Menu
Trang chủ
Tư Vấn
Bài viết mới
Tìm chủ đề
Mới!
Bài viết mới
Tài liệu mới
Trạng thái mới
Hoạt động mới nhất
Tài liệu
Latest reviews
Tìm Tài liệu
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Trạng thái mới
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Chat
0
Tư Vấn
Đăng nhập
Đăng ký
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Bài viết mới
Tìm chủ đề
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Menu
Trả lời chủ đề
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
Trang chủ
Tư Vấn
BÁC SỸ TRỰC TUYẾN TƯ VẤN
HỎI BÁC SỸ
Nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường
Nội dung
<p>[QUOTE="Hỏi Đáp Bác Sỹ, post: 40879, member: 11284"]</p><p>Do ăn uống, sinh hoạt, lối sống lười vận động cũng là một trong những nguyên nhân bệnh tiểu đường (đái tháo đường ). Bệnh tiểu đường được chia làm 2 loại: Bệnh tiểu đường tuýp 1 và bệnh tiểu đường tuýp 2 đây là 2 loại tiểu đường mà số lượng người mắc phải ngày càng tăng cao đặc biệt là loại đái tháo đường tuýp 2.</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Người bị tiểu đường nên làm gì?</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: Giấu tên</p><p></p><p>Chào bác sĩ.</p><p></p><p>Bác sĩ ơi cháu bị bệnh tiểu đường thì giờ cháu phải làm gì ạ? Mong bác sĩ tư vấn giúp cháu.</p><p></p><p>Cháu cảm ơn.</p><p></p><p><span style="font-size: 12px"><strong>Bác sĩ Vũ Thị Lừu</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào bạn!</p><p></p><p>Tiểu đường là một bệnh mãn tính gây ra bởi sự thiếu hụt tương đối hoặc tuyệt đối insulin, dẫn đến những rối loạn chuển hóa carbon hydrat. Bệnh đặc trưng bởi tình trạng tăng đường huyết và các rối loạn chuyển hóa.</p><p></p><p>Các loại tiểu đường:</p><p></p><p>– Tiểu đường týp 1: Nguyên nhân là do sự phá hủy tế bào beta đảo tụy khiến nồng độ insulin giảm thấp hoặc mất hoàn toàn. Các kháng nguyên bạch cầu người (HLA) có mối liên quan chặt chẽ với bệnh tiểu đường týp 1. Tiểu đường týp 1 phụ thuộc nhiều vào yếu tố gen và thường phát hiện trước 40 tuổi. Yếu tố khởi phát là nhiễm virus, stress chuyển hóa quá mức.</p><p></p><p>– Tiểu đường týp 2: Đặc trưng của tiểu đường týp 2 là sự kháng insulin đi kèm với thiếu hụt tiết insulin tương đối. Tiểu đường týp 2 thường được chẩn đoán rất muộn vì giai đoạn đầu tăng glucose máu tiến triển âm thầm không thấy biểu hiện. Khi có triệu chứng lâm sàng thường kèm theo các rối loạn khác về chuyển hóa lipid, các triệu chứng bệnh lý về tim mạch, thần kinh, thận. Béo phì và ít hoạt động thể lực là yếu tố nguy cơ của tiểu đường typ 2. Bệnh cũng thường xảy ra với những người có tiền sử tiểu đường trong gia đình. – Tiểu đường thai nghén: Tiểu đường thai nghén do trong quá trình mang thai nhau thai sản sinh ra các hormon cần thiết cho sự lớn lên và phát triển của thai nhi, các hormon này làm phong bế hoạt động của insulin ở người mẹ, do đó nhu cầu về insulin khi mang thai cao gấp 2 – 3 lần so với bình thường, nếu cơ thể không tiết ra đủ insulin cho nhu cầu này thì sẽ dẫn đến bệnh tiểu đường thai kỳ.</p><p></p><p>Ngoài ra còn có một số thể tiểu đường khác: gây ra do các bệnh lý tụy ngoại tiết, bệnh nội tiết, do uống thuốc và hóa chất, một số hội chứng rối loạn gen.</p><p></p><p>Bạn bị tiểu đường không rõ là ở thể nào. Nhưng việc chữa trị chung nhằm mục đích:</p><p></p><p>– Kiểm soát đường huyết đạt mục tiêu và bền vững mà không gây hạ đường huyết.</p><p></p><p>– Điều trị và ngăn ngừa các biến chứng.