Menu
Trang chủ
Tư Vấn
Bài viết mới
Tìm chủ đề
Mới!
Bài viết mới
Tài liệu mới
Trạng thái mới
Hoạt động mới nhất
Tài liệu
Latest reviews
Tìm Tài liệu
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Trạng thái mới
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Chat
0
Tư Vấn
Đăng nhập
Đăng ký
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Bài viết mới
Tìm chủ đề
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Menu
Trả lời chủ đề
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
Trang chủ
Tư Vấn
BÁC SỸ TRỰC TUYẾN TƯ VẤN
HỎI BÁC SỸ
Chán ăn là dấu hiệu bệnh gì?
Nội dung
<p>[QUOTE="Hỏi Đáp Bác Sỹ, post: 41367, member: 11284"]</p><p>Hỏi Bác Sĩ - Chán ăn là một dấu hiệu thường gặp của khá nhiều loại bệnh. Một trong số đó là những vấn đề về hệ tiêu hóa mà chúng ta nên đặc biệt quan tâm.</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Có lúc chán ăn, lúc ăn tốt</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi:</p><p></p><p>Chào bác sĩ.</p><p></p><p>Em năm nay 22 tuổi, cách đây 4 năm em bị sốt vi-rút, sau đó cứ thế em bị sút cân. Trong vòng mấy tháng kể từ khi em bị sốt, trong thời gian đó em ôn thi đại học nên cũng không để ý đến sức khỏe nhiều. Em từ 46 kg xuống còn 40 kg, em cao 1m57. Em thường chán ăn, nhưng có tháng em ăn rất tốt nhưng cũng không lên được cân. Bác sĩ giải đáp giúp em là em có bị làm sao không ạ?</p><p></p><p>Cảm ơn bác sĩ!</p><p></p><p><span style="font-size: 12px"><strong>Bác sĩ Vũ Thị Lừu</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào bạn!</p><p></p><p>Bạn bị sút cân sau sốt vi-rút, sau đó lại ôn thi đại học không để ý đến sức khỏe. Có thể lúc đó cơ thể bạn bị suy nhược mà bạn không xử lý ngay nên gây ra tình trạng rối loạn ăn uống, lúc chán ăn, lúc ăn rất tốt nhưng không tăng cân. Rối loạn ăn uống có thể gây ra những tổn hại tới sức khỏe thể chất và tinh thần. Do vậy, bạn cần điều chỉnh ngay.</p><p></p><p>Thực đơn ăn uống hàng ngày của bạn cần đảm bảo 4 thành phần (đạm, béo, bột đường, vitamin) nhưng cần bổ sung thêm nhiều rau xanh như súp lơ, cải chíp, những loại rau nhiều axit folic và vitamin tốt cho sức khỏe, dễ ăn. Những loại hoa quả có vị thanh như thanh long, nho, cam… Nên ăn nhiều những món ăn mà mình có cảm giác ngon và thích thú. Nếu ăn uống thấy không ngon miệng thì nên chế biến món ăn loãng, dễ tiêu.</p><p></p><p>Nếu bạn phải lao động quá sức ăn uống cần đủ chất đạm, lipit (thịt, cá, trứng) và cần chú ý thêm chế độ nghỉ ngơi, học và làm việc hợp lý, nhất là đảm bảo giấc ngủ trưa từ 30 phút đến một giờ. Tránh những stress, tập thư giãn, tập thở giúp cho việc lưu thông khí huyết được tốt hơn. Ngoài ra bạn cũng cần tập thể dục, chỉ cần 15 – 30 phút/ngày sẽ giúp bạn khỏe hơn, ăn ngon miệng hơn và cơ thể dễ dàng hấp thu các chất dinh dưỡng để có thể tăng cân.</p><p></p><p>Chúc bạn mạnh khỏe!</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Buồn ngủ mệt mỏi chán ăn</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: Lê Thị Thu Hiếu</p><p></p><p>Chào bác sĩ. Cho cháu hỏi vấn đề này ạ. Cháu đc 24 tuổi có một bé gái 16 tháng, từ khi có con tới giờ cơ thể cháu luôn mệt mỏi nhất là buồn ngủ, tối cháu ngủ lúc 11h đến gần 4h sáng cháu dậy đút sữa cho bé khoảng nữa tiếng rồi ngủ đến 8h sáng, trưa khoảng 1h lại ngủ thêm 1-2 tiếng nhưng người lúc nào cũng buồn ngủ, chán ăn mệt mỏi, cháu ở nhà nuôi con thì cũng hay áp lực về mặt tiền bạc với chồng rồi con bệnh con ốm này nọ thì cháu phải chịu đựng những lời nói k hay từ chồng, ở nhà có người phụ nên cũng k làm gì quá sức. Xin bác sĩ hãy giải thích cho chác với ạ. Nếu cần đi khám thì cháu nên khám khoa gì ạ.