Menu
Trang chủ
Tư Vấn
Bài viết mới
Tìm chủ đề
Mới!
Bài viết mới
Tài liệu mới
Trạng thái mới
Hoạt động mới nhất
Tài liệu
Latest reviews
Tìm Tài liệu
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Trạng thái mới
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Chat
0
Tư Vấn
Đăng nhập
Đăng ký
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Bài viết mới
Tìm chủ đề
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Menu
Trả lời chủ đề
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
Trang chủ
Tư Vấn
BÁC SỸ TRỰC TUYẾN TƯ VẤN
HỎI BÁC SỸ
Thắc mắc về viêm amidan mãn tính ở người trên 30 tuổi
Nội dung
<p>[QUOTE="Hỏi Đáp Bác Sỹ, post: 40324, member: 11284"]</p><p>Viêm amidan là nhóm bệnh thường gặp đứng hàng đầu trong những bệnh lý về họng. Bệnh tiến triển có thể cấp tính hay mạn tính. Đặc biệt, bệnh rất hay tái phát và thường gây các biến chứng nguy hiểm.</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Có nên cắt amidan mãn tính quá phát hốc mủ 2 bên?</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: Giấu tên</p><p></p><p>Chào bác sĩ.</p><p></p><p>Tôi là nam, năm nay 30 tuổi. Đã 3 tháng nay tôi đều bị viêm amidan tái phát. Mỗi lần tái phát tôi đều bị sốt, đi khám bác sĩ chỉ định viêm amidan mãn tính quá phát hốc mủ 2 bên. Xin bác sĩ giải đáp cách phòng tránh, nếu không cắt để lâu có gây biến chứng nguy hiểm không?</p><p></p><p>Cảm ơn bác sĩ!</p><p></p><p><span style="font-size: 12px"><strong>Bác sĩ Vũ Thị Lừu</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào bạn.</p><p></p><p>Viêm amiđan là một trong những bệnh tai mũi họng thường gặp ở trẻ em và người lớn. Viêm amidan có thể gặp viêm cấp, viêm cấp tái phát, viêm mãn, viêm tấy hoặc áp xe quanh amidan. Biến chứng của bệnh viêm amiđan được chia làm 3 loại là biến chứng tại chỗ, biến chứng kế cận và biến chứng xa.</p><p></p><p>Về biến chứng tại chỗ thì có viêm tấy amiđan, có áp-xe quanh amiđan.</p><p></p><p>Về biến chứng kế cận thì có thể viêm tai giữa, viêm mũi xoang, viêm thanh quản.</p><p></p><p>Biến chứng xa thì có thể gây ra viêm cầu thận cấp, sốt thấp khớp cấp.</p><p></p><p>Chỉ định cắt amidan được đưa ra trong những tình huống sau:</p><p></p><p>Viêm amidan mãn tính có ít nhất 4 lần tái phát trong 1 năm hoặc 7 lần trong 2 năm hoặc viêm mãn tính mà chữa trị nội khoa trong 4-6 tuần không đỡ.</p><p></p><p>Áp xe amidan đã có ít nhất 1 lần phải vào viện chữa trị.</p><p></p><p>Amidan sưng to 1 bên kèm hạch cổ 1 bên to nghi ngờ ung thư amidan.</p><p></p><p>Amidan có biến chứng vào khớp, thận, tim, viêm xoang…</p><p></p><p>Amidan quá to gây cơn ngừng thở, khó khăn trong phát âm, ăn uống…</p><p></p><p>Trường hợp của bạn nên giải đáp trực tiếp bác sĩ chữa trị về chỉ định cắt amiđan. Để phòng tránh tái phát, bạn cần thể nâng cao thể trạng, tăng sức đề kháng của cơ thể bằng rèn luyện thân thể, tập thể dục thể thao, cần giữ ấm để tránh cơ thể không bị nhiễm lạnh, giữ vệ sinh răng miệng, mũi, họng, súc họng bằng nước muối ấm.