</p><p></p><p>Các thuốc chữa trị bệnh tiểu đường gồm:</p><p></p><p>– Insulin: Chỉ định bắt buộc với tiểu đường týp 1; tiểu đường týp 2 đã được chữa trị phối hợp với các thuốc uống nhưng không thấy kết quả; tiểu đường ở phụ nữ mang thai. Lựa chọn dạng, phân chia liều tùy thuộc mức độ hoạt động và cách sống của bệnh nhân. Biến chứng của chữa trị Insulin: Hạ đường huyết, dị ứng, loạn dưỡng mỡ do insulin.</p><p></p><p>– Thuốc hạ đường huyết: Được chỉ định sau khi chế độ ăn và vận động thể lực bị thất bại trong kiểm soát đường huyết, sử dụng thuốc luôn kèm với chế độ ăn và vận động thể lực.</p><p></p><p>+ Các sulfonylurea: tolbutamid, clopropamid, glyburid, glipizid, gliclazid…</p><p></p><p>+ Các biguanid: metformin.</p><p></p><p>+ Các meglitinide: repaglinide, nateglinide.</p><p></p><p>+ Các thiazolidinedion: rosiglitazon, pioglitation, ciglitatio.</p><p></p><p>+ Các chất ức chế alpha- glucosidase: acarbose, miglitol.</p><p></p><p>+ Chất đồng vận GLP-1: Exenatide.</p><p></p><p>+ Nhóm gliptins ức chế men dipeptidyl peptidase IV (DPP-IV): sitagliptin, linagliptin, vildagliptin, saxaglipitin.</p><p></p><p>Việc sử dụng thuốc để chữa trị cần tuần thủ theo chỉ định của bác sĩ. Ngoài việc uống thuốc, bạn cũng có thể áp dụng các phương pháp chữa trị không uống thuốc như:</p><p></p><p>– Chế độ ăn: Nhu cầu năng lượng cần được điều chỉnh để đạt và duy trì cân nặng lý tưởng, tùy thuộc giới, tuổi, hoạt động thể lực, lối sống bệnh nhân.</p><p></p><p>+ Tiểu đường týp 1: chế độ ăn phải tính đủ calo để duy trì cân nặng hợp lý và phù hợp với số lần, loại insulin đưa hàng ngày.</p><p></p><p>+ Tiểu đường týp 2 béo phì cần chế độ ăn giảm cân, ăn ít calo (Nữ giới 1000 – 1200 Kcal/ngày, nam giới 1200 – 1600 Kcal/ngày)</p><p></p><p>+ Chế độ ăn ít béo, nhiều chất xơ, đảm bảo đủ vitamin, khoáng, carbonhydrat chiếm khoảng 45 – 65% tổng số calo/ngày.</p><p></p><p>+ Giảm cân vừa phải đã được chứng minh là giảm nguy cơ tim mạch, cũng như hạn chế sự tiến triển xấu của tiểu đường. Phương pháp chính để giảm cân là thay đổi lối sống. Nên giảm từ từ, khoảng 0,45 – 0,91 kg/tuần.</p><p></p><p>– Vận động thể lực: Luyện tập rất cần thiết đối với bệnh nhân tiểu đường, đặc biệt là týp 2, vì luyện tập giúp giảm cân, giảm kháng insulin, cải thiện dung nạp glucose và cải thiện nồng độ lipid máu, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Luyện tập tùy lứa tuổi và tình trạng tim mạch bệnh nhân. Khởi đầu với người ít vận động nên bắt đầu với đi bộ, bơi lội, và đi xe đạp. Đồng thời, làm vườn và dọn dẹp nhà cửa cũng rất tốt. Nên hoạt động ngoài trời mỗi ngày 30 phút.</p><p></p><p>– Kiểm soát đường huyết: Định lượng đường huyết thường xuyên để điều chỉnh liều thuốc cho phù hợp.</p><p></p><p>Chúc bạn khỏe mạnh!</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Ăn uống với bệnh tiểu đường</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: Giấu tên</p><p></p><p>Chào bác sĩ!</p><p></p><p>Bệnh nhân tiểu đường có được dùng mật ong uống với dấm táo mèo không?</p><p></p><p>Em cảm ơn!</p><p></p><p><span style="font-size: 12px"><strong>Bác sĩ Nguyễn Vũ Cẩm Tú</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào bạn.</p><p></p><p>Bệnh tiểu đường, còn gọi là bệnh đái tháo đường là một bệnh rối loạn chuyển hóa cacbohydrat khi hoóc môn insulin của tụy bị thiếu hay giảm ảnh hưởng trong cơ thể, triệu chứng bằng mức đường trong máu luôn cao; trong giai đoạn mới phát thường làm bệnh nhân đi tiểu nhiều, tiểu ban đêm và do đó làm khát nước. Bệnh tiểu đường có 2 dạng:</p><p></p><p>Tiểu đường tuýp 1 thường xảy ra ở người trẻ (dưới 40 tuổi), hay bắt đầu vào khoảng tuổi 14. Thể bệnh này có lẽ do di truyền, tuy nhiên chưa xác định được cụ thể gen gây bệnh. Nếu có bố, mẹ, hay anh chị em ruột mang bệnh tiểu đường loại này thì khả năng để một em bé trong gia đình bị bệnh là 5-10%.</p><p></p><p>Nguyên nhân của tiểu đường tuýp 2 là do tuyến tụy không tiết đủ insulin. Triệu chứng của bệnh thường đột ngột, có khi trong vòng vài ngày. Người bệnh đi tiểu luôn, lúc nào cũng khát nước, ăn uống nhiều vì ngon miệng, nhưng vẫn xuống cân. Thử máu thấy lượng đường quá cao trong máu. Đo lượng insulin trong máu, thấy chất insulin trong máu người bệnh rất thấp hoặc không có có insulin gì cả. Lý do tuyến tụy không tiết đủ insulin còn chưa ai biết rõ.</p><p></p><p>Giả thuyết phổ biến là do di truyền nên các tế bào beta của tụy bị suy yếu, vì một tác nhân nào đó ảnh hưởng khiến những tế bào này bị tổn thương không còn khả năng tiết ra insulin. Cách chữa trị duy nhất cho bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 là tiêm chất insulin để thay thế cho chất insulin không thấy đủ trong cơ thể.</p><p></p><p>Bệnh tiểu đường tuýp 2: Tiểu đường tuýp 2 thường xảy ra ở người trên tuổi 40. 80% số người bị bệnh tiểu đường loại này bị thừa cân, béo phì. Trong bệnh tiểu đường tuýp 2 bệnh nhân vẫn sản sinh đủ insulin, nhưng trên mặt các tế bào mỡ của những người bị tiểu đường loại 2 không thấy đủ những chỗ tiếp nhận để insulin có thể bám vào để ảnh hưởng, đưa đường từ ngoài máu vào bên trong tế bào. Do đó cơ chế chính gây tiểu đường tuýp 2 là do các tế bào mỡ thiếu những chỗ tiếp nhận insulin, và cách chữa trị hàng đầu là giảm cân.</p><p></p><p>Ngoài ra còn một dạng bệnh tiểu đường nữa gọi là tiểu đường thai nghén, xảy ra ở phụ nữ mang thai do thay đổi nội tiết trong thời kỳ thai nghén. Bệnh sẽ giảm đi sau khi sinh. Do lí do và cơ chế gây bệnh của các thể bệnh tiểu đường khác nhau, do đó việc chữa trị cũng không giống nhau.</p><p></p><p>Trong thư không rõ bạn muốn nói đến bệnh tiểu đường loại nào do đó rất khó giải đáp cụ thể. Táo mèo, còn gọi là bắc sơn tra, nam sơn tra, dã sơn tra, aubepine. Tên khoa học là Crataegus cuneara Sied.et Zucc. Trong Đông y sơn tra là vị thuốc có vị chua, ngọt tính ôn vào ba kinh tỳ, vị và can, có tác dụng kiện tì tiêu thực. Trong các tài liệu cổ còn ghi sơn tra phá được khí, hành ứ hoá đờm rãi, giải độc được cá, lở sơn, chữa tả lỵ, trị tích khối, huyết khối, giảm đau, đồng thời ghi chú rằng “Ăn nhiều sơn tra thì hao khí hại răng, những người gầy còm, có chứng hư chớ ăn…” Từ những công năng này mà dấm táo mèo được cho là có tác dụng với người bệnh tiểu đường tuýp 2, chủ yếu là nhờ tác dụng giảm cân, giảm mỡ máu, giàm triglyceride và cholesterol trong máu. Tuy nhiên đây chỉ là phương thuốc hỗ trợ cho việc chữa trị chứ không trị được lí do. Ngoài ra vì người bị tiểu đường nói chung nên hạn chế các loại đồ ngọt, do đó không nên uống dấm táo mèo cùng với mật ong. Bệnh tiểu đường nếu không được kiểm soát tốt dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Do đó tốt nhất người bệnh nên đi khám và chữa trị ở cơ sở chuyên khoa nội tiết.</p><p></p><p>Chúc bạn khỏe!</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Uống nhiều nước ngọt có bị tiểu đường không?</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: Giấu tên</p><p></p><p>Thưa bác sĩ!</p><p></p><p>Bệnh tiểu đường là do tế bào Beta tuyến tụy có vấn đề. Vậy cho em hỏi người chưa bị tiểu đường mà hay uống nước ngọt đóng chai khoảng 2l mỗi tuần thì có tự sinh ra bệnh tiểu đường không?</p><p></p><p>Cảm ơn bác sĩ!</p><p></p><p><span style="font-size: 12px"><strong>Bác sĩ Vũ Thị Lừu</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào bạn!</p><p></p><p>Bệnh tiểu đường là một trong những lí do gây tử vong hàng đầu ở nhiều quốc gia. Theo thống kê cư 10 người mắc tiểu đường thì có tới 9 người mắc tiểu đường type 2. Ngoài yếu tố di truyền thì lí do thừa cân, béo phì, lười vận động góp phần làm tăng tỷ lệ số người mắc phải tiểu đường type 2. Bệnh tiểu đường type 2 về cơ bản là bệnh lý mà khi tuyến tụy không sản xuất đủ Insulin hoặc khi cơ thể tự kháng với Insulin được sản xuất.</p><p></p><p>Có rất nhiều các lí do khác nhau gây nên bệnh lý này. Một trong những lí do phổ biến là do: Béo phì, ăn quá nhiều chất béo, ngồi làm việc quá nhiều, uống nhiều bia rượu, người cao tuổi, người có tiền sử rối loạn dung nạp Glucose… Nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh tiểu đường type 2 có thể gây ra những biến chứng rất nguy hiểm như: Giảm khả năng chăn gối, suy thận cấp, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, mù mắt, hoại tử… Yếu tố nguy cơ tiểu đường type 2. Dưới đây là những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 cao:</p><p></p><p>Tuổi > 45 Người có BMI = 23, vòng eo > 90 cm (nam), > 80 cm (nữ) Người có người thân (bố, mẹ, anh, chị, em ruột đã mắc bệnh đái tháo đường) Người có tiền sử sản khoa đặc biệt (thai chết lưu, xảy thai, đái tháo đường thai nghén, đẻ con to ≥ 4kg) Tăng huyết áp vô căn ( ≥ 140/90 mmHg) Người có tiền sử rối loạn dung nạp glucose hoặc rối loạn đường huyết lúc đói Người có bệnh mạch vành hoặc đột quỵ Tăng Triglyceride (mỡ) máu Chế độ ăn nhiều chất béo Uống nhiều rượu Ngồi nhiều Béo phì hoặc thừa cânf Stress: Khi bị stress cơ thể sẽ đáp ứng bằng cách sản xuất nhiều Hormone để chống stress, nhưng những Hormone này cũng làm Insulin hoạt động không hiệu quả.</p><p></p><p>Bạn hỏi người chưa bị tiểu đường mà hay uống nước ngọt đóng chai khoảng 2l mỗi tuần thì có tự sinh ra bệnh tiểu đường không. Như trên bạn đã biết các yếu tố nguy cơ gây nên bệnh tiểu đường trong đó có vấn đề ăn quá nhiều chất béo. Do đó bạn không nên uống quá nhiều đồ ngọt như vậy. Nhưng đó cũng chỉ là một lý do nên có thể gây bệnh hay không còn phụ thuộc vào chuyển hóa của cơ thể bạn và cách uống như thế nào. Nếu bạn uống chia nhỏ số nước ngọt đó ra nhiều bữa và đều trong cả tuần thì có thể không sao cả với điều kiện bạn không thấy các yếu tố nguy cơ gây bệnh tiểu đường ở trên. Còn nếu như bạn có một trong các yếu tố nguy cơ trên thì không nên uống nhiều như vậy. Khi đó có thể gây nên bệnh tiểu đường.</p><p></p><p>Chúc bạn mạnh khỏe!</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Uống nhiều nước đường có bị tiểu đường không?</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: Giấu tên</p><p></p><p>Chào bác sĩ!</p><p></p><p>Mùa hè nắng nóng cháu vừa làm việc vừa uống nước chanh đường đá cả ngày mà không uống nước gì khác như vậy có tốt cho sức khỏe không? Cháu nghe người ta nói uống nhiều như vậy hay bị bệnh tiểu đường có đúng như vậy không.</p><p></p><p>Cháu xin cảm ơn bác sĩ ạ!</p><p></p><p><span style="font-size: 12px"><strong>Bác sĩ Vũ Thị Lừu</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào bạn!</p><p></p><p>Việc ăn nhiều đường là tạo ra nguy cơ cho bệnh xuất hiện. Khi ăn đồ ngọt, đường hấp thu vào máu rất nhanh, đường huyết tăng đột ngột khiến tụy phải hoạt động nhiều, giải phóng Insulin để điều chỉnh đường huyết. Nếu sự việc này diễn ra liên tục, tụy sẽ mệt mỏi, suy giảm chức năng, khi đó bệnh tiểu đường rất có thể sẽ xuất hiện. Do vậy, bạn nên uống vừa phải và nên chia nhỏ lượng uống mỗi lần nhất là khi bạn có thêm một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ như sau:</p><p></p><p>Có BMI = 23, vòng eo > 90 cm (nam), > 80 cm (nữ) Có người thân (bố, mẹ, anh, chị, em ruột đã mắc bệnh đái tháo đường) Có tiền sử sản khoa đặc biệt (thai chết lưu, xảy thai, đái tháo đường thai nghén, đẻ con to ≥ 4kg) Tăng huyết áp vô căn ( ≥ 140/90 mmHg) Có tiền sử rối loạn dung nạp glucose hoặc rối loạn đường huyết lúc đói Có bệnh mạch vành hoặc đột quỵ Tăng triglyceride (mỡ) máu Chế độ ăn nhiều chất béo Uống nhiều rượu Ngồi nhiều Béo phì hoặc thừa cân Stress: Khi bị stress cơ thể sẽ đáp ứng bằng cách sản xuất nhiều hormone để chống stress, nhưng những hormone này cũng làm insulin hoạt động không hiệu quả. </p><p></p><p>Chúc bạn mạnh khỏe!</p><p></p><p></p><p style="text-align: right">Theo ViCare</p><p>[/QUOTE]</p>
[QUOTE="Hỏi Đáp Bác Sỹ, post: 40879, member: 11284"] Do ăn uống, sinh hoạt, lối sống lười vận động cũng là một trong những nguyên nhân bệnh tiểu đường (đái tháo đường ). Bệnh tiểu đường được chia làm 2 loại: Bệnh tiểu đường tuýp 1 và bệnh tiểu đường tuýp 2 đây là 2 loại tiểu đường mà số lượng người mắc phải ngày càng tăng cao đặc biệt là loại đái tháo đường tuýp 2. [SIZE=5][B]Người bị tiểu đường nên làm gì?[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: Giấu tên Chào bác sĩ. Bác sĩ ơi cháu bị bệnh tiểu đường thì giờ cháu phải làm gì ạ? Mong bác sĩ tư vấn giúp cháu. Cháu cảm ơn. [SIZE=3][B]Bác sĩ Vũ Thị Lừu[/B][/SIZE] Chào bạn! Tiểu đường là một bệnh mãn tính gây ra bởi sự thiếu hụt tương đối hoặc tuyệt đối insulin, dẫn đến những rối loạn chuển hóa carbon hydrat. Bệnh đặc trưng bởi tình trạng tăng đường huyết và các rối loạn chuyển hóa. Các loại tiểu đường: – Tiểu đường týp 1: Nguyên nhân là do sự phá hủy tế bào beta đảo tụy khiến nồng độ insulin giảm thấp hoặc mất hoàn toàn. Các kháng nguyên bạch cầu người (HLA) có mối liên quan chặt chẽ với bệnh tiểu đường týp 1. Tiểu đường týp 1 phụ thuộc nhiều vào yếu tố gen và thường phát hiện trước 40 tuổi. Yếu tố khởi phát là nhiễm virus, stress chuyển hóa quá mức. – Tiểu đường týp 2: Đặc trưng của tiểu đường týp 2 là sự kháng insulin đi kèm với thiếu hụt tiết insulin tương đối. Tiểu đường týp 2 thường được chẩn đoán rất muộn vì giai đoạn đầu tăng glucose máu tiến triển âm thầm không thấy biểu hiện. Khi có triệu chứng lâm sàng thường kèm theo các rối loạn khác về chuyển hóa lipid, các triệu chứng bệnh lý về tim mạch, thần kinh, thận. Béo phì và ít hoạt động thể lực là yếu tố nguy cơ của tiểu đường typ 2. Bệnh cũng thường xảy ra với những người có tiền sử tiểu đường trong gia đình. – Tiểu đường thai nghén: Tiểu đường thai nghén do trong quá trình mang thai nhau thai sản sinh ra các hormon cần thiết cho sự lớn lên và phát triển của thai nhi, các hormon này làm phong bế hoạt động của insulin ở người mẹ, do đó nhu cầu về insulin khi mang thai cao gấp 2 – 3 lần so với bình thường, nếu cơ thể không tiết ra đủ insulin cho nhu cầu này thì sẽ dẫn đến bệnh tiểu đường thai kỳ. Ngoài ra còn có một số thể tiểu đường khác: gây ra do các bệnh lý tụy ngoại tiết, bệnh nội tiết, do uống thuốc và hóa chất, một số hội chứng rối loạn gen. Bạn bị tiểu đường không rõ là ở thể nào. Nhưng việc chữa trị chung nhằm mục đích: – Kiểm soát đường huyết đạt mục tiêu và bền vững mà không gây hạ đường huyết. – Điều trị và ngăn ngừa các biến chứng. Các thuốc chữa trị bệnh tiểu đường gồm: – Insulin: Chỉ định bắt buộc với tiểu đường týp 1; tiểu đường týp 2 đã được chữa trị phối hợp với các thuốc uống nhưng không thấy kết quả; tiểu đường ở phụ nữ mang thai. Lựa chọn dạng, phân chia liều tùy thuộc mức độ hoạt động và cách sống của bệnh nhân. Biến chứng của chữa trị Insulin: Hạ đường huyết, dị ứng, loạn dưỡng mỡ do insulin. – Thuốc hạ đường huyết: Được chỉ định sau khi chế độ ăn và vận động thể lực bị thất bại trong kiểm soát đường huyết, sử dụng thuốc luôn kèm với chế độ ăn và vận động thể lực. + Các sulfonylurea: tolbutamid, clopropamid, glyburid, glipizid, gliclazid… + Các biguanid: metformin. + Các meglitinide: repaglinide, nateglinide. + Các thiazolidinedion: rosiglitazon, pioglitation, ciglitatio. + Các chất ức chế alpha- glucosidase: acarbose, miglitol. + Chất đồng vận GLP-1: Exenatide. + Nhóm gliptins ức chế men dipeptidyl peptidase IV (DPP-IV): sitagliptin, linagliptin, vildagliptin, saxaglipitin. Việc sử dụng thuốc để chữa trị cần tuần thủ theo chỉ định của bác sĩ. Ngoài việc uống thuốc, bạn cũng có thể áp dụng các phương pháp chữa trị không uống thuốc như: – Chế độ ăn: Nhu cầu năng lượng cần được điều chỉnh để đạt và duy trì cân nặng lý tưởng, tùy thuộc giới, tuổi, hoạt động thể lực, lối sống bệnh nhân. + Tiểu đường týp 1: chế độ ăn phải tính đủ calo để duy trì cân nặng hợp lý và phù hợp với số lần, loại insulin đưa hàng ngày. + Tiểu đường týp 2 béo phì cần chế độ ăn giảm cân, ăn ít calo (Nữ giới 1000 – 1200 Kcal/ngày, nam giới 1200 – 1600 Kcal/ngày) + Chế độ ăn ít béo, nhiều chất xơ, đảm bảo đủ vitamin, khoáng, carbonhydrat chiếm khoảng 45 – 65% tổng số calo/ngày. + Giảm cân vừa phải đã được chứng minh là giảm nguy cơ tim mạch, cũng như hạn chế sự tiến triển xấu của tiểu đường. Phương pháp chính để giảm cân là thay đổi lối sống. Nên giảm từ từ, khoảng 0,45 – 0,91 kg/tuần. – Vận động thể lực: Luyện tập rất cần thiết đối với bệnh nhân tiểu đường, đặc biệt là týp 2, vì luyện tập giúp giảm cân, giảm kháng insulin, cải thiện dung nạp glucose và cải thiện nồng độ lipid máu, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Luyện tập tùy lứa tuổi và tình trạng tim mạch bệnh nhân. Khởi đầu với người ít vận động nên bắt đầu với đi bộ, bơi lội, và đi xe đạp. Đồng thời, làm vườn và dọn dẹp nhà cửa cũng rất tốt. Nên hoạt động ngoài trời mỗi ngày 30 phút. – Kiểm soát đường huyết: Định lượng đường huyết thường xuyên để điều chỉnh liều thuốc cho phù hợp. Chúc bạn khỏe mạnh! [SIZE=5][B]Ăn uống với bệnh tiểu đường[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: Giấu tên Chào bác sĩ! Bệnh nhân tiểu đường có được dùng mật ong uống với dấm táo mèo không? Em cảm ơn! [SIZE=3][B]Bác sĩ Nguyễn Vũ Cẩm Tú[/B][/SIZE] Chào bạn. Bệnh tiểu đường, còn gọi là bệnh đái tháo đường là một bệnh rối loạn chuyển hóa cacbohydrat khi hoóc môn insulin của tụy bị thiếu hay giảm ảnh hưởng trong cơ thể, triệu chứng bằng mức đường trong máu luôn cao; trong giai đoạn mới phát thường làm bệnh nhân đi tiểu nhiều, tiểu ban đêm và do đó làm khát nước. Bệnh tiểu đường có 2 dạng: Tiểu đường tuýp 1 thường xảy ra ở người trẻ (dưới 40 tuổi), hay bắt đầu vào khoảng tuổi 14. Thể bệnh này có lẽ do di truyền, tuy nhiên chưa xác định được cụ thể gen gây bệnh. Nếu có bố, mẹ, hay anh chị em ruột mang bệnh tiểu đường loại này thì khả năng để một em bé trong gia đình bị bệnh là 5-10%. Nguyên nhân của tiểu đường tuýp 2 là do tuyến tụy không tiết đủ insulin. Triệu chứng của bệnh thường đột ngột, có khi trong vòng vài ngày. Người bệnh đi tiểu luôn, lúc nào cũng khát nước, ăn uống nhiều vì ngon miệng, nhưng vẫn xuống cân. Thử máu thấy lượng đường quá cao trong máu. Đo lượng insulin trong máu, thấy chất insulin trong máu người bệnh rất thấp hoặc không có có insulin gì cả. Lý do tuyến tụy không tiết đủ insulin còn chưa ai biết rõ. Giả thuyết phổ biến là do di truyền nên các tế bào beta của tụy bị suy yếu, vì một tác nhân nào đó ảnh hưởng khiến những tế bào này bị tổn thương không còn khả năng tiết ra insulin. Cách chữa trị duy nhất cho bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 là tiêm chất insulin để thay thế cho chất insulin không thấy đủ trong cơ thể. Bệnh tiểu đường tuýp 2: Tiểu đường tuýp 2 thường xảy ra ở người trên tuổi 40. 80% số người bị bệnh tiểu đường loại này bị thừa cân, béo phì. Trong bệnh tiểu đường tuýp 2 bệnh nhân vẫn sản sinh đủ insulin, nhưng trên mặt các tế bào mỡ của những người bị tiểu đường loại 2 không thấy đủ những chỗ tiếp nhận để insulin có thể bám vào để ảnh hưởng, đưa đường từ ngoài máu vào bên trong tế bào. Do đó cơ chế chính gây tiểu đường tuýp 2 là do các tế bào mỡ thiếu những chỗ tiếp nhận insulin, và cách chữa trị hàng đầu là giảm cân. Ngoài ra còn một dạng bệnh tiểu đường nữa gọi là tiểu đường thai nghén, xảy ra ở phụ nữ mang thai do thay đổi nội tiết trong thời kỳ thai nghén. Bệnh sẽ giảm đi sau khi sinh. Do lí do và cơ chế gây bệnh của các thể bệnh tiểu đường khác nhau, do đó việc chữa trị cũng không giống nhau. Trong thư không rõ bạn muốn nói đến bệnh tiểu đường loại nào do đó rất khó giải đáp cụ thể. Táo mèo, còn gọi là bắc sơn tra, nam sơn tra, dã sơn tra, aubepine. Tên khoa học là Crataegus cuneara Sied.et Zucc. Trong Đông y sơn tra là vị thuốc có vị chua, ngọt tính ôn vào ba kinh tỳ, vị và can, có tác dụng kiện tì tiêu thực. Trong các tài liệu cổ còn ghi sơn tra phá được khí, hành ứ hoá đờm rãi, giải độc được cá, lở sơn, chữa tả lỵ, trị tích khối, huyết khối, giảm đau, đồng thời ghi chú rằng “Ăn nhiều sơn tra thì hao khí hại răng, những người gầy còm, có chứng hư chớ ăn…” Từ những công năng này mà dấm táo mèo được cho là có tác dụng với người bệnh tiểu đường tuýp 2, chủ yếu là nhờ tác dụng giảm cân, giảm mỡ máu, giàm triglyceride và cholesterol trong máu. Tuy nhiên đây chỉ là phương thuốc hỗ trợ cho việc chữa trị chứ không trị được lí do. Ngoài ra vì người bị tiểu đường nói chung nên hạn chế các loại đồ ngọt, do đó không nên uống dấm táo mèo cùng với mật ong. Bệnh tiểu đường nếu không được kiểm soát tốt dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Do đó tốt nhất người bệnh nên đi khám và chữa trị ở cơ sở chuyên khoa nội tiết. Chúc bạn khỏe! [SIZE=5][B]Uống nhiều nước ngọt có bị tiểu đường không?[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: Giấu tên Thưa bác sĩ! Bệnh tiểu đường là do tế bào Beta tuyến tụy có vấn đề. Vậy cho em hỏi người chưa bị tiểu đường mà hay uống nước ngọt đóng chai khoảng 2l mỗi tuần thì có tự sinh ra bệnh tiểu đường không? Cảm ơn bác sĩ! [SIZE=3][B]Bác sĩ Vũ Thị Lừu[/B][/SIZE] Chào bạn! Bệnh tiểu đường là một trong những lí do gây tử vong hàng đầu ở nhiều quốc gia. Theo thống kê cư 10 người mắc tiểu đường thì có tới 9 người mắc tiểu đường type 2. Ngoài yếu tố di truyền thì lí do thừa cân, béo phì, lười vận động góp phần làm tăng tỷ lệ số người mắc phải tiểu đường type 2. Bệnh tiểu đường type 2 về cơ bản là bệnh lý mà khi tuyến tụy không sản xuất đủ Insulin hoặc khi cơ thể tự kháng với Insulin được sản xuất. Có rất nhiều các lí do khác nhau gây nên bệnh lý này. Một trong những lí do phổ biến là do: Béo phì, ăn quá nhiều chất béo, ngồi làm việc quá nhiều, uống nhiều bia rượu, người cao tuổi, người có tiền sử rối loạn dung nạp Glucose… Nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh tiểu đường type 2 có thể gây ra những biến chứng rất nguy hiểm như: Giảm khả năng chăn gối, suy thận cấp, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, mù mắt, hoại tử… Yếu tố nguy cơ tiểu đường type 2. Dưới đây là những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 cao: Tuổi > 45 Người có BMI = 23, vòng eo > 90 cm (nam), > 80 cm (nữ) Người có người thân (bố, mẹ, anh, chị, em ruột đã mắc bệnh đái tháo đường) Người có tiền sử sản khoa đặc biệt (thai chết lưu, xảy thai, đái tháo đường thai nghén, đẻ con to ≥ 4kg) Tăng huyết áp vô căn ( ≥ 140/90 mmHg) Người có tiền sử rối loạn dung nạp glucose hoặc rối loạn đường huyết lúc đói Người có bệnh mạch vành hoặc đột quỵ Tăng Triglyceride (mỡ) máu Chế độ ăn nhiều chất béo Uống nhiều rượu Ngồi nhiều Béo phì hoặc thừa cânf Stress: Khi bị stress cơ thể sẽ đáp ứng bằng cách sản xuất nhiều Hormone để chống stress, nhưng những Hormone này cũng làm Insulin hoạt động không hiệu quả. Bạn hỏi người chưa bị tiểu đường mà hay uống nước ngọt đóng chai khoảng 2l mỗi tuần thì có tự sinh ra bệnh tiểu đường không. Như trên bạn đã biết các yếu tố nguy cơ gây nên bệnh tiểu đường trong đó có vấn đề ăn quá nhiều chất béo. Do đó bạn không nên uống quá nhiều đồ ngọt như vậy. Nhưng đó cũng chỉ là một lý do nên có thể gây bệnh hay không còn phụ thuộc vào chuyển hóa của cơ thể bạn và cách uống như thế nào. Nếu bạn uống chia nhỏ số nước ngọt đó ra nhiều bữa và đều trong cả tuần thì có thể không sao cả với điều kiện bạn không thấy các yếu tố nguy cơ gây bệnh tiểu đường ở trên. Còn nếu như bạn có một trong các yếu tố nguy cơ trên thì không nên uống nhiều như vậy. Khi đó có thể gây nên bệnh tiểu đường. Chúc bạn mạnh khỏe! [SIZE=5][B]Uống nhiều nước đường có bị tiểu đường không?[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: Giấu tên Chào bác sĩ! Mùa hè nắng nóng cháu vừa làm việc vừa uống nước chanh đường đá cả ngày mà không uống nước gì khác như vậy có tốt cho sức khỏe không? Cháu nghe người ta nói uống nhiều như vậy hay bị bệnh tiểu đường có đúng như vậy không. Cháu xin cảm ơn bác sĩ ạ! [SIZE=3][B]Bác sĩ Vũ Thị Lừu[/B][/SIZE] Chào bạn! Việc ăn nhiều đường là tạo ra nguy cơ cho bệnh xuất hiện. Khi ăn đồ ngọt, đường hấp thu vào máu rất nhanh, đường huyết tăng đột ngột khiến tụy phải hoạt động nhiều, giải phóng Insulin để điều chỉnh đường huyết. Nếu sự việc này diễn ra liên tục, tụy sẽ mệt mỏi, suy giảm chức năng, khi đó bệnh tiểu đường rất có thể sẽ xuất hiện. Do vậy, bạn nên uống vừa phải và nên chia nhỏ lượng uống mỗi lần nhất là khi bạn có thêm một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ như sau: Có BMI = 23, vòng eo > 90 cm (nam), > 80 cm (nữ) Có người thân (bố, mẹ, anh, chị, em ruột đã mắc bệnh đái tháo đường) Có tiền sử sản khoa đặc biệt (thai chết lưu, xảy thai, đái tháo đường thai nghén, đẻ con to ≥ 4kg) Tăng huyết áp vô căn ( ≥ 140/90 mmHg) Có tiền sử rối loạn dung nạp glucose hoặc rối loạn đường huyết lúc đói Có bệnh mạch vành hoặc đột quỵ Tăng triglyceride (mỡ) máu Chế độ ăn nhiều chất béo Uống nhiều rượu Ngồi nhiều Béo phì hoặc thừa cân Stress: Khi bị stress cơ thể sẽ đáp ứng bằng cách sản xuất nhiều hormone để chống stress, nhưng những hormone này cũng làm insulin hoạt động không hiệu quả. Chúc bạn mạnh khỏe! [RIGHT]Theo ViCare[/RIGHT] [/QUOTE]
Xem thử
Tên
Mã xác nhận
Trả lời
Trang chủ
Tư Vấn
BÁC SỸ TRỰC TUYẾN TƯ VẤN
HỎI BÁC SỸ
Nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường
Top
Dưới