Menu
Trang chủ
Tư Vấn
Bài viết mới
Tìm chủ đề
Mới!
Bài viết mới
Tài liệu mới
Trạng thái mới
Hoạt động mới nhất
Tài liệu
Latest reviews
Tìm Tài liệu
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Trạng thái mới
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Chat
0
Tư Vấn
Đăng nhập
Đăng ký
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Bài viết mới
Tìm chủ đề
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Menu
Trả lời chủ đề
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
Trang chủ
Tư Vấn
BÁC SỸ TRỰC TUYẾN TƯ VẤN
HỎI BÁC SỸ
Da bầm tím – dấu hiệu bệnh lý không thể ngó lơ
Nội dung
<p>[QUOTE="Hỏi Đáp Bác Sỹ, post: 41143, member: 11284"]</p><p>Những vết bầm tím trên da xuất hiện do khá nhiều nguyên nhân. Cùng tìm hiểu vấn đề da liễu xung quanh hiện tượng này qua các tư vấn từ chuyên gia sau đây nhé!</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Mạch máu nổi lên, chân tay đau nhức, da nổi bầm tím là bệnh gì?</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: Giấu tên</p><p></p><p>Thưa bác sĩ!</p><p></p><p>Em năm nay 29 tuổi, gần đây cơ thể em gân xanh và mạch máu nổi lên rất nhiều, chân tay hay đau nhức, hay bị chuột rút, nhìn rất mất thẩm mĩ. Gần đây da hay nổi những chấm đỏ li ti và vết bầm tím rất nhiều. Bác sĩ có thể cho em biết em bị gì để em có cách điều trị sớm?</p><p></p><p>Em xin cảm ơn!</p><p></p><p><span style="font-size: 12px"><strong>Bác sĩ Nguyễn Mai Hương</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào em!</p><p></p><p>Các triệu chứng mà em mô tả có thể gặp trong tình trạng cơ thể thiếu nước và chất khoáng như vitamin C, canxi, magiê, natri và kali… Thiếu vitamin C làm cho suy giảm sức bền thành mạch máu nên có thể gây ra hiện tượng xuất huyết mạch máu nhỏ nên trên da xuất hiện các triệu chứng như em mô tả. Vậy em nên điều chỉnh chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất, có thể uống thêm sữa hoặc bổ sung 1 hay 2 viên canxi mỗi ngày. Nên nhớ uống đủ nước, đặc biệt là trước và sau khi tập thể dục. Có thể phòng ngừa chuột rút bằng cách đạp xe đạp tại chỗ trong vài phút vào buổi tối trước khi đi ngủ; chườm nóng ở các bắp thịt bị tác động, nhất là trước và sau khi tập thể dục. Chú ý đến việc đi giày sao cho vừa vặn và thích hợp. Khi đã bị chuột rút, hãy lắc lắc bắp thịt chỗ bị chuột rút rồi sau đó nâng cao chân lên. Hằng ngày, nên tắm hoặc ngâm chân trong nước ấm. Nếu áp dụng các biện pháp trên mà vẫn bị chuột rút rất hay, em nên đi gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để được giải đáp và chữa trị kịp thời.</p><p></p><p>Chúc em vui khỏe!</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Trên da có các vết bầm tím không đau, sút cân nhanh là bệnh gì?</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: Giấu tên</p><p></p><p>Chào bác sĩ!</p><p></p><p>Bác sĩ cho cháu hỏi một chút ạ. Trên da cháu có các chấm nhỏ màu đỏ nổi li ti trên da thành từng đám nhỏ, thường tập trung nhiều ở chân gần các mạch máu. Khi căng da hay ấn xuống đều không bị mất đi, cũng không bị ngứa. Những chấm đỏ này xuất hiện khi cháu học lớp 11 nhưng gần đây chúng xuất hiện rất nhiều, thậm chí trên da cháu còn xuất hiện những vết bầm tím, không rõ nguyên do, đôi khi cũng có cái ấn vào thì đau nhưng đa số là không đau. Gần đây cháu cũng bị sút cân rất nhanh, không rõ cháu có vấn đề gì không ạ? Mong bác sĩ tư vấn giúp cháu.