Menu
Trang chủ
Tư Vấn
Bài viết mới
Tìm chủ đề
Mới!
Bài viết mới
Tài liệu mới
Trạng thái mới
Hoạt động mới nhất
Tài liệu
Latest reviews
Tìm Tài liệu
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Trạng thái mới
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Chat
0
Tư Vấn
Đăng nhập
Đăng ký
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Bài viết mới
Tìm chủ đề
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Menu
Trả lời chủ đề
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
Trang chủ
Tư Vấn
BÁC SỸ TRỰC TUYẾN TƯ VẤN
HỎI BÁC SỸ
Tuyển chọn câu hỏi hay về chứng ngủ ngáy ở người lớn
Nội dung
<p>[QUOTE="Hỏi Đáp Bác Sỹ, post: 40317, member: 11284"]</p><p>Ngủ ngáy là hiện tượng xảy ra khá phổ biến trong cuộc sống. Bệnh có thể xuất hiện ở mọi đối tượng không phân biệt tuổi tác, giới tính. Tuyển tập câu hỏi dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về chứng ngủ ngáy ở người lớn.</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Tôi ngủ ngáy to, thở bằng miệng điều trị như nào?</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: Giấu tên</p><p></p><p>Chào bác sĩ!</p><p></p><p>Tôi năm nay 23 tuổi, nam giới. Lúc ngủ tôi ngáy to, thở bằng miệng. Tôi ngủ được mấy tiếng là bị tỉnh giấc (ví dụ 8 giờ ngủ thì 1 giờ tỉnh giấc). Mấy năm trước tôi đi khám bác sĩ nói tôi bị amidan, cơ thể tôi lúc nào cũng nóng hơn người bình thường. Bác sĩ cho hỏi tôi bị vậy có sao không? Điều trị như thế nào?</p><p></p><p>Cám ơn bác sĩ!</p><p></p><p><span style="font-size: 12px"><strong>Bác sĩ Nguyễn Thị Vân</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào bạn!</p><p></p><p>Ngủ ngáy là tình trạng khi người ngủ hít thở, một lượng khí vào, nhưng do đi qua một vùng hẹp hơn làm các niêm mạc mô xung quanh rung lên tạo nên một loại âm thanh mà người ta gọi đó là ngáy. Vùng hẹp đó có thể ở vùng mũi, miệng hoặc là họng. Những âm thanh này thường gây khó chịu cho những người xung quanh, tuy nhiên người ngủ ngáy lại thường không nghe và biết việc đó.</p><p></p><p>Ngủ ngáy vì nhiều lí do như do mắc bệnh dị ứng, amidan quá to, viêm mũi dị ứng, viêm xoang, vách ngăn mũi bị lệch, vách ngăn mũi dày… hoặc do những dị dạng bẩm sinh như cổ họng hẹp, cuống lưỡi to, cuống họng dài, ngoài ra ngáy ngủ còn do uống rượu say ngủ mê mệt, cơ thể quá béo khiến mỡ bám dày cổ họng và hút thuốc lá nhiều khiến khói ám làm cổ họng hẹp đi.</p><p></p><p>Ngoài ra, ngủ ngáy cũng có thể là do di truyền.</p><p></p><p>Trong thư bạn có nói bị amidan, đây là một trong những lí do của ngủ ngáy. Để không bị ngủ ngáy bạn cần được loại trừ lí do amidan to gây chèn ép.