</p><p></p><p><span style="font-size: 12px"><strong>Điều dưỡng Đỗ Thị Hảo</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào bạn,</p><p></p><p>Thiếu ngủ (lúc nào cũng buồn ngủ) là trạng thái thường gặp ở phụ nữ nuôi con nhỏ, người bị ít, người bị nhiều khác nhau. Khi nuôi con người phụ nữ thay đổi rất nhiều về mặt sinh lý, đặc biệt rất thính ngủ mặc dù trước đây ngủ rất say.</p><p>Ở bạn có lẽ do áp lực tinh thần căng thẳng, kết hợp phải cho con bú đêm làm ảnh hưởng tới giấc ngủ dẫn đến suy nhược thần kinh, hệ thần kinh luôn ở trạng thái ức chế.</p><p>Độ tuổi cai sữa thích hợp là từ 18- 24 tháng, vì vậy bạn nên cân nhắc cai sữa cho bé, cải thiện mối quan hệ trong gia đình, giảm bớt gánh nặng nuôi con thì có thể hiện tượng thiếu ngủ trên sẽ hết. Nếu biểu hiện mất ngủ thần kinh suy nhược không thuyên giảm thì đi khám bác sĩ chuyên khoa nội thần kinh.</p><p></p><p>Chúc bạn sức khỏe!</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Chán ăn có phải là bệnh?</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: Dung Nhi</p><p></p><p>Chào bác sĩ!</p><p></p><p>Tôi thường không có cảm giác muốn ăn. Vậy đó có phải là bệnh?</p><p></p><p>Cảm ơn bác sĩ!</p><p></p><p><span style="font-size: 12px"><strong>Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào bạn! </p><p></p><p>Có rất nhiều dấu hiệu cho phép chúng ta nhận biết chứng chán ăn ở ai đó và cả ở bản thân mình. Những dấu hiệu này cũng cho phép chúng ta phân biệt được giữa chứng chán ăn và việc thực hiện chế độ ăn kiêng:</p><p></p><p>– Nếu một người đang thực hiện chế độ ăn kiêng họ sẽ không ngại ngần nói với bạn về chế độ ăn kiêng của họ và vì sao họ phải ăn kiêng (do bệnh tật, giảm cân…). Và đặc biệt là hầu hết những người ăn kiêng không hề thích thực hiện nó. Ngược lại, nếu đó là người mắc chứng chán ăn, họ đương nhiên cho rằng chế độ ăn của mình là bình thường trong khi vẻ ngoài của họ thay đổi rõ rệt và đặc biệt họ rất ngại tiếp xúc với người ngoài.</p><p></p><p>– Những người mắc chứng chán ăn thường hay ủ ê, buồn chán và luôn luôn chán ăn uống ngay cả những món ăn trước đó họ yêu thích. Họ không còn cảm hứng để làm việc, học tập và dần dần, cuộc sống của họ trở nên khép kín. Họ tránh những bữa ăn hàng ngày, thậm chí cả những bữa tiệc, bữa ăn bạn bè… Họ gầy đi trông thấy và dần dần nỗi buồn thay thế cho niềm vui.</p><p></p><p>– Họ thích vẻ ngoài gầy đi của mình. Hơn nữa, do não sản xuất ra hoắc môn Endorphin (hoắc môn mang lại cho chúng ta cảm giác thoải mái) nên họ luôn có cảm giác khoẻ mạnh hơn người khác. Họ vẫn có thể hăng say chơi thể thao mà không ăn cần ăn uống nhưng họ lại luôn hài lòng vì điều đó. Khi nào chứng chán ăn trở nên nguy hiểm? Câu trả lời là ngay khi phát hiện căn bệnh này, nó đã rất nguy hiểm.</p><p></p><p>Bạn có biết trên thế giới 10% số người mắc chứng chán ăn chết vì căn bệnh này. Ngay khi bạn hoặc người thân, bạn bè, những người xung quanh bạn có biểu hiện mắc bệnh chán ăn, cần phải ngay lập tức có biện pháp chữa trị. Lý do là ngay khi chúng ta nhận thấy một người mắc chứng chán ăn, điều đó có nghĩa là họ đã gặp phải những vấn đề về tâm lý từ trước đó rất lâu. Đừng đợi đến khi người mắc chứng chán ăn trở nên gầy gò hoặc thành bộ xương di động mới cảnh báo họ. Hãy làm điều đó ngay khi bạn nhận thấy những biểu hiện đầu tiên.