</p><p></p><p>Cảm ơn bác sĩ rất nhiều!</p><p></p><p><span style="font-size: 12px"><strong>Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào bạn!</p><p></p><p>Các chấm nhỏ mà bạn mô tả có thể các chấm xuất huyết, các vết bầm của bạn có thể do bạn va đập nhưng không để ý kết hợp với tình trạng rối loạn đông máu nên để lại những vết bầm.</p><p></p><p>Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể do những bệnh lý sau:</p><p></p><p>Có thể do yếu tố thành mạch ở những người lớn tuổi, ăn uống thiếu vitamin C, rối loạn đông máu, nhiễm siêu vi (như sốt xuất huyết), những bệnh về máu (như bạch cầu cấp), nhiễm ký sinh trùng…</p><p></p><p>Vì vậy bạn nên đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt để khám và làm các xét nghiệm cần thiết xác định lí do và loại trừ các bệnh lý nguy hiểm.</p><p></p><p>Chúc bạn sống khỏe!</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Bị nổi những đốm tím như máu bầm dưới da đùi không gây đau là bệnh gì và chữa trị như thế nào?</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: Giấu tên</p><p></p><p>Chào bác sĩ.</p><p></p><p>Cháu là nam 22 tuổi. Khoảng 2 tháng nay cháu bị nổi những đốm tím như máu bầm dưới da đùi, có những đốm bằng hạt đậu, có những đốm thành vệt dài 12cm. Không đau không ngứa, căng da ra vẫn hiện chứ không mất đi. Những đốm này nằm ở cả 2 bên đùi và đang có dấu hiệu lan ra. Bác sĩ cho cháu hỏi là cháu bị bệnh gì. Có cần phải đến bệnh viện khám không? Nếu có thì cháu nên đi khám ở bệnh viện nào ạ?</p><p></p><p>Cám ơn bác sĩ.</p><p></p><p><span style="font-size: 12px"><strong>Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào bạn.</p><p></p><p>Hiện tượng như bạn mô tả là biểu hiện xuất huyết dưới da. Xuất huyết dưới da là một biểu hiện của nhiều bệnh khác nhau như: bệnh về tiểu cầu, bệnh bạch cầu cấp, bệnh về rối loạn đông máu cầm máu, bệnh về sức bền mạch máu,… Bạn nên đi khám bệnh để tìm lí do gây xuất huyết, từ đó có liệu trình chữa trị phù hợp. Bạn có thể khám ở bất cứ viện nào nhưng tốt nhất là Viện huyết học và truyền máu bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội.</p><p></p><p>Chúc bạn mạnh khỏe.</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Chân bị bầm tím</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: Tâm</p><p></p><p>Thưa bác sỹ, con gái em 9 tuổi, gần đây cháu bị nhiều vết bầm tím ở chân (trước đấy cháu không bị sốt)</p><p>Xin hỏi bác sỹ hiện tượng này có nguy hiểm không? có phải đi xét nghiệm máu không? nếu xét nghiệm máu cháu có phải nhịn ăn không ạ?</p><p></p><p><span style="font-size: 12px"><strong>Bác sĩ Nguyễn Trần Chung</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào em,</p><p></p><p>Em cần đưa cháu bé đi khám chuyên khoa huyết học để loại trừ bệnh lý rối loạn đông máu. Các bác sĩ sẽ thực hiện xét nghiệm nếu cần và giải thích cho em nguyên nhân hiện tượng này. Trước khi xét nghiệm máu một vài tiếng thì không nên ăn, nên chị có thể cho cháu đi khám buổi sáng. Nếu thực sự là rối loạn đông máu thì các bác sĩ sẽ đưa hướng điều trị phù hợp.