiện phẫu thuật. Việc nong bao quy đầu, không có ảnh hưởng gì đến bệnh này! Bạn duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý, giúp cháu phát triển bình thường là được nhé!</p><p></p><p>Chúc cháu mau lành bệnh!</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Thai nhi bị giãn đài bể thận độ 1 có sao không?</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: Giấu tên</p><p></p><p>Chào bác sĩ.</p><p></p><p>Em mới đi siêu âm, thai được 34 tuần. Bác sĩ nói em bé thận phải giãn đài bể thận độ 1. Xin cho em hỏi như vậy có ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé không? Hiện tại mọi chỉ số đều bình thường và có thể khắc phục tình trạng này bằng cách nào ạ?</p><p></p><p>Cảm ơn bác sĩ.</p><p></p><p><span style="font-size: 12px"><strong>Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào bạn!</p><p></p><p>Trong thai kỳ, thận bắt đầu lọc nước tiểu vào khoảng tuần thứ 12. Việc ứ nước tiểu sẽ làm giãn đài bể thận hai bên của thai nhi trên siêu âm, do tắc nước tiểu nên dẫn đến thiểu ối (vì 90% nước ối được tạo thành từ nước tiểu của thai nhi). Bệnh lý tắc nghẽn đường niệu của thai nhi có nhiều mức độ, có thể giãn một phần hay toàn bộ đường niệu.</p><p></p><p>Hiện tượng giãn đài bể thận không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của thai nhi. Sau khi khám thai phát hiện tình trạng này có thể kiểm tra lại sau vài ngày, khi đó có thể sẽ không còn biểu hiện này nữa. Giãn đài bể thận không phải một trong những biểu hiện để chẩn đoán dị dạng hay bất thường ở thai nhi.</p><p></p><p>Ngoài ra, cũng có một số trường hợp trẻ trước đây được chẩn đoán bị giãn đài bể thận có thể tự ổn định sau sinh. Vì vậy, bạn không nên quá lo lắng mà ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe của bạn và thai nhi.</p><p></p><p>Chúc bạn khỏe mạnh!</p><p></p><p></p><p style="text-align: right">Theo ViCare</p><p>[/QUOTE]</p>
[QUOTE="Hỏi Đáp Bác Sỹ, post: 40301, member: 11284"] Giãn đài bể thận ở trẻ sơ sinh có thể tự khỏi hoặc chuyển biến nặng hơn. Tìm hiểu các kiến thức về căn bệnh này sẽ giúp bố mẹ giảm bớt tâm lý lo lắng và chủ động trong điều trị cho bé. [SIZE=5][B]Thiểu ối và giãn bể thận thai nhi[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: Vũ thị Hường Thưa bs: tôi 38 tuổi đang mang thai bé thứ 3( 2 bé đầu khoẻ mạnh). Khi tôi siêu âm thai được 16 tuần 3 ngày(4d) thì thai bị giãn bể thận 6mm cả 2 bên và bị thiểu ối. Vậy có nguy hiểm không? Có cách nào điều trị không? Cảm ơn bác sĩ! [SIZE=3][B]Bác sĩ Nguyễn Trần Chung[/B][/SIZE] Chào bạn Thai cần được siêu âm dị tật và xét nghiệm máu sàng lọc dị tật từ đó sẽ có phương án thích hợp bạn nhé. Chúc bạn sức khỏe! [SIZE=5][B]Phẫu thuật giãn bể thận ở trẻ sơ sinh[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: Ánh Thưa bs, cháu 31t hiện đang mang song thai ở tuần 34. Trong thời gian mang thai, bs theo dõi thai và siêu âm cho cháu thấy 1 trong 2 bé nhà cháu bị giãn bể thận bên phải rất to, tuần 33 bé bị giãn là 33mmx68mm. Bs nói sau sinh con cháu sẽ phải thực hiện