</p><p></p><p>Thực tế cho thấy hậu quả của căn bệnh này đối với sức khoẻ bệnh nhân là rất nghiêm trọng. 10% người mắc chứng chán ăn tử vong vì căn bệnh này và 30% sẽ mắc căn bệnh này mãn tính. Điều đó có nghĩa là những người này sẽ phải sống suốt đời trong tình trạng thiếu cân, gầy yếu… Phụ nữ mắc chứng chán ăn mãn tính có nguy cơ không thể có con, xương yếu, rụng tóc… Căn bệnh này cũng để lại hậu quả nghiêm trọng đối với sức khoẻ tinh thần. Nó sẽ tạo ra một vòng luẩn quẩn: kiệt sức gây ra trầm uất và trầm uất càng làm cho cơ thể kiệt sức. Rất nhiều người đã không thể ra khỏi vòng luẩn này khi họ phải chịu đựng nó quá.</p><p></p><p>Tại sao thanh thiếu niên dễ mắc bệnh chán ăn?</p><p></p><p>Ở lứa tuổi thanh thiếu niên, cùng với những thay đổi tâm sinh lý là những thay đổi nhanh chóng của cơ thể. Trước đó, các em rất vô tư. Các em ăn khi đói, ngủ khi thấy buồn ngủ. Nhưng khi những thay đổi tâm lý và thể chất diễn ra, các em đôi khi cảm thấy cơ thể rất lạ lẫm. Đặc biệt là các em gái, những thay đổi về vòng 1 và vòng 3… Bên cạnh đó là quan niệm phụ nữ cần phải có thân hình mảnh mai luôn gây sức ép với các cô gái trẻ.</p><p></p><p>Trên thực tế, thói quen dinh dưỡng không hoàn toàn quyết định cân nặng mà còn có nhiều lý do khác như: thói quen sinh hoạt, thức ăn, tâm lý… Tuy nhiên đối với tuổi thiếu niên, do thiếu kiến thức nên chỉ dùng hình thức hạn chế ăn uống, tập thể thao thật nhiều để giảm cân. Khi chế độ này kéo dài, các em rơi vào tình trạng chán ăn. Để giúp những người thân, đặc biệt là các em thiếu niên mắc chứng chán ăn, gia đình là nhân tố quan trọng nhất giúp họ vượt qua căn bệnh này.</p><p></p><p>Khi người lớn chán ăn.</p><p></p><p>Ăn không biết ngon, thậm chí nghe mùi thức ăn còn buồn nôn. Đó là những triệu chứng thường thấy của chứng chán ăn do căng thẳng đầu óc mà nhiều người quen gọi stress. Chán ăn do stress làm sụt cân và gầy ốm nhanh chóng, cơ thể suy nhược. Có người phải cầu viện đến thuốc. Tuy nhiên nếu dùng đi dùng lại nhiều lần lại đâm ra sợ độc cho cơ thể và bị nghiện thuốc. Trong nhiều cách để cải thiện tình trạng chán ăn này, thì việc thực hiện một chế độ dinh dưỡng hợp lý, đúng với tình trạng sức khoẻ, được xem là có vai trò quan trọng trong phòng chống stress.</p><p></p><p>Cung cấp năng lượng trong ngày cần có sự phân bố theo một giờ giấc hợp lý. Buổi sáng ăn đầy đủ để cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể hoạt động. Thức ăn ăn vào buổi sáng sẽ kích thích dịch vị tiết ra đều đặn trong cả ngày, giúp quá trình tiêu hoá các bữa ăn trưa và chiều tiếp theo. Buổi tối tốt nhất nên ăn ít, nghỉ ngơi, thư giãn để ngủ tốt hơn. Vận động cơ thể cũng là một yếu tố quan trọng trong phòng chống stress. Vận động nhẹ nhàng, vừa sức để giúp cơ thể chuyển hoá và thải trừ các chất độc trong cơ thể, làm cho cơ thể nhanh nhạy, ức chế các kích thích tâm lý giúp ăn uống ngon miệng. Nên vận động mỗi ngày ít nhất 30 phút và duy trì từ 3 – 4 lần trong mỗi tuần.