Menu
Trang chủ
Tư Vấn
Bài viết mới
Tìm chủ đề
Mới!
Bài viết mới
Tài liệu mới
Trạng thái mới
Hoạt động mới nhất
Tài liệu
Latest reviews
Tìm Tài liệu
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Trạng thái mới
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Chat
0
Tư Vấn
Đăng nhập
Đăng ký
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Bài viết mới
Tìm chủ đề
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Menu
Trả lời chủ đề
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
Trang chủ
Tư Vấn
BÁC SỸ TRỰC TUYẾN TƯ VẤN
HỎI BÁC SỸ
Nổi hạch ở hàm bên trái, chữa như thế nào?
Nội dung
<p>[QUOTE="Hỏi Đáp Bác Sỹ, post: 40628, member: 11284"]</p><p>Khi nổi hạch ở hàm bên trái, chúng ta thường chủ quan xử lý tương tự các trường hợp nổi hạch khác mà không biết nó cần những cách điều trị riêng. Vậy trên thực tế, đó là những biện pháp chữa bệnh như thể nào?</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Sau quan hệ có nổi hạch ở hàm trái, không đau có phải HIV không?</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: Giấu tên</p><p></p><p>Chào bác sĩ.</p><p></p><p>Cho em hỏi những biểu hiện giai đoạn đầu HIV xuất hiện sau 2 – 12 tuần. Em quan hệ tình dục không an toàn với bạn gái chỉ 1 lần nhưng sau 2 tuần thì em sờ lên hàm trái có nổi gì như hạch nhưng không đau đến nay đã 2 tuần vẫn vậy. Triệu chứng xuất hiện sớm vậy có phải HIV không ạ. Nếu hạch nổi do nhiễm HIV thì sẽ như thế nào. Mong bác sĩ giải đáp.</p><p></p><p>Cảm ơn bác sĩ.</p><p></p><p><span style="font-size: 12px"><strong>Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào em.</p><p></p><p>Các biểu hiện trong nhiễm HIV thường xuất hiện sau 2 tuần, tuy nhiên nếu biểu hiện xuất hiện sau 1 tuần thì cũng không loại trừ đó là biểu hiện HIV. Thông thường biểu hiện của HIV ít khi nổi hạch đơn độc, thường là có nổi hạch và kèm các triệu chứng khác xuất hiện. Thường ít khi nổi hạch đơn độc một bên mà hạch thường xuất hiện thường ở 2 bên, không đau, có thể xuất hiện hạch ở nhiều nơi trên cơ thể. Triệu chứng nổi hạch của em có thể do nhiều lí do khác do đó em nên đến bác sĩ khám, kiểm tra, rất có thể đó là hạch viêm mãn tính đã có từ trước khi em phát hiện thấy.</p><p></p><p>Chúc em mạnh khỏe.</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Bị nổi hạch ở quai hàm trái đã hết có nên đi xét nghiệm lại Rubella nữa không?</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: Giấu tên</p><p></p><p>Chào bác sĩ!</p><p></p><p>Em đang có bầu 13 tuần và có làm xét nghiệm Rubella với các chỉ số:</p><p></p><p>Rubella-lgM NEG Index=0.370. Rubella-lgG POS 183.8 IU/ml.</p><p></p><p>Bác sĩ khuyên em nên làm lại xét nghiệm sau 2 tuần nữa để có kết quả chính xác hơn. Trong thời gian có bầu em có bị nổi hạch ở quai hàm trái nhưng không sốt hay phát ban. Em có dán Salonpas sau 2 ngày thì hết. Mong bác sĩ cho em lời khuyên em có nên làm lại xét nghiệm nữa không?</p><p></p><p>Xin cám ơn bác sĩ!</p><p></p><p><span style="font-size: 12px"><strong>Bác sĩ Lê Huy Tuấn</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào bạn!</p><p></p><p>Về mặt lý thuyết: Khi nhiễm Rubella, trong vòng 3-5 ngày sau phát ban, IgM xuất hiện và sẽ mất đi sau khoảng 8-10 tuần. IgG xuất hiện sau IgM vài ngày và tồn tại lâu dài về sau. Trong vòng 12 tuần đầu sau nhiễm, nồng độ IgG tăng dần từ thấp đến cao, sau 2-3 tuần nồng độ tăng lên 4 lần. Sau đó IgG giữ mức ổn định. Bạn cần xét nghiệm lại để theo dõi và chẩn đoán, bác sĩ đã yêu cầu bạn như vậy là chính xác rồi bạn hãy tuân thủ theo chỉ định nhé. Bạn hãy đi làm xét nghiệm chẩn đoán trước sinh ngay nhé. Hiện nay có 2 phương pháp:</p><p></p><p>Triple test là xét nghiệm khi thai nhi ở tuần (11,12), (21,22), (31,32 ) phương pháp này cần làm tối thiểu 3 lần ở 3 giai đoạn của tuổi thai. Panorama test: làm từ khi thai nhi được 9 tuần trở lên và làm 1 lần duy nhất. Kết hợp với siêu âm 3 chiều để xác định hình thái của thai nhi.</p><p></p><p>Chúc bạn mạnh khỏe!</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Bị sưng hạch to bằng nửa đốt ngón tay ở hai bên góc hàm trái phải phải làm sao?</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: Vudao</p><p></p><p>Chào bác sĩ.</p><p></p><p>Cháu năm nay 18 tuổi, cháu bị sưng hạch to bằng nửa đốt ngón tay ở hai bên góc hàm trái phải, bên góc hàm phải có sinh ra thêm một hạch nhỏ bằng hạt đậu xanh, hạch cứng, di động và không đau, ngoài ra trên má trái của cháu cũng có một hạch nhỏ, lép, mềm và không đầu, vậy có phải cháu bị bệnh gì nguy hiểm không ạ?</p><p></p><p>Cám ơn bác sĩ.</p><p></p><p><span style="font-size: 12px"><strong>Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào bạn!</p><p></p><p>Nổi hạch vùng cổ là một biểu hiện của nhiều bệnh khác nhau, có thể chỉ là tình trạng viêm nhiễm vùng mũi xoang nhưng cũng có thể là hạch di căn đến từ khối ung thư nằm ở chỗ khác trong cơ thể. Chính vì vậy hạch nổi vùng cổ thường được chia làm hai nhóm, một từ các bệnh lành tính, hai là từ các bệnh ác tính. Hạch cổ nổi được cho là lành tính nếu lí do đến từ các bệnh viêm thông thường của đường hô hấp trên như viêm loét amiđan, viêm họng, viêm tấy nướu (lợi) răng, viêm loét lớp lót của miệng, viêm tuyến nước bọt… Hoặc viêm đặc hiệu do lao, giang mai.</p><p></p><p>Hạch cổ nổi cũng có thể là ung thư hạch hoặc là hạch di căn của các khối ung thư từ các tổ chức kế cận như vòm mũi họng, hạ họng, thanh quản, phổi… Nhưng cũng có thể của các khối u nguyên phát từ xa như dạ dày, buồng trứng, tinh hoàn… Việc xác định hạch đó là gì phải cần được thăm khám kỹ qua sờ nắn bằng tay, tìm những ổ viêm nhiễm lân cận, cấy dịch, mủ, chất bã đậu từ hạch (nếu có).</p><p></p><p>Nếu nghi ngờ ung thư, bác sĩ có thể sử dụng máy nội soi để tầm soát khối u nguyên phát ở vùng mũi họng, thanh quản, đường tiêu hóa…, thậm chí phải rạch một chút da cổ nơi hạch nổi để lấy một ít mô của hạch đem thử, xét nghiệm này được gọi là sinh thiết hạch (nếu bác sĩ thấy cần thiết) để xem đó là bệnh gì? Sự xác định có bị ung thư hay không phụ thuộc trực tiếp vào kết quả của xét nghiệm này.</p><p></p><p>Theo tôi, bạn có thể đến bất kỳ cơ sở y khoa nào để khám Nội tổng quát hoặc huyết học, có thể cần thiết sinh thiết hạch để xem đó là gì để xác định sớm bệnh trạng của mình.</p><p></p><p>Chúc bạn sức khỏe!</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Trở trời là hạch ở chỗ xương quai hàm bên trái, nuốt nước bọt đau</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: Giấu tên</p><p></p><p>Cháu chào bác sĩ.</p><p></p><p>Bác cho cháu hỏi cứ trở trời là hạch ở chỗ xương quai hàm bên trái của cháu đau và nuốt nước bọt cũng có cảm giác đau. Bác cho cháu hỏi liệu cháu có mắc bệnh Ung thư vòm họng không ạ?</p><p></p><p>Cháu cám ơn!</p><p></p><p><span style="font-size: 12px"><strong>Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào cháu!</p><p></p><p>Với triệu chứng như cháu mô tả rất có thể cháu đang bị viêm họng, khi một vị trí của có thể bị viêm nhiễm thường gây nổi hạch vùng lân cận, hạch có tính chất mềm, ấn đau và di động, đây là một hiện tượng sinh lí binh thường, khi bệnh lí viêm họng được chữa trị triệt để hạch sẽ tự nhỏ lại và không sờ thấy. Với tình trạng hiện tại cháu nên đến chuyên khoa Tai – Mũi – Họng để khám và chữa trị bệnh.</p><p></p><p>Chúc cháu sức khỏe!</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>2 bên hàm có nổi hạch, 2 cái bên trái là bệnh gì?</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: Giấu tên</p><p></p><p>Chào bác sĩ!</p><p></p><p>Em cách đây vài tháng có bị khô họng, em đi khám khoa Tai Mũi Họng đã được soi Tai Mũi Họng và xét nghiệm đường huyết, cho kết quả là em bị viêm họng mãn tính. Sau khi đi khám về em thấy ở 2 bên hàm có nổi hạch, 2 cái bên trái. Và 4 cái bên phải, hạch to nhất có kích thước khoảng 1×1, 5 cm, các hạch còn lại nhỏ hơn 1cm. Đa số các hạch đều di động được (hạch to nhất di động ít hơn). Đến nay em đã bớt khô họng nhưng hạch không mất đi và cũng không to ra. Em sờ ở bẹn thì thấy có các hạt li ti ở bên trái (không biết đã có chưa. Ngoài ra em không thấy các dấu hiệu khác về sức khỏe. Xưa nay em vẫn gầy, 16 tuổi chỉ nặng 42kg. Mong bác sĩ giải đáp giúp em có bị làm sao không ạ?</p><p></p><p>Cháu cảm ơn nhiều!</p><p></p><p><span style="font-size: 12px"><strong>Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào bạn!</p><p></p><p>Nguyên nhân gây nổi hạch của bạn có thể do bệnh viêm họng gây nên, thông thường khi chữa trị ổn định tình trạng nhiễm trùng hạch sẽ nhỏ lại sau 1 thời gian. Để giảm biểu hiện và phòng viêm họng mạn tái phát bạn có thể áp dụng biện pháp súc họng nước muối loãng. Trước tiên, cần súc sạch khoang miệng bằng nước muối đã pha trong khoảng 30 giây. Nếu cảm thấy miệng chưa thật sạch thì làm thêm một lần nữa rồi mới súc họng. Ngồi dựa lưng vào thành ghế, cổ ngửa ra sau đến mức tối đa. Khi nước muối chạm thành sau họng thì dùng hơi đẩy nước muối ra, tạo tiếng kêu “khò khò” đều đặn (có thể hình dung lúc súc họng là khi ta đang phát âm o, a hoặc ê).</p><p></p><p>Sau khi đẩy hơi hết, ngồi lại tư thế bình thường, nhổ nước cũ đi rồi lặp lại động tác trên 3-4 lần nữa với nước muối mới, cho đến khi họng không còn cảm giác vướng víu nữa. Cứ 3 giờ súc họng một lần. Nếu họng đang viêm cấp, khoảng cách giữa hai lần súc họng có thể gần hơn. Điều quan trọng nhất là phải nhớ súc họng trước và sau khi ngủ. Với người hay đi tiểu đêm, cần phải súc họng cả trong những lần thức giấc này. Kết quả của việc súc họng nước muối sẽ được thấy rõ sau khoảng vài ngày, đặc biệt đối với những bệnh nhân đang ở đợt cấp. Việc chữa trị kháng sinh phối hợp là điều không cần thiết đối với viêm họng mãn tính. Nhưng nếu đang có đợt cấp, kháng sinh sẽ làm bệnh lui nhanh hơn. Tuy nhiên, để biết chính xác hạch viêm hay hạch ung thư cần thăm khám hạch cẩn thận và làm sinh thiết hạch bạn nhé.</p><p></p><p>Chúc bạn sống khỏe!</p><p></p><p></p><p style="text-align: right">Theo ViCare</p><p>[/QUOTE]</p>
[QUOTE="Hỏi Đáp Bác Sỹ, post: 40628, member: 11284"] Khi nổi hạch ở hàm bên trái, chúng ta thường chủ quan xử lý tương tự các trường hợp nổi hạch khác mà không biết nó cần những cách điều trị riêng. Vậy trên thực tế, đó là những biện pháp chữa bệnh như thể nào? [SIZE=5][B]Sau quan hệ có nổi hạch ở hàm trái, không đau có phải HIV không?[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: Giấu tên Chào bác sĩ. Cho em hỏi những biểu hiện giai đoạn đầu HIV xuất hiện sau 2 – 12 tuần. Em quan hệ tình dục không an toàn với bạn gái chỉ 1 lần nhưng sau 2 tuần thì em sờ lên hàm trái có nổi gì như hạch nhưng không đau đến nay đã 2 tuần vẫn vậy. Triệu chứng xuất hiện sớm vậy có phải HIV không ạ. Nếu hạch nổi do nhiễm HIV thì sẽ như thế nào. Mong bác sĩ giải đáp. Cảm ơn bác sĩ. [SIZE=3][B]Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường[/B][/SIZE] Chào em. Các biểu hiện trong nhiễm HIV thường xuất hiện sau 2 tuần, tuy nhiên nếu biểu hiện xuất hiện sau 1 tuần thì cũng không loại trừ đó là biểu hiện HIV. Thông thường biểu hiện của HIV ít khi nổi hạch đơn độc, thường là có nổi hạch và kèm các triệu chứng khác xuất hiện. Thường ít khi nổi hạch đơn độc một bên mà hạch thường xuất hiện thường ở 2 bên, không đau, có thể xuất hiện hạch ở nhiều nơi trên cơ thể. Triệu chứng nổi hạch của em có thể do nhiều lí do khác do đó em nên đến bác sĩ khám, kiểm tra, rất có thể đó là hạch viêm mãn tính đã có từ trước khi em phát hiện thấy. Chúc em mạnh khỏe. [SIZE=5][B]Bị nổi hạch ở quai hàm trái đã hết có nên đi xét nghiệm lại Rubella nữa không?[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: Giấu tên Chào bác sĩ! Em đang có bầu 13 tuần và có làm xét nghiệm Rubella với các chỉ số: Rubella-lgM NEG Index=0.370. Rubella-lgG POS 183.8 IU/ml. Bác sĩ khuyên em nên làm lại xét nghiệm sau 2 tuần nữa để có kết quả chính xác hơn. Trong thời gian có bầu em có bị nổi hạch ở quai hàm trái nhưng không sốt hay phát ban. Em có dán Salonpas sau 2 ngày thì hết. Mong bác sĩ cho em lời khuyên em có nên làm lại xét nghiệm nữa không? Xin cám ơn bác sĩ! [SIZE=3][B]Bác sĩ Lê Huy Tuấn[/B][/SIZE] Chào bạn! Về mặt lý thuyết: Khi nhiễm Rubella, trong vòng 3-5 ngày sau phát ban, IgM xuất hiện và sẽ mất đi sau khoảng 8-10 tuần. IgG xuất hiện sau IgM vài ngày và tồn tại lâu dài về sau. Trong vòng 12 tuần đầu sau nhiễm, nồng độ IgG tăng dần từ thấp đến cao, sau 2-3 tuần nồng độ tăng lên 4 lần. Sau đó IgG giữ mức ổn định. Bạn cần xét nghiệm lại để theo dõi và chẩn đoán, bác sĩ đã yêu cầu bạn như vậy là chính xác rồi bạn hãy tuân thủ theo chỉ định nhé. Bạn hãy đi làm xét nghiệm chẩn đoán trước sinh ngay nhé. Hiện nay có 2 phương pháp: Triple test là xét nghiệm khi thai nhi ở tuần (11,12), (21,22), (31,32 ) phương pháp này cần làm tối thiểu 3 lần ở 3 giai đoạn của tuổi thai. Panorama test: làm từ khi thai nhi được 9 tuần trở lên và làm 1 lần duy nhất. Kết hợp với siêu âm 3 chiều để xác định hình thái của thai nhi. Chúc bạn mạnh khỏe! [SIZE=5][B]Bị sưng hạch to bằng nửa đốt ngón tay ở hai bên góc hàm trái phải phải làm sao?[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: Vudao Chào bác sĩ. Cháu năm nay 18 tuổi, cháu bị sưng hạch to bằng nửa đốt ngón tay ở hai bên góc hàm trái phải, bên góc hàm phải có sinh ra thêm một hạch nhỏ bằng hạt đậu xanh, hạch cứng, di động và không đau, ngoài ra trên má trái của cháu cũng có một hạch nhỏ, lép, mềm và không đầu, vậy có phải cháu bị bệnh gì nguy hiểm không ạ? Cám ơn bác sĩ. [SIZE=3][B]Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa[/B][/SIZE] Chào bạn! Nổi hạch vùng cổ là một biểu hiện của nhiều bệnh khác nhau, có thể chỉ là tình trạng viêm nhiễm vùng mũi xoang nhưng cũng có thể là hạch di căn đến từ khối ung thư nằm ở chỗ khác trong cơ thể. Chính vì vậy hạch nổi vùng cổ thường được chia làm hai nhóm, một từ các bệnh lành tính, hai là từ các bệnh ác tính. Hạch cổ nổi được cho là lành tính nếu lí do đến từ các bệnh viêm thông thường của đường hô hấp trên như viêm loét amiđan, viêm họng, viêm tấy nướu (lợi) răng, viêm loét lớp lót của miệng, viêm tuyến nước bọt… Hoặc viêm đặc hiệu do lao, giang mai. Hạch cổ nổi cũng có thể là ung thư hạch hoặc là hạch di căn của các khối ung thư từ các tổ chức kế cận như vòm mũi họng, hạ họng, thanh quản, phổi… Nhưng cũng có thể của các khối u nguyên phát từ xa như dạ dày, buồng trứng, tinh hoàn… Việc xác định hạch đó là gì phải cần được thăm khám kỹ qua sờ nắn bằng tay, tìm những ổ viêm nhiễm lân cận, cấy dịch, mủ, chất bã đậu từ hạch (nếu có). Nếu nghi ngờ ung thư, bác sĩ có thể sử dụng máy nội soi để tầm soát khối u nguyên phát ở vùng mũi họng, thanh quản, đường tiêu hóa…, thậm chí phải rạch một chút da cổ nơi hạch nổi để lấy một ít mô của hạch đem thử, xét nghiệm này được gọi là sinh thiết hạch (nếu bác sĩ thấy cần thiết) để xem đó là bệnh gì? Sự xác định có bị ung thư hay không phụ thuộc trực tiếp vào kết quả của xét nghiệm này. Theo tôi, bạn có thể đến bất kỳ cơ sở y khoa nào để khám Nội tổng quát hoặc huyết học, có thể cần thiết sinh thiết hạch để xem đó là gì để xác định sớm bệnh trạng của mình. Chúc bạn sức khỏe! [SIZE=5][B]Trở trời là hạch ở chỗ xương quai hàm bên trái, nuốt nước bọt đau[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: Giấu tên Cháu chào bác sĩ. Bác cho cháu hỏi cứ trở trời là hạch ở chỗ xương quai hàm bên trái của cháu đau và nuốt nước bọt cũng có cảm giác đau. Bác cho cháu hỏi liệu cháu có mắc bệnh Ung thư vòm họng không ạ? Cháu cám ơn! [SIZE=3][B]Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa[/B][/SIZE] Chào cháu! Với triệu chứng như cháu mô tả rất có thể cháu đang bị viêm họng, khi một vị trí của có thể bị viêm nhiễm thường gây nổi hạch vùng lân cận, hạch có tính chất mềm, ấn đau và di động, đây là một hiện tượng sinh lí binh thường, khi bệnh lí viêm họng được chữa trị triệt để hạch sẽ tự nhỏ lại và không sờ thấy. Với tình trạng hiện tại cháu nên đến chuyên khoa Tai – Mũi – Họng để khám và chữa trị bệnh. Chúc cháu sức khỏe! [SIZE=5][B]2 bên hàm có nổi hạch, 2 cái bên trái là bệnh gì?[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: Giấu tên Chào bác sĩ! Em cách đây vài tháng có bị khô họng, em đi khám khoa Tai Mũi Họng đã được soi Tai Mũi Họng và xét nghiệm đường huyết, cho kết quả là em bị viêm họng mãn tính. Sau khi đi khám về em thấy ở 2 bên hàm có nổi hạch, 2 cái bên trái. Và 4 cái bên phải, hạch to nhất có kích thước khoảng 1×1, 5 cm, các hạch còn lại nhỏ hơn 1cm. Đa số các hạch đều di động được (hạch to nhất di động ít hơn). Đến nay em đã bớt khô họng nhưng hạch không mất đi và cũng không to ra. Em sờ ở bẹn thì thấy có các hạt li ti ở bên trái (không biết đã có chưa. Ngoài ra em không thấy các dấu hiệu khác về sức khỏe. Xưa nay em vẫn gầy, 16 tuổi chỉ nặng 42kg. Mong bác sĩ giải đáp giúp em có bị làm sao không ạ? Cháu cảm ơn nhiều! [SIZE=3][B]Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa[/B][/SIZE] Chào bạn! Nguyên nhân gây nổi hạch của bạn có thể do bệnh viêm họng gây nên, thông thường khi chữa trị ổn định tình trạng nhiễm trùng hạch sẽ nhỏ lại sau 1 thời gian. Để giảm biểu hiện và phòng viêm họng mạn tái phát bạn có thể áp dụng biện pháp súc họng nước muối loãng. Trước tiên, cần súc sạch khoang miệng bằng nước muối đã pha trong khoảng 30 giây. Nếu cảm thấy miệng chưa thật sạch thì làm thêm một lần nữa rồi mới súc họng. Ngồi dựa lưng vào thành ghế, cổ ngửa ra sau đến mức tối đa. Khi nước muối chạm thành sau họng thì dùng hơi đẩy nước muối ra, tạo tiếng kêu “khò khò” đều đặn (có thể hình dung lúc súc họng là khi ta đang phát âm o, a hoặc ê). Sau khi đẩy hơi hết, ngồi lại tư thế bình thường, nhổ nước cũ đi rồi lặp lại động tác trên 3-4 lần nữa với nước muối mới, cho đến khi họng không còn cảm giác vướng víu nữa. Cứ 3 giờ súc họng một lần. Nếu họng đang viêm cấp, khoảng cách giữa hai lần súc họng có thể gần hơn. Điều quan trọng nhất là phải nhớ súc họng trước và sau khi ngủ. Với người hay đi tiểu đêm, cần phải súc họng cả trong những lần thức giấc này. Kết quả của việc súc họng nước muối sẽ được thấy rõ sau khoảng vài ngày, đặc biệt đối với những bệnh nhân đang ở đợt cấp. Việc chữa trị kháng sinh phối hợp là điều không cần thiết đối với viêm họng mãn tính. Nhưng nếu đang có đợt cấp, kháng sinh sẽ làm bệnh lui nhanh hơn. Tuy nhiên, để biết chính xác hạch viêm hay hạch ung thư cần thăm khám hạch cẩn thận và làm sinh thiết hạch bạn nhé. Chúc bạn sống khỏe! [RIGHT]Theo ViCare[/RIGHT] [/QUOTE]
Xem thử
Tên
Mã xác nhận
Trả lời
Trang chủ
Tư Vấn
BÁC SỸ TRỰC TUYẾN TƯ VẤN
HỎI BÁC SỸ
Nổi hạch ở hàm bên trái, chữa như thế nào?
Top
Dưới