phẫu thuật bên thận bị giãn đó. Bé nhà cháu phát hiện giãn thận từ tuần 21 lúc đó mới có 9x11mm, vẫn có nc tiểu thoát ra. Thận bên trái của bé thì hoàn toàn bình thường. Cháu muốn hỏi bs là có nhất thiết sau khi sinh xong là phải đưa bé vào viện để làm phẫu thuật ngay ko ạ? Vì cháu song thai, lại ở xa Hà Nội, nên đến ngày sinh cháu sẽ phải sinh mổ, ko được thuận tiện khi phải chăm sóc cả 2 bé. Liệu sau sinh con cháu có nên theo dõi 1 thời gian để xem sự thay đổi của bên thận bị giãn đó ko ạ hay phải cho bé nhập viện luôn ạ. Cháu bối rối quá, mong bs tư vấn giúp cháu cho cháu lời khuyên với ạ. Và cháu muốn hỏi thêm về chi phí phẫu thuật cho bé là bn ạ. Để gđ cháu còn chuẩn bị trc. Cháu xin cảm ơn bs. [SIZE=3][B]Chăm sóc khách hàng ViCare[/B][/SIZE] Thân gửi chị Ánh, Trước tiên, cảm ơn chị đã sử dụng chuyên mục Hỏi Bác sĩ . ViCare đã nhận được câu hỏi của chị về vấn đề thận tiết niệu ạ. Tuy nhiên, do sơ xuất trong quá trình vận hành, ViCare đã không theo dõi được câu hỏi này và chưa gửi tới bác sĩ được. Thay mặt ViCare, em rất xin lỗi anh/chị về sự chậm trễ này và những bất tiện có thể xảy ra cho chị ạ. Hiện giờ, ViCare đã gửi câu hỏi tới bác sĩ chuyên khoa và sẽ báo tin cho chị ngay khi có câu trả lời. Một lần nữa, mong chị thông cảm cho sai sót này. ViCare hi vọng có thể cải tiến để trợ giúp cho chị tốt hơn trong tương lai. [SIZE=3][B]Bác sĩ Vũ Việt Hùng[/B][/SIZE] Chào bạn. Giãn đài bể thận là dấu hiệu của thận ứ nước là một tình trạng bệnh lý bẩm sinh gây ra do sự hẹp hay tắc nghẽn đường dẫn nước tiểu từ bể thận xuống bàng quang. Nguyên nhân hay gặp nhất ở trẻ sơ sinh là do hẹp khúc nối bể thận niệu quản. Ngày nay, sự phát triển của chẩn đoán tiền sản, trong đó vai trò siêu âm, đã giúp phát hiện thận nước từ rất sớm, có thể từ tuần lễ thứ 16 của thai kỳ. Điều trị thận ứ nước ở trẻ sơ sinh tùy theo mức độ, có thể phẫu thuật giải phóng nơi bế tắc nhằm tránh tác hại đưa đến suy thận. Trong giai đoạn bào thai, quá trình phát triển của hệ niệu có những bất thường như: thiểu sản niệu quản có thể gây nhu động bất thường qua khúc nối. Bất đối xứng của thành cơ có thể ức chế nhu động niệu quản tống xuất nước tiểu ra khỏi bể thận. Sự cắm niệu quản vào bể thận cao quá có thể làm thay đổi hình dạng và cản trở sự tống xuất nước tiểu từ bể thận xuống niệu quản. Do bất thường của mạch máu cực dưới thận làm kẹt niệu quản, cản trở nước tiểu từ trên thận xuống. Mạch máu quanh khúc nối thường có kèm với hẹp khúc nối. Thận xoay và thận di động quá mức có thể gây tắc nghẽn từng hồi phụ thuộc vào vị trí tương đối của thận và niệu quản. Hậu quả nước tiểu từ bể thận xuống bàng quang bị ứ trệ, lâu ngày làm cho các bể thận giãn căng và gây ứ nước ở thận. Do vậy, trong quá trình khám thai, siêu âm có độ phân giải cao có thể phát hiện thận ứ nước. Các trường hợp siêu trong quá trình mang thai, thai nhi siêu âm có ghi nhận thận ứ nước, cần tầm soát thêm các yếu tố bất thường nặng nề khác đi kèm, tùy theo mức độ cần có ý kiến bác sĩ sản khoa và bác sĩ niệu khoa đưa ra