Menu
Trang chủ
Tư Vấn
Bài viết mới
Tìm chủ đề
Mới!
Bài viết mới
Tài liệu mới
Trạng thái mới
Hoạt động mới nhất
Tài liệu
Latest reviews
Tìm Tài liệu
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Trạng thái mới
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Chat
0
Tư Vấn
Đăng nhập
Đăng ký
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Bài viết mới
Tìm chủ đề
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Menu
Trả lời chủ đề
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
Trang chủ
Tư Vấn
BÁC SỸ TRỰC TUYẾN TƯ VẤN
HỎI BÁC SỸ
Tuyển chọn những câu hỏi hay về viêm amiđan cấp tính
Nội dung
<p>[QUOTE="Hỏi Đáp Bác Sỹ, post: 40356, member: 11284"]</p><p>Bệnh viêm amiđan được chia làm 2 loại là viêm amiđan cấp tính và mãn tính. Bài viết dưới đây, các bác sĩ sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc thường gặp về bệnh viêm amiđan cấp tính.</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Bị đau họng và bị ù tai, viên amidan cấp tính</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: Giấu tên</p><p></p><p>Chào bác sĩ.</p><p></p><p>Tôi năm nay 29 tuổi. Mấy tuần trước tôi bị đau họng rồi bị ù tai. Lúc đầu bị tai phải sau sang tai trái. Tôi đi khám ở Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung Ương thì chuẩn đoán viêm họng cấp. Bác sĩ kê thuốc về uống nhưng không khỏi. Tôi sang Bệnh viện Bạch Mai thì được chuẩn đoán viêm amidan mãn tính và rối loạn vận mạch dẫn đến ù tai. Nhưng tôi dùng thuốc gần 2 tháng mà bệnh vẫn không khỏi. Liệu tôi có phải cắt amidan không? Tôi bị ù tôi là có những lí do gì? </p><p></p><p>Cảm ơn bác sĩ.</p><p></p><p><span style="font-size: 12px"><strong>Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào bạn.</p><p></p><p>Viêm amidan mãn và viêm họng cấp không gây biểu hiện ù tai. Viêm amidan mãn chỉ cắt khi xác định amidan đã mất chức năng chống nhiễm trùng và là nơi chứa vi trùng gây bệnh, mỗi năm thường tái phát bệnh trên 10 lần… Bạn cần đi khám lại và mang đơn thuốc đã dùng các bác sĩ sẽ lựa chọn thuốc mạnh hơn để chữa trị cho bạn.</p><p></p><p>Chúc bạn mạnh khỏe.</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Bé từ lúc sinh ra hay thở khò khè nhưng không ho là bệnh gì?</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: Giấu tên</p><p></p><p>Chào bác sĩ!</p><p></p><p>Con cháu được 3 tháng tuổi. Lúc sinh nặng 2,7 kg giờ 4,5 kg. Từ lúc sinh ra cháu hay thở khò khè nhưng không ho, đôi lúc thở rất gấp mà đến giờ vẫn chưa hết. Vậy cho cháu hỏi con cháu có bị làm sao không ạ và có tự hết không, giờ cháu phải làm gì ạ?</p><p></p><p>Cháu cảm ơn bác sĩ ạ!</p><p></p><p><span style="font-size: 12px"><strong>Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào bạn!