</p><p></p><p>Chúc bé khoẻ mạnh.</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Trị vết bầm tím nhanh thế nào?</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: Giấu tên</p><p></p><p>Chào bác sĩ.</p><p></p><p>Em đang có một vết bầm tím ở dưới mắt, làm sao để vết bầm này mau lành?</p><p></p><p>Cảm ơn bác sĩ.</p><p></p><p><span style="font-size: 12px"><strong>Bác sĩ Nguyễn Thị Minh Huệ</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào em!</p><p></p><p>Khi bị chấn thương, các mạch máu nhỏ sẽ bị vỡ, máu thoát ra ngoài, tụ lại dưới da và hình thành nên máu bầm hay còn gọi là xuất huyết dưới da. Hiện tượng này dễ xảy ra sau chấn thương, va chạm, tụ máu sau phẫu thuật, sau tiêm truyền và cũng có khi do các bệnh lý về máu…</p><p></p><p>Vết bầm máu có thể nhỏ hoặc lớn tuỳ theo mức độ tổn thương mạch máu, thông thường sau 2 đến 5 ngày các vết bầm này sẽ thay đổi màu sắc từ màu đỏ sẫm chuyển sang màu xanh rồi màu vàng và từ từ biến mất.</p><p></p><p>Với các vết bầm nhẹ, thương tổn không lớn, chúng ta nên dùng đá lạnh chườm ngay sau khi bị té ngã, đụng cạnh bàn, trượt cầu thang, sau phẫu thuật… Mục đích là giúp mạch máu co lại, khiến vết thương giảm viêm, giảm sưng, giảm chảy máu.</p><p></p><p>Với những vết bầm máu sau phẫu thuật, chúng ta có thể xịt nước khoáng kết hợp với chườm lạnh cũng giúp giảm sưng và tan máu bầm nhanh hơn. Bên cạnh đó cũng có thể sử dụng thêm thuốc thoa ở ngoài da trên vùng tụ máu cũng giúp tan máu bầm nhanh hơn. Không nên xoa dầu nóng lên vết máu bầm, vì việc làm này sẽ khiến vị trí chấn thương bị chảy máu nhiều và vết thương viêm nhiễm nặng hơn. Khi thấy vết bầm dưới da, mọi người thường chủ quan không chữa trị.</p><p></p><p>Với những vết bầm thông thường có thể đỏ tím, hơi đau và sẽ tự hết sau một thời gian.</p><p></p><p>Tuy nhiên, nếu thấy xuất hiện nhiều vết tụ máu dưới da mà không có lý do gì rõ ràng hoặc những vết bầm máu đã tan sau đó cứ bị đi bị lại thường xuyên, thì cần đến ngay các bệnh viện để kiểm tra máu vì có thể có các bệnh lý về rối loạn đông máu cần phải được bác sĩ xác định và chữa trị. Không nên coi thường mà tự mua thuốc uống hoặc bỏ qua. Tốt nhất em nên đi khám để được chữa trị đúng.</p><p></p><p>Chúc em mau khỏi!</p><p></p><p></p><p style="text-align: right">Theo ViCare</p><p>[/QUOTE]</p>
[QUOTE="Hỏi Đáp Bác Sỹ, post: 41143, member: 11284"] Những vết bầm tím trên da xuất hiện do khá nhiều nguyên nhân. Cùng tìm hiểu vấn đề da liễu xung quanh hiện tượng này qua các tư vấn từ chuyên gia sau đây nhé! [SIZE=5][B]Mạch máu nổi lên, chân tay đau nhức, da nổi bầm tím là bệnh gì?[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: Giấu tên Thưa bác sĩ! Em năm nay 29 tuổi, gần đây cơ thể em gân xanh và mạch máu nổi lên rất nhiều, chân tay hay đau nhức, hay bị chuột rút, nhìn rất mất thẩm mĩ. Gần đây da hay nổi những chấm đỏ li ti và vết bầm tím rất nhiều. Bác sĩ có thể cho em biết em bị gì để em có cách điều trị sớm? Em xin cảm ơn! [SIZE=3][B]Bác sĩ Nguyễn Mai Hương[/B][/SIZE] Chào em! Các triệu chứng mà em mô tả có thể gặp trong tình trạng cơ thể thiếu nước và chất khoáng như vitamin C, canxi, magiê, natri và kali… Thiếu vitamin C làm cho