</p><p></p><p>Bạn bị mất ngủ cũng có rất nhiều lí do: do thay đổi môi trường sống, do căng thẳng, stress công việc… Bạn cần chú ý đến chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý, thay vào việc bạn đi ngủ lúc 20 giờ thì có thể bạn thức khuya hơn một chút 22 giờ mới đi ngủ, duy trì tập thể dục đều đặn, luôn có tinh thần thoải mái, tránh lo âu, căng thẳng cũng có thể giúp bạn có giấc ngủ sâu hơn.</p><p></p><p>Ngoài ra, bạn có thể dùng thêm các bài thuốc dân gian như: nước lá vông, trà tâm sen, lá lạc tiên không gây tác dụng phụ, rất an toàn cho sức khỏe. Điều hòa thân nhiệt là quá trình tự nhiên của cơ thể, do vùng dưới đồi trong não bộ chỉ huy. Nhiệt độ có thể thay đổi tạm thời do thực phẩm (uống rượu hay ăn đồ cay, nóng), do mặc nhiều quần áo, do tăng vận động (khi hoạt động thể thao hay lao động người thường có cảm giác nóng bừng lên), có thể do yếu tố thần kinh (xúc động, hồi hộp, lo sợ…).</p><p></p><p>Bình thường, nhiệt độ ở trẻ em cao hơn người lớn, nữ cao hơn nam một chút. Nhiệt độ ở lòng bàn tay cũng thường cao hơn nhiệt độ da vùng cánh tay. Nhiệt độ cơ thể tăng thực sự (bệnh lý) là phản ứng của cơ thể khi có yếu tố lạ (ví dụ khi cơ thể bị viêm nhiễm, trẻ em sau khi tiêm vắc-xin), một số bệnh rối loạn chuyển hóa cũng gây tăng nhiệt độ. Muốn biết nhiệt độ của cơ thể phải dùng nhiệt kế. Có thể đo ở miệng, nách, hậu môn, thông thường hay đo nhiệt độ ở nách.</p><p></p><p>Vì thế, nếu khi bạn đo nhiệt kế mà không bị sốt thì cũng đừng quá lo lắng. Cơ thể bạn lúc nào cũng cảm giác nóng hơn bình thường thì nên ăn nhiều rau xanh, uống nhiều nước, hoa quả chọn loại ít đường. Hạn chế ăn đồ cay, nóng. Quần áo nên chọn loại thoáng mát, thấm mồ hôi.</p><p></p><p>Chúc bạn vui khỏe!</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Bệnh ngủ ngáy chữa thế nào?</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: lequangtuan</p><p></p><p>Chào bác sĩ!</p><p></p><p>Làm thế nào để chữa được bệnh ngủ ngáy vậy bác sĩ?</p><p></p><p>Cảm ơn bác sĩ!</p><p></p><p>Chào bạn!</p><p></p><p>Ngủ ngáy tưởng như là bình thường nhưng ẩn chứa nguy hiểm lớn đến tính mạng. Ngáy là biểu hiện có hẹp đường thở trên(từ mũi vào đến thanh quản). Nếu tình trạng hẹp ngày càng tăng lên sẽ dẫn đến ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ(mỗi lần ngưng thở khi ngủ kéo dài trên 10 giây). Tình trạng này có thể gây ra đột tử nhất là ở các bệnh nhân thừa cân, béo phì hay kết hợp với các bệnh lý nội khoa khác như tăng huyết áp, tiểu đường, tim mạch,…</p><p></p><p>Nếu bạn thuộc nhóm người kể trên thì nên đi khám chữa ngáy sớm. Trước tiên cần giảm cân nặng phù hợp với chiều cao (chỉ số BMI<23). Chữa các bệnh tim mạch, tiểu đường, tăng huyết áp nếu có. Nên nằm ngủ nghiêng. Kiểm tra mũi xoang nội soi nếu có bệnh gây ra nghẹt mũi phải chữa khỏi. Không nên há miệng ngủ. Cần băng quấn hàm dưới lên đầu khi ngủ tránh há miệng ngủ gây hẹp đường thở nhiều hơn.