</p><p></p><p>Sau thời gian học tập, làm việc cần nghỉ ngơi hợp lý và ngủ đủ, đúng giờ và đủ giấc, nên ngủ sớm trước 10 giờ và tranh thủ ngủ thêm giấc ngủ trưa khoảng 30 phút. Trung bình mỗi ngày cần ngủ đủ 7 – 8 tiếng để cơ thể tái tạo lại năng lượng và phục hồi sinh lực. Học cách hít thở chậm và sâu để giải toả căng thẳng, tốt nhất kết hợp với tập yoga hằng ngày để cơ thể thư giãn hoàn toàn. Ngoài ra, để phòng chống stress có hiệu quả, phải sắp xếp công việc hợp lý. Giờ nào việc đó, tránh làm quá sức quá giờ. Giảm bớt tham vọng, giữ tinh thần luôn lạc quan, thoải mái, vui vẻ. Nếu vứt bỏ được một cách dễ dàng những cay đắng, buồn phiền trong cuộc sống cũng có nghĩa là ta đã thực hiện được một bước tiến lớn trong việc thoát khỏi stress.</p><p></p><p>Những thực phẩm đánh tan stress</p><p></p><p>Thức ăn cần sử dụng là các thức ăn giàu các chất khoáng và vitamin, giúp chống mệt mỏi, làm giảm stress như: Ca, Mg, kẽm, vitamin nhóm B, vitamin C. Ăn thực phẩm có Coenzym Q10 để giúp các tế bào tạo năng lượng (cá thu, mè, đậu hạt, đậu Hà Lan) và các axít amin cần thiết có trong thịt, cá, trứng, nhất là trong hải sản. Thiếu magiê, cơ thể sẽ bị mệt mỏi. Thiếu kẽm làm cho hệ thần kinh dễ bị kích thích, gây khó ngủ và biếng ăn. Nên ăn nhiều rau quả để bổ sung lượng vitamin, khoáng chất cần thiết và nhiều chất xơ giúp tránh táo bón vì bón cũng gây kích thích cơ thể do nhiễm các chất độc từ phân bị ứ lại.</p><p></p><p>Ăn nhiều thực phẩm có chất bột, giàu đạm nguyên hạt chưa xay xát như: gạo, đậu, lúa mì, ngũ cốc…cung cấp Carbohydrate, vitamin nhóm B và đạm thực vật, chuyển hoá chậm, làm giảm tốc độ chuyển hoá và ổn định đường huyết. Các chất béo thiết yếu là nguyên liệu không thể thiếu trong cấu tạo các tế bào thần kinh, giúp vận hành hệ thần kinh, trí nhớ, tự thân cơ thể không tự tổng hợp được mà phải nhận từ thức ăn. Các chất béo thiết yếu cần cung cấp cho não là các loại sau: omega-3 (có trong bí ngô, hạt, dầu cải…); đặc biệt là EPA (Eicosapentaenoic acid) và DHA (Docosahexaenoic acid) chứa trong cá hồi, cá thu, cá trích, cá mòi, tảo, rong biển, trứng…; omega-6 có trong bắp, hạt hướng dương, mè, đặc biệt GLA (Gamma linolenic acid), có trong cây hoa anh thảo, tảo lục lam và AA (Arachidonic acid) có trong thịt, các sản phẩm sữa, trứng, mực. Để giúp cho não hoạt động tốt, nên có ít nhất ba bữa cá biển trong tuần. Chế độ ăn chay ít Cholesterol, ít axít béo bảo hoà, nhiều axít béo chưa bảo hoà cũng có lợi cho cơ thể trong việc phòng chống stress.</p><p></p><p>Hội chứng chán ăn ở phụ nữ cách phòng ngừa và cách chữa trị.</p><p></p><p>Anorexia nervosa là thuật ngữ chuyên môn nói về hội chứng chán ăn tâm thần hay chán ăn tinh thần, thường gặp ở phụ nữ trẻ (khác với những người gầy về thể trạng bẩm sinh, dáng vóc gầy mảnh), gầy hơn tới trên 15% cân nặng so với mức bình thường, kèm theo các dấu hiệu như vô kinh, lo lắng, sợ tăng cân, xanh xao, sợ thịt, cá, thích ăn rau xanh hoa quả và hay buồn nôn, mệt mỏi, người trở nên “siêu mỏng”, mất hết sinh khí, thậm chí phải vào viện.</p><p></p><p>Hội chứng chán ăn tâm thần là căn bệnh thần kinh mãn tính phổ biến ở các thiếu nữ các nước đang phát triển, có chế độ ăn hạn chế quá mức hoặc tập thể thao quá nhiều, không thấy cảm giác đói, gầy sút hay mệt nhọc, da vàng, tuyến nước bọt phì đại, lông mày dầy, lông chi nhiều…Có người trải qua giai đoạn phàm ăn sau đó chuyển sang biếng ăn, cũng có thể là do theo đuổi một hình tượng méo mó nào đó về thân thể, cho rằng béo là không hấp dẫn, hoặc muốn có cơ thể giống như các siêu mẫu; hoặc gia cảnh có cha mẹ quá bận mải làm ăn, độc đoán, gia trưởng còn con cái lại muốn thoát khỏi tình trạng này bằng các việc làm “nổi loạn” tự phát.