</p><p></p><p>Chúc bạn mạnh khỏe!</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Tư vấn điều trị viêm họng và viêm amidan mãn tính</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: Hoang Thu Hong</p><p></p><p>Thua bac si chau nam nay 30 t. Chau bi ho khoang 2thang ruoi nay roi a. Nhung tinh trang ho cua chau khong nhiu. O ha hong chau luc nao cung co dom dac qoanh lai.nhiu luc ko tho duoc a.khi nao lay het suc de khac ra khoang may lan thi cam giac de tho. Con di kham o benh vien thi bac noi con bi viem hong va amidan man tinh. con no lam bac si a.con xin hoi co ai bi lau nhu con khong. Con uong rat nhieu thuoc khang sinh roi khong khoi. Bac si co the dai thich dup con sao con bi lau vay khong a</p><p></p><p><span style="font-size: 12px"><strong>Bác sĩ Chử Thế Lợi</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào bạn,</p><p>Bạn nên đi khám lại sớm để xác định lại tiến triển của bệnh sau khi dùng thuốc, đặc biệt là phải mang theo tất cả những hồ sơ cũ, đơn thuốc cũ đã dùng trước đây đi để bác sỹ tư vấn.</p><p>Đồng thời bác sỹ sẽ phát hiện ra những nguyên nhân còn tồn tại gây nên triệu chứng đờm nhiều ở cổ họng : bệnh lý của họng, amidan, trào ngược dạ dày, thực quản, kèm theo viêm phế quản hay viêm xoang mạn tính tăng tiết nhày đờm… đây là những bệnh lý đều có thể gây cảm giác nhiều đờm ở cổ họng</p><p>Đôi khi việc dùng kháng sinh lại là không cần thiết, thậm chí dùng kéo dài mà không đúng chỉ định có thể gây loạn vi khuẩn vùng mũi họng , lại gây tác dụng ngược</p><p>Ngoài ra nếu ho kéo dài, dùng nhiều kháng sinh mà không đỡ cần phải loại trừ các bệnh lý về lao, nấm có kèm theo hay không. Tuy nhiên việc đó chỉ được xem xét có cần thiết không sau khi bạn khám lại TMH nhé.</p><p>Chúc bạn mau khỏe !</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Viêm họng hạt mãn tính, viêm amidan mãn tính đã đi đốt nhưng vẫn đau cổ phải làm sao?</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: Giấu tên</p><p></p><p>Chào bác sĩ!</p><p></p><p>Tôi năm nay 37 tuổi vừa rồi (tầm mấy tuần trước) tôi có đi đốt viêm họng hạt theo lộ trình của bệnh viện. Và dùng thuốc theo đơn của bác sĩ xong bây giờ nuốt nước bọt không đau nhưng cảm thấy hơi đau cổ, khó chịu vùng cổ và thỉnh thoảng phải e hèm mới nới được vì nói thỉnh thoảng bị khàn. Vậy thưa bác sĩ bây giờ em nên làm thế nào ạ? Thế có dẫn đến bị ung thư không ạ? Bác sĩ ơi khi đi khám thì em có bị: viêm họng hạt mãn tính, viêm amidan mãn tính. Mong bác sĩ giúp đỡ ạ!</p><p></p><p>Cảm ơn bác sĩ!</p><p></p><p><span style="font-size: 12px"><strong>Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào bạn!