quyết định cần chấm dứt thai kỳ hay chỉ đơn thuần một tình trạng ứ nước thận mức độ nhẹ. Khi trẻ sinh ra, nhất thiết siêu âm lại xác định thận ứ nước. Cần làm thêm xét nghiệm, chụp bàng quang – niệu quản ngược dòng, để loại trừ trào ngược bàng quang – niệu quản. Một khi không có trào ngược bàng quang niệu quản, chỉ định chụp CT-scan niệu thận, để lượng giá chức năng thận và xác định mức độ tắc nghẽn niệu quản. Đồng thời làm các xét nghiệm máu cơ bản. Trên lâm sàng, những trẻ sơ sinh có sốt, kèm tiểu ít, trước đó tiền sản có thận ứ nước, nước ối ít hay thiểu ối, cần nghĩ đến khả năng hẹp khúc nối bể thận nên cho trẻ đi siêu âm ngay. Theo dõi và điều trị thận ứ nước ở trẻ sơ sinh Hẹp khúc nối bể thận – niệu quản ở trẻ sơ sinh gây thận ứ nước: siêu âm thận xạ hình thận động sau 1 tháng, tiếp tục theo dõi vào thời điểm 3 – 6 tháng. Trong quá trình làm các xét nghiệm chụp bàng quang – niệu quản, cần thiết dùng thuốc kháng sinh để ngừa nhiễm trùng như: Augmentin, Zinnat. Theo dõi và điều trị bảo tồn cho kết quả tốt ở những trẻ có thận ứ nước mức độ nhẹ như ứ nước độ 1 và độ 2, do khả năng tự cải thiện trong quá trình rỗng hóa. Vì vậy, việc theo dõi còn tiếp tục sau sinh cho đến khi trẻ được một tuổi. Các mức độ ứ nước cao, cần làm xạ hình thận để đánh giá chức năng và độ tắc nghẽn để có điều trị phù hợp. Phẫu thuật can thiệp nếu cần: khi có triệu chứng, chức năng thận giảm >10% và tình trạng ứ nước thận càng tệ hơn. Với phương pháp phẫu thuật bằng kỹ thuật tạo hình bể thận-niệu quản qua nội soi sau phúc mạc. Với bạn thì phải phẫu thuật lấy thai sau đó cũng nên đưa bé đi khám sớm tại khoa tiết niệu viện nhi TW để có hướng điều trị kịp thời cho bé nhé. Đây là những thông tin cần thiết mà bạn nên biết . Tôi hiểu bạn đang rất phân tâm nhưng trong lúc này bạn phải phối hợp cùng gia đình cùng nắm tay nhau thì các bạn sẽ vượt qua . Chúc các bạn may mắn. Chào bạn. [SIZE=5][B]Giãn đài bể thận độ 1 ở trẻ sơ sinh có tự khỏi không?[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: Giấu tên Chao bác sĩ. Cho em hỏi bé nhà em mới sinh 6 ngày, bị vàng da, đi siêu âm ổ bụng phát hiện bị giãn đài bể thận độ 1 (1 thận) và kết luận bệnh bẩm sinh. Sau đó cho về nhà hẹn 1 tháng tái khám. Bác sĩ cho em hỏi bệnh này có thể tự khỏi như những trường hợp một số bà mẹ chia sẻ không? Nếu bệnh không thuyên giảm thi hướng chữa trị như thế nào? Có thể chữa dứt điểm bệnh này không? Về lâu dài, một bên thận còn lại có bị tác động không? Nếu dãn rộng phẫu thuật có lành bệnh dứt điểm không? Có tác động đến tương lai bé không? Sinh hoạt và ăn uống thế nào cho hợp lý? Điều tri bệnh viện nào tốt nhất? Mong bác sĩ giải đáp giúp gia đình. Em cảm ơn. [SIZE=3][B]Bác sĩ Nguyễn Mai Hương[/B][/SIZE] Chào em. Nếu trẻ chỉ giãn bể thận đơn thuần có tiên lượng tốt. Khi đường kính trước sau bể thận <10mm và không thấy giãn đài thận thì 94-97% sẽ trở về bình thường một thời gian sau sinh. Nếu đường kính trước sau bể thận từ 10-15mm thì 48-62% sẽ bình thường và 39% cần can thiệp phẫu thuật sau đó. Vậy