</p><p></p><p>Dấu hiệu thường gặp ở người mắc bệnh chán ăn tâm thần là tiết thực, ăn uống rất hạn chế, kém ăn, chọn thực phẩm ít năng lượng, thích ăn thực phẩm ít carbohydrat, ít mỡ, ít vitamin khoáng chất, quá quan tâm đến các loại thức ăn tự gây nôn, dùng chất nhuận tràng và lợi tiểu để giảm cân, kể cả luyện tập, như tình huống chị Lauren Bailey kể trên, đã đi bộ mỗi ngày 12 tiếng đồng hồ. Về thể chất có thể nhận biết nhanh bằng các dấu hiệu như giảm cân, người siêu mỏng, hồng cầu giảm, mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, móng tay dễ gẫy, tóc mỏng, đi đứng liêu xiêu, tắt kinh, táo bón, da khô, tim đập nhanh, huyết áp tụt, khát nước…Luôn từ chối ăn, không thấy cảm giác đói, mất cảm giác ngon miệng, ít tập trung và luyện tập nhiều, thiếu máu, thiếu sắt, giảm protein huyết tương, dễ bị chuột rút và loãng xương.</p><p></p><p>Về lí do gây chứng chán ăn tâm thần được khoa học phát hiện chủ yếu là do lí do sinh học, mang tính di truyền, nhất là những người có mẹ, chị em mắc bệnh rối loạn ăn uống thì bản thân có rủi ro mắc bệnh cao. Qua nghiên cứu ở các cặp song sinh người ta đã phát hiện thấy điều này, tuy nhiên sự tác động của các gen khuyết tật gây bệnh đến nay khoa học vẫn chưa tường hết, ngoài ra còn có các lí do khác như do Serotone (một nội tiết tố liên qua đến hoạt động của vỏ não) triệt tiêu tính thèm ăn và làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Lý do tâm lý ở những người mắc bệnh chán ăn đều rất đặc biệt như có tính tự chủ, tự tin kém, làm việc theo cảm tính và duy trì những ý nghĩ hoàn toàn khác đối với những người bình thường. Nguyên nhân thứ ba là do yếu tố văn hóa xã hội, ví dụ trong văn hóa phương Tây hiện đại, ý tưởng siêu mỏng, siêu gầy luôn luôn được đề cao và chính suy nghĩ lệch lạc này đã làm cho căn bệnh nói trên có thêm đất để phát triển, nhất là khi tôn sùng các thần tượng, người mẫu và hậu quả do quá gầy, thiếu dinh dưỡng nghiêm trọng nên việc mắc bệnh là điều khó tránh.</p><p></p><p>Bệnh chán ăn có thể chẩn đoán bằng cách kiểm tra độ dày lớp mỡ dưới da bụng cơ tam đầu, ngực nách – với nhóm người gầy thể trạng thì không cần can thiệp chữa trị vì tuy gầy họ vẫn khoẻ mạnh, thậm chí còn thọ lâu… và nếu phát hiện thấy tâm trạng lo lắng, buồn nôn, có dấu hiệu về rối loạn tâm lý, sinh dục và tình nghi mắc bệnh chán ăn tâm thần thì phải can thiệp, tiến hành một số phép thử test như kiểm tra thể chất, đo chiều cao, cân nặng thị lực nhịp tim đo huyết áp, nhiệt độ cơ thể độ khô da, kiểm tra tim, đo huyết áp, làm các phép thử test trong phòng thí nghiệm (như thử máu) hoặc các phép thử đặc hiệu để kiểm tra điện phân, protein chức năng gan, thận, tuyến giáp và thử nước tiểu. Về tâm lý có thể kiểm tra các thói quen về suy nghĩ, cảm giác về ăn uống dựa trên những câu hỏi – đáp, trắc nghiệm. Cần thiết có thể tiến hành thêm các hình thức chẩn đoán khác như chụp X-quang, kiểm tra xương, phổi tim vv…</p><p></p><p>Để chữa trị hội chứng này, song song với việc đang áp dụng phương pháp uống thuốc (cần phải khám và đánh giá toàn bộ các lí do như tinh thần, thể chất và nhất thiết phải tuân thủ theo ý kiến chuyên môn vì đến nay thuốc chữa trị