Menu
Trang chủ
Tư Vấn
Bài viết mới
Tìm chủ đề
Mới!
Bài viết mới
Tài liệu mới
Trạng thái mới
Hoạt động mới nhất
Tài liệu
Latest reviews
Tìm Tài liệu
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Trạng thái mới
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Chat
0
Tư Vấn
Đăng nhập
Đăng ký
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Bài viết mới
Tìm chủ đề
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Menu
Trả lời chủ đề
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
Trang chủ
Tư Vấn
BÁC SỸ TRỰC TUYẾN TƯ VẤN
HỎI BÁC SỸ
Tuyển chọn những thắc mắc hay nhất về hiện tượng sinh đôi
Nội dung
<p>[QUOTE="Hỏi Đáp Bác Sỹ, post: 41120, member: 11284"]</p><p>Sinh đôi hay còn gọi là đa thai hai được xác định có tỷ lệ xảy ra ở mức trung bình đối với phụ nữ châu Á. Những câu hỏi sau đây sẽ giải đáp thắc mắc của bạn xung quanh vấn đề này.</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Nang noãn phần phụ phải có 2 nang d =14 mm và d=14.8 mm có phải sinh đôi?</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: Lê Thùy Linh</p><p></p><p>Chào bác sĩ!</p><p></p><p>Thưa bác sĩ, chị gái tôi năm nay 33 tuổi, đi siêu âm theo dõi nang noãn phần phụ phải có 2 nang d=14 mm và d=14.8 mm. Như vậy có khả năng sinh đôi không ạ?</p><p></p><p>Cảm ơn bác sĩ!</p><p></p><p><span style="font-size: 12px"><strong>Bác sĩ Lê Huy Tuấn</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào bạn!</p><p></p><p>Rất khó để kết luận được vấn đề này bởi vì hai buồng trứng có rất nhiều nang noãn, nang nhỏ kích thước 3 đến 5 mm các nang lớn có kích thước lớn hơn, đến ngày rụng trứng thông thường chỉ có 1 nang phóng noãn thôi cũng có trường hợp hai hoặc nhiều nang phóng noãn. Chỉ khi nào có thai khám mới kết luận được.</p><p></p><p>Chúc bạn khỏe.</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Muốn sinh đôi phải làm sao?</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: Quynh Nga</p><p></p><p>Chào bác sĩ.</p><p></p><p>Bác sĩ ơi, em muốn sinh con đôi, vậy có cách nào để biết rụng 2 trứng hay 1 trứng không vậy?</p><p></p><p>Em cảm ơn bác sĩ.</p><p></p><p>Chào bạn.</p><p></p><p>Bạn quả là một người mẹ can đảm, nhiều người khi nghe bác sĩ thông báo có thai đôi rất hoang mang, lo lắng, còn bạn thì không.</p><p></p><p>Để có thể sinh đôi thì yếu tố di truyền là quan trọng và quyết định. Trong gia đình bạn đã từng có người sinh đôi (mẹ, dì, bà ngoại…) thì khả năng bạn sinh đôi là rất cao, nhưng cũng chỉ có một số trường hợp thành công mà thôi.</p><p></p><p>Bên cạnh yếu tố di truyền, thụ tinh trong ống nghiệm hoặc dùng các loại thuốc kích thích buồng trứng là biện pháp hỗ trợ giúp những ai muốn sinh con đôi.</p><p></p><p>Muốn nhận biết rụng trứng phải theo dõi qua siêu âm buồng trứng hàng ngày, từ lúc trứng còn nhỏ đến lúc trứng trưởng thành và phóng noãn.</p><p></p><p>Thân mến!</p><p></p><p>Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Tại sao sau “kế hoạch” bằng thuốc tránh thai dễ sinh đôi, sinh ba?