</p><p>Nếu ngáy chưa giảm, bạn nên đến khám tại khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Nhân dân Gia Định – thành phố Hồ Chí Minh hoặc Bệnh viện tai mũi họng trung ương Hà Nội để được tư vấn, khám chữa ngáy. Có thể các bác sĩ tai mũi họng ở đây sẽ phẫu thuật để chữa ngáy cho bạn. Các phẫu thuật hay thực hiện để chữa ngáy như cắt amygdal, cắt thu ngắn lưỡi gà màn hầu, treo đáy lưỡi-hàm dưới, cấy implant khẩu cái mềm,…</p><p></p><p>Chúc bạn nhanh thoát khỏi tiếng ngáy khi ngủ của mình.</p><p></p><p>Nguồn sưu tầm Nguồn: songkhoe.vn</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Em ngủ bị ngáy to, có thể dùng thuốc chữa ngáy Stop snoring không?</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: Phương</p><p></p><p>Em chào bác sĩ!</p><p></p><p>Em năm nay 22 tuổi. Em ngủ bị ngáy to, mấy năm nay rồi ạ. Em đọc trên mạng thấy bệnh này có di truyền, không biết đúng không nhưng bố em ngủ cũng ngáy. Em có tìm hiểu mấy cách tập cơ miệng mà không hiệu quả. Em thấy có thuốc chữa ngáy là Stop snoring, em chưa dùng, không biết tuổi em dùng có được không? Ở Hà Nội em có thể mua ở đâu, mong bác sĩ có giải đáp và tư vấn giúp em ạ.</p><p></p><p>Em cảm ơn nhiều!</p><p></p><p><span style="font-size: 12px"><strong>Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào bạn!</p><p></p><p>Tật ngủ ngáy không có tính di truyền. Thuốc chống ngủ ngáy là điều tiết dịch tiết nhày ở cổ họng, nhưng nguyên nhân dịch tiết quánh chỉ là một trong nhiều nguyên nhân gây ngủ ngáy, mà thuốc có tác dụng hạn chế, nghỉ thuốc lại bị ngáy trở lại. Cách xử lý chỉ là gối cao vai hoặc nằm nghiêng cao đầu.</p><p></p><p>Chúc bạn mạnh khỏe!</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Họng sưng to và ngủ ngáy to, có phải do viêm họng không?</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: Giấu tên</p><p></p><p>Chào bác sĩ.</p><p></p><p>Gần đây, họng của tôi sưng to hơn, khi ngủ thì há miệng và ngáy rất to (trước tôi ngủ cũng có ngáy nhưng không to như bây giờ). Tôi cao 1m72, nặng 74 kg, tôi tập thể dục hàng ngày, khi ngủ hay nằm ngửa. Tôi muốn hỏi, có phải do viêm họng nên tôi ngáy như vây không? Kính mong các chuyên gia, bác sĩ cho tôi lời khuyên để xử lý tình trạng ngủ ngáy.</p><p></p><p>Cảm ơn bác sĩ.</p><p></p><p><span style="font-size: 12px"><strong>Bác sĩ Nguyễn Văn An</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào bạn!</p><p></p><p>Tình trạng ngủ ngáy có thể do nhiều lí do khác nhau gây nên, có thể do các viêm nhiễm của mũi họng (viêm mũi, viêm xoang, viêm họng, viêm amidan,…) hoặc do hút thuốc lá, uống rượu say, béo phì,…Trường hợp của bạn ngủ ngáy là do viêm nhiễm của vùng họng làm cho vùng họng bị sưng nề gây chit hẹp đường lưu thông của không khí.