bệnh biếng ăn rất hạn chế về hiệu quả, tác dụng phụ lại không lường hết được), người ta áp dụng liệu pháp tâm lý, giúp người trong cuộc tự nhận thức được nguy cơ gây bệnh để thay đổi nhận thức, tự tin và chuyển sang áp dụng những cách sống tích cực hơn; đặc biệt là áp dụng liệu pháp gia đình trong đó những thành viên gia đình có vai trò lớn giáo dục giúp đỡ người bệnh sớm thay đổi nếp nghĩ để giảm bớt bệnh tật. Sau khi đã giải quyết được vấn đề tâm lý, việc áp dụng liệu pháp tăng cường dinh dưỡng, sử dụng thực đơn cân bằng, khoa học, ăn uống đủ chất sẽ phát huy hiệu quả tốt.</p><p></p><p>Với những người mắc bệnh nặng suy dinh dưỡng từ chối ăn uống, sẽ áp dụng biện pháp đưa người bệnh vào chữa trị tại bệnh viện, cho đến khi có thể chuyển sang chữa trị ngoại trú. Để hạn chế nguy cơ mắc bệnh và hậu quả đối với sức khỏe, mỗi người cần có kiến thức tối thiểu về căn bệnh nói trên; cũng như có kế hoạch chữa trị nghiêm túc nếu lỡ mắc bệnh và nên nói rõ để bác sĩ biết tình trạng bệnh tật của mình… Chủ động phòng ngừa bằng cách suy nghĩ tích cực về gia đình và xã hội, duy trì thực đơn tích cực cân bằng, đủ chất, và loại bỏ ý nghĩ càng gầy càng đẹp; không nên quá tin vào các tài liệu về cách giảm béo triệt để nhan nhản trên mạng, không nên học tập cách giữ eo của những người siêu mẫu siêu gầy và không nên kết bạn với những người có ý nghĩ muốn giảm cân bằng cách nhịn ăn, bỏ bữa.</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Đau bụng, chán ăn có phải do trầm cảm?</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: thuan</p><p></p><p>Chào bác sĩ!</p><p></p><p>Cháu năm nay 19 tuổi hiện đang là sinh viên, sống xa nhà đôi lúc khó khăn thật bệnh tật làm cháu nản. Cháu cao 1m75 nặng 75kg. Cháu dạo gần đây hay chạy bộ và có đau bụng không rõ nguyên do (có đi siêu âm rồi nhưng kết quả cháu vẫn bình thường) cộng với việc ăn gần hết món cháu lại ngán mặc dù vẫn rất muốn ăn tiếp (có cảm giác muốn nôn ra nếu ăn tiếp). Bên ngực trái cháu bị sưng to hơn bên phải mặc dù cháu không đau không thấy sưng gì cả. Và gần đây cháu hay che giấu cảm xúc thật của mình, cho hỏi cháu có bị trầm cảm không?</p><p></p><p>Cháu cảm ơn bác sĩ!</p><p></p><p><span style="font-size: 12px"><strong>Bác sĩ Vũ Thị Lừu</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào cháu!</p><p></p><p>Trước hết cháu không nói cháu là nam hay nữ nên việc cháu mô tả ngực bên to bên nhỏ là khó giải đáp cho cháu được. Còn hiện tượng chán ăn của cháu trước khi kết luận là do trầm cảm, cháu cần phải đi khám xét nội soi dạ dày, siêu âm ổ bụng để loại trừ hết các bệnh lý thực thể ra đã. Bệnh viêm loét dạ dày là một bệnh tương đối phổ biến và cảm giác chán ăn chính là một trong những biểu hiện của bệnh. Bệnh kéo dài cũng có thể gây nên trầm cảm. Do đó cháu cần đi khám để chữa trị dứt điểm. Tuy nhiên nếu cháu đi khám mà không phát hiện ra lí do gì, cháu cần phải đi khám và giải đáp bác sĩ tâm lý.</p><p></p><p>Chúc cháu mạnh khỏe!</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Ngứa, chán ăn có phải nhiễm giun dưới da không?</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: Nguyễn Lan</p><p></p><p>Chào bác sĩ!