Menu
Trang chủ
Tư Vấn
Bài viết mới
Tìm chủ đề
Mới!
Bài viết mới
Tài liệu mới
Trạng thái mới
Hoạt động mới nhất
Tài liệu
Latest reviews
Tìm Tài liệu
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Trạng thái mới
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Chat
0
Tư Vấn
Đăng nhập
Đăng ký
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Bài viết mới
Tìm chủ đề
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Menu
Trả lời chủ đề
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
Trang chủ
Tư Vấn
BÁC SỸ TRỰC TUYẾN TƯ VẤN
HỎI BÁC SỸ
Đôi điều cần biết về chế độ ăn cho người ung thư tuyến giáp
Nội dung
<p>[QUOTE="Hỏi Đáp Bác Sỹ, post: 40553, member: 11284"]</p><p>Những lời khuyên dưới đây sẽ giúp bạn có khẩu phần ăn thích hợp nhất để tránh ung thư.</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Chế độ ăn cho người bị ung thư tuyến giáp dạng nhú đã mổ</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: vanqlkh</p><p></p><p>Chào bác sĩ.</p><p></p><p>Em là bệnh nhân bị ung thư tuyến giáp dạng nhú đã mổ và đang dùng thuốc nội tiết hàng ngày. Bác sĩ có thễ cho em biết chế độ ăn uống như thế nào để hạn chế ung thư tái phát hoặc có thể dùng thêm thực phẩm chức năng gì không ạ?</p><p></p><p>Cảm ơn bác sĩ.</p><p></p><p><span style="font-size: 12px"><strong>Bác sĩ Nguyễn Mai Hương</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào em.</p><p></p><p>Ung thư tuyến giáp dạng nhú thường gặp nhất và chiếm đến 80% các ung thư tuyến giáp. Bên cạnh việc tuân thủ chữa trị của bác sĩ, em nên duy trì chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng để nâng cao thể trạng, chống lại bệnh tật. Nên ăn các loại thực phẩm chứa ít chất béo, uống nhiều nước và tăng cường trái cây và rau xanh. Thức ăn cần nấu mềm dễ tiêu hóa và nên chia bữa ăn thành nhiều bữa. Em có thể ăn các thực phẩm giàu canxi như tôm, cua, cá… Ngoài ra em cần đi khám định kỳ 3-6 tháng tại cơ sở chuyên khoa (chỉ định Xquang, xạ hình phát hiện di căn, định lượng hormon tuyến giáp) để có biện pháp theo dõi chữa trị kịp thời.</p><p></p><p>Thân mến chào em.</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Chế độ chăm sóc cho bệnh nhân ung thư tuyến giáp</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: Giấu tên</p><p></p><p>Chào bác sĩ!</p><p></p><p>Mẹ tôi năm nay 55 tuổi bị ung thư tuyến giáp vừa phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp. Theo tôi được biết thì nếu không có tuyến giáp thì tác động đến một số quá trình trong cơ thể. Vậy có tác động đến sức khỏe nhiều không và ngoài uống hoocmon tuyến giáp có cần phải bổ sung thêm thuốc gì không? Trước đó thì kiêng ăn i-ốt và hải sản vậy sau khi mổ rồi có phải kiêng nữa không ạ? Mong được bác sĩ tư vấn.</p><p></p><p>Cảm ơn bác sĩ.</p><p></p><p><span style="font-size: 12px"><strong>Bác sĩ Nguyễn Mai Hương</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào bạn.</p><p></p><p>Mẹ bạn vừa cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp thì ngoài việc phải dùng hooc môn thay thế để đảm bảo các chức năng của cơ thể thì chế độ dinh dưỡng là rất quan trọng để tăng cường sức khỏe. Trước tiên, sau khi phẫu thuật thì mẹ bạn nên ăn các món ăn mềm lỏng để dễ nuốt như súp, cháo hay bổ sung sinh tố hoa quả. Nên chia nhỏ các bữa ăn, mỗi bữa ăn một ít. Nếu táo bón thì cần uống nhiều nước, hoa quả và rau xanh tươi. Hàm lượng chất xơ rất tốt cho các bệnh nhân ung thư tuyến giáp. Không nên ăn quá nóng, cay.