</p><p></p><p>Để xử lý tình trạng này bạn cần phải chữa trị triệt để các viêm nhiễm này, hết viêm các cấu trúc họng miệng hết sưng nề thì bạn mới hết ngủ ngáy. Bạn nên đi khám chuyên khoa Tai Mũi Họng để bác sĩ khám và chữa trị cho bạn.</p><p></p><p>Chúc bạn khỏe!</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Đêm ngủ bị thức giấc nhiều lần, hồi tưởng lại việc trong ngày và ngáy to phải làm sao?</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: Giấu tên</p><p></p><p>Chào bác sĩ!</p><p></p><p>Tôi năm nay 21 tuổi, là nam giới. Mấy năm trước, ngày đêm tôi suy nghĩ tưởng tượng rất nhiều, giờ đây tôi rất khó ngủ, giấc ngủ không sâu, thường xuyên thức giấc. 20 giờ ngủ thì 23 giờ thức dậy, rồi 1 giờ thức dậy lần nữa, khoảng 2 tiếng dậy một lần mới ngủ lại được. Khi vừa thức giấc trong đầu tôi hiện lên như hồi sáng làm gì, coi phim gì, ca sĩ, bạn bè… tôi không kiềm chế được, với lại tôi ngủ ngáy rất to. Bác sĩ giải đáp cho tôi bị bệnh gì? Uống thuốc gì để ngủ không bị thức giấc và không ngáy to?</p><p></p><p>Cám ơn bác sĩ!</p><p></p><p><span style="font-size: 12px"><strong>Bác sĩ Chu Văn Điểu</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào bạn!</p><p></p><p>Các biểu hiện mà bạn kể là đã có từ mấy năm rồi, không hiểu bạn đã đi khám và chữa trị ở đâu chưa? Theo bạn kể là suốt ngày và đêm đầu óc bạn luôn suy nghĩ và tưởng tượng… đây là một biểu hiện không bình thường đó là bệnh lý mà trong Tâm thần học gọi là tư duy dồn dập không dừng lại được hoặc là suy nghĩ miên man không dừng lại được.</p><p></p><p>Hiện tại, bạn bị rối loạn giấc ngủ, khi thức giấc giữa đêm đầu óc lại tái hiện những sự việc hay hình ảnh ở trong ngày mà bạn đã trải qua không kiềm chế được. Tất cả những biểu hiện đó là thuộc lĩnh vực Tâm thần, còn ngáy to không quan trọng và nó thuộc lĩnh vực Tai- Mũi – Họng. Với những biểu hiện mà bạn kể rất khó để kết luận bạn bị một bệnh cụ thể nào đó của lĩnh vực Tâm thần. Theo tôi, bạn nên tới các cơ sở Tâm thần để khám .Ở đó các bác sĩ sẽ khám kỹ và đầy đủ để kết luận bệnh và kê đơn thuốc cho bạn uống hiệu quả nhất.</p><p></p><p>Chúc bạn quyết tâm, đừng ngại và mau lành bệnh.</p><p></p><p></p><p style="text-align: right">Theo ViCare</p><p>[/QUOTE]</p>
[QUOTE="Hỏi Đáp Bác Sỹ, post: 40317, member: 11284"] Ngủ ngáy là hiện tượng xảy ra khá phổ biến trong cuộc sống. Bệnh có thể xuất hiện ở mọi đối tượng không phân biệt tuổi tác, giới tính. Tuyển tập câu hỏi dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về chứng ngủ ngáy ở người lớn. [SIZE=5][B]Tôi ngủ ngáy to, thở bằng miệng điều trị như nào?[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: Giấu tên Chào bác sĩ! Tôi năm nay 23 tuổi, nam giới. Lúc ngủ tôi ngáy to, thở bằng miệng. Tôi ngủ được mấy tiếng là bị tỉnh giấc (ví dụ 8 giờ ngủ thì 1 giờ tỉnh giấc). Mấy năm trước tôi đi khám bác sĩ nói tôi bị amidan, cơ thể tôi lúc nào cũng nóng hơn người bình thường. Bác sĩ cho hỏi tôi bị vậy có sao không? Điều trị như thế nào? Cám ơn bác sĩ! [SIZE=3][B]Bác sĩ Nguyễn Thị Vân[/B][/SIZE] Chào bạn! Ngủ ngáy là tình trạng khi người ngủ hít thở, một lượng khí vào, nhưng do đi qua một vùng hẹp hơn làm các niêm mạc mô xung quanh rung lên tạo nên một loại âm thanh mà người ta gọi đó là ngáy. Vùng hẹp đó có thể ở vùng mũi, miệng hoặc là họng. Những âm thanh này thường gây khó chịu cho những người xung quanh, tuy nhiên người ngủ ngáy lại thường không nghe và biết việc đó. Ngủ ngáy vì nhiều lí do như do mắc bệnh dị ứng, amidan quá to, viêm mũi dị ứng, viêm xoang, vách ngăn mũi bị lệch, vách ngăn mũi dày… hoặc do những dị dạng bẩm sinh như cổ họng hẹp, cuống lưỡi to, cuống họng dài, ngoài ra ngáy ngủ còn do uống rượu say ngủ mê mệt, cơ thể quá béo khiến mỡ bám dày cổ họng và hút thuốc lá nhiều khiến khói ám làm cổ họng hẹp đi. Ngoài ra, ngủ ngáy cũng có thể là do di truyền. Trong thư bạn có nói bị amidan, đây là một trong những lí do của ngủ ngáy. Để không bị ngủ ngáy bạn cần được loại trừ lí do amidan to gây chèn ép. Bạn bị mất ngủ cũng có rất nhiều lí do: do thay đổi môi trường sống, do căng thẳng, stress công việc… Bạn cần chú ý đến chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý, thay vào việc bạn đi ngủ lúc 20 giờ thì có thể bạn thức khuya hơn một chút 22 giờ mới đi ngủ, duy trì tập thể dục đều đặn, luôn có tinh thần thoải mái, tránh lo âu, căng thẳng cũng có thể giúp bạn có giấc ngủ sâu hơn. Ngoài ra, bạn có thể dùng thêm các bài thuốc dân gian như: nước lá vông, trà tâm sen, lá lạc tiên không gây tác dụng phụ, rất an toàn cho sức khỏe. Điều hòa thân nhiệt là quá trình tự nhiên của cơ thể, do vùng dưới đồi trong não bộ chỉ huy. Nhiệt độ có thể thay đổi tạm thời do thực phẩm (uống rượu hay ăn đồ cay, nóng), do mặc nhiều quần áo, do tăng vận động (khi hoạt động thể thao hay lao động người thường có cảm giác nóng bừng lên), có thể do yếu tố thần kinh (xúc động, hồi hộp, lo sợ…). Bình thường, nhiệt độ ở trẻ em cao hơn người lớn, nữ cao hơn nam một chút. Nhiệt độ ở lòng bàn tay cũng thường cao hơn nhiệt độ da vùng cánh tay. Nhiệt độ cơ thể tăng thực sự (bệnh lý) là phản ứng của cơ thể khi có yếu tố lạ (ví dụ khi cơ thể bị viêm nhiễm, trẻ em sau khi tiêm vắc-xin), một số bệnh rối loạn chuyển hóa cũng gây tăng nhiệt độ. Muốn biết nhiệt độ của cơ thể phải dùng nhiệt kế. Có thể đo ở miệng, nách, hậu môn, thông thường hay đo nhiệt độ ở nách. Vì thế, nếu khi bạn đo nhiệt kế mà không bị sốt thì cũng đừng quá lo lắng. Cơ thể bạn lúc nào cũng cảm giác nóng hơn bình thường thì nên ăn nhiều rau xanh, uống nhiều nước, hoa quả chọn loại ít đường. Hạn chế ăn đồ cay, nóng. Quần áo nên chọn loại thoáng mát, thấm mồ hôi. Chúc bạn vui khỏe! [SIZE=5][B]Bệnh ngủ ngáy chữa thế nào?[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: lequangtuan Chào bác sĩ! Làm thế nào để chữa được bệnh ngủ ngáy vậy bác sĩ? Cảm ơn bác sĩ! Chào bạn! Ngủ ngáy tưởng như là bình thường nhưng ẩn chứa nguy hiểm lớn đến tính mạng. Ngáy là biểu hiện có hẹp đường thở trên(từ mũi vào đến thanh quản). Nếu tình trạng hẹp ngày càng tăng lên sẽ dẫn đến ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ(mỗi lần ngưng thở khi ngủ kéo dài trên 10 giây). Tình trạng này có thể gây ra đột tử nhất là ở các bệnh nhân thừa cân, béo phì hay kết hợp với các bệnh lý nội khoa khác như tăng huyết áp, tiểu đường, tim mạch,… Nếu bạn thuộc nhóm người kể trên thì nên đi khám chữa ngáy sớm. Trước tiên cần giảm cân nặng phù hợp với chiều cao (chỉ số BMI<23). Chữa các bệnh tim mạch, tiểu đường, tăng huyết áp nếu có. Nên nằm ngủ nghiêng. Kiểm tra mũi xoang nội soi nếu có bệnh gây ra nghẹt mũi phải chữa khỏi. Không nên há miệng ngủ. Cần băng quấn hàm dưới lên đầu khi ngủ tránh há miệng ngủ gây hẹp đường thở nhiều hơn. Nếu ngáy chưa giảm, bạn nên đến khám tại khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Nhân dân Gia Định – thành phố Hồ Chí Minh hoặc Bệnh viện tai mũi họng trung ương Hà Nội để được tư vấn, khám chữa ngáy. Có thể các bác sĩ tai mũi họng ở đây sẽ phẫu thuật để chữa ngáy cho bạn. Các phẫu thuật hay thực hiện để chữa ngáy như cắt amygdal, cắt thu ngắn lưỡi gà màn hầu, treo đáy lưỡi-hàm dưới, cấy implant khẩu cái mềm,… Chúc bạn nhanh thoát khỏi tiếng ngáy khi ngủ của mình. Nguồn sưu tầm Nguồn: songkhoe.vn [SIZE=5][B]Em ngủ bị ngáy to, có thể dùng thuốc chữa ngáy Stop snoring không?[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: Phương Em chào bác sĩ! Em năm nay 22 tuổi. Em ngủ bị ngáy to, mấy năm nay rồi ạ. Em đọc trên mạng thấy bệnh này có di truyền, không biết đúng không nhưng bố em ngủ cũng ngáy. Em có tìm hiểu mấy cách tập cơ miệng mà không hiệu quả. Em thấy có thuốc chữa ngáy là Stop snoring, em chưa dùng, không biết tuổi em dùng có được không? Ở Hà Nội em có thể mua ở đâu, mong bác sĩ có giải đáp và tư vấn giúp em ạ. Em cảm ơn nhiều! [SIZE=3][B]Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh[/B][/SIZE] Chào bạn! Tật ngủ ngáy không có tính di truyền. Thuốc chống ngủ ngáy là điều tiết dịch tiết nhày ở cổ họng, nhưng nguyên nhân dịch tiết quánh chỉ là một trong nhiều nguyên nhân gây ngủ ngáy, mà thuốc có tác dụng hạn chế, nghỉ thuốc lại bị ngáy trở lại. Cách xử lý chỉ là gối cao vai hoặc nằm nghiêng cao đầu. Chúc bạn mạnh khỏe! [SIZE=5][B]Họng sưng to và ngủ ngáy to, có phải do viêm họng không?[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: Giấu tên Chào bác sĩ. Gần đây, họng của tôi sưng to hơn, khi ngủ thì há miệng và ngáy rất to (trước tôi ngủ cũng có ngáy nhưng không to như bây giờ). Tôi cao 1m72, nặng 74 kg, tôi tập thể dục hàng ngày, khi ngủ hay nằm ngửa. Tôi muốn hỏi, có phải do viêm họng nên tôi ngáy như vây không? Kính mong các chuyên gia, bác sĩ cho tôi lời khuyên để xử lý tình trạng ngủ ngáy. Cảm ơn bác sĩ. [SIZE=3][B]Bác sĩ Nguyễn Văn An[/B][/SIZE] Chào bạn! Tình trạng ngủ ngáy có thể do nhiều lí do khác nhau gây nên, có thể do các viêm nhiễm của mũi họng (viêm mũi, viêm xoang, viêm họng, viêm amidan,…) hoặc do hút thuốc lá, uống rượu say, béo phì,…Trường hợp của bạn ngủ ngáy là do viêm nhiễm của vùng họng làm cho vùng họng bị sưng nề gây chit hẹp đường lưu thông của không khí. Để xử lý tình trạng này bạn cần phải chữa trị triệt để các viêm nhiễm này, hết viêm các cấu trúc họng miệng hết sưng nề thì bạn mới hết ngủ ngáy. Bạn nên đi khám chuyên khoa Tai Mũi Họng để bác sĩ khám và chữa trị cho bạn. Chúc bạn khỏe! [SIZE=5][B]Đêm ngủ bị thức giấc nhiều lần, hồi tưởng lại việc trong ngày và ngáy to phải làm sao?[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: Giấu tên Chào bác sĩ! Tôi năm nay 21 tuổi, là nam giới. Mấy năm trước, ngày đêm tôi suy nghĩ tưởng tượng rất nhiều, giờ đây tôi rất khó ngủ, giấc ngủ không sâu, thường xuyên thức giấc. 20 giờ ngủ thì 23 giờ thức dậy, rồi 1 giờ thức dậy lần nữa, khoảng 2 tiếng dậy một lần mới ngủ lại được. Khi vừa thức giấc trong đầu tôi hiện lên như hồi sáng làm gì, coi phim gì, ca sĩ, bạn bè… tôi không kiềm chế được, với lại tôi ngủ ngáy rất to. Bác sĩ giải đáp cho tôi bị bệnh gì? Uống thuốc gì để ngủ không bị thức giấc và không ngáy to? Cám ơn bác sĩ! [SIZE=3][B]Bác sĩ Chu Văn Điểu[/B][/SIZE] Chào bạn! Các biểu hiện mà bạn kể là đã có từ mấy năm rồi, không hiểu bạn đã đi khám và chữa trị ở đâu chưa? Theo bạn kể là suốt ngày và đêm đầu óc bạn luôn suy nghĩ và tưởng tượng… đây là một biểu hiện không bình thường đó là bệnh lý mà trong Tâm thần học gọi là tư duy dồn dập không dừng lại được hoặc là suy nghĩ miên man không dừng lại được. Hiện tại, bạn bị rối loạn giấc ngủ, khi thức giấc giữa đêm đầu óc lại tái hiện những sự việc hay hình ảnh ở trong ngày mà bạn đã trải qua không kiềm chế được. Tất cả những biểu hiện đó là thuộc lĩnh vực Tâm thần, còn ngáy to không quan trọng và nó thuộc lĩnh vực Tai- Mũi – Họng. Với những biểu hiện mà bạn kể rất khó để kết luận bạn bị một bệnh cụ thể nào đó của lĩnh vực Tâm thần. Theo tôi, bạn nên tới các cơ sở Tâm thần để khám .Ở đó các bác sĩ sẽ khám kỹ và đầy đủ để kết luận bệnh và kê đơn thuốc cho bạn uống hiệu quả nhất. Chúc bạn quyết tâm, đừng ngại và mau lành bệnh. [RIGHT]Theo ViCare[/RIGHT] [/QUOTE]
Xem thử
Tên
Mã xác nhận
Trả lời
Trang chủ
Tư Vấn
BÁC SỸ TRỰC TUYẾN TƯ VẤN
HỎI BÁC SỸ
Tuyển chọn câu hỏi hay về chứng ngủ ngáy ở người lớn
Top
Dưới