suy giảm sức bền thành mạch máu nên có thể gây ra hiện tượng xuất huyết mạch máu nhỏ nên trên da xuất hiện các triệu chứng như em mô tả. Vậy em nên điều chỉnh chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất, có thể uống thêm sữa hoặc bổ sung 1 hay 2 viên canxi mỗi ngày. Nên nhớ uống đủ nước, đặc biệt là trước và sau khi tập thể dục. Có thể phòng ngừa chuột rút bằng cách đạp xe đạp tại chỗ trong vài phút vào buổi tối trước khi đi ngủ; chườm nóng ở các bắp thịt bị tác động, nhất là trước và sau khi tập thể dục. Chú ý đến việc đi giày sao cho vừa vặn và thích hợp. Khi đã bị chuột rút, hãy lắc lắc bắp thịt chỗ bị chuột rút rồi sau đó nâng cao chân lên. Hằng ngày, nên tắm hoặc ngâm chân trong nước ấm. Nếu áp dụng các biện pháp trên mà vẫn bị chuột rút rất hay, em nên đi gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để được giải đáp và chữa trị kịp thời. Chúc em vui khỏe! [SIZE=5][B]Trên da có các vết bầm tím không đau, sút cân nhanh là bệnh gì?[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: Giấu tên Chào bác sĩ! Bác sĩ cho cháu hỏi một chút ạ. Trên da cháu có các chấm nhỏ màu đỏ nổi li ti trên da thành từng đám nhỏ, thường tập trung nhiều ở chân gần các mạch máu. Khi căng da hay ấn xuống đều không bị mất đi, cũng không bị ngứa. Những chấm đỏ này xuất hiện khi cháu học lớp 11 nhưng gần đây chúng xuất hiện rất nhiều, thậm chí trên da cháu còn xuất hiện những vết bầm tím, không rõ nguyên do, đôi khi cũng có cái ấn vào thì đau nhưng đa số là không đau. Gần đây cháu cũng bị sút cân rất nhanh, không rõ cháu có vấn đề gì không ạ? Mong bác sĩ tư vấn giúp cháu. Cảm ơn bác sĩ rất nhiều! [SIZE=3][B]Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa[/B][/SIZE] Chào bạn! Các chấm nhỏ mà bạn mô tả có thể các chấm xuất huyết, các vết bầm của bạn có thể do bạn va đập nhưng không để ý kết hợp với tình trạng rối loạn đông máu nên để lại những vết bầm. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể do những bệnh lý sau: Có thể do yếu tố thành mạch ở những người lớn tuổi, ăn uống thiếu vitamin C, rối loạn đông máu, nhiễm siêu vi (như sốt xuất huyết), những bệnh về máu (như bạch cầu cấp), nhiễm ký sinh trùng… Vì vậy bạn nên đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt để khám và làm các xét nghiệm cần thiết xác định lí do và loại trừ các bệnh lý nguy hiểm. Chúc bạn sống khỏe! [SIZE=5][B]Bị nổi những đốm tím như máu bầm dưới da đùi không gây đau là bệnh gì và chữa trị như thế nào?[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: Giấu tên Chào bác sĩ. Cháu là nam 22 tuổi. Khoảng 2 tháng nay cháu bị nổi những đốm tím như máu bầm dưới da đùi, có những đốm bằng hạt đậu, có những đốm thành vệt dài 12cm. Không đau không ngứa, căng da ra vẫn hiện chứ không mất đi. Những đốm này nằm ở cả 2 bên đùi và đang có dấu hiệu lan ra. Bác sĩ cho cháu hỏi là cháu bị bệnh gì. Có cần phải đến bệnh viện khám không? Nếu có thì cháu nên đi khám ở bệnh viện nào ạ? Cám ơn bác sĩ. [SIZE=3][B]Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh[/B][/SIZE] Chào bạn. Hiện tượng như bạn mô tả là biểu hiện xuất huyết dưới da. Xuất huyết dưới da là một biểu hiện của nhiều bệnh khác nhau như: bệnh về tiểu cầu, bệnh bạch cầu cấp, bệnh về rối loạn đông máu cầm máu, bệnh về sức bền mạch máu,… Bạn nên đi khám bệnh để tìm lí do gây xuất huyết, từ đó có liệu trình chữa trị phù hợp. Bạn có thể khám ở bất cứ viện nào nhưng tốt nhất là Viện huyết học và truyền máu bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội. Chúc bạn mạnh khỏe. [SIZE=5][B]Chân bị bầm tím[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: Tâm Thưa bác sỹ, con gái em 9 tuổi, gần đây cháu bị nhiều vết bầm tím ở chân (trước đấy cháu không bị sốt) Xin hỏi bác sỹ hiện tượng này có nguy hiểm không? có phải đi xét nghiệm máu không? nếu xét nghiệm máu cháu có phải nhịn ăn không ạ? [SIZE=3][B]Bác sĩ Nguyễn Trần Chung[/B][/SIZE] Chào em, Em cần đưa cháu bé đi khám chuyên khoa huyết học để loại trừ bệnh lý rối loạn đông máu. Các bác sĩ sẽ thực hiện xét nghiệm nếu cần và giải thích cho em nguyên nhân hiện tượng này. Trước khi xét nghiệm máu một vài tiếng thì không nên ăn, nên chị có thể cho cháu đi khám buổi sáng. Nếu thực sự là rối loạn đông máu thì các bác sĩ sẽ đưa hướng điều trị phù hợp. Chúc bé khoẻ mạnh. [SIZE=5][B]Trị vết bầm tím nhanh thế nào?[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: Giấu tên Chào bác sĩ. Em đang có một vết bầm tím ở dưới mắt, làm sao để vết bầm này mau lành? Cảm ơn bác sĩ. [SIZE=3][B]Bác sĩ Nguyễn Thị Minh Huệ[/B][/SIZE] Chào em! Khi bị chấn thương, các mạch máu nhỏ sẽ bị vỡ, máu thoát ra ngoài, tụ lại dưới da và hình thành nên máu bầm hay còn gọi là xuất huyết dưới da. Hiện tượng này dễ xảy ra sau chấn thương, va chạm, tụ máu sau phẫu thuật, sau tiêm truyền và cũng có khi do các bệnh lý về máu… Vết bầm máu có thể nhỏ hoặc lớn tuỳ theo mức độ tổn thương mạch máu, thông thường sau 2 đến 5 ngày các vết bầm này sẽ thay đổi màu sắc từ màu đỏ sẫm chuyển sang màu xanh rồi màu vàng và từ từ biến mất. Với các vết bầm nhẹ, thương tổn không lớn, chúng ta nên dùng đá lạnh chườm ngay sau khi bị té ngã, đụng cạnh bàn, trượt cầu thang, sau phẫu thuật… Mục đích là giúp mạch máu co lại, khiến vết thương giảm viêm, giảm sưng, giảm chảy máu. Với những vết bầm máu sau phẫu thuật, chúng ta có thể xịt nước khoáng kết hợp với chườm lạnh cũng giúp giảm sưng và tan máu bầm nhanh hơn. Bên cạnh đó cũng có thể sử dụng thêm thuốc thoa ở ngoài da trên vùng tụ máu cũng giúp tan máu bầm nhanh hơn. Không nên xoa dầu nóng lên vết máu bầm, vì việc làm này sẽ khiến vị trí chấn thương bị chảy máu nhiều và vết thương viêm nhiễm nặng hơn. Khi thấy vết bầm dưới da, mọi người thường chủ quan không chữa trị. Với những vết bầm thông thường có thể đỏ tím, hơi đau và sẽ tự hết sau một thời gian. Tuy nhiên, nếu thấy xuất hiện nhiều vết tụ máu dưới da mà không có lý do gì rõ ràng hoặc những vết bầm máu đã tan sau đó cứ bị đi bị lại thường xuyên, thì cần đến ngay các bệnh viện để kiểm tra máu vì có thể có các bệnh lý về rối loạn đông máu cần phải được bác sĩ xác định và chữa trị. Không nên coi thường mà tự mua thuốc uống hoặc bỏ qua. Tốt nhất em nên đi khám để được chữa trị đúng. Chúc em mau khỏi! [RIGHT]Theo ViCare[/RIGHT] [/QUOTE]
Xem thử
Tên
Mã xác nhận
Trả lời
Trang chủ
Tư Vấn
BÁC SỸ TRỰC TUYẾN TƯ VẤN
HỎI BÁC SỸ
Da bầm tím – dấu hiệu bệnh lý không thể ngó lơ
Top
Dưới