</p><p></p><p>Cháu là nữ, 23 tuổi. 3 tuần trước cháu có dấu hiệu ngứa và chán ăn nên cháu nghĩ là mình bị nhiễm giun. Cháu có uống 1 liều thuốc và thấy hết ngứa. Nhưng 3 tuần sau cháu lại thấy da mẩn đỏ theo vệt ngắn khoảng 1 cm và ngứa. Càng ngày cháu càng thấy xuất hiện các vệt đó nhiều, được 1 lúc rồi lại lặn. Xin hỏi bác sĩ có phải cháu bị nhiễm giun dưới da không và nếu dùng thuốc thông thường không hết cháu phải làm gì và đi khám ở đâu ạ? Cháu ở Hà Nội.</p><p></p><p>Cảm ơn bác sĩ.</p><p></p><p><span style="font-size: 12px"><strong>Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào cháu!</p><p></p><p>Qua biểu hiện cháu mô tả, chưa thể kết luận cháu có nhiễm giun hay không? Cháu cần khám lâm sàng, làm thêm xét nghiệm để chẩn đoán, nếu có nhiễm giun khi xét nghiệm máu sẽ thấy tỷ lệ bạch cầu Eosine (bạch cầu ái toan) tăng hơn bình thường đồng thời xét nghiệm phân tìm thấy ký sinh trùng trong phân. Trường hợp của cháu có thể do dị ứng mà dị nguyên chưa được biết rõ. Cháu có thể khám tại Khoa Dị ứng Miễn dịch lâm sàng của Bệnh viện Bạch Mai để được chẩn đoán và chữa trị.</p><p></p><p>Chúc cháu mạnh khỏe!</p><p></p><p></p><p style="text-align: right">Theo ViCare</p><p>[/QUOTE]</p>
[QUOTE="Hỏi Đáp Bác Sỹ, post: 41367, member: 11284"] Hỏi Bác Sĩ - Chán ăn là một dấu hiệu thường gặp của khá nhiều loại bệnh. Một trong số đó là những vấn đề về hệ tiêu hóa mà chúng ta nên đặc biệt quan tâm. [SIZE=5][B]Có lúc chán ăn, lúc ăn tốt[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: Chào bác sĩ. Em năm nay 22 tuổi, cách đây 4 năm em bị sốt vi-rút, sau đó cứ thế em bị sút cân. Trong vòng mấy tháng kể từ khi em bị sốt, trong thời gian đó em ôn thi đại học nên cũng không để ý đến sức khỏe nhiều. Em từ 46 kg xuống còn 40 kg, em cao 1m57. Em thường chán ăn, nhưng có tháng em ăn rất tốt nhưng cũng không lên được cân. Bác sĩ giải đáp giúp em là em có bị làm sao không ạ? Cảm ơn bác sĩ! [SIZE=3][B]Bác sĩ Vũ Thị Lừu[/B][/SIZE] Chào bạn! Bạn bị sút cân sau sốt vi-rút, sau đó lại ôn thi đại học không để ý đến sức khỏe. Có thể lúc đó cơ thể bạn bị suy nhược mà bạn không xử lý ngay nên gây ra tình trạng rối loạn ăn uống, lúc chán ăn, lúc ăn rất tốt nhưng không tăng cân. Rối loạn ăn uống có thể gây ra những tổn hại tới sức khỏe thể chất và tinh thần. Do vậy, bạn cần điều chỉnh ngay. Thực đơn ăn uống hàng ngày của bạn cần đảm bảo 4 thành phần (đạm, béo, bột đường, vitamin) nhưng cần bổ sung thêm nhiều rau xanh như súp lơ, cải chíp, những loại rau nhiều axit folic và vitamin tốt cho sức khỏe, dễ ăn. Những loại hoa quả có vị thanh như thanh long, nho, cam… Nên ăn nhiều những món ăn mà mình có cảm giác ngon và thích thú. Nếu ăn uống thấy không ngon miệng thì nên chế biến món ăn loãng, dễ tiêu. Nếu bạn phải lao động quá sức ăn uống cần đủ chất đạm, lipit (thịt, cá, trứng) và cần chú ý thêm chế độ nghỉ ngơi, học và làm việc hợp lý, nhất là đảm bảo giấc ngủ trưa từ 30 phút đến một giờ. Tránh những stress, tập thư giãn, tập thở giúp cho việc lưu thông khí huyết được tốt hơn. Ngoài ra bạn cũng cần tập thể dục, chỉ cần 15 – 30 phút/ngày sẽ giúp bạn khỏe hơn, ăn ngon miệng hơn và cơ thể dễ dàng hấp thu các chất dinh dưỡng để có thể tăng cân. Chúc bạn mạnh khỏe! [SIZE=5][B]Buồn ngủ mệt mỏi chán ăn[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: Lê Thị Thu Hiếu Chào bác sĩ. Cho cháu hỏi vấn đề này ạ. Cháu đc 24 tuổi có một bé gái 16 tháng, từ khi có con tới giờ cơ thể cháu luôn mệt mỏi nhất là buồn ngủ, tối cháu ngủ lúc 11h đến gần 4h sáng cháu dậy đút sữa cho bé