</p><p></p><p>Hạn chế chất béo và tăng cường hàm lượng chất đạm có nguồn gốc từ động vật. Tăng cuờng bổ sung thực phẩm giàu canxi như cua, tôm, cá.Từ các thực phẩm này nên chế biến thành các món ăn ngon, hợp khẩu vị. Tuyệt đối không được ăn thịt chín tái, sống. Ngoài ra bạn nên thường xuyên chia sẻ, nói chuyện để mẹ bạn vui vẻ, thoải mái, góp phần tăng cường sức khỏe.</p><p></p><p>Chúc </p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Bị ung thư tuyến giáp phẫu thuật cắt bộ toàn phần liệu còn tái phát không?</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: Giấu tên</p><p></p><p>Chào bác sĩ!</p><p></p><p>Em năm nay 23 tuổi, em bị ung thư tuyến giáp, phẫu thuật cắt bộ toàn phần nhưng em không điều trị phóng xạ. Cho hỏi em có tái phát không và trị bằng cách nào?</p><p></p><p>Cảm ơn bác sĩ!</p><p></p><p><span style="font-size: 12px"><strong>Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào bạn!</p><p></p><p>So với các loại ung thư khác thì bệnh ung thư tuyến giáp đáp ứng tốt được với quá trình chữa trị. Sau chữa trị bệnh nhân có tỷ lệ sống cao và kéo dài nhất. Quá trình chữa trị bệnh gồm những điểm chính dưới đây:</p><p></p><p>– Đa phần người bệnh được chữa trị bằng phương pháp phẫu thuật nhằm cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tuyến giáp, các tế bào bị tác động và các hạch bạch huyết.</p><p></p><p>– Sau phẫu thuật một số bệnh nhân phải tiếp tục được chữa trị bằng thuốc phóng xạ hoặc xạ trị. Bác sĩ sẽ cho uống thuốc viên Levothyroxin để bù lại lượng hoocmôn giáp, bên cạnh đó cũng cần uống thêm Iốt phóng xạ I131 sẽ giúp tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót sau mổ.</p><p></p><p>– Dinh dưỡng đối với các bệnh ác tính và mãn tính rất quan trọng, bệnh nhân cần cố gắng ăn đầy đủ chất dinh dưỡng và ăn đúng bữa. Người bệnh có thể ăn uống theo sở thích nhưng nên ăn chín uống sôi, ăn thực phẩm giàu canxi. Ngoài ra cần tránh thức ăn cay, nóng, dầu mỡ và những chất kích thích tim mạch như rượu, bia, cà phê…</p><p></p><p>– Trong một số tình huống bệnh nhân bị hạ canxi máu sau khi mổ tuyến giáp, bệnh nhân nên trao đổi với bác sĩ đang theo dõi về tình trạng này.</p><p></p><p>– Sau phẫu thuật người bệnh nên đi tái khám bệnh 3-6 tháng 1 lần tại các cơ sở chuyên khoa. Bệnh nhân sẽ được chỉ định X-quang, xạ hình phát hiện di căn, định lượng hormon tuyến giáp để có thể theo dõi được diễn tiến của bệnh và chữa trị kịp thời. Bạn hãy trao đổi trực tiếp với bác sĩ chữa trị để được giải đáp chữa trị cụ thể và đạt hiệu quả cao nhé.</p><p></p><p>Chúc bạn sống khỏe!</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Bệnh ung thư tuyến giáp thể nhú</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: Giấu tên</p><p></p><p>Chào Bác sĩ!