</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: Phạm Hoài Nga</p><p></p><p>Thưa bác sĩ.</p><p></p><p>Có mấy người bạn tôi sau khi “kế hoạch” bằng thuốc tránh thai thì sinh đôi, có người sinh ba. Mọi người nói do tác động của thuốc tránh thai. Xin hỏi, có đúng vậy không?</p><p></p><p>Cảm ơn bác sĩ.</p><p></p><p>Chào bạn.</p><p></p><p>Nếu để sinh đẻ tự nhiên thì cũng khó có thể đánh giá được nhưng qua theo dõi sản phụ, các thầy thuốc Sản khoa thấy ở những người phụ nữ đã dùng thuốc tránh thai nội tiết lâu dài, đến khi ngừng thuốc để đẻ thì có tỷ lệ đẻ nhiều thai tăng lên. Điều này được giải thích do dùng thuốc tránh thai, buồng trứng bị ức chế không rụng trứng trong thời gian dài nên khi ngừng thuốc, buồng trứng hoạt động trở lại, có sự “bù trừ” khiến nhiều trứng cùng rụng một thời điểm.</p><p></p><p>Vì vậy, các thầy thuốc thường khuyên chị em đã dùng thuốc tránh thai nội tiết nay muốn sinh con thì nên ngừng thuốc một thời gian cho kinh nguyệt trở lại bình thường, tự nhiên khoảng vài ba chu kỳ trở lên hãy chủ động có thai sẽ an toàn hơn. Tất nhiên khi đã thôi không dùng thuốc tránh thai người phụ nữ này cần dùng biện pháp tránh thai khác không phải là thuốc nội tiết (ví dụ dùng bao cao su nam hoặc nữ).</p><p></p><p>Chúc bạn sức khỏe.</p><p></p><p>Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Vì sao 2 bé sinh đôi bị run chân tay khi vặn mình?</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: Bích Ngọc</p><p></p><p>Chào bác sĩ.</p><p></p><p>Con em 3 tháng tuổi, em sinh đôi và sinh thiếu tháng (34 tuần). Trong tháng đầu, 2 bé có biểu hiện khi vặn mình chân tay run lập bập. Em không biết vì sao, nhưng càng ngày biểu hiện đó càng nặng, chân tay run rất mạnh. Mỗi khi cho bé bú sữa, em nắm tay chân bé lại thì hết nhưng thả ra là run.</p><p></p><p>Như vậy có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bé không, thưa bác sĩ? Kính mong bác sĩ giúp em.</p><p></p><p>Xin chân thành cảm ơn.</p><p></p><p>Chào Bích Ngọc.</p><p></p><p>Chỉ với một vài thông tin về bé mà em trình bày qua thư, rất khó để bác sĩ biết hai bé của em đang mắc bệnh gì, nhất là khi bé của em còn quá nhỏ và sinh thiếu tháng nữa, nên sẽ có nhiều nguy cơ cho sức khỏe của bé hơn so với những bé sinh đủ tháng.</p><p></p><p>Ngoài ra, bác sĩ cũng không biết sau sinh bé của em phát triển như thế nào, ăn ngủ ra sao…?</p><p></p><p>Em nên đưa bé đến bệnh viện Nhi Đồng khám để bác sĩ có thể loại trừ các bệnh lý do thiếu vitamin D, canxi, magiê, hạ đường huyết, hạ thân nhiệt…, sau cùng mới nghĩ đến động kinh. Nhưng qua mô tả của em, bác sĩ ít nghĩ đến bệnh lý động kinh.</p><p></p><p>Chúc hai bé khỏe mạnh!</p><p></p><p>Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Thai sinh đôi một có tim một không tim, có cần làm giảm thai không?</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: H. Hậu</p><p></p><p>Chào bác sĩ!