</p><p></p><p>Nguyên nhân gây khò khè ở trẻ nhỏ có thể do: nguyên nhân hàng đầu gây ra hiện tượng này đó chính là do bệnh hen suyễn. Trẻ bị hen suyễn thường xuyên thở khò khè khi ngủ. Trẻ nhỏ dưới 2 tuổi thường bị viêm tiểu phế quản, dị ứng, trào ngược dạ dày, do đó cũng rất dễ thở khò khè. Với trẻ dưới 1 tuổi, thở khò khè có thể là do bị mềm sụn thanh quản, hoặc vùng thanh quản của trẻ bị chèn ép bởi các mạch máu lớn. Trong thời gian bị sốt, ho, trẻ cũng thường hay khó thở, phổi có tiếng ro ro bất thường, và đây chính là dấu hiệu của bệnh viêm phổi.</p><p></p><p>Nếu bị viêm thanh phế quản cấp tính, bé sẽ thường xuyên ho, khàn tiếng và khó thở kèm theo tiếng thở khò khè vào ban đêm. Trẻ có thể bị tim bẩm sinh nếu thường xuyên khó thở, khò khè sau sinh, bú kém. Dị vật ở đường thở cũng có thể gây ra tình trạng này ở trẻ từ 4-5 tháng tuổi. Viêm amiđan cấp tính đôi khi cũng làm bé bị khò khè có đờm. Ngoài ra các bệnh xơ sợi bẩm sinh, bất thường sọ hầu bẩm sinh, khối u ở phổi cũng khiến bé bị khò khè khi ngủ.</p><p></p><p>Xử trí khi bé hay thở khò khè: vệ sinh mũi cho trẻ thường xuyên giúp mũi trẻ thông thoáng, trẻ dễ thở hơn. Nhỏ khoảng 2-3 giọt nước muối sinh lý vào mũi trẻ có thể giúp cải thiện tình hình này. Tuy nhiên, mẹ cũng nên phân biệt giữa tiếng thở khò khè và tiếng thở do bị tắc mũi. Trong quá trình chăm sóc bé, nếu con có triệu chứng nặng hơn, tình trạng khò khè không dứt, mẹ nên đưa bé đi khám chuyên khoa Nhi để được chữa trị kịp thời.</p><p></p><p>Chúc gia đình mạnh khỏe!</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Đau amiđan có nguy hiểm không?</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: nữ 30tuôỉ</p><p></p><p>Chào bác sĩ.</p><p></p><p>Tôi bị đau 2 abidan, một bên tròn to. Như vậy có nguy hiểm không?</p><p></p><p>Cảm ơn bác sĩ.</p><p></p><p><span style="font-size: 12px"><strong>Bác sĩ Đặng Phương Liên</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào bạn!</p><p></p><p>Trong thư bạn cho biết “bị đau 2 abidan”, tôi đoán bạn muốn nói đến amiđan. Bạn không cho biết rõ về tuổi, giới tính, các dấu hiệu khác đi kèm… ngoài việc đau amiđan, một bên sưng, nên chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chung về viêm amiđan. Amiđan là một tổ chức lympho có chức năng sản sinh ra kháng thể để bảo vệ cơ thể chống các vi khuẩn xâm nhập qua đường hô hấp và đường tiêu hóa. Viêm amiđan là tình trạng viêm tấy và xuất tiết của amiđan, do vi khuẩn hoặc virut gây nên, thường thấy ở thời kỳ đầu của nhiều bệnh viêm nhiễm.</p><p></p><p>Trong viêm amiđan cấp tính, bệnh thường bắt đầu đột ngột với cảm giác rét hoặc rét run rồi sốt 38-39 độ C, người mệt mỏi, đau đầu, chán ăn, nước tiểu ít và thẫm màu. Người bệnh có cảm giác khô, rát, nóng ở trong họng, nhất là thành bên họng vị trí amiđan, mấy giờ sau biến thành đau họng, đau nhói lên tai, đau tăng lên rõ rệt khi nuốt, khi ho. Viêm có thể lan xuống thanh quản, khí quản gây nên ho từng cơn, đau và có đờm nhầy, giọng khàn nhẹ. Nếu không được chữa trị triệt để, viêm amiđan có thể chuyển sang thể mãn tính: viêm thường xuyên, viêm đi viêm lại nhiều lần. Tuỳ theo mức độ viêm nhiễm và phản ứng của cơ thể, amiđan có thể quá phát (thường gặp ở trẻ em hay người trẻ tuổi) hoặc amiđan có thể nhỏ lại.</p><p></p><p>Những yếu tố khách quan thuận lợi gây viêm amiđan mãn tính bao gồm: Thời tiết thay đổi đột ngột (từ nóng sang lạnh hoặc từ lạnh sang nóng, mưa nhiều làm độ ẩm cao…), sự chênh lệch nhiệt độ trong phòng và bên ngoài (như khi sử dụng máy điều hòa nhiệt độ), ô nhiễm môi trường (do bụi, khí…, đặc biệt là khói thuốc lá), điều kiện sinh hoạt thấp, vệ sinh kém. Bên cạnh đó, sức đề kháng của cơ thể kém, cơ địa dị ứng, có các ổ viêm nhiễm ở họng, miệng (như sâu răng, viêm lợi, viêm xoang…) và do đặc điểm cấu trúc giải phẫu của amiđan có nhiều khe kẽ, hốc, ngách là nơi cư trú, ẩn náu và phát triển của vi khuẩn… khiến bệnh dễ kéo dài.</p><p></p><p>Trong thể viêm mãn tính, các biểu hiện toàn thân ít, có khi không có biểu hiện gì ngoài những đợt tái phát hoặc hồi viêm có biểu hiện giống như viêm amiđan cấp tính. Đôi khi có toàn trạng gầy yếu, da xanh, sờ lạnh, ngây ngấy sốt về chiều. Người bệnh thường có cảm giác nuốt vướng ở họng, đôi khi có cảm giác đau, lan lên tai. Hơi thở thường xuyên hôi, mặc dù vệ sinh răng miệng thường xuyên cũng là một dấu hiệu chỉ báo cho tình trạng viêm mũi họng. Thỉnh thoảng có ho và khàn tiếng, trẻ em có thở khò khè, ngủ ngáy to. Khi khám bệnh, hoặc khi chính bệnh nhân tự soi gương có thể thấy amiđan to như hai hạt hạnh nhân ở 2 bên thành họng, lấn vào làm hẹp khoang họng, trụ trước đỏ.</p><p></p><p>Như trên đã nói, amiđan nằm ở vị trí cửa ngõ của đường tiêu hóa và đường hô hấp, nên có thể coi là “cửa vào” của một số vi khuẩn hay virut gây viêm khớp cấp, bại liệt, viêm não, viêm màng não… Vì vậy, cần chữa trị triệt để viêm amiđan để tránh các biến chứng như viêm tấy quanh amiđan, viêm tai giữa, viêm xoang, viêm phế quản cấp tính, viêm tấy hạch dưới hàm hoặc thành bên họng, viêm màng ngoài tim, thấp khớp cấp, viêm cầu thận cấp, nhiễm khuẩn huyết… Bạn nên đến khám tại các phòng khám chuyên khoa Tai – Mũi – Họng để được các bác sĩ chẩn đoán và chữa trị thích hợp.</p><p></p><p>Chúc bạn mau khỏe!</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Bị viêm amidan mãn tính,viêm họng cấp</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: Hà văn lượng</p><p></p><p>Thưa bác sĩ em mới bị viêm amidan khi nuốt có cảm giác vướng mắc ở cổ họng,và có đôi khi rất khó thở ,ăn uống vẫn bình thường</p><p>Bác sĩ cho em hỏi bệnh của em có cần cắt chưa ạ? Và nếu không cắt thì có nghuy hiểm không ạ,và em nên uống những loại thốc gì để dễ chịu hơn thưa bác sĩ?</p><p></p><p><span style="font-size: 12px"><strong>Bác sĩ Chử Thế Lợi</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào bạn,</p><p>Bạn nên đi khám lại sau 1 đợt điều trị để xác định tình trạng amidan sau điều trị, viêm quá phát hay là viêm xơ teo hốc bã đậu. Khi đó sẽ có hướng tư vấn chính xác cho bạn về khả năng phẫu thuật, những lợi ích của phẫu thuật. </p><p>Còn nếu amidan to đến mức gây khó thở thì đương nhiên chỉ định cắt amidan là cần thiết, nhưng nếu khó thở do các nguyên nhân khác của tai-mũi-họng thì bác sỹ cũng sẽ phát hiện ra trên nội soi và cho bạn hướng xử trí cụ thể.</p><p>Việc dùng thuốc điều trị chỉ nên khi đang trong những đợt viêm cấp. Còn bạn nên thường xuyên súc họng. Nếu tần suất amidan bị viêm nhiều lần/năm (>5 lần), thì chỉ định cắt amidan cũng được.</p><p>Chúc bạn sức khỏe!</p><p></p><p></p><p style="text-align: right">Theo ViCare</p><p>[/QUOTE]</p>
[QUOTE="Hỏi Đáp Bác Sỹ, post: 40356, member: 11284"] Bệnh viêm amiđan được chia làm 2 loại là viêm amiđan cấp tính và mãn tính. Bài viết dưới đây, các bác sĩ sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc thường gặp về bệnh viêm amiđan cấp tính. [SIZE=5][B]Bị đau họng và bị ù tai, viên amidan cấp tính[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: Giấu tên Chào bác sĩ. Tôi năm nay 29 tuổi. Mấy tuần trước tôi bị đau họng rồi bị ù tai. Lúc đầu bị tai phải sau sang tai trái. Tôi đi khám ở Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung Ương thì chuẩn đoán viêm họng cấp. Bác sĩ kê thuốc về uống nhưng không khỏi. Tôi sang Bệnh viện Bạch Mai thì được chuẩn đoán viêm amidan mãn tính và rối loạn vận mạch dẫn đến ù tai. Nhưng tôi dùng thuốc gần 2 tháng mà bệnh vẫn không khỏi. Liệu tôi có phải cắt amidan không? Tôi bị ù tôi là có những lí do gì? Cảm ơn bác sĩ. [SIZE=3][B]Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh[/B][/SIZE] Chào bạn. Viêm amidan mãn và viêm họng cấp không gây biểu hiện ù tai. Viêm amidan mãn chỉ cắt khi xác định amidan đã mất chức năng chống nhiễm trùng và là nơi chứa vi trùng gây bệnh, mỗi năm thường tái phát bệnh trên 10 lần… Bạn cần đi khám lại và mang đơn thuốc đã dùng các bác sĩ sẽ lựa chọn thuốc mạnh hơn để chữa trị cho bạn. Chúc bạn mạnh khỏe. [SIZE=5][B]Bé từ lúc sinh ra hay thở khò khè nhưng không ho là bệnh gì?[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: Giấu tên Chào bác sĩ! Con cháu được 3 tháng tuổi. Lúc sinh nặng 2,7 kg giờ 4,5 kg. Từ lúc sinh ra cháu hay thở khò khè nhưng không ho, đôi lúc thở rất gấp mà đến giờ vẫn chưa hết. Vậy cho cháu hỏi con cháu có bị làm sao không ạ và có tự hết không, giờ cháu phải làm gì ạ? Cháu cảm ơn bác sĩ ạ! [SIZE=3][B]Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa[/B][/SIZE] Chào bạn! Nguyên nhân gây khò khè ở trẻ nhỏ có thể do: nguyên nhân hàng đầu gây ra hiện tượng này đó chính là do bệnh hen suyễn. Trẻ bị hen suyễn thường xuyên thở khò khè khi ngủ. Trẻ nhỏ dưới 2 tuổi thường bị viêm tiểu phế quản, dị ứng, trào ngược dạ dày, do đó cũng rất dễ thở khò khè. Với trẻ dưới 1 tuổi, thở khò khè có thể là do bị mềm sụn thanh quản, hoặc vùng thanh quản của trẻ bị chèn ép bởi các mạch máu lớn. Trong thời gian bị sốt, ho, trẻ cũng thường hay khó thở, phổi có tiếng ro ro bất thường, và đây chính là dấu hiệu của bệnh viêm phổi. Nếu bị viêm thanh phế quản cấp tính, bé sẽ thường xuyên ho, khàn tiếng và khó thở kèm theo tiếng thở khò khè vào ban đêm. Trẻ có thể bị tim bẩm sinh nếu thường xuyên khó thở, khò khè sau sinh, bú kém. Dị vật ở đường thở cũng có thể gây ra tình trạng này ở trẻ từ 4-5 tháng tuổi. Viêm amiđan cấp tính đôi khi cũng làm bé bị khò khè có đờm. Ngoài ra các bệnh xơ sợi bẩm sinh, bất thường sọ hầu bẩm sinh, khối u ở phổi cũng khiến bé bị khò khè khi ngủ. Xử trí khi bé hay thở khò khè: vệ sinh mũi cho trẻ thường xuyên giúp mũi trẻ thông thoáng, trẻ dễ thở hơn. Nhỏ khoảng 2-3 giọt nước muối sinh lý vào mũi trẻ có thể giúp cải thiện tình hình này. Tuy nhiên, mẹ cũng nên phân biệt giữa tiếng thở khò khè và tiếng thở do bị tắc mũi. Trong quá trình chăm sóc bé, nếu con có triệu chứng nặng hơn, tình trạng khò khè không dứt, mẹ nên đưa bé đi khám chuyên khoa Nhi để được chữa trị kịp thời. Chúc gia đình mạnh khỏe! [SIZE=5][B]Đau amiđan có nguy hiểm không?[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: nữ 30tuôỉ Chào bác sĩ. Tôi bị đau 2 abidan, một bên tròn to. Như vậy có nguy hiểm không? Cảm ơn bác sĩ. [SIZE=3][B]Bác sĩ Đặng Phương Liên[/B][/SIZE] Chào bạn! Trong thư bạn cho biết “bị đau 2 abidan”, tôi đoán bạn muốn nói đến amiđan. Bạn không cho biết rõ về tuổi, giới tính, các dấu hiệu khác đi kèm… ngoài việc đau amiđan, một bên sưng, nên chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chung về viêm amiđan. Amiđan là một tổ chức lympho có chức năng sản sinh ra kháng thể để bảo vệ cơ thể chống các vi khuẩn xâm nhập qua đường hô hấp và đường tiêu hóa. Viêm amiđan là tình trạng viêm tấy và xuất tiết của amiđan, do vi khuẩn hoặc virut gây nên, thường thấy ở thời kỳ đầu của nhiều bệnh viêm nhiễm. Trong viêm amiđan cấp tính, bệnh thường bắt đầu đột ngột với cảm giác rét hoặc rét run rồi sốt 38-39 độ C, người mệt mỏi, đau đầu, chán ăn, nước tiểu ít và thẫm màu. Người bệnh có cảm giác khô, rát, nóng ở trong họng, nhất là thành bên họng vị trí amiđan, mấy giờ sau biến thành đau họng, đau nhói lên tai, đau tăng lên rõ rệt khi nuốt, khi ho. Viêm có thể lan xuống thanh quản, khí quản gây nên ho từng cơn, đau và có đờm nhầy, giọng khàn nhẹ. Nếu không được chữa trị triệt để, viêm amiđan có thể chuyển sang thể mãn tính: viêm thường xuyên, viêm đi viêm lại nhiều lần. Tuỳ theo mức độ viêm nhiễm và phản ứng của cơ thể, amiđan có thể quá phát (thường gặp ở trẻ em hay người trẻ tuổi) hoặc amiđan có thể nhỏ lại. Những yếu tố khách quan thuận lợi gây viêm amiđan mãn tính bao gồm: Thời tiết thay đổi đột ngột (từ nóng sang lạnh hoặc từ lạnh sang nóng, mưa nhiều làm độ ẩm cao…), sự chênh lệch nhiệt độ trong phòng và bên ngoài (như khi sử dụng máy điều hòa nhiệt độ), ô nhiễm môi trường (do bụi, khí…, đặc biệt là khói thuốc lá), điều kiện sinh hoạt thấp, vệ sinh kém. Bên cạnh đó, sức đề kháng của cơ thể kém, cơ địa dị ứng, có các ổ viêm nhiễm ở họng, miệng (như sâu răng, viêm lợi, viêm xoang…) và do đặc điểm cấu trúc giải phẫu của amiđan có nhiều khe kẽ, hốc, ngách là nơi cư trú, ẩn náu và phát triển của vi khuẩn… khiến bệnh dễ kéo dài. Trong thể viêm mãn tính, các biểu hiện toàn thân ít, có khi không có biểu hiện gì ngoài những đợt tái phát hoặc hồi viêm có biểu hiện giống như viêm amiđan cấp tính. Đôi khi có toàn trạng gầy yếu, da xanh, sờ lạnh, ngây ngấy sốt về chiều. Người bệnh thường có cảm giác nuốt vướng ở họng, đôi khi có cảm giác đau, lan lên tai. Hơi thở thường xuyên hôi, mặc dù vệ sinh răng miệng thường xuyên cũng là một dấu hiệu chỉ báo cho tình trạng viêm mũi họng. Thỉnh thoảng có ho và khàn tiếng, trẻ em có thở khò khè, ngủ ngáy to. Khi khám bệnh, hoặc khi chính bệnh nhân tự soi gương có thể thấy amiđan to như hai hạt hạnh nhân ở 2 bên thành họng, lấn vào làm hẹp khoang họng, trụ trước đỏ. Như trên đã nói, amiđan nằm ở vị trí cửa ngõ của đường tiêu hóa và đường hô hấp, nên có thể coi là “cửa vào” của một số vi khuẩn hay virut gây viêm khớp cấp, bại liệt, viêm não, viêm màng não… Vì vậy, cần chữa trị triệt để viêm amiđan để tránh các biến chứng như viêm tấy quanh amiđan, viêm tai giữa, viêm xoang, viêm phế quản cấp tính, viêm tấy hạch dưới hàm hoặc thành bên họng, viêm màng ngoài tim, thấp khớp cấp, viêm cầu thận cấp, nhiễm khuẩn huyết… Bạn nên đến khám tại các phòng khám chuyên khoa Tai – Mũi – Họng để được các bác sĩ chẩn đoán và chữa trị thích hợp. Chúc bạn mau khỏe! [SIZE=5][B]Bị viêm amidan mãn tính,viêm họng cấp[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: Hà văn lượng Thưa bác sĩ em mới bị viêm amidan khi nuốt có cảm giác vướng mắc ở cổ họng,và có đôi khi rất khó thở ,ăn uống vẫn bình thường Bác sĩ cho em hỏi bệnh của em có cần cắt chưa ạ? Và nếu không cắt thì có nghuy hiểm không ạ,và em nên uống những loại thốc gì để dễ chịu hơn thưa bác sĩ? [SIZE=3][B]Bác sĩ Chử Thế Lợi[/B][/SIZE] Chào bạn, Bạn nên đi khám lại sau 1 đợt điều trị để xác định tình trạng amidan sau điều trị, viêm quá phát hay là viêm xơ teo hốc bã đậu. Khi đó sẽ có hướng tư vấn chính xác cho bạn về khả năng phẫu thuật, những lợi ích của phẫu thuật. Còn nếu amidan to đến mức gây khó thở thì đương nhiên chỉ định cắt amidan là cần thiết, nhưng nếu khó thở do các nguyên nhân khác của tai-mũi-họng thì bác sỹ cũng sẽ phát hiện ra trên nội soi và cho bạn hướng xử trí cụ thể. Việc dùng thuốc điều trị chỉ nên khi đang trong những đợt viêm cấp. Còn bạn nên thường xuyên súc họng. Nếu tần suất amidan bị viêm nhiều lần/năm (>5 lần), thì chỉ định cắt amidan cũng được. Chúc bạn sức khỏe! [RIGHT]Theo ViCare[/RIGHT] [/QUOTE]
Xem thử
Tên
Mã xác nhận
Trả lời
Trang chủ
Tư Vấn
BÁC SỸ TRỰC TUYẾN TƯ VẤN
HỎI BÁC SỸ
Tuyển chọn những câu hỏi hay về viêm amiđan cấp tính
Top
Dưới