sau 1 tháng em nên cho cháu đi tái khám để có hướng xử trí thích hợp. Sinh hoạt cho bé vẫn nên đảm bảo bình thường và cố gắng cho bé bú mẹ hoàn toàn. Chúc gia đình sức khỏe. [SIZE=5][B]Giãn đài bể thận ở trẻ sơ sinh[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: Giấu tên Thưa bác sỹ, em bé nhà em hiện tại 5 tháng tuổi, trước sinh bé được chẩn đoán giãn đài bể thận trái vào tuần thứ 30 đến tuần 35 khi bé sinh thì bác sỹ siêu âm nói thận bé trong giới hạn bình thường. Tuy nhiên sau sinh tháng thứ 3,4 và 5 em đưa bé đi siêu âm thì kết quả vẫn giãn đài bể thận trái 9mm, niệu quản khó nhìn chưa xác định được nguyên nhân giãn. Bé ăn sữa ngoài là chủ yếu 2 tháng đầu bé tiểu bình thường sang tháng thứ 3 bé ăn ít nên tiểu ít hơn. Bé đã đi nong bao quy đầu khi đi tiểu bé thường rỉ rỉ chứ ko tiểu vọt xa. Xin hỏi bác sỹ bé bị bệnh này cần được chăm sóc và theo dõi như thế nào, khi có biểu hiện thế nào thì cần phải mổ. Rất mong nhận được sự tư vấn của bác sỹ chuyên khoa Xin cảm ơn bác sỹ. [SIZE=3][B]Bác sĩ Trần Quang Thuyên[/B][/SIZE] Chào bạn, Bệnh giãn đài bể thận, khả năng cần phẫu thuật hay không phụ thuộc vào độ giãn: nếu từ độ 2 trở lên thì nên thực hiện phẫu thuật. Việc nong bao quy đầu, không có ảnh hưởng gì đến bệnh này! Bạn duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý, giúp cháu phát triển bình thường là được nhé! Chúc cháu mau lành bệnh! [SIZE=5][B]Thai nhi bị giãn đài bể thận độ 1 có sao không?[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: Giấu tên Chào bác sĩ. Em mới đi siêu âm, thai được 34 tuần. Bác sĩ nói em bé thận phải giãn đài bể thận độ 1. Xin cho em hỏi như vậy có ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé không? Hiện tại mọi chỉ số đều bình thường và có thể khắc phục tình trạng này bằng cách nào ạ? Cảm ơn bác sĩ. [SIZE=3][B]Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa[/B][/SIZE] Chào bạn! Trong thai kỳ, thận bắt đầu lọc nước tiểu vào khoảng tuần thứ 12. Việc ứ nước tiểu sẽ làm giãn đài bể thận hai bên của thai nhi trên siêu âm, do tắc nước tiểu nên dẫn đến thiểu ối (vì 90% nước ối được tạo thành từ nước tiểu của thai nhi). Bệnh lý tắc nghẽn đường niệu của thai nhi có nhiều mức độ, có thể giãn một phần hay toàn bộ đường niệu. Hiện tượng giãn đài bể thận không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của thai nhi. Sau khi khám thai phát hiện tình trạng này có thể kiểm tra lại sau vài ngày, khi đó có thể sẽ không còn biểu hiện này nữa. Giãn đài bể thận không phải một trong những biểu hiện để chẩn đoán dị dạng hay bất thường ở thai nhi. Ngoài ra, cũng có một số trường hợp trẻ trước đây được chẩn đoán bị giãn đài bể thận có thể tự ổn định sau sinh. Vì vậy, bạn không nên quá lo lắng mà ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe của bạn và thai nhi. Chúc bạn khỏe mạnh! [RIGHT]Theo ViCare[/RIGHT] [/QUOTE]
Xem thử
Tên
Mã xác nhận
Trả lời
Trang chủ
Tư Vấn
BÁC SỸ TRỰC TUYẾN TƯ VẤN
HỎI BÁC SỸ
Giãn đài bể thận ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết
Top
Dưới