</p><p></p><p>Em mang thai đôi khoảng 7 tuần, đi khám bác sĩ kết luận một thai đã có tim thai, còn thai kia thì không. Bác sĩ hẹn 1 tháng nữa tái khám.</p><p></p><p>Hiện em rất lo lắng, nếu một tháng nữa thai kia không có tim thì sẽ bỏ hay làm như thế nào? Có phải làm thủ thuật giảm thai không ạ? Bỏ một thai hay phải bỏ cả hai thai? Nhờ bác sĩ tư vấn giúp.</p><p></p><p>Em xin cảm ơn!</p><p></p><p>Bạn Hậu thân mến!</p><p></p><p>Trước đây, khi chưa có siêu âm, để chẩn đoán một thai nhi mất ở sản phụ đa thai (sinh đôi, sinh ba…) thường phải kiểm tra bánh nhau sau khi sinh. Ngày nay, với sự sử dụng sớm siêu âm, mang song thai hay nhiều thai hơn có thể phát hiện được trong tam cá nguyệt đầu (3 tháng đầu thai kỳ). Qua siêu âm lập lại có thể phát hiện sự biến mất một thai trong song thai mà không cần phải chờ khảo sát bánh nhau sau sinh.</p><p></p><p>Trường hợp của bạn đã siêu âm thai ở tuần thứ 7, và xác định song thai nhưng chỉ có một thai có tim, còn một thai chưa có. Bạn cần siêu âm kiểm tra theo hẹn của bác sĩ. Nếu lần hai vẫn ghi nhận một thai có tim thì trong trường hợp này một thai đã mất và chỉ còn tồn tại một thai.</p><p></p><p>Hiện tượng mất một thai trong song thai không phải hiếm gặp. Ước tính có từ 21- 30% trường hợp mất một thai ở thai kỳ mang nhiều thai.</p><p></p><p>Khi hiện tượng mất một thai trong song thai xảy ra trong tam ca nguyệt đầu, người mẹ tiếp tục mang thai bình thường mà không cần can thiệp gì. Thai nhi còn lại thường phát triển tốt.</p><p></p><p>Nếu hiện tượng mất một thai trong song thai xảy ra ở tam cá nguyệt thứ 2 (3 tháng giữa thai kỳ), thai nhi còn lại có nguy cơ cao chậm phát triển trong tử cung và mẹ có nguy cơ sinh non, nhiễm trùng hay chảy máu.</p><p></p><p>Như vậy, nếu hiện tại bạn không có triệu chứng bất thường như đau bụng hay ra huyết âm đạo… thì an tâm theo dõi và chờ kết quả siêu âm lần kế tiếp. Khi có kết quả, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn những gì cần phải làm tiếp theo.</p><p></p><p>Chúc bạn khỏe!</p><p></p><p>Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com</p><p></p><p style="text-align: right">Theo ViCare</p><p>[/QUOTE]</p>
[QUOTE="Hỏi Đáp Bác Sỹ, post: 41120, member: 11284"] Sinh đôi hay còn gọi là đa thai hai được xác định có tỷ lệ xảy ra ở mức trung bình đối với phụ nữ châu Á. Những câu hỏi sau đây sẽ giải đáp thắc mắc của bạn xung quanh vấn đề này. [SIZE=5][B]Nang noãn phần phụ phải có 2 nang d =14 mm và d=14.8 mm có phải sinh đôi?[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: Lê Thùy Linh Chào bác sĩ! Thưa bác sĩ, chị gái tôi năm nay 33 tuổi, đi siêu âm theo dõi nang noãn phần phụ phải có 2 nang d=14 mm và d=14.8 mm. Như vậy có khả năng sinh đôi không ạ? Cảm ơn bác sĩ! [SIZE=3][B]Bác sĩ Lê Huy Tuấn[/B][/SIZE] Chào bạn! Rất khó để kết luận được vấn đề này bởi vì hai buồng trứng có rất nhiều nang noãn, nang nhỏ kích thước 3 đến 5 mm các nang lớn có kích thước lớn hơn, đến ngày rụng trứng thông thường chỉ có 1 nang phóng noãn thôi cũng có trường hợp hai hoặc nhiều nang phóng noãn. Chỉ khi nào có thai khám mới kết luận được. Chúc bạn khỏe. [SIZE=5][B]Muốn sinh đôi phải làm sao?