Menu
Trang chủ
Tư Vấn
Bài viết mới
Tìm chủ đề
Mới!
Bài viết mới
Tài liệu mới
Trạng thái mới
Hoạt động mới nhất
Tài liệu
Latest reviews
Tìm Tài liệu
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Trạng thái mới
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Chat
0
Tư Vấn
Đăng nhập
Đăng ký
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Bài viết mới
Tìm chủ đề
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Menu
Trả lời chủ đề
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
Trang chủ
Tư Vấn
BÁC SỸ TRỰC TUYẾN TƯ VẤN
HỎI BÁC SỸ
Chữa trị u não cho trẻ nhỏ
Nội dung
<p>[QUOTE="Hỏi Đáp Bác Sỹ, post: 40596, member: 11284"]</p><p>Một vài tư vấn của bác sĩ chuyên khoa dưới đây sẽ có ích cho việc điều trị cho bệnh nhân u não nhỏ tuổi.</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Con em 3 tuổi bị u não thể Anaplastic Astrocytoma, grade 3 chữa trị thế nào?</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: Giấu tên</p><p></p><p>Chào bác sĩ!</p><p></p><p>Con em 3 tuổi bị u não thể Anaplastic Astrocytoma, grade 3 đang xạ trị ở bệnh viện 108. Cháu vẫn chạy nhảy, nô đùa bình thường, xin hỏi bác sĩ tiên lượng của cháu thế nào ạ? Thông thường thời gian sống của các ca như cháu là bao lâu ạ? </p><p></p><p>Xin cảm ơn bác sĩ!</p><p></p><p><span style="font-size: 12px"><strong>Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào bạn!</p><p></p><p>U não tế bào sao (Astrocytoma) là một loại u thuộc tế bào thần kinh đệm, đây là loại u hay gặp hàng đầu của u não: U não có 2/3 là u tiên phát, trong đó hơn 1/2 là u thần kinh đệm. Khoảng 3/4 u thần kinh đệm là u tế bào sao, và hơn 3/4 các u thần kinh đệm hình sao là u tế bào sao giảm biệt hoá (Anaplastic astrocytoma) và u nguyên bào thần kinh đệm đa hình (Glioblastoma multiforme)</p><p></p><p>Đây là nhóm u từ lành tính đến ác tính cao, thời gian sống của bệnh nhân sau chữa trị có thể kéo dài hơn 20 năm, nhưng có khi chỉ trong vòng một năm, tuỳ thuộc tính chất mô bệnh học của u cũng như các phương pháp chữa trị loại bỏ u. Điều trị u não tế bào sao hiện nay bao gồm ba phương pháp chính sau: phẫu thuật lấy u, xạ trị sau phẫu thuật, chữa trị hoá chất. Trong đó phẫu thuật lấy u là phương pháp quan trọng nhất, với mục đích loại bỏ tối đa toàn bộ u. Điều trị phẫu thuật triệt để u não sẽ kéo dài cuộc sống cho người bệnh và là mục tiêu phấn đấu của các nhà phẫu thuật viên thần kinh. Song mặc dù có trang thiết bị hiện đại, kỹ thuật tiên tiến trong mổ u não ở những nước phát triển, việc lấy bỏ triệt để u não không phải lúc nào cũng làm được. Xạ trị, cũng như hoá chất là hai phương pháp chữa trị phối hợp, nhằm tiêu diệt những tế bào u còn lại, và hạn chế sự tái phát của u.</p><p></p><p>Sự thành công trong chữa trị u não còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như: bản chất mô bệnh học của u, số lượng u đã được loại bỏ trong phẫu thuật, vị trí của u, độ tuổi của người bệnh (người trẻ có tiên lượng tốt hơn). Gia đình bạn hãy trao đổi trực tiếp với bác sĩ chữa trị để biết thông tin cụ thể hơn nhé.</p><p></p><p>Chúc bé gặp nhiều may mắn!</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Bị choáng và đầu óc trống rỗng sau khi mổ u não nhiều năm</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: Giấu tên</p><p></p><p>Xin chào bác sĩ!</p><p></p><p>Cháu bị tai nạn năm cháu lên lớp 4, sau đó hai năm thì cháu có biểu hiện đầu cảm thấy trống rỗng, mọi người nói cháu nghe thấy nhưng hỏi thì lại không thể trả lời được. Rồi cháu bị choáng, giật và xoay cổ sang bên phải, cháu đi khám và dùng thuốc cũng không đỡ, cho đến năm cháu học lớp 11, khám cộng hưởng từ thì được chẩn đoán là bị u não. Cháu đã phẫu thuật tại bệnh viện Việt Đức. Sau khi ra viện một tháng cháu tiếp tục đi học, và sau hai tháng cháu tiếp tục bị như năm lớp 6 nhưng lần này bị nhiều hơn và nặng hơn một chút, tuy nhiên chỉ bị choáng và trống rỗng đầu do dùng thuốc nên không bị giật nữa và ngày nào cũng bị. Cháu đã dùng thuốc của bệnh động kinh và khám nhiều nơi nhưng triệu chứng đó không bớt. Đó có phải là di chứng của u sau phẫu thuật không ạ. Bệnh của cháu phải làm như thế nào để có thể khỏi? Cháu mong nhận được sự góp ý và giúp đỡ của bác sĩ.</p><p></p><p>Cháu xin chân thành cảm ơn!</p><p></p><p><span style="font-size: 12px"><strong>Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào cháu!</p><p></p><p>Đối với phẫu thuật u não, nếu khối u não nằm ở một nơi mà dễ tiếp cận, bác sĩ phẫu thuật sẽ làm việc để loại bỏ càng nhiều khối u não càng tốt. Trong một số tình huống, các khối u nhỏ và dễ dàng để tách biệt với xung quanh mô não, làm cho phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn có thể. Trong tình huống khác, khối u không thể tách khỏi mô xung quanh hay đang nằm gần các khu vực nhạy cảm trong não, làm cho cuộc giải phẫu nguy hiểm. Trong những tình huống đó bác sĩ có thể cố gắng loại bỏ càng nhiều của khối u càng tốt. Ngay cả khi loại bỏ một phần của khối u não có thể giúp làm giảm các dấu hiệu và biểu hiện. Giải phẫu cắt bỏ một khối u não mang những rủi ro, chẳng hạn như nhiễm trùng và chảy máu. Rủi ro khác có thể phụ thuộc vào một phần của bộ não, nơi khối u có vị trí.</p><p></p><p>Cuộc phẫu thuật u não của cháu đã cắt bỏ hoàn toàn khối u chưa? Tình trạng hiện tại của cháu có thể do di chứng sau mổ u não, hoặc do khối u não ở vị trí nguy hiểm, gần khu vực nhạy cảm không thể cắt bỏ hoàn toàn gây chèn ép và gây ra các biểu hiện trên. Các di chứng sau mổ sọ não thường rất dai dẳng và khó chữa trị. Với tình trạng hiện tại cháu nên tuân thủ đầy đủ theo chỉ định chữa trị của bác sĩ, có thể nó sẽ không giúp cháu khỏi hoàn toàn nhưng sẽ giúp kiểm soát các cơn động kinh, tránh làm cho tình trạng bệnh diễn tiến nặng gây ra những biến chứng nguy hiểm.</p><p></p><p>Chúc cháu sức khỏe!</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Con tôi bị bệnh u thóp não và khối u rất to chiếm gần nửa não chữa trị thế nào?</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: Giấu tên</p><p></p><p>Chào bác sĩ! </p><p></p><p>Con tôi bị bệnh u thóp não, khối u rất to chiếm gần nửa não. Và đã phẫu thuật thành công. Bác sĩ bệnh viện có nói là u ác tính. Vậy cho tôi hỏi cách chữa ra sao? Và có tác động gì tới phát triển của bé không? Bé nay 9 tháng tuổi. Hiện đang nằm bệnh viện Nhi Đồng 2 thành phố Hồ Chí Minh.</p><p></p><p>Cảm ơn bác sĩ!</p><p></p><p><span style="font-size: 12px"><strong>Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào bạn!</p><p></p><p>U não là những khối u tạo nên do quá trình phân chia tế bào không kiểm soát được trong não, gồm các u nguyên phát từ nhiều nguồn gốc khác nhau như mô não thực thụ, các màng não, các dây thần kinh sọ, các mạch máu, tuyến yên, tuyến tùng và các khối u do di căn từ các khối u nguyên phát ở các tổ chức khác nhau ngoài não. Điều trị đặc hiệu khối u não được xác định dựa trên:</p><p></p><p>– Tuổi của trẻ</p><p></p><p>– Loại u và kích thước của khối u</p><p></p><p>– Khả năng lan rộng của khối u</p><p></p><p>– Đáp ứng của trẻ đối với thuốc đặc hiệu, kỹ thuật hoặc liệu pháp</p><p></p><p>– Tiên lượng quá trình diễn biến của bệnh</p><p></p><p>Điều trị bao gồm:</p><p></p><p>– Phẫu thuật</p><p></p><p>Phẫu thuật được chỉ định với hầu hết các loại u não (trừ một số khối u nhỏ có thể chữa trị xạ, hoặc vị trí không thể phẫu thuật) và có vai trò quan trọng trong chẩn đoán, chữa trị và tiên lượng. Phẫu thuật cắt bỏ u càng nhiều càng tốt, những khối u lành tính thì việc lấy hết u có tính chất quyết định cho kết quả chữa trị. Tuy vậy, việc phẫu thuật lấy hết u, khó có thể thực hiện được nếu khối u có ranh giới không rõ hoặc ở vị trí không thuận lợi (như ở thân não, ở vùng đáy não …), khi đó chỉ có thể lấy được một phần khối u hoặc chỉ sinh thiết để làm giải phẫu bệnh. Phẫu thuật lấy hết u có tiên lượng tốt hơn, cắt bỏ được một phần u giúp cải thiện được các biểu hiện thần kinh, giảm áp lực nội sọ, đồng thời giúp cho chẩn đoán mô bệnh học để có kế hoạch chữa trị xạ, hóa chất và tiên lượng. Phẫu thuật mở sọ cắt bỏ khối u có thể có biến chứng, như tổn thương chức năng thần kinh vùng lân cận, nhiễm trùng, thậm chí tử vong khi phẫu thuật.</p><p></p><p>– Xạ trị</p><p></p><p>Xạ trị có vai trò quan trọng trong chữa trị u não. Xạ trị sẽ giúp tiêu diệt các tế bào u còn sót lại sau phẫu thuật. Hiện nay, thường áp dụng được đối với trẻ từ 4 tuổi trở lên. Xạ trị ở trẻ em khác với xạ trị ở người lớn, vì não trẻ em đang trong thời kỳ phát triển nên rất dễ tổn thương do xạ trị, đặc biệt trẻ dưới 3 tuổi. Những biến chứng tổn thương do xạ trị giảm đi khi sự myelin hóa đã đầy đủ (sau 7 tuổi). Liều xạ, vị trí xạ phụ thuộc vào bản chất mô bệnh học, vị trí và thể tích khối u còn lại sau phẫu thuật. Xạ phẫu bằng tia gamma (Gamma knife) chỉ áp dụng được với u nhỏ (đường kính dưới 3 cm) và ở vị trí thuận lợi. Một số biến chứng do xạ trị: Biến chứng cấp tính: tăng áp lực nội sọ do phù não, nặng thêm các biểu hiện thần kinh. Biến chứng muộn: viêm não chất trắng (Leukoencephalopathy), tổn thương mạch máu và hoại tử do tia xạ, triệu chứng rõ nhất 8 – 24 tháng sau xạ.</p><p></p><p>– Hóa chất</p><p></p><p>Điều trị hóa chất áp dụng đối với một số loại nhạy cảm với hóa chất, có thể chữa trị sau phẫu thuật, trong và sau tia xạ, trước phẫu thuật (đối với khối u lớn, khó phẫu thuật…). Các loại hóa chất chữa trị u não chủ yếu: Vincristine, Ciplastin, Etoposide, Cyclophosphamide, CCNU (Lomustin)… Liều lượng, cách dùng hóa chất tùy theo phác đồ phù hợp với bản chất mô bệnh học và lứa tuổi. Các tác dụng phụ tùy thuộc vào phác đồ, liều lượng và sự dung nạp của từng bệnh nhi, thường gặp: giảm bạch cầu hạt, thiếu máu, rụng tóc, chán ăn, mệt mỏi, tăng men gan …</p><p></p><p>– Các chữa trị khác</p><p></p><p>Steroid (chữa trị và ngăn ngừa phù não): Dexamethason liều khởi đầu 0,1- 0,25 mg/kg (tiêm TMC), sau đó tiếp tục tiêm hoặc uống với tổng liều từ 0,25 – 0,5mg/kg/ngày chia làm 4 lần. Lưu ý dùng liều cao kéo dài dễ gây tác dụng phụ.</p><p></p><p>Các thuốc co giật (chữa trị co giật kết hợp chữa trị tăng áp lực trong sọ).</p><p></p><p>Dẫn lưu não thất màng bụng khi có dãn não thất gây tăng áp lực trong sọ.</p><p></p><p>Chọc dò tủy sống với mục đích đo áp lực nội sọ, xét nghiệm tế bào, sinh hóa, chữa trị và theo rõi chữa trị.</p><p></p><p>Cấy ghép tủy xương</p><p></p><p>Phục hồi chức năng giúp cho chất lượng cuộc sống của trẻ tốt hơn.</p><p></p><p>Chăm sóc liên tục giúp quản lý bệnh, phát hiện sự tái phát của khối u và xử trí những biến chứng muộn của qua trình chữa trị.</p><p></p><p>Tiến triển và tiên lượng: u não là loại u đặc thường gặp nhất ở trẻ em, góp phần đáng kể vào tỷ lệ tử vong lứa tuổi này. Tiên lượng phụ thuộc vào loại u, vị trí khối u, kích thước, sự có và không thấy di căn, đáp ứng của khối u đối với chữa trị, tuổi và sức khỏe của trẻ, sự chựu đựng thuốc, thủ thuật hoặc liệu pháp, sự tiến bộ của chữa trị.</p><p></p><p>So với người lớn, u não ở trẻ em có tiên lượng tốt hơn nhưng việc chữa trị cũng còn gặp nhiều khó khăn cả từ phẫu thuật đến chữa trị tia xạ, hóa chất hay chăm sóc giảm nhẹ và phục hồi chức năng. Sau liệu trình chữa trị, bệnh nhân phải được theo dõi định kỳ để phát hiện tái phát (nếu có) để chữa trị kịp thời. Tại các nước phát triển kết quả chữa trị u não trẻ em có rất nhiều tiến bộ. Với u nguyên tủy bào (Medulloblastoma) là khối u ác tính nhất ở trẻ em và người lớn với tiến bộ chữa trị đã đạt 60% sống sau 5 năm.</p><p></p><p>Chúc bé gặp nhiều may mắn!</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Chế độ dinh dưỡng cho bệnh u tiểu não như thế nào?</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: victor chan</p><p></p><p>Chào bác sĩ!</p><p></p><p>Bác sĩ giúp cháu 2 câu hỏi thắc mắc: cháu có em trai năm nay 14 tuổi. Ban đầu bị u tiểu não – cuống não, sau kết luận là u thân não, giãn não thất. Được kết luận là u lành tính, chuẩn bị tháng 3 tới xạ trị. Xin hỏi bác sĩ em cháu nên có chế độ dinh dưỡng như thế nào? Trước khi về nghỉ ngơi em cháu có mổ để ghép VP Shunt, dùng thuốc theo toa bệnh viện Chợ Rẫy cấp cho. Sau khi hết thuốc, cháu bổ sung thêm thuốc nam xạ đen, thuốc bổ sung tảo nâu, uống nước ép trái cây, ăn nhiều ranh xanh và ít đạm. Nhưng 2 bữa kể từ lúc uống 2 loại thuốc trên em cháu bị đau đầu, đau cổ, có lúc bị hạ canxi do thiếu chất (bệnh phải kiêng đạm, dầu mỡ, đồ ngọt). Xin hỏi bác sĩ là trong trường hợp này cháu nên làm gì? Và làm cách nào giảm đau cổ, đau đầu không ạ?</p><p></p><p>Xin cảm ơn bác sĩ!</p><p></p><p><span style="font-size: 12px"><strong>Bác sĩ Nguyễn Văn An</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào bạn!</p><p></p><p>U não, nếu là lành tính thì chỉ cần phẫu thuật lấy hết u thì bệnh nhân sẽ khỏi bệnh. Nếu là u ác tính thì ngoài phẫu thuật sẽ phải kết hợp với xạ trị và hóa trị để tiêu diệt các tế bào u tại chỗ và di căn xa. Tuy nhiên, nếu u lành tính nhưng ở những vị trí sâu, nguy hiểm và khó can thiệp phẫu thuật (như u vùng thân não) thì phương pháp chữa trị được ưu tiên lựa chọn là chữa trị bằng tia xạ.</p><p></p><p>Chế độ ăn của những người bị u não là không kiêng bất kì loại đồ ăn nào, thậm chí cần phải ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để nâng cao thể trạng, tăng cường sức đề kháng, mới có khả năng chống lại được với bệnh. Đặc biệt là sau những đợt xạ trị, các tế bào u bị tiêu diệt thì các tế bào lành cũng bị tổn thương ở các mức độ khác nhau nên càng cần thiết phải có chế độ ăn uống tốt, đủ chất dinh dưỡng để cơ thể nhanh hồi phục hơn. Chế độ ăn cần đầy đủ các chất: chất đường, chất đạm, chất béo, các vitamin và khoáng chất. Chất đường có nhiều trong gạo và các loại ngũ cốc khác. Chất đạm có nhiều trong các loại thịt, cá, trứng, sữa, đậu,…Chất béo có nhiều trong các loại mỡ động vật và dầu thực vật. Các vitamin và khoáng chất có nhiều trong các loại rau, củ, quả. Trường hợp của em bạn có thể tăng cường thêm các đồ ăn giàu canxi như: tôm, cua, cá,….</p><p></p><p>Còn hiện tượng em bạn bị đau đầu, đau cổ không phải là do dùng thuốc nam xạ đen hay do đồ ăn nào khác mà là do bản thân bệnh u não vùng thân não gây nên. Cần phải chữa trị bệnh gốc là khối u. Khi khối u nhỏ lại thì các biểu hiện đó cũng sẽ đỡ dần.</p><p></p><p>Chúc bạn khỏe!</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Bị u não khả năng sống dc bao lâu.</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: Giấu tên</p><p></p><p>Chào bác sỹ.</p><p>Bác sỹ cho em hỏi bệnh u não có chữa dc ko ? Em gái em 11tuoi, khi chụp MRI thì bác sỹ bv nhj đồng bảo có khối u trong não , và đã phẩu thuật lấy khối u ra dc 80% , 20% còn lại là xạ trị , bác sỹ có thể tiên lượng về khả năng của em dc ko? Triệu chứng sau này là gì ?</p><p></p><p>Trước phẩu thuật thì mắt bên trái kém, bác sỹ chiếu đèn pin vào thì ko có phản xạ nheo mắt, kèm theo đó thì tay và chân bị teo và co quắp lại .</p><p></p><p>Mong bác sỹ online tư vấn dùm , chứ em ko đủ can đảm để hỏi trực tiếp bác sỹ ngoại khoa , sợ chịu ko nổi cú sốc. </p><p>Cám ơn bác sỹ</p><p></p><p><span style="font-size: 12px"><strong>Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào bạn.</p><p></p><p>Với một số thông tin ít ỏi thì sự tư vấn chỉ là chung chung, muốn tư vấn gần với thực trạng hơn thì bạn phải cung cấp thêm nhiều dữ liệu nữa như: khối u ở vị trí nào của não, mổ hở hay dùng sóng gama quay,khối u là thể loại nào (là u não, hay u di căn từ nơi khác đến, xem: <a href="http://www.hoanmy.com/saigon/u-nao-va-nhung-dieu-can-biet">http://www.hoanmy.com/saigon/u-nao-va-nhung-dieu-can-biet</a> ) …</p><p></p><p>Nhưng theo những diễn biến thông thường của u não thì phẫu thuật chỉ giải quyết được tình trạng bệnh sẽ không nặng lên nữa, nếu ca phẫu thuật và xạ trị bổ xung có tác dụng ngăn chặn được sự phát triển của khối u (thường là ngăn chặn được) thì bệnh nhân có cuộc sống tạm ổn định kéo dài trong nhiều năm.</p><p></p><p>Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe</p><p></p><p></p><p style="text-align: right">Theo ViCare</p><p>[/QUOTE]</p>
[QUOTE="Hỏi Đáp Bác Sỹ, post: 40596, member: 11284"] Một vài tư vấn của bác sĩ chuyên khoa dưới đây sẽ có ích cho việc điều trị cho bệnh nhân u não nhỏ tuổi. [SIZE=5][B]Con em 3 tuổi bị u não thể Anaplastic Astrocytoma, grade 3 chữa trị thế nào?[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: Giấu tên Chào bác sĩ! Con em 3 tuổi bị u não thể Anaplastic Astrocytoma, grade 3 đang xạ trị ở bệnh viện 108. Cháu vẫn chạy nhảy, nô đùa bình thường, xin hỏi bác sĩ tiên lượng của cháu thế nào ạ? Thông thường thời gian sống của các ca như cháu là bao lâu ạ? Xin cảm ơn bác sĩ! [SIZE=3][B]Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa[/B][/SIZE] Chào bạn! U não tế bào sao (Astrocytoma) là một loại u thuộc tế bào thần kinh đệm, đây là loại u hay gặp hàng đầu của u não: U não có 2/3 là u tiên phát, trong đó hơn 1/2 là u thần kinh đệm. Khoảng 3/4 u thần kinh đệm là u tế bào sao, và hơn 3/4 các u thần kinh đệm hình sao là u tế bào sao giảm biệt hoá (Anaplastic astrocytoma) và u nguyên bào thần kinh đệm đa hình (Glioblastoma multiforme) Đây là nhóm u từ lành tính đến ác tính cao, thời gian sống của bệnh nhân sau chữa trị có thể kéo dài hơn 20 năm, nhưng có khi chỉ trong vòng một năm, tuỳ thuộc tính chất mô bệnh học của u cũng như các phương pháp chữa trị loại bỏ u. Điều trị u não tế bào sao hiện nay bao gồm ba phương pháp chính sau: phẫu thuật lấy u, xạ trị sau phẫu thuật, chữa trị hoá chất. Trong đó phẫu thuật lấy u là phương pháp quan trọng nhất, với mục đích loại bỏ tối đa toàn bộ u. Điều trị phẫu thuật triệt để u não sẽ kéo dài cuộc sống cho người bệnh và là mục tiêu phấn đấu của các nhà phẫu thuật viên thần kinh. Song mặc dù có trang thiết bị hiện đại, kỹ thuật tiên tiến trong mổ u não ở những nước phát triển, việc lấy bỏ triệt để u não không phải lúc nào cũng làm được. Xạ trị, cũng như hoá chất là hai phương pháp chữa trị phối hợp, nhằm tiêu diệt những tế bào u còn lại, và hạn chế sự tái phát của u. Sự thành công trong chữa trị u não còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như: bản chất mô bệnh học của u, số lượng u đã được loại bỏ trong phẫu thuật, vị trí của u, độ tuổi của người bệnh (người trẻ có tiên lượng tốt hơn). Gia đình bạn hãy trao đổi trực tiếp với bác sĩ chữa trị để biết thông tin cụ thể hơn nhé. Chúc bé gặp nhiều may mắn! [SIZE=5][B]Bị choáng và đầu óc trống rỗng sau khi mổ u não nhiều năm[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: Giấu tên Xin chào bác sĩ! Cháu bị tai nạn năm cháu lên lớp 4, sau đó hai năm thì cháu có biểu hiện đầu cảm thấy trống rỗng, mọi người nói cháu nghe thấy nhưng hỏi thì lại không thể trả lời được. Rồi cháu bị choáng, giật và xoay cổ sang bên phải, cháu đi khám và dùng thuốc cũng không đỡ, cho đến năm cháu học lớp 11, khám cộng hưởng từ thì được chẩn đoán là bị u não. Cháu đã phẫu thuật tại bệnh viện Việt Đức. Sau khi ra viện một tháng cháu tiếp tục đi học, và sau hai tháng cháu tiếp tục bị như năm lớp 6 nhưng lần này bị nhiều hơn và nặng hơn một chút, tuy nhiên chỉ bị choáng và trống rỗng đầu do dùng thuốc nên không bị giật nữa và ngày nào cũng bị. Cháu đã dùng thuốc của bệnh động kinh và khám nhiều nơi nhưng triệu chứng đó không bớt. Đó có phải là di chứng của u sau phẫu thuật không ạ. Bệnh của cháu phải làm như thế nào để có thể khỏi? Cháu mong nhận được sự góp ý và giúp đỡ của bác sĩ. Cháu xin chân thành cảm ơn! [SIZE=3][B]Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa[/B][/SIZE] Chào cháu! Đối với phẫu thuật u não, nếu khối u não nằm ở một nơi mà dễ tiếp cận, bác sĩ phẫu thuật sẽ làm việc để loại bỏ càng nhiều khối u não càng tốt. Trong một số tình huống, các khối u nhỏ và dễ dàng để tách biệt với xung quanh mô não, làm cho phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn có thể. Trong tình huống khác, khối u không thể tách khỏi mô xung quanh hay đang nằm gần các khu vực nhạy cảm trong não, làm cho cuộc giải phẫu nguy hiểm. Trong những tình huống đó bác sĩ có thể cố gắng loại bỏ càng nhiều của khối u càng tốt. Ngay cả khi loại bỏ một phần của khối u não có thể giúp làm giảm các dấu hiệu và biểu hiện. Giải phẫu cắt bỏ một khối u não mang những rủi ro, chẳng hạn như nhiễm trùng và chảy máu. Rủi ro khác có thể phụ thuộc vào một phần của bộ não, nơi khối u có vị trí. Cuộc phẫu thuật u não của cháu đã cắt bỏ hoàn toàn khối u chưa? Tình trạng hiện tại của cháu có thể do di chứng sau mổ u não, hoặc do khối u não ở vị trí nguy hiểm, gần khu vực nhạy cảm không thể cắt bỏ hoàn toàn gây chèn ép và gây ra các biểu hiện trên. Các di chứng sau mổ sọ não thường rất dai dẳng và khó chữa trị. Với tình trạng hiện tại cháu nên tuân thủ đầy đủ theo chỉ định chữa trị của bác sĩ, có thể nó sẽ không giúp cháu khỏi hoàn toàn nhưng sẽ giúp kiểm soát các cơn động kinh, tránh làm cho tình trạng bệnh diễn tiến nặng gây ra những biến chứng nguy hiểm. Chúc cháu sức khỏe! [SIZE=5][B]Con tôi bị bệnh u thóp não và khối u rất to chiếm gần nửa não chữa trị thế nào?[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: Giấu tên Chào bác sĩ! Con tôi bị bệnh u thóp não, khối u rất to chiếm gần nửa não. Và đã phẫu thuật thành công. Bác sĩ bệnh viện có nói là u ác tính. Vậy cho tôi hỏi cách chữa ra sao? Và có tác động gì tới phát triển của bé không? Bé nay 9 tháng tuổi. Hiện đang nằm bệnh viện Nhi Đồng 2 thành phố Hồ Chí Minh. Cảm ơn bác sĩ! [SIZE=3][B]Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa[/B][/SIZE] Chào bạn! U não là những khối u tạo nên do quá trình phân chia tế bào không kiểm soát được trong não, gồm các u nguyên phát từ nhiều nguồn gốc khác nhau như mô não thực thụ, các màng não, các dây thần kinh sọ, các mạch máu, tuyến yên, tuyến tùng và các khối u do di căn từ các khối u nguyên phát ở các tổ chức khác nhau ngoài não. Điều trị đặc hiệu khối u não được xác định dựa trên: – Tuổi của trẻ – Loại u và kích thước của khối u – Khả năng lan rộng của khối u – Đáp ứng của trẻ đối với thuốc đặc hiệu, kỹ thuật hoặc liệu pháp – Tiên lượng quá trình diễn biến của bệnh Điều trị bao gồm: – Phẫu thuật Phẫu thuật được chỉ định với hầu hết các loại u não (trừ một số khối u nhỏ có thể chữa trị xạ, hoặc vị trí không thể phẫu thuật) và có vai trò quan trọng trong chẩn đoán, chữa trị và tiên lượng. Phẫu thuật cắt bỏ u càng nhiều càng tốt, những khối u lành tính thì việc lấy hết u có tính chất quyết định cho kết quả chữa trị. Tuy vậy, việc phẫu thuật lấy hết u, khó có thể thực hiện được nếu khối u có ranh giới không rõ hoặc ở vị trí không thuận lợi (như ở thân não, ở vùng đáy não …), khi đó chỉ có thể lấy được một phần khối u hoặc chỉ sinh thiết để làm giải phẫu bệnh. Phẫu thuật lấy hết u có tiên lượng tốt hơn, cắt bỏ được một phần u giúp cải thiện được các biểu hiện thần kinh, giảm áp lực nội sọ, đồng thời giúp cho chẩn đoán mô bệnh học để có kế hoạch chữa trị xạ, hóa chất và tiên lượng. Phẫu thuật mở sọ cắt bỏ khối u có thể có biến chứng, như tổn thương chức năng thần kinh vùng lân cận, nhiễm trùng, thậm chí tử vong khi phẫu thuật. – Xạ trị Xạ trị có vai trò quan trọng trong chữa trị u não. Xạ trị sẽ giúp tiêu diệt các tế bào u còn sót lại sau phẫu thuật. Hiện nay, thường áp dụng được đối với trẻ từ 4 tuổi trở lên. Xạ trị ở trẻ em khác với xạ trị ở người lớn, vì não trẻ em đang trong thời kỳ phát triển nên rất dễ tổn thương do xạ trị, đặc biệt trẻ dưới 3 tuổi. Những biến chứng tổn thương do xạ trị giảm đi khi sự myelin hóa đã đầy đủ (sau 7 tuổi). Liều xạ, vị trí xạ phụ thuộc vào bản chất mô bệnh học, vị trí và thể tích khối u còn lại sau phẫu thuật. Xạ phẫu bằng tia gamma (Gamma knife) chỉ áp dụng được với u nhỏ (đường kính dưới 3 cm) và ở vị trí thuận lợi. Một số biến chứng do xạ trị: Biến chứng cấp tính: tăng áp lực nội sọ do phù não, nặng thêm các biểu hiện thần kinh. Biến chứng muộn: viêm não chất trắng (Leukoencephalopathy), tổn thương mạch máu và hoại tử do tia xạ, triệu chứng rõ nhất 8 – 24 tháng sau xạ. – Hóa chất Điều trị hóa chất áp dụng đối với một số loại nhạy cảm với hóa chất, có thể chữa trị sau phẫu thuật, trong và sau tia xạ, trước phẫu thuật (đối với khối u lớn, khó phẫu thuật…). Các loại hóa chất chữa trị u não chủ yếu: Vincristine, Ciplastin, Etoposide, Cyclophosphamide, CCNU (Lomustin)… Liều lượng, cách dùng hóa chất tùy theo phác đồ phù hợp với bản chất mô bệnh học và lứa tuổi. Các tác dụng phụ tùy thuộc vào phác đồ, liều lượng và sự dung nạp của từng bệnh nhi, thường gặp: giảm bạch cầu hạt, thiếu máu, rụng tóc, chán ăn, mệt mỏi, tăng men gan … – Các chữa trị khác Steroid (chữa trị và ngăn ngừa phù não): Dexamethason liều khởi đầu 0,1- 0,25 mg/kg (tiêm TMC), sau đó tiếp tục tiêm hoặc uống với tổng liều từ 0,25 – 0,5mg/kg/ngày chia làm 4 lần. Lưu ý dùng liều cao kéo dài dễ gây tác dụng phụ. Các thuốc co giật (chữa trị co giật kết hợp chữa trị tăng áp lực trong sọ). Dẫn lưu não thất màng bụng khi có dãn não thất gây tăng áp lực trong sọ. Chọc dò tủy sống với mục đích đo áp lực nội sọ, xét nghiệm tế bào, sinh hóa, chữa trị và theo rõi chữa trị. Cấy ghép tủy xương Phục hồi chức năng giúp cho chất lượng cuộc sống của trẻ tốt hơn. Chăm sóc liên tục giúp quản lý bệnh, phát hiện sự tái phát của khối u và xử trí những biến chứng muộn của qua trình chữa trị. Tiến triển và tiên lượng: u não là loại u đặc thường gặp nhất ở trẻ em, góp phần đáng kể vào tỷ lệ tử vong lứa tuổi này. Tiên lượng phụ thuộc vào loại u, vị trí khối u, kích thước, sự có và không thấy di căn, đáp ứng của khối u đối với chữa trị, tuổi và sức khỏe của trẻ, sự chựu đựng thuốc, thủ thuật hoặc liệu pháp, sự tiến bộ của chữa trị. So với người lớn, u não ở trẻ em có tiên lượng tốt hơn nhưng việc chữa trị cũng còn gặp nhiều khó khăn cả từ phẫu thuật đến chữa trị tia xạ, hóa chất hay chăm sóc giảm nhẹ và phục hồi chức năng. Sau liệu trình chữa trị, bệnh nhân phải được theo dõi định kỳ để phát hiện tái phát (nếu có) để chữa trị kịp thời. Tại các nước phát triển kết quả chữa trị u não trẻ em có rất nhiều tiến bộ. Với u nguyên tủy bào (Medulloblastoma) là khối u ác tính nhất ở trẻ em và người lớn với tiến bộ chữa trị đã đạt 60% sống sau 5 năm. Chúc bé gặp nhiều may mắn! [SIZE=5][B]Chế độ dinh dưỡng cho bệnh u tiểu não như thế nào?[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: victor chan Chào bác sĩ! Bác sĩ giúp cháu 2 câu hỏi thắc mắc: cháu có em trai năm nay 14 tuổi. Ban đầu bị u tiểu não – cuống não, sau kết luận là u thân não, giãn não thất. Được kết luận là u lành tính, chuẩn bị tháng 3 tới xạ trị. Xin hỏi bác sĩ em cháu nên có chế độ dinh dưỡng như thế nào? Trước khi về nghỉ ngơi em cháu có mổ để ghép VP Shunt, dùng thuốc theo toa bệnh viện Chợ Rẫy cấp cho. Sau khi hết thuốc, cháu bổ sung thêm thuốc nam xạ đen, thuốc bổ sung tảo nâu, uống nước ép trái cây, ăn nhiều ranh xanh và ít đạm. Nhưng 2 bữa kể từ lúc uống 2 loại thuốc trên em cháu bị đau đầu, đau cổ, có lúc bị hạ canxi do thiếu chất (bệnh phải kiêng đạm, dầu mỡ, đồ ngọt). Xin hỏi bác sĩ là trong trường hợp này cháu nên làm gì? Và làm cách nào giảm đau cổ, đau đầu không ạ? Xin cảm ơn bác sĩ! [SIZE=3][B]Bác sĩ Nguyễn Văn An[/B][/SIZE] Chào bạn! U não, nếu là lành tính thì chỉ cần phẫu thuật lấy hết u thì bệnh nhân sẽ khỏi bệnh. Nếu là u ác tính thì ngoài phẫu thuật sẽ phải kết hợp với xạ trị và hóa trị để tiêu diệt các tế bào u tại chỗ và di căn xa. Tuy nhiên, nếu u lành tính nhưng ở những vị trí sâu, nguy hiểm và khó can thiệp phẫu thuật (như u vùng thân não) thì phương pháp chữa trị được ưu tiên lựa chọn là chữa trị bằng tia xạ. Chế độ ăn của những người bị u não là không kiêng bất kì loại đồ ăn nào, thậm chí cần phải ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để nâng cao thể trạng, tăng cường sức đề kháng, mới có khả năng chống lại được với bệnh. Đặc biệt là sau những đợt xạ trị, các tế bào u bị tiêu diệt thì các tế bào lành cũng bị tổn thương ở các mức độ khác nhau nên càng cần thiết phải có chế độ ăn uống tốt, đủ chất dinh dưỡng để cơ thể nhanh hồi phục hơn. Chế độ ăn cần đầy đủ các chất: chất đường, chất đạm, chất béo, các vitamin và khoáng chất. Chất đường có nhiều trong gạo và các loại ngũ cốc khác. Chất đạm có nhiều trong các loại thịt, cá, trứng, sữa, đậu,…Chất béo có nhiều trong các loại mỡ động vật và dầu thực vật. Các vitamin và khoáng chất có nhiều trong các loại rau, củ, quả. Trường hợp của em bạn có thể tăng cường thêm các đồ ăn giàu canxi như: tôm, cua, cá,…. Còn hiện tượng em bạn bị đau đầu, đau cổ không phải là do dùng thuốc nam xạ đen hay do đồ ăn nào khác mà là do bản thân bệnh u não vùng thân não gây nên. Cần phải chữa trị bệnh gốc là khối u. Khi khối u nhỏ lại thì các biểu hiện đó cũng sẽ đỡ dần. Chúc bạn khỏe! [SIZE=5][B]Bị u não khả năng sống dc bao lâu.[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: Giấu tên Chào bác sỹ. Bác sỹ cho em hỏi bệnh u não có chữa dc ko ? Em gái em 11tuoi, khi chụp MRI thì bác sỹ bv nhj đồng bảo có khối u trong não , và đã phẩu thuật lấy khối u ra dc 80% , 20% còn lại là xạ trị , bác sỹ có thể tiên lượng về khả năng của em dc ko? Triệu chứng sau này là gì ? Trước phẩu thuật thì mắt bên trái kém, bác sỹ chiếu đèn pin vào thì ko có phản xạ nheo mắt, kèm theo đó thì tay và chân bị teo và co quắp lại . Mong bác sỹ online tư vấn dùm , chứ em ko đủ can đảm để hỏi trực tiếp bác sỹ ngoại khoa , sợ chịu ko nổi cú sốc. Cám ơn bác sỹ [SIZE=3][B]Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh[/B][/SIZE] Chào bạn. Với một số thông tin ít ỏi thì sự tư vấn chỉ là chung chung, muốn tư vấn gần với thực trạng hơn thì bạn phải cung cấp thêm nhiều dữ liệu nữa như: khối u ở vị trí nào của não, mổ hở hay dùng sóng gama quay,khối u là thể loại nào (là u não, hay u di căn từ nơi khác đến, xem: [URL]http://www.hoanmy.com/saigon/u-nao-va-nhung-dieu-can-biet[/URL] ) … Nhưng theo những diễn biến thông thường của u não thì phẫu thuật chỉ giải quyết được tình trạng bệnh sẽ không nặng lên nữa, nếu ca phẫu thuật và xạ trị bổ xung có tác dụng ngăn chặn được sự phát triển của khối u (thường là ngăn chặn được) thì bệnh nhân có cuộc sống tạm ổn định kéo dài trong nhiều năm. Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe [RIGHT]Theo ViCare[/RIGHT] [/QUOTE]
Xem thử
Tên
Mã xác nhận
Trả lời
Trang chủ
Tư Vấn
BÁC SỸ TRỰC TUYẾN TƯ VẤN
HỎI BÁC SỸ
Chữa trị u não cho trẻ nhỏ
Top
Dưới