</p><p></p><p>Em là nữ giới, năm nay 23 tuổi, em phẫu thuật K giáp năm 2010 và bắt đầu uống iot131 vào năm 2011 tại bệnh viện Chợ Rẫy. Cứ 7 tháng em tái khám. Em uống liều 30 liên tiếp 4 lần và ngưng hai lần gần đây. Lần này em tái khám thì uống lại với liều 30. Bác sĩ cho em hỏi ngưng rồi uống vậy là thế nào ạ? Em bị K giáp thể nhú. Em cũng có uống levothyroxin lần trước là 1 viên/ngày, lần này 1,5 viên/ngày. Bệnh em vậy là thế nào ạ? và Bác sĩ cho em hỏi em ở chung với má năm nay 45 tuổi. Em uống phóng xạ vậy má em có tác động gì không? Và em phải làm gì để phòng tránh tốt nhất cho má nếu không thấy điều kiện ở riêng.</p><p></p><p>Em xin cảm ơn Bác sĩ ạ.</p><p></p><p><span style="font-size: 12px"><strong>Bác sĩ Nguyễn Vũ Cẩm Tú</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào em. </p><p></p><p>Các tế bào ung thư tuyến giáp thường có đặc tính là bắt giữ iốt rất mạnh. Nhờ đặc tính này mà chúng ta có thể dùng I-131 (một dạng iốt có tính phát tia xạ) để tiêu diệt tế bào ung thư. Có thể nói chừng nào còn tế bào ung thư tuyến giáp và tế bào ung thư còn đặc tính bắt giữ iốt thì khi đó chúng ta có thể tiếp tục dùng I-131 để điều trị bệnh. Do vậy, có thể điều trị bằng I-131 nhiều lần cho đến khi đạt được kết quả, gần như không có hạn chế số lần. I-131 khá an toàn và ít tác dụng phụ.</p><p></p><p>Trường hợp có xuất hiện triệu chứng bất thường thì em nên trình bày lại với bác sĩ theo dõi để xác định và xử trí, hạn chế hậu quả xấu hơn có thể xảy ra nếu để quá lâu. Liều I-131 từ 150mCi trở lên là liều cao cho một lần uống, có thể lặp lại nhiều lần để tiêu diệt hết các tế bào ung thư. Khi uống I-131 liều cao như vậy cần thực hiện cách ly trong 24 giờ.</p><p></p><p>Cần chú ý tránh xa nơi đông người trong 3 ngày, tránh lại gần phụ nữ có thai và trẻ em trong vòng 1-2 tuần. Thời gian này nên giữ khoảng cách với người khác từ 1m trở lên để hạn chế tia xạ, và khoảng cách khi ngủ là 2m. Chất iốt cũng được thải nhiều trong nước tiểu nên sau khi đi vệ sinh cần xả nước nhiều, 2-3 lần so với bình thường. Đây là những điểm chung, về chi tiết tiêu chuẩn an toàn tia xạ, em nên hỏi bác sĩ điều trị để có hướng dẫn cụ thể hơn. Đối với ung thư tuyến giáp thể nhú, việc điều trị bằng I-131 có kết quả khá tốt. Em hãy lạc quan và cố gắng tiếp tục cuộc chiến chống lại căn bệnh này.</p><p></p><p>Chúc em nghị lực và thành công!</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Bị ung thư tuyến giáp, cần ăn nhiều thực phẩm chứa iot như tôm, cua, cá biển phải không?</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: Giấu tên</p><p></p><p>Thưa bác sĩ!</p><p></p><p>Em là nữ 22 tuổi em muốn hỏi về ung thư tuyến giáp. Sau ba ngày uống iot 131 liều 30mcl, em quay lại xạ hình và nhận được kết quả là (+)cổ..tg 3,6. Vậy là thế nào ạ? Kính mong bác sĩ giải thích giúp em và cho em hỏi, mỗi ngày em đều uống levothyrxin 500, nghĩa là em đã cung cấp đủ lượng iot như người bình thường thì em không? Cần ăn nhiều thực phẩm chứa iot như tôm cua cá biển phải không ạ?</p><p></p><p>Cảm ơn bác sĩ</p><p></p><p><span style="font-size: 12px"><strong>Bác sĩ Nguyễn Văn An</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào em!</p><p></p><p>Xạ hình tuyến giáp là phương pháp thăm dò được áp dụng rất nhiều trong chẩn đoán và chữa trị bệnh tuyến giáp, trong đó có bệnh ung thư tuyến giáp. Người bệnh sẽ được tiêm hoặc uống iode phóng xạ vào trong cơ thể, iode sẽ tập trung về tuyến giáp và sẽ làm hiện hình tuyến giáp, được phát hiện qua một đầu ghi. Do đó bằng phương pháp này, có thể phát hiện được các bất thường về tuyến giáp như tuyến giáp lạc chỗ, các di căn của ung thư tuyến giáp,…</p><p></p><p>Kết quả xạ hình tuyến giáp của em ghi: “(+)cổ..tg 3,6” có nghĩa là tuyến giáp nằm ở vùng cổ còn 3,6 có lẽ là kích thước của tuyến giáp. Em vẫn tiếp uống Levothyroxin theo chỉ định của bác sĩ chữa trị nhưng vẫn cần ăn uống các đồ ăn, thực phẩm có chứa nhiều iode như tôm, cua, cá biển. Ngay cả những người bình thường, vẫn cần phải bổ sung đầy đủ iode bằng chế độ ăn hoặc uống thêm thuốc trong tình huống cần thiết để phòng các bệnh về tuyến giáp.</p><p></p><p>Chúc em mạnh khỏe!</p><p></p><p></p><p style="text-align: right">Theo ViCare</p><p>[/QUOTE]</p>
[QUOTE="Hỏi Đáp Bác Sỹ, post: 40553, member: 11284"] Những lời khuyên dưới đây sẽ giúp bạn có khẩu phần ăn thích hợp nhất để tránh ung thư. [SIZE=5][B]Chế độ ăn cho người bị ung thư tuyến giáp dạng nhú đã mổ[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: vanqlkh Chào bác sĩ. Em là bệnh nhân bị ung thư tuyến giáp dạng nhú đã mổ và đang dùng thuốc nội tiết hàng ngày. Bác sĩ có thễ cho em biết chế độ ăn uống như thế nào để hạn chế ung thư tái phát hoặc có thể dùng thêm thực phẩm chức năng gì không ạ? Cảm ơn bác sĩ. [SIZE=3][B]Bác sĩ Nguyễn Mai Hương[/B][/SIZE] Chào em. Ung thư tuyến giáp dạng nhú thường gặp nhất và chiếm đến 80% các ung thư tuyến giáp. Bên cạnh việc tuân thủ chữa trị của bác sĩ, em nên duy trì chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng để nâng cao thể trạng, chống lại bệnh tật. Nên ăn các loại thực phẩm chứa ít chất béo, uống nhiều nước và tăng cường trái cây và rau xanh. Thức ăn cần nấu mềm dễ tiêu hóa và nên chia bữa ăn thành nhiều bữa. Em có thể ăn các thực phẩm giàu canxi như tôm, cua, cá… Ngoài ra em cần đi khám định kỳ 3-6 tháng tại cơ sở chuyên khoa (chỉ định Xquang, xạ hình phát hiện di căn, định lượng hormon tuyến giáp) để có biện pháp theo dõi chữa trị kịp thời. Thân mến chào em. [SIZE=5][B]Chế độ chăm sóc cho bệnh nhân ung thư tuyến giáp[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: Giấu tên Chào bác sĩ! Mẹ tôi năm nay 55 tuổi bị ung thư tuyến giáp vừa phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp. Theo tôi được biết thì nếu không có tuyến giáp thì tác động đến một số quá trình trong cơ thể. Vậy có tác động đến sức khỏe nhiều không và ngoài uống hoocmon tuyến giáp có cần phải bổ sung thêm thuốc gì không? Trước đó thì kiêng ăn i-ốt và hải sản vậy sau khi mổ rồi có phải kiêng nữa không ạ? Mong được bác sĩ tư vấn. Cảm ơn bác sĩ. [SIZE=3][B]Bác sĩ Nguyễn Mai Hương[/B][/SIZE] Chào bạn. Mẹ bạn vừa cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp thì ngoài việc phải dùng hooc môn thay thế để đảm bảo các chức năng của cơ thể thì chế độ dinh dưỡng là rất quan trọng để tăng cường sức khỏe. Trước tiên, sau khi phẫu thuật thì mẹ bạn nên ăn các món ăn mềm lỏng để dễ nuốt như súp, cháo hay bổ sung sinh tố hoa quả. Nên chia nhỏ các bữa ăn, mỗi bữa ăn một ít. Nếu táo bón thì cần uống nhiều nước, hoa quả và rau xanh tươi. Hàm lượng chất xơ rất tốt cho các bệnh nhân ung thư tuyến giáp. Không nên ăn quá nóng, cay. Hạn chế chất béo và tăng cường hàm lượng chất đạm có nguồn gốc từ động vật. Tăng cuờng bổ sung thực phẩm giàu canxi như cua, tôm, cá.Từ các thực phẩm này nên chế biến thành các món ăn ngon, hợp khẩu vị. Tuyệt đối không được ăn thịt chín tái, sống. Ngoài ra bạn nên thường xuyên chia sẻ, nói chuyện để mẹ bạn vui vẻ, thoải mái, góp phần tăng cường sức khỏe. Chúc [SIZE=5][B]Bị ung thư tuyến giáp phẫu thuật cắt bộ toàn phần liệu còn tái phát không?[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: Giấu tên Chào bác sĩ! Em năm nay 23 tuổi, em bị ung thư tuyến giáp, phẫu thuật cắt bộ toàn phần nhưng em không điều trị phóng xạ. Cho hỏi em có tái phát không và trị bằng cách nào? Cảm ơn bác sĩ! [SIZE=3][B]Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa[/B][/SIZE] Chào bạn! So với các loại ung thư khác thì bệnh ung thư tuyến giáp đáp ứng tốt được với quá trình chữa trị. Sau chữa trị bệnh nhân có tỷ lệ sống cao và kéo dài nhất. Quá trình chữa trị bệnh gồm những điểm chính dưới đây: – Đa phần người bệnh được chữa trị bằng phương pháp phẫu thuật nhằm cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tuyến giáp, các tế bào bị tác động và các hạch bạch huyết. – Sau phẫu thuật một số bệnh nhân phải tiếp tục được chữa trị bằng thuốc phóng xạ hoặc xạ trị. Bác sĩ sẽ cho uống thuốc viên Levothyroxin để bù lại lượng hoocmôn giáp, bên cạnh đó cũng cần uống thêm Iốt phóng xạ I131 sẽ giúp tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót sau mổ. – Dinh dưỡng đối với các bệnh ác tính và mãn tính rất quan trọng, bệnh nhân cần cố gắng ăn đầy đủ chất dinh dưỡng và ăn đúng bữa. Người bệnh có thể ăn uống theo sở thích nhưng nên ăn chín uống sôi, ăn thực phẩm giàu canxi. Ngoài ra cần tránh thức ăn cay, nóng, dầu mỡ và những chất kích thích tim mạch như rượu, bia, cà phê… – Trong một số tình huống bệnh nhân bị hạ canxi máu sau khi mổ tuyến giáp, bệnh nhân nên trao đổi với bác sĩ đang theo dõi về tình trạng này. – Sau phẫu thuật người bệnh nên đi tái khám bệnh 3-6 tháng 1 lần tại các cơ sở chuyên khoa. Bệnh nhân sẽ được chỉ định X-quang, xạ hình phát hiện di căn, định lượng hormon tuyến giáp để có thể theo dõi được diễn tiến của bệnh và chữa trị kịp thời. Bạn hãy trao đổi trực tiếp với bác sĩ chữa trị để được giải đáp chữa trị cụ thể và đạt hiệu quả cao nhé. Chúc bạn sống khỏe! [SIZE=5][B]Bệnh ung thư tuyến giáp thể nhú[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: Giấu tên Chào Bác sĩ! Em là nữ giới, năm nay 23 tuổi, em phẫu thuật K giáp năm 2010 và bắt đầu uống iot131 vào năm 2011 tại bệnh viện Chợ Rẫy. Cứ 7 tháng em tái khám. Em uống liều 30 liên tiếp 4 lần và ngưng hai lần gần đây. Lần này em tái khám thì uống lại với liều 30. Bác sĩ cho em hỏi ngưng rồi uống vậy là thế nào ạ? Em bị K giáp thể nhú. Em cũng có uống levothyroxin lần trước là 1 viên/ngày, lần này 1,5 viên/ngày. Bệnh em vậy là thế nào ạ? và Bác sĩ cho em hỏi em ở chung với má năm nay 45 tuổi. Em uống phóng xạ vậy má em có tác động gì không? Và em phải làm gì để phòng tránh tốt nhất cho má nếu không thấy điều kiện ở riêng. Em xin cảm ơn Bác sĩ ạ. [SIZE=3][B]Bác sĩ Nguyễn Vũ Cẩm Tú[/B][/SIZE] Chào em. Các tế bào ung thư tuyến giáp thường có đặc tính là bắt giữ iốt rất mạnh. Nhờ đặc tính này mà chúng ta có thể dùng I-131 (một dạng iốt có tính phát tia xạ) để tiêu diệt tế bào ung thư. Có thể nói chừng nào còn tế bào ung thư tuyến giáp và tế bào ung thư còn đặc tính bắt giữ iốt thì khi đó chúng ta có thể tiếp tục dùng I-131 để điều trị bệnh. Do vậy, có thể điều trị bằng I-131 nhiều lần cho đến khi đạt được kết quả, gần như không có hạn chế số lần. I-131 khá an toàn và ít tác dụng phụ. Trường hợp có xuất hiện triệu chứng bất thường thì em nên trình bày lại với bác sĩ theo dõi để xác định và xử trí, hạn chế hậu quả xấu hơn có thể xảy ra nếu để quá lâu. Liều I-131 từ 150mCi trở lên là liều cao cho một lần uống, có thể lặp lại nhiều lần để tiêu diệt hết các tế bào ung thư. Khi uống I-131 liều cao như vậy cần thực hiện cách ly trong 24 giờ. Cần chú ý tránh xa nơi đông người trong 3 ngày, tránh lại gần phụ nữ có thai và trẻ em trong vòng 1-2 tuần. Thời gian này nên giữ khoảng cách với người khác từ 1m trở lên để hạn chế tia xạ, và khoảng cách khi ngủ là 2m. Chất iốt cũng được thải nhiều trong nước tiểu nên sau khi đi vệ sinh cần xả nước nhiều, 2-3 lần so với bình thường. Đây là những điểm chung, về chi tiết tiêu chuẩn an toàn tia xạ, em nên hỏi bác sĩ điều trị để có hướng dẫn cụ thể hơn. Đối với ung thư tuyến giáp thể nhú, việc điều trị bằng I-131 có kết quả khá tốt. Em hãy lạc quan và cố gắng tiếp tục cuộc chiến chống lại căn bệnh này. Chúc em nghị lực và thành công! [SIZE=5][B]Bị ung thư tuyến giáp, cần ăn nhiều thực phẩm chứa iot như tôm, cua, cá biển phải không?[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: Giấu tên Thưa bác sĩ! Em là nữ 22 tuổi em muốn hỏi về ung thư tuyến giáp. Sau ba ngày uống iot 131 liều 30mcl, em quay lại xạ hình và nhận được kết quả là (+)cổ..tg 3,6. Vậy là thế nào ạ? Kính mong bác sĩ giải thích giúp em và cho em hỏi, mỗi ngày em đều uống levothyrxin 500, nghĩa là em đã cung cấp đủ lượng iot như người bình thường thì em không? Cần ăn nhiều thực phẩm chứa iot như tôm cua cá biển phải không ạ? Cảm ơn bác sĩ [SIZE=3][B]Bác sĩ Nguyễn Văn An[/B][/SIZE] Chào em! Xạ hình tuyến giáp là phương pháp thăm dò được áp dụng rất nhiều trong chẩn đoán và chữa trị bệnh tuyến giáp, trong đó có bệnh ung thư tuyến giáp. Người bệnh sẽ được tiêm hoặc uống iode phóng xạ vào trong cơ thể, iode sẽ tập trung về tuyến giáp và sẽ làm hiện hình tuyến giáp, được phát hiện qua một đầu ghi. Do đó bằng phương pháp này, có thể phát hiện được các bất thường về tuyến giáp như tuyến giáp lạc chỗ, các di căn của ung thư tuyến giáp,… Kết quả xạ hình tuyến giáp của em ghi: “(+)cổ..tg 3,6” có nghĩa là tuyến giáp nằm ở vùng cổ còn 3,6 có lẽ là kích thước của tuyến giáp. Em vẫn tiếp uống Levothyroxin theo chỉ định của bác sĩ chữa trị nhưng vẫn cần ăn uống các đồ ăn, thực phẩm có chứa nhiều iode như tôm, cua, cá biển. Ngay cả những người bình thường, vẫn cần phải bổ sung đầy đủ iode bằng chế độ ăn hoặc uống thêm thuốc trong tình huống cần thiết để phòng các bệnh về tuyến giáp. Chúc em mạnh khỏe! [RIGHT]Theo ViCare[/RIGHT] [/QUOTE]
Xem thử
Tên
Mã xác nhận
Trả lời
Trang chủ
Tư Vấn
BÁC SỸ TRỰC TUYẾN TƯ VẤN
HỎI BÁC SỸ
Đôi điều cần biết về chế độ ăn cho người ung thư tuyến giáp
Top
Dưới