khoảng nữa tiếng rồi ngủ đến 8h sáng, trưa khoảng 1h lại ngủ thêm 1-2 tiếng nhưng người lúc nào cũng buồn ngủ, chán ăn mệt mỏi, cháu ở nhà nuôi con thì cũng hay áp lực về mặt tiền bạc với chồng rồi con bệnh con ốm này nọ thì cháu phải chịu đựng những lời nói k hay từ chồng, ở nhà có người phụ nên cũng k làm gì quá sức. Xin bác sĩ hãy giải thích cho chác với ạ. Nếu cần đi khám thì cháu nên khám khoa gì ạ. [SIZE=3][B]Điều dưỡng Đỗ Thị Hảo[/B][/SIZE] Chào bạn, Thiếu ngủ (lúc nào cũng buồn ngủ) là trạng thái thường gặp ở phụ nữ nuôi con nhỏ, người bị ít, người bị nhiều khác nhau. Khi nuôi con người phụ nữ thay đổi rất nhiều về mặt sinh lý, đặc biệt rất thính ngủ mặc dù trước đây ngủ rất say. Ở bạn có lẽ do áp lực tinh thần căng thẳng, kết hợp phải cho con bú đêm làm ảnh hưởng tới giấc ngủ dẫn đến suy nhược thần kinh, hệ thần kinh luôn ở trạng thái ức chế. Độ tuổi cai sữa thích hợp là từ 18- 24 tháng, vì vậy bạn nên cân nhắc cai sữa cho bé, cải thiện mối quan hệ trong gia đình, giảm bớt gánh nặng nuôi con thì có thể hiện tượng thiếu ngủ trên sẽ hết. Nếu biểu hiện mất ngủ thần kinh suy nhược không thuyên giảm thì đi khám bác sĩ chuyên khoa nội thần kinh. Chúc bạn sức khỏe! [SIZE=5][B]Chán ăn có phải là bệnh?[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: Dung Nhi Chào bác sĩ! Tôi thường không có cảm giác muốn ăn. Vậy đó có phải là bệnh? Cảm ơn bác sĩ! [SIZE=3][B]Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai[/B][/SIZE] Chào bạn! Có rất nhiều dấu hiệu cho phép chúng ta nhận biết chứng chán ăn ở ai đó và cả ở bản thân mình. Những dấu hiệu này cũng cho phép chúng ta phân biệt được giữa chứng chán ăn và việc thực hiện chế độ ăn kiêng: – Nếu một người đang thực hiện chế độ ăn kiêng họ sẽ không ngại ngần nói với bạn về chế độ ăn kiêng của họ và vì sao họ phải ăn kiêng (do bệnh tật, giảm cân…). Và đặc biệt là hầu hết những người ăn kiêng không hề thích thực hiện nó. Ngược lại, nếu đó là người mắc chứng chán ăn, họ đương nhiên cho rằng chế độ ăn của mình là bình thường trong khi vẻ ngoài của họ thay đổi rõ rệt và đặc biệt họ rất ngại tiếp xúc với người ngoài. – Những người mắc chứng chán ăn thường hay ủ ê, buồn chán và luôn luôn chán ăn uống ngay cả những món ăn trước đó họ yêu thích. Họ không còn cảm hứng để làm việc, học tập và dần dần, cuộc sống của họ trở nên khép kín. Họ tránh những bữa ăn hàng ngày, thậm chí cả những bữa tiệc, bữa ăn bạn bè… Họ gầy đi trông thấy và dần dần nỗi buồn thay thế cho niềm vui. – Họ thích vẻ ngoài gầy đi của mình. Hơn nữa, do não sản xuất ra hoắc môn Endorphin (hoắc môn mang lại cho chúng ta cảm giác thoải mái) nên họ luôn có cảm giác khoẻ mạnh hơn người khác. Họ vẫn có thể hăng say chơi thể thao mà không ăn cần ăn uống nhưng họ lại luôn hài lòng vì điều đó. Khi nào chứng chán ăn trở nên nguy hiểm? Câu trả lời là ngay khi phát hiện căn bệnh này, nó đã rất nguy hiểm. Bạn có biết trên thế giới 10% số người mắc chứng chán ăn chết vì căn bệnh này. Ngay khi bạn hoặc người thân, bạn bè, những người xung quanh bạn có biểu hiện mắc bệnh chán ăn, cần phải ngay lập tức có biện pháp chữa trị. Lý do là ngay khi chúng ta nhận thấy một người mắc chứng chán ăn, điều đó có nghĩa là họ đã gặp phải những vấn đề về tâm lý từ trước đó rất lâu. Đừng đợi đến khi người mắc chứng chán ăn trở nên gầy gò hoặc thành bộ xương di động mới cảnh báