Menu
Trang chủ
Tư Vấn
Bài viết mới
Tìm chủ đề
Mới!
Bài viết mới
Tài liệu mới
Trạng thái mới
Hoạt động mới nhất
Tài liệu
Latest reviews
Tìm Tài liệu
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Trạng thái mới
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Chat
0
Tư Vấn
Đăng nhập
Đăng ký
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Bài viết mới
Tìm chủ đề
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Menu
Trả lời chủ đề
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
Trang chủ
Tư Vấn
BÁC SỸ TRỰC TUYẾN TƯ VẤN
HỎI BÁC SỸ
Những thắc mắc về hậu đau răng sau khi chữa các bệnh về răng miệng
Nội dung
<p>[QUOTE="Hỏi Đáp Bác Sỹ, post: 41107, member: 11284"]</p><p>Khi đã điều trị xong các bệnh về răng miệng chúng ta vẫn có thể gặp phải tình trạng răng đau và ê buốt. Có nên lo lắng và cần làm gì để đẩy lùi tình trạng này? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết.</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Tại sao trám răng sứ về lại đau?</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: Ksduonganh</p><p></p><p>Chào bác sĩ.</p><p></p><p>Sau khi em đi trám răng sứ về thì em có hiện tượng đau nhức liên tục tại khu vực răng chụp, nhất là lúc đi ngủ. Tối thì đau ê buốt, tác động cả lên vùng tai. Em dùng thuốc Paracetamol thì hết đau ngay. Em sử dụng liên tục thuốc giảm đau kéo dài thì có tác động gì đến sức khoẻ không? Mong bác sĩ cho em biết.</p><p></p><p>Cảm ơn bác sĩ!</p><p></p><p><span style="font-size: 12px"><strong>Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào bạn.</p><p></p><p>Thông thường lí do gây đau nhức sau trám răng là do quy trình trám không đúng kỹ thuật, đặc biệt tình huống răng sâu hay tủy viêm không được chữa trị triệt để. Đôi khi có thể do vật liệu trám gây kích ứng lên tủy làm cho cơn đau có thể trở nên trầm trọng. Vì vậy bạn nên quay lại nha sĩ để kiểm tra và giải quyết. Không nên uống thuốc giảm đau dài ngày có thể gây tác hại cho dạ dày, gan thận…</p><p></p><p>Chúc bạn sống khỏe!</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Răng đau buốt sau khi lấy tủy nên làm gì?</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: Giấu tên</p><p></p><p>Chào bác sĩ!</p><p></p><p>Em năm nay 21 tuổi. Em đang chữa trị lấy tủy răng để bọc răng sứ vì răng em bị mẻ. Em đã lấy được 6, 7 lần nhưng răng vẫn đau khi nhai trúng thức ăn hoặc lấy tay ấn xuống. Liệu răng em có bị nhiễm trùng không hay do nha sĩ kỹ thuật không tốt? Giờ mỗi lần em đi lấy tủy đều rất sợ vì quá đau, mỗi lần lấy đều đau hơn. Em đã trả hết tiền rồi nên em không dám đi nơi khác. Mong bác sĩ giải đáp giúp em.</p><p></p><p>Cám ơn bác sĩ!</p><p></p><p><span style="font-size: 12px"><strong>Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào em!</p><p></p><p>Điều trị tủy là lấy bỏ phần tủy răng, là một mô nhỏ dạng sợi ở chính giữa răng. Sau khi lấy hết mô tủy bị hủy hoại,bị bệnh hay chết, khoảng trống còn lại được làm sạch, tạo dạng và trám bít lại. Thủ thuật này nhằm bít kín ống tủy. Nhiều năm về trước, những răng có tủy bị bệnh hay bị thương đều phải nhổ bỏ. Ngày nay, chữa trị tủy giúp cứu giữ được nhiều răng mà lẽ ra trước đây phải nhổ bỏ. Quá trình chữa trị tủy gồm nhiều giai đoạn, đòi hỏi em phải đến phòng nha với nhiều lần hẹn, điều này còn tùy thuộc vào tình trạng răng của em. Các bước gồm có:</p><p></p><p>Trước hết là mở tủy từ mặt sau của các răng trước, hay mặt nhai của các răng cối nhỏ và răng cối lớn.</p><p></p><p>Sau khi lấy hết tủy bệnh, buồng tủy và ống tủy được làm sạch, làm rộng và tạo dạng để chuẩn bị trám bít.</p><p></p><p>Nếu cần nhiều hơn 1 lần hẹn, bác sĩ sẽ đặt miếng trám tạm trên thân răng hở để bảo vệ răng giữa các lần hẹn.</p><p></p><p>Miếng trám tạm được tháo bỏ và buồng tủy và ống tủy được trám bít vĩnh viễn. Một vật liệu thuôn, bằng cao su được gọi là Gutta-percha được chèn vào trong từng ống tủy, và thông thường được hàn chặt vào đó bằng xi măng. Có khi một que kim loại hay nhựa được đặt vào ống tủy để nâng đỡ cấu trúc răng.</p><p></p><p>Bước cuối cùng, một mão răng thường được đặt lên trên thân răng đã được chữa trị tủy để phục hồi lại hình dáng tự nhiên của răng. Nếu phần răng đã vỡ quá lớn thì có thể phải đặt chốt để gia cố trước khi bọc mão.</p><p></p><p>Việc lấy tủy răng đối với nha khoa hiện đại đã giảm đau đớn đi rất nhiều, thuốc gây tê cục bộ trong quá trính lấy tủy răng sẽ khiến cho người bệnh mất cảm giác, vùng miệng hoàn toàn chỉ cảm thấy tê cứng, việc lấy tủy răng thường chỉ cần hoàn tất trong 1 đến 2 lần. Em đã lấy tủy răng đến 6, 7 lần nhưng răng vẫn đau khi nhai, mồi lần lấy đều đau hơn. Tốt nhất em nên đến chữa trị ở các chuyên khoa Răng – Hàm – Mặt uy tín ở các bệnh viện lớn, tránh các biến chứng do thủ thuật của nha sĩ và cảm giác đau đớn khó chịu cho bản thân.</p><p></p><p>Chúc em sớm khỏi bệnh!</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Đã hàn răng sâu nhưng vẫn bị đau là sao?</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: Uyên Cherry</p><p></p><p>Cháu chào bác sĩ.</p><p></p><p>Cháu 14 tuổi, cháu bị sâu chiếc răng số 6. Cháu đi nha sĩ hàn thì vài ngày sau bị đau. Cháu đến kiểm tra lại thì bác sĩ nói răng cháu sâu nặng phải điều chỉnh tủy. Sau đó cháu nghe theo bác sĩ chữa trị. Đã chữa trị được 3 lần. Nhưng cái răng đó của cháu rất đau. Chỉ cần động vào là đau và lung lay nhẹ. Bác sĩ cho cháu hỏi bị như vậy là do thuốc hay do lý do nào ạ?</p><p></p><p>Cảm ơn bác sĩ!</p><p></p><p><span style="font-size: 12px"><strong>Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào cháu!</p><p></p><p>Cháu bị sâu răng số 6, đã đi hàn răng nhưng vài ngày sau cháu bị đau và đến bác sĩ kiểm tra lại. Hiện tại cháu đã chữa trị tủy 3 lần nhưng răng còn đau và lung lay nhẹ. Cháu thân mến, qua mô tả của cháu có thể thấy rằng cháu không những bị sâu răng mà cháu bị viêm tủy răng, tức là tổn thương đã qua lớp men răng, ngà răng tấn công vào tủy gây viêm tủy. Vì vậy, khi hàn răng mà chưa chữa trị tủy thì răng sẽ bị đau. Vì vậy cháu cần phải chữa trị diệt tủy trước, bác sĩ sẽ đạt thuốc vào trong ống tủy răng làm chết tủy để răng không còn bị đau nữa, khi răng còn đau tức là chưa diệt tủy được hoàn toàn, cháu cần tiếp tục chữa trị theo hẹn của bác sĩ. Sau khi đã diệt tủy răng, khi đó mới tiến hành hàn răng lại. Hiện tại răng cháu có lung lay, điều đó chứng tỏ có viêm quanh răng. Cháu cần chú ý vệ sinh răng miệng sạch sẽ, kiểm tra và tái khám, chữa trị theo hẹn của bác sĩ chuyên khoa.</p><p></p><p>Chúc cháu mạnh khỏe!</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Bị đau sau khi nhổ răng 48, phải làm sao?</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: Quốc Trường</p><p></p><p>Thưa bác sĩ.</p><p></p><p>Em năm nay 25 tuổi, sau khi đi chụp X-quang bác sĩ kết luận răng 48 bị mọc lệch 90° và tiến hành xét nghiệm để nhổ. Trong quá trình nhổ bác sĩ bảo sẽ để lại hai chân vì nó nằm sâu trong góc xương hàm nên khó nhổ ra và không muốn gây thêm tổn thương. Bác sĩ dặn không sao vì sau một vào năm chân răng sẽ từ từ đẩy lên khi đó sẽ lấy ra rất dễ dàng. Vì đau quá nên em phải nhập viện tiêm kháng sinh 1 tuần để tránh viêm nhiễm. Đến nay đã được nửa tháng bác sĩ kiểm tra và không có phát hiện của sự viêm nhiễm nhưng em vẫn rất đau. Vẫn có thể há to miệng và nhai nhẹ nhưng em luôn bị đau giật lên đầu. Ngày nào em cũng phải dùng thuốc giảm đau 5 lần để ăn uống. Em đang rất lo lắng bác sĩ cho em lời khuyên.</p><p></p><p>Em xin cảm ơn!</p><p></p><p><span style="font-size: 12px"><strong>Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào bạn!</p><p></p><p>Nhổ răng dễ và thông thường sẽ không đau nhiều, tuy nhiên khi nhổ răng khó, các mô nướu và xương ổ bị chấn thương nhiều, lúc đó sau nhổ răng bệnh nhân sẽ cảm thấy đau hơn bình thường. Ngoài ra, sau nhổ răng nếu xương ổ răng khô, nghĩa là vết thương chảy máu ít, không có cục máu đông, xương ổ nơi nhổ răng trống hóc, tình huống này bệnh nhân đau rất nhiều đôi khi dữ dội, chuyên môn gọi là viêm khớp khô. Trường hợp của bạn khi để lại chân răng, bạn cũng có thể bị đau dữ dội nếu bác sĩ chưa triệt tủy tốt. Bạn nên đến cơ sở Nha khoa uy tín để kiểm tra lại và chữa trị dứt cơn đau.</p><p></p><p>Chúc bạn sớm khỏi bệnh!</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Bị đau xung quanh vùng bọc răng là sao?</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: Giấu tên</p><p></p><p>Chào bác sĩ.</p><p></p><p>Bác sĩ cho cháu hỏi, cháu đi bọc răng được 2 năm rồi nhưng bây giờ cháu bị đau xung quanh vùng răng đó. Như vậy cháu bị làm sao?</p><p></p><p>Cám ơn bác sĩ.</p><p></p><p><span style="font-size: 12px"><strong>Bác sĩ Nguyễn Thị Vân</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào cháu!</p><p></p><p>Cháu không nói rõ lý do cháu bọc răng, răng cháu bọc đó đã chữa tủy hay chưa, vì vậy cháu nên đi khám Răng – Hàm – Mặt, chụp X-quang để đánh giá tình trạng cuống răng, chẩn đoán chính xác và chữa trị kịp thời.</p><p></p><p>Chúc cháu sức khỏe!</p><p></p><p></p><p style="text-align: right">Theo ViCare</p><p>[/QUOTE]</p>
[QUOTE="Hỏi Đáp Bác Sỹ, post: 41107, member: 11284"] Khi đã điều trị xong các bệnh về răng miệng chúng ta vẫn có thể gặp phải tình trạng răng đau và ê buốt. Có nên lo lắng và cần làm gì để đẩy lùi tình trạng này? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết. [SIZE=5][B]Tại sao trám răng sứ về lại đau?[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: Ksduonganh Chào bác sĩ. Sau khi em đi trám răng sứ về thì em có hiện tượng đau nhức liên tục tại khu vực răng chụp, nhất là lúc đi ngủ. Tối thì đau ê buốt, tác động cả lên vùng tai. Em dùng thuốc Paracetamol thì hết đau ngay. Em sử dụng liên tục thuốc giảm đau kéo dài thì có tác động gì đến sức khoẻ không? Mong bác sĩ cho em biết. Cảm ơn bác sĩ! [SIZE=3][B]Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa[/B][/SIZE] Chào bạn. Thông thường lí do gây đau nhức sau trám răng là do quy trình trám không đúng kỹ thuật, đặc biệt tình huống răng sâu hay tủy viêm không được chữa trị triệt để. Đôi khi có thể do vật liệu trám gây kích ứng lên tủy làm cho cơn đau có thể trở nên trầm trọng. Vì vậy bạn nên quay lại nha sĩ để kiểm tra và giải quyết. Không nên uống thuốc giảm đau dài ngày có thể gây tác hại cho dạ dày, gan thận… Chúc bạn sống khỏe! [SIZE=5][B]Răng đau buốt sau khi lấy tủy nên làm gì?[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: Giấu tên Chào bác sĩ! Em năm nay 21 tuổi. Em đang chữa trị lấy tủy răng để bọc răng sứ vì răng em bị mẻ. Em đã lấy được 6, 7 lần nhưng răng vẫn đau khi nhai trúng thức ăn hoặc lấy tay ấn xuống. Liệu răng em có bị nhiễm trùng không hay do nha sĩ kỹ thuật không tốt? Giờ mỗi lần em đi lấy tủy đều rất sợ vì quá đau, mỗi lần lấy đều đau hơn. Em đã trả hết tiền rồi nên em không dám đi nơi khác. Mong bác sĩ giải đáp giúp em. Cám ơn bác sĩ! [SIZE=3][B]Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa[/B][/SIZE] Chào em! Điều trị tủy là lấy bỏ phần tủy răng, là một mô nhỏ dạng sợi ở chính giữa răng. Sau khi lấy hết mô tủy bị hủy hoại,bị bệnh hay chết, khoảng trống còn lại được làm sạch, tạo dạng và trám bít lại. Thủ thuật này nhằm bít kín ống tủy. Nhiều năm về trước, những răng có tủy bị bệnh hay bị thương đều phải nhổ bỏ. Ngày nay, chữa trị tủy giúp cứu giữ được nhiều răng mà lẽ ra trước đây phải nhổ bỏ. Quá trình chữa trị tủy gồm nhiều giai đoạn, đòi hỏi em phải đến phòng nha với nhiều lần hẹn, điều này còn tùy thuộc vào tình trạng răng của em. Các bước gồm có: Trước hết là mở tủy từ mặt sau của các răng trước, hay mặt nhai của các răng cối nhỏ và răng cối lớn. Sau khi lấy hết tủy bệnh, buồng tủy và ống tủy được làm sạch, làm rộng và tạo dạng để chuẩn bị trám bít. Nếu cần nhiều hơn 1 lần hẹn, bác sĩ sẽ đặt miếng trám tạm trên thân răng hở để bảo vệ răng giữa các lần hẹn. Miếng trám tạm được tháo bỏ và buồng tủy và ống tủy được trám bít vĩnh viễn. Một vật liệu thuôn, bằng cao su được gọi là Gutta-percha được chèn vào trong từng ống tủy, và thông thường được hàn chặt vào đó bằng xi măng. Có khi một que kim loại hay nhựa được đặt vào ống tủy để nâng đỡ cấu trúc răng. Bước cuối cùng, một mão răng thường được đặt lên trên thân răng đã được chữa trị tủy để phục hồi lại hình dáng tự nhiên của răng. Nếu phần răng đã vỡ quá lớn thì có thể phải đặt chốt để gia cố trước khi bọc mão. Việc lấy tủy răng đối với nha khoa hiện đại đã giảm đau đớn đi rất nhiều, thuốc gây tê cục bộ trong quá trính lấy tủy răng sẽ khiến cho người bệnh mất cảm giác, vùng miệng hoàn toàn chỉ cảm thấy tê cứng, việc lấy tủy răng thường chỉ cần hoàn tất trong 1 đến 2 lần. Em đã lấy tủy răng đến 6, 7 lần nhưng răng vẫn đau khi nhai, mồi lần lấy đều đau hơn. Tốt nhất em nên đến chữa trị ở các chuyên khoa Răng – Hàm – Mặt uy tín ở các bệnh viện lớn, tránh các biến chứng do thủ thuật của nha sĩ và cảm giác đau đớn khó chịu cho bản thân. Chúc em sớm khỏi bệnh! [SIZE=5][B]Đã hàn răng sâu nhưng vẫn bị đau là sao?[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: Uyên Cherry Cháu chào bác sĩ. Cháu 14 tuổi, cháu bị sâu chiếc răng số 6. Cháu đi nha sĩ hàn thì vài ngày sau bị đau. Cháu đến kiểm tra lại thì bác sĩ nói răng cháu sâu nặng phải điều chỉnh tủy. Sau đó cháu nghe theo bác sĩ chữa trị. Đã chữa trị được 3 lần. Nhưng cái răng đó của cháu rất đau. Chỉ cần động vào là đau và lung lay nhẹ. Bác sĩ cho cháu hỏi bị như vậy là do thuốc hay do lý do nào ạ? Cảm ơn bác sĩ! [SIZE=3][B]Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường[/B][/SIZE] Chào cháu! Cháu bị sâu răng số 6, đã đi hàn răng nhưng vài ngày sau cháu bị đau và đến bác sĩ kiểm tra lại. Hiện tại cháu đã chữa trị tủy 3 lần nhưng răng còn đau và lung lay nhẹ. Cháu thân mến, qua mô tả của cháu có thể thấy rằng cháu không những bị sâu răng mà cháu bị viêm tủy răng, tức là tổn thương đã qua lớp men răng, ngà răng tấn công vào tủy gây viêm tủy. Vì vậy, khi hàn răng mà chưa chữa trị tủy thì răng sẽ bị đau. Vì vậy cháu cần phải chữa trị diệt tủy trước, bác sĩ sẽ đạt thuốc vào trong ống tủy răng làm chết tủy để răng không còn bị đau nữa, khi răng còn đau tức là chưa diệt tủy được hoàn toàn, cháu cần tiếp tục chữa trị theo hẹn của bác sĩ. Sau khi đã diệt tủy răng, khi đó mới tiến hành hàn răng lại. Hiện tại răng cháu có lung lay, điều đó chứng tỏ có viêm quanh răng. Cháu cần chú ý vệ sinh răng miệng sạch sẽ, kiểm tra và tái khám, chữa trị theo hẹn của bác sĩ chuyên khoa. Chúc cháu mạnh khỏe! [SIZE=5][B]Bị đau sau khi nhổ răng 48, phải làm sao?[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: Quốc Trường Thưa bác sĩ. Em năm nay 25 tuổi, sau khi đi chụp X-quang bác sĩ kết luận răng 48 bị mọc lệch 90° và tiến hành xét nghiệm để nhổ. Trong quá trình nhổ bác sĩ bảo sẽ để lại hai chân vì nó nằm sâu trong góc xương hàm nên khó nhổ ra và không muốn gây thêm tổn thương. Bác sĩ dặn không sao vì sau một vào năm chân răng sẽ từ từ đẩy lên khi đó sẽ lấy ra rất dễ dàng. Vì đau quá nên em phải nhập viện tiêm kháng sinh 1 tuần để tránh viêm nhiễm. Đến nay đã được nửa tháng bác sĩ kiểm tra và không có phát hiện của sự viêm nhiễm nhưng em vẫn rất đau. Vẫn có thể há to miệng và nhai nhẹ nhưng em luôn bị đau giật lên đầu. Ngày nào em cũng phải dùng thuốc giảm đau 5 lần để ăn uống. Em đang rất lo lắng bác sĩ cho em lời khuyên. Em xin cảm ơn! [SIZE=3][B]Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa[/B][/SIZE] Chào bạn! Nhổ răng dễ và thông thường sẽ không đau nhiều, tuy nhiên khi nhổ răng khó, các mô nướu và xương ổ bị chấn thương nhiều, lúc đó sau nhổ răng bệnh nhân sẽ cảm thấy đau hơn bình thường. Ngoài ra, sau nhổ răng nếu xương ổ răng khô, nghĩa là vết thương chảy máu ít, không có cục máu đông, xương ổ nơi nhổ răng trống hóc, tình huống này bệnh nhân đau rất nhiều đôi khi dữ dội, chuyên môn gọi là viêm khớp khô. Trường hợp của bạn khi để lại chân răng, bạn cũng có thể bị đau dữ dội nếu bác sĩ chưa triệt tủy tốt. Bạn nên đến cơ sở Nha khoa uy tín để kiểm tra lại và chữa trị dứt cơn đau. Chúc bạn sớm khỏi bệnh! [SIZE=5][B]Bị đau xung quanh vùng bọc răng là sao?[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: Giấu tên Chào bác sĩ. Bác sĩ cho cháu hỏi, cháu đi bọc răng được 2 năm rồi nhưng bây giờ cháu bị đau xung quanh vùng răng đó. Như vậy cháu bị làm sao? Cám ơn bác sĩ. [SIZE=3][B]Bác sĩ Nguyễn Thị Vân[/B][/SIZE] Chào cháu! Cháu không nói rõ lý do cháu bọc răng, răng cháu bọc đó đã chữa tủy hay chưa, vì vậy cháu nên đi khám Răng – Hàm – Mặt, chụp X-quang để đánh giá tình trạng cuống răng, chẩn đoán chính xác và chữa trị kịp thời. Chúc cháu sức khỏe! [RIGHT]Theo ViCare[/RIGHT] [/QUOTE]
Xem thử
Tên
Mã xác nhận
Trả lời
Trang chủ
Tư Vấn
BÁC SỸ TRỰC TUYẾN TƯ VẤN
HỎI BÁC SỸ
Những thắc mắc về hậu đau răng sau khi chữa các bệnh về răng miệng
Top
Dưới