[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: Quynh Nga Chào bác sĩ. Bác sĩ ơi, em muốn sinh con đôi, vậy có cách nào để biết rụng 2 trứng hay 1 trứng không vậy? Em cảm ơn bác sĩ. Chào bạn. Bạn quả là một người mẹ can đảm, nhiều người khi nghe bác sĩ thông báo có thai đôi rất hoang mang, lo lắng, còn bạn thì không. Để có thể sinh đôi thì yếu tố di truyền là quan trọng và quyết định. Trong gia đình bạn đã từng có người sinh đôi (mẹ, dì, bà ngoại…) thì khả năng bạn sinh đôi là rất cao, nhưng cũng chỉ có một số trường hợp thành công mà thôi. Bên cạnh yếu tố di truyền, thụ tinh trong ống nghiệm hoặc dùng các loại thuốc kích thích buồng trứng là biện pháp hỗ trợ giúp những ai muốn sinh con đôi. Muốn nhận biết rụng trứng phải theo dõi qua siêu âm buồng trứng hàng ngày, từ lúc trứng còn nhỏ đến lúc trứng trưởng thành và phóng noãn. Thân mến! Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com [SIZE=5][B]Tại sao sau “kế hoạch” bằng thuốc tránh thai dễ sinh đôi, sinh ba?[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: Phạm Hoài Nga Thưa bác sĩ. Có mấy người bạn tôi sau khi “kế hoạch” bằng thuốc tránh thai thì sinh đôi, có người sinh ba. Mọi người nói do tác động của thuốc tránh thai. Xin hỏi, có đúng vậy không? Cảm ơn bác sĩ. Chào bạn. Nếu để sinh đẻ tự nhiên thì cũng khó có thể đánh giá được nhưng qua theo dõi sản phụ, các thầy thuốc Sản khoa thấy ở những người phụ nữ đã dùng thuốc tránh thai nội tiết lâu dài, đến khi ngừng thuốc để đẻ thì có tỷ lệ đẻ nhiều thai tăng lên. Điều này được giải thích do dùng thuốc tránh thai, buồng trứng bị ức chế không rụng trứng trong thời gian dài nên khi ngừng thuốc, buồng trứng hoạt động trở lại, có sự “bù trừ” khiến nhiều trứng cùng rụng một thời điểm. Vì vậy, các thầy thuốc thường khuyên chị em đã dùng thuốc tránh thai nội tiết nay muốn sinh con thì nên ngừng thuốc một thời gian cho kinh nguyệt trở lại bình thường, tự nhiên khoảng vài ba chu kỳ trở lên hãy chủ động có thai sẽ an toàn hơn. Tất nhiên khi đã thôi không dùng thuốc tránh thai người phụ nữ này cần dùng biện pháp tránh thai khác không phải là thuốc nội tiết (ví dụ dùng bao cao su nam hoặc nữ). Chúc bạn sức khỏe. Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com [SIZE=5][B]Vì sao 2 bé sinh đôi bị run chân tay khi vặn mình?[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: Bích Ngọc Chào bác sĩ. Con em 3 tháng tuổi, em sinh đôi và sinh thiếu tháng (34 tuần). Trong tháng đầu, 2 bé có biểu hiện khi vặn mình chân tay run lập bập. Em không biết vì sao, nhưng càng ngày biểu hiện đó càng nặng, chân tay run rất mạnh. Mỗi khi cho bé bú sữa, em nắm tay chân bé lại thì hết nhưng thả ra là run. Như vậy có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bé không, thưa bác sĩ? Kính mong bác sĩ giúp em. Xin chân thành cảm ơn. Chào Bích Ngọc. Chỉ với một vài thông tin về bé mà em trình bày qua thư, rất khó để bác sĩ biết hai bé của em đang mắc bệnh gì, nhất là khi bé của em còn quá nhỏ và sinh thiếu tháng nữa, nên sẽ có nhiều nguy cơ cho sức khỏe của bé hơn so với những bé sinh đủ tháng. Ngoài ra, bác sĩ cũng không biết sau sinh bé của em phát triển như thế nào, ăn ngủ ra sao…? Em nên đưa bé đến bệnh viện Nhi Đồng khám để bác sĩ có thể loại trừ các bệnh lý do thiếu vitamin D, canxi, magiê, hạ đường huyết, hạ thân nhiệt…, sau cùng mới nghĩ đến động kinh. Nhưng qua mô tả của em, bác sĩ ít nghĩ đến bệnh lý động kinh. Chúc hai bé khỏe mạnh! Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com [SIZE=5][B]Thai sinh đôi một có tim một không tim, có cần làm giảm thai không?[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: H. Hậu Chào bác sĩ! Em mang thai đôi khoảng 7 tuần, đi khám bác sĩ kết luận một thai đã có tim thai, còn thai kia thì không. Bác sĩ hẹn 1 tháng nữa tái khám. Hiện em rất lo lắng, nếu một tháng nữa thai kia không có tim thì sẽ bỏ hay làm như thế nào? Có phải làm thủ thuật giảm thai không ạ? Bỏ một thai hay phải bỏ cả hai thai? Nhờ bác sĩ tư vấn giúp. Em xin cảm ơn! Bạn Hậu thân mến! Trước đây, khi chưa có siêu âm, để chẩn đoán một thai nhi mất ở sản phụ đa thai (sinh đôi, sinh ba…) thường phải kiểm tra bánh nhau sau khi sinh. Ngày nay, với sự sử dụng sớm siêu âm, mang song thai hay nhiều thai hơn có thể phát hiện được trong tam cá nguyệt đầu (3 tháng đầu thai kỳ). Qua siêu âm lập lại có thể phát hiện sự biến mất một thai trong song thai mà không cần phải chờ khảo sát bánh nhau sau sinh. Trường hợp của bạn đã siêu âm thai ở tuần thứ 7, và xác định song thai nhưng chỉ có một thai có tim, còn một thai chưa có. Bạn cần siêu âm kiểm tra theo hẹn của bác sĩ. Nếu lần hai vẫn ghi nhận một thai có tim thì trong trường hợp này một thai đã mất và chỉ còn tồn tại một thai. Hiện tượng mất một thai trong song thai không phải hiếm gặp. Ước tính có từ 21- 30% trường hợp mất một thai ở thai kỳ mang nhiều thai. Khi hiện tượng mất một thai trong song thai xảy ra trong tam ca nguyệt đầu, người mẹ tiếp tục mang thai bình thường mà không cần can thiệp gì. Thai nhi còn lại thường phát triển tốt. Nếu hiện tượng mất một thai trong song thai xảy ra ở tam cá nguyệt thứ 2 (3 tháng giữa thai kỳ), thai nhi còn lại có nguy cơ cao chậm phát triển trong tử cung và mẹ có nguy cơ sinh non, nhiễm trùng hay chảy máu. Như vậy, nếu hiện tại bạn không có triệu chứng bất thường như đau bụng hay ra huyết âm đạo… thì an tâm theo dõi và chờ kết quả siêu âm lần kế tiếp. Khi có kết quả, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn những gì cần phải làm tiếp theo. Chúc bạn khỏe! Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com [RIGHT]Theo ViCare[/RIGHT] [/QUOTE]
Xem thử
Tên
Mã xác nhận
Trả lời
Trang chủ
Tư Vấn
BÁC SỸ TRỰC TUYẾN TƯ VẤN
HỎI BÁC SỸ
Tuyển chọn những thắc mắc hay nhất về hiện tượng sinh đôi
Top
Dưới