</p><p></p><p>Biểu hiện của bệnh viêm họng hạt (viêm họng mãn tính) là cảm giác vướng víu, ngứa rát thường xuyên trong họng; ho và khạc đờm (quánh dính hoặc trắng nhầy) thường xuyên (nhất là sáng sớm, khi ngủ dậy). Nhiều người bệnh do ngứa họng nên hay khậm khạc, dặng hắng. Khám tại chỗ thấy thành bên họng hơi đỏ, thành sau họng có những hạt trắng. Khi sức đề kháng của cơ thể bị giảm sút (do nhiễm virus, làm việc căng thẳng, thay đổi thời tiết), bệnh có thể nặng lên thành một đợt viêm họng cấp (đau họng, sốt, ho khạc đờm đặc…)</p><p></p><p>Viêm họng hạt đến nay vẫn được coi là một bệnh khó chữa trị dứt điểm. Các phương pháp chữa trị tích cực như đốt lạnh (dùng nitơ lỏng), khí dung kháng sinh tại chỗ… không cho kết quả lâu dài. Để giảm bớt biểu hiện và đề phòng những đợt cấp hoặc biến chứng, nên áp dụng một phương pháp đơn giản mà hiệu quả: súc họng bằng nước muối loãng.</p><p></p><p>Cách súc họng: Trước tiên, cần súc sạch khoang miệng bằng nước muối đã pha trong khoảng 30 giây. Nếu cảm thấy miệng chưa thật sạch thì làm thêm một lần nữa rồi mới súc họng. Ngồi dựa lưng vào thành ghế, cổ ngửa ra sau đến mức tối đa. Khi nước muối chạm thành sau họng thì dùng hơi đẩy nước muối ra, tạo tiếng kêu “khò khò” đều đặn (có thể hình dung lúc súc họng là khi ta đang phát âm o, a hoặc ê). Sau khi đẩy hơi hết, ngồi lại tư thế bình thường, nhổ nước cũ đi rồi lặp lại động tác trên 3-4 lần nữa với nước muối mới, cho đến khi họng không còn cảm giác vướng víu nữa. Cứ 3 giờ súc họng một lần. Nếu họng đang viêm cấp, khoảng cách giữa hai lần súc họng có thể gần hơn. Điều quan trọng nhất là phải nhớ súc họng trước và sau khi ngủ. Với người hay đi tiểu đêm, cần phải súc họng cả trong những lần thức giấc này. Kết quả của việc súc họng nước muối sẽ được thấy rõ sau khoảng vài ngày, đặc biệt đối với những bệnh nhân đang ở đợt cấp.</p><p></p><p>Việc chữa trị kháng sinh phối hợp là điều không cần thiết đối với viêm họng mãn. Nhưng nếu đang có đợt cấp, kháng sinh sẽ làm bệnh lui nhanh hơn. Vậy cách tốt nhất để chữa bệnh là hạn chế các yếu tố thuận lợi làm cho viêm họng phát triển như: môi trường ô nhiễm, ăn ở kém vệ sinh; tránh tiếp xúc với các lí do gây dị ứng; đeo khẩu trang khi đi ra ngoài, xúc họng nước muối sinh lý 9%, giữ ấm vùng cổ, ngực; tránh nằm máy lạnh quá lâu… Ngoài việc súc miệng bằng nước muối, có thể ngậm chanh với muối; gừng với muối; quất với đường phèn hoặc mật ong… Khi đã bị viêm họng nặng, phải dùng đến kháng sinh thì bạn phải nghiêm túc chữa trị đúng chỉ định của bác sĩ.</p><p></p><p>Chúc bạn sống khỏe!</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Bị viêm amidan mãn tính, u nhú amidan chưa cắt 2 năm là u lành hay u ác?</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: Tuanle68</p><p></p><p>Chào bác sĩ.</p><p></p><p>Em năm nay 31 tuổi, bị viêm Amidan mãn tính và cũng thường xuyên bị đau họng. Cách đây khoảng gần 2 năm em soi gương thấy trong vòm hầu của em (giữa Amidan khẩu cái và lưỡi gà) có xuất hiện 1 u nhú nhỏ như hạt đậu xanh thòng xuống, màu đỏ bình thường, bề mặt nhẵn và bên trong giống như múi và có cảm giác nuốt rất vướng.</p><p></p><p>Cách nay khoảng gần 2 năm em có đi khám tổng quát và bác sĩ bên Tai Mũi Họng có để trong phiếu khám bệnh là “u nhú Amidan” và bảo em về nhà qua bên bệnh viện Tai Mũi Họng để cắt khối u nhú này đi. Từ đó đến nay chưa có thời gian nên em chưa đi cắt và chưa khám lại. Nay trong gương thì thấy khối u hầu như không lớn hoặc lớn rất ít. Vậy bác sĩ cho em hỏi đó là khối u lành tính hay ác tính, có thể gây ung thư không?</p><p></p><p>Em cảm ơn!</p><p></p><p><span style="font-size: 12px"><strong>Bác sĩ Vũ Thị Lừu</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào em.</p><p></p><p>Em bị viêm Amidan mãn tính, hay bị đau họng và có một u nhú nhỏ ở Amidan. Khối u này đã có cách đây gần 2 năm và không tiến triển thì có thể chỉ là u lành tính, tuy nhiên cũng không loại trừ khả năng nó sẽ tiến triển thành ung thư nhất là em lại bị viêm Amidan mãn tính rất hay tái đi tái lại. Mặc dù hiện tại khối u này hầu như không phát triển nhưng nó khiến em luôn có cảm giác nuốt vướng khó chịu thì em nên cân nhắc việc cắt bỏ theo lời khuyên của bác sĩ trước đây.</p><p></p><p>Chúc em mạnh khỏe!</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Viêm amidan hốc mủ mãn tính có nên cắt không?</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: hiendc3</p><p></p><p>Chào bác sĩ!</p><p></p><p>Tôi năm nay 49 tuổi là nữ. Tôi bị viêm amidan hốc mủ mãn tính đã gần 1 năm nay. Tháng nào tôi cũng phải uống kháng sinh 1 lần. Mỗi lần tôi cảm thấy khó chịu trong cổ họng chứ không có đau tôi lại mua thuốc uống thì thấy dễ chịu. Tôi đi khám và định cắt amidan thì bác sĩ bảo tôi không nên cắt vì sau phấu thuật sợ vết cắt xơ hóa rồi có cảm giác lúc nào cũng như mắc xương trong cổ họng. Xin bác sĩ giải đáp giúp tôi nên cắt hay không và cắt rồi có đúng như thế không? Mong sự hồi âm sớm của bác sĩ để tôi yên tâm.</p><p></p><p>Xin chân thành cảm ơn!</p><p></p><p><span style="font-size: 12px"><strong>Bác sĩ Vũ Thị Lừu</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào bạn!</p><p></p><p>Chỉ định cắt amidan được đưa ra trong những tình huống sau:</p><p></p><p>Viêm amidan mãn tính có 4 đợt tái phát trong 1 năm. Viêm amidan mãn tính kéo dài đã được chữa trị nội khoa tích cực trong vòng 4-6 tuần bệnh nhân vẫn đau họng, viêm hạch cổ, hơi thở hôi. Ápxe quanh amidan ít nhất một lần phải nhập viện chữa trị. Viêm amidan gây biến chứng sốt thấp khớp, viêm vi cầu thận hoặc gây viêm tai giữa, viêm xoang… tái đi tái lại nhiều lần. Amidan quá phát bít tắc hô hấp trên gây ngủ ngáy, ngủ không yên giấc, có những cơn ngưng thở trong lúc ngủ, bất thường về phát âm, khó nuốt, chậm phát triển thể chất. Amidan chỉ to một bên kèm sưng hạch cổ cùng bên nghi ngờ ung thư amidan. Trường hợp của bạn tháng nào cũng phải uống kháng sinh một lần nhưng có thể là bạn đã lạm dụng thuốc vì bạn dùng thuốc khi mới chỉ có triệu chứng khó chịu cổ họng chứ không đau hay có những triệu chứng khác. Việc có cắt amidan hay không thường do bác sỹ chuyên khoa tai mũi họng chỉ định.</p><p></p><p>Vì vậy, khi bác sĩ khuyên bạn không nên cắt thì có thể tình huống của bạn chưa thực sự cần thiết và cũng vì cắt amidan cũng là một phẫu thuật cho nên cũng có thể có tiềm ẩn tai biến như những phẫu thuật khác đôi khi khó lường trước, mặc dù hiện nay việc cắt amidan được tiến hành bằng nhiều phương pháp hiện đại hơn như cắt bằng dao điện, bằng tia laser…</p><p></p><p>Tuy nhiên cũng có thể có một số tác dụng phụ như do thuốc gây mê (gây dị ứng, sốc phản vệ,…), chảy máu sau cắt amidan, hoặc rất hiếm gặp là tác động đến phát âm… Trường hợp như bác sĩ nói với bạn cũng có xảy ra nhưng không nhiều. Bạn nên nghe theo lời khuyên của bác sĩ là chưa cắt amidan. Đến khi nào bệnh tiến triển nặng hơn với những triệu chứng nằm trong số chỉ định cắt amidan như kể trên thì mới nên đi cắt.</p><p></p><p>Chúc bạn mạnh khỏe!</p><p></p><p></p><p style="text-align: right">Theo ViCare</p><p>[/QUOTE]</p>
[QUOTE="Hỏi Đáp Bác Sỹ, post: 40324, member: 11284"] Viêm amidan là nhóm bệnh thường gặp đứng hàng đầu trong những bệnh lý về họng. Bệnh tiến triển có thể cấp tính hay mạn tính. Đặc biệt, bệnh rất hay tái phát và thường gây các biến chứng nguy hiểm. [SIZE=5][B]Có nên cắt amidan mãn tính quá phát hốc mủ 2 bên?[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: Giấu tên Chào bác sĩ. Tôi là nam, năm nay 30 tuổi. Đã 3 tháng nay tôi đều bị viêm amidan tái phát. Mỗi lần tái phát tôi đều bị sốt, đi khám bác sĩ chỉ định viêm amidan mãn tính quá phát hốc mủ 2 bên. Xin bác sĩ giải đáp cách phòng tránh, nếu không cắt để lâu có gây biến chứng nguy hiểm không? Cảm ơn bác sĩ! [SIZE=3][B]Bác sĩ Vũ Thị Lừu[/B][/SIZE] Chào bạn. Viêm amiđan là một trong những bệnh tai mũi họng thường gặp ở trẻ em và người lớn. Viêm amidan có thể gặp viêm cấp, viêm cấp tái phát, viêm mãn, viêm tấy hoặc áp xe quanh amidan. Biến chứng của bệnh viêm amiđan được chia làm 3 loại là biến chứng tại chỗ, biến chứng kế cận và biến chứng xa. Về biến chứng tại chỗ thì có viêm tấy amiđan, có áp-xe quanh amiđan. Về biến chứng kế cận thì có thể viêm tai giữa, viêm mũi xoang, viêm thanh quản. Biến chứng xa thì có thể gây ra viêm cầu thận cấp, sốt thấp khớp cấp. Chỉ định cắt amidan được đưa ra trong những tình huống sau: Viêm amidan mãn tính có ít nhất 4 lần tái phát trong 1 năm hoặc 7 lần trong 2 năm hoặc viêm mãn tính mà chữa trị nội khoa trong 4-6 tuần không đỡ. Áp xe amidan đã có ít nhất 1 lần phải vào viện chữa trị. Amidan sưng to 1 bên kèm hạch cổ 1 bên to nghi ngờ ung thư amidan. Amidan có biến chứng vào khớp, thận, tim, viêm xoang… Amidan quá to gây cơn ngừng thở, khó khăn trong phát âm, ăn uống… Trường hợp của bạn nên giải đáp trực tiếp bác sĩ chữa trị về chỉ định cắt amiđan. Để phòng tránh tái phát, bạn cần thể nâng cao thể trạng, tăng sức đề kháng của cơ thể bằng rèn luyện thân thể, tập thể dục thể thao, cần giữ ấm để tránh cơ thể không bị nhiễm lạnh, giữ vệ sinh răng miệng, mũi, họng, súc họng bằng nước muối ấm. Chúc bạn mạnh khỏe! [SIZE=5][B]Tư vấn điều trị viêm họng và viêm amidan mãn tính[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: Hoang Thu Hong Thua bac si chau nam nay 30 t. Chau bi ho khoang 2thang ruoi nay roi a. Nhung tinh trang ho cua chau khong nhiu. O ha hong chau luc nao cung co dom dac qoanh lai.nhiu luc ko tho duoc a.khi nao lay het suc de khac ra khoang may lan thi cam giac de tho. Con di kham o benh vien thi bac noi con bi viem hong va amidan man tinh. con no lam bac si a.con xin hoi co ai bi lau nhu con khong. Con uong rat nhieu thuoc khang sinh roi khong khoi. Bac si co the dai thich dup con sao con bi lau vay khong a [SIZE=3][B]Bác sĩ Chử Thế Lợi[/B][/SIZE] Chào bạn, Bạn nên đi khám lại sớm để xác định lại tiến triển của bệnh sau khi dùng thuốc, đặc biệt là phải mang theo tất cả những hồ sơ cũ, đơn thuốc cũ đã dùng trước đây đi để bác sỹ tư vấn. Đồng thời bác sỹ sẽ phát hiện ra những nguyên nhân còn tồn tại gây nên triệu chứng đờm nhiều ở cổ họng : bệnh lý của họng, amidan, trào ngược dạ dày, thực quản, kèm theo viêm phế quản hay viêm xoang mạn tính tăng tiết nhày đờm… đây là những bệnh lý đều có thể gây cảm giác nhiều đờm ở cổ họng Đôi khi việc dùng kháng sinh lại là không cần thiết, thậm chí dùng kéo dài mà không đúng chỉ định có thể gây loạn vi khuẩn vùng mũi họng , lại gây tác dụng ngược Ngoài ra nếu ho kéo dài, dùng nhiều kháng sinh mà không đỡ cần phải loại trừ các bệnh lý về lao, nấm có kèm theo hay không. Tuy nhiên việc đó chỉ được xem xét có cần thiết không sau khi bạn khám lại TMH nhé. Chúc bạn mau khỏe ! [SIZE=5][B]Viêm họng hạt mãn tính, viêm amidan mãn tính đã đi đốt nhưng vẫn đau cổ phải làm sao?[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: Giấu tên Chào bác sĩ! Tôi năm nay 37 tuổi vừa rồi (tầm mấy tuần trước) tôi có đi đốt viêm họng hạt theo lộ trình của bệnh viện. Và dùng thuốc theo đơn của bác sĩ xong bây giờ nuốt nước bọt không đau nhưng cảm thấy hơi đau cổ, khó chịu vùng cổ và thỉnh thoảng phải e hèm mới nới được vì nói thỉnh thoảng bị khàn. Vậy thưa bác sĩ bây giờ em nên làm thế nào ạ? Thế có dẫn đến bị ung thư không ạ? Bác sĩ ơi khi đi khám thì em có bị: viêm họng hạt mãn tính, viêm amidan mãn tính. Mong bác sĩ giúp đỡ ạ! Cảm ơn bác sĩ! [SIZE=3][B]Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa[/B][/SIZE] Chào bạn! Biểu hiện của bệnh viêm họng hạt (viêm họng mãn tính) là cảm giác vướng víu, ngứa rát thường xuyên trong họng; ho và khạc đờm (quánh dính hoặc trắng nhầy) thường xuyên (nhất là sáng sớm, khi ngủ dậy). Nhiều người bệnh do ngứa họng nên hay khậm khạc, dặng hắng. Khám tại chỗ thấy thành bên họng hơi đỏ, thành sau họng có những hạt trắng. Khi sức đề kháng của cơ thể bị giảm sút (do nhiễm virus, làm việc căng thẳng, thay đổi thời tiết), bệnh có thể nặng lên thành một đợt viêm họng cấp (đau họng, sốt, ho khạc đờm đặc…) Viêm họng hạt đến nay vẫn được coi là một bệnh khó chữa trị dứt điểm. Các phương pháp chữa trị tích cực như đốt lạnh (dùng nitơ lỏng), khí dung kháng sinh tại chỗ… không cho kết quả lâu dài. Để giảm bớt biểu hiện và đề phòng những đợt cấp hoặc biến chứng, nên áp dụng một phương pháp đơn giản mà hiệu quả: súc họng bằng nước muối loãng. Cách súc họng: Trước tiên, cần súc sạch khoang miệng bằng nước muối đã pha trong khoảng 30 giây. Nếu cảm thấy miệng chưa thật sạch thì làm thêm một lần nữa rồi mới súc họng. Ngồi dựa lưng vào thành ghế, cổ ngửa ra sau đến mức tối đa. Khi nước muối chạm thành sau họng thì dùng hơi đẩy nước muối ra, tạo tiếng kêu “khò khò” đều đặn (có thể hình dung lúc súc họng là khi ta đang phát âm o, a hoặc ê). Sau khi đẩy hơi hết, ngồi lại tư thế bình thường, nhổ nước cũ đi rồi lặp lại động tác trên 3-4 lần nữa với nước muối mới, cho đến khi họng không còn cảm giác vướng víu nữa. Cứ 3 giờ súc họng một lần. Nếu họng đang viêm cấp, khoảng cách giữa hai lần súc họng có thể gần hơn. Điều quan trọng nhất là phải nhớ súc họng trước và sau khi ngủ. Với người hay đi tiểu đêm, cần phải súc họng cả trong những lần thức giấc này. Kết quả của việc súc họng nước muối sẽ được thấy rõ sau khoảng vài ngày, đặc biệt đối với những bệnh nhân đang ở đợt cấp. Việc chữa trị kháng sinh phối hợp là điều không cần thiết đối với viêm họng mãn. Nhưng nếu đang có đợt cấp, kháng sinh sẽ làm bệnh lui nhanh hơn. Vậy cách tốt nhất để chữa bệnh là hạn chế các yếu tố thuận lợi làm cho viêm họng phát triển như: môi trường ô nhiễm, ăn ở kém vệ sinh; tránh tiếp xúc với các lí do gây dị ứng; đeo khẩu trang khi đi ra ngoài, xúc họng nước muối sinh lý 9%, giữ ấm vùng cổ, ngực; tránh nằm máy lạnh quá lâu… Ngoài việc súc miệng bằng nước muối, có thể ngậm chanh với muối; gừng với muối; quất với đường phèn hoặc mật ong… Khi đã bị viêm họng nặng, phải dùng đến kháng sinh thì bạn phải nghiêm túc chữa trị đúng chỉ định của bác sĩ. Chúc bạn sống khỏe! [SIZE=5][B]Bị viêm amidan mãn tính, u nhú amidan chưa cắt 2 năm là u lành hay u ác?[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: Tuanle68 Chào bác sĩ. Em năm nay 31 tuổi, bị viêm Amidan mãn tính và cũng thường xuyên bị đau họng. Cách đây khoảng gần 2 năm em soi gương thấy trong vòm hầu của em (giữa Amidan khẩu cái và lưỡi gà) có xuất hiện 1 u nhú nhỏ như hạt đậu xanh thòng xuống, màu đỏ bình thường, bề mặt nhẵn và bên trong giống như múi và có cảm giác nuốt rất vướng. Cách nay khoảng gần 2 năm em có đi khám tổng quát và bác sĩ bên Tai Mũi Họng có để trong phiếu khám bệnh là “u nhú Amidan” và bảo em về nhà qua bên bệnh viện Tai Mũi Họng để cắt khối u nhú này đi. Từ đó đến nay chưa có thời gian nên em chưa đi cắt và chưa khám lại. Nay trong gương thì thấy khối u hầu như không lớn hoặc lớn rất ít. Vậy bác sĩ cho em hỏi đó là khối u lành tính hay ác tính, có thể gây ung thư không? Em cảm ơn! [SIZE=3][B]Bác sĩ Vũ Thị Lừu[/B][/SIZE] Chào em. Em bị viêm Amidan mãn tính, hay bị đau họng và có một u nhú nhỏ ở Amidan. Khối u này đã có cách đây gần 2 năm và không tiến triển thì có thể chỉ là u lành tính, tuy nhiên cũng không loại trừ khả năng nó sẽ tiến triển thành ung thư nhất là em lại bị viêm Amidan mãn tính rất hay tái đi tái lại. Mặc dù hiện tại khối u này hầu như không phát triển nhưng nó khiến em luôn có cảm giác nuốt vướng khó chịu thì em nên cân nhắc việc cắt bỏ theo lời khuyên của bác sĩ trước đây. Chúc em mạnh khỏe! [SIZE=5][B]Viêm amidan hốc mủ mãn tính có nên cắt không?[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: hiendc3 Chào bác sĩ! Tôi năm nay 49 tuổi là nữ. Tôi bị viêm amidan hốc mủ mãn tính đã gần 1 năm nay. Tháng nào tôi cũng phải uống kháng sinh 1 lần. Mỗi lần tôi cảm thấy khó chịu trong cổ họng chứ không có đau tôi lại mua thuốc uống thì thấy dễ chịu. Tôi đi khám và định cắt amidan thì bác sĩ bảo tôi không nên cắt vì sau phấu thuật sợ vết cắt xơ hóa rồi có cảm giác lúc nào cũng như mắc xương trong cổ họng. Xin bác sĩ giải đáp giúp tôi nên cắt hay không và cắt rồi có đúng như thế không? Mong sự hồi âm sớm của bác sĩ để tôi yên tâm. Xin chân thành cảm ơn! [SIZE=3][B]Bác sĩ Vũ Thị Lừu[/B][/SIZE] Chào bạn! Chỉ định cắt amidan được đưa ra trong những tình huống sau: Viêm amidan mãn tính có 4 đợt tái phát trong 1 năm. Viêm amidan mãn tính kéo dài đã được chữa trị nội khoa tích cực trong vòng 4-6 tuần bệnh nhân vẫn đau họng, viêm hạch cổ, hơi thở hôi. Ápxe quanh amidan ít nhất một lần phải nhập viện chữa trị. Viêm amidan gây biến chứng sốt thấp khớp, viêm vi cầu thận hoặc gây viêm tai giữa, viêm xoang… tái đi tái lại nhiều lần. Amidan quá phát bít tắc hô hấp trên gây ngủ ngáy, ngủ không yên giấc, có những cơn ngưng thở trong lúc ngủ, bất thường về phát âm, khó nuốt, chậm phát triển thể chất. Amidan chỉ to một bên kèm sưng hạch cổ cùng bên nghi ngờ ung thư amidan. Trường hợp của bạn tháng nào cũng phải uống kháng sinh một lần nhưng có thể là bạn đã lạm dụng thuốc vì bạn dùng thuốc khi mới chỉ có triệu chứng khó chịu cổ họng chứ không đau hay có những triệu chứng khác. Việc có cắt amidan hay không thường do bác sỹ chuyên khoa tai mũi họng chỉ định. Vì vậy, khi bác sĩ khuyên bạn không nên cắt thì có thể tình huống của bạn chưa thực sự cần thiết và cũng vì cắt amidan cũng là một phẫu thuật cho nên cũng có thể có tiềm ẩn tai biến như những phẫu thuật khác đôi khi khó lường trước, mặc dù hiện nay việc cắt amidan được tiến hành bằng nhiều phương pháp hiện đại hơn như cắt bằng dao điện, bằng tia laser… Tuy nhiên cũng có thể có một số tác dụng phụ như do thuốc gây mê (gây dị ứng, sốc phản vệ,…), chảy máu sau cắt amidan, hoặc rất hiếm gặp là tác động đến phát âm… Trường hợp như bác sĩ nói với bạn cũng có xảy ra nhưng không nhiều. Bạn nên nghe theo lời khuyên của bác sĩ là chưa cắt amidan. Đến khi nào bệnh tiến triển nặng hơn với những triệu chứng nằm trong số chỉ định cắt amidan như kể trên thì mới nên đi cắt. Chúc bạn mạnh khỏe! [RIGHT]Theo ViCare[/RIGHT] [/QUOTE]
Xem thử
Tên
Mã xác nhận
Trả lời
Trang chủ
Tư Vấn
BÁC SỸ TRỰC TUYẾN TƯ VẤN
HỎI BÁC SỸ
Thắc mắc về viêm amidan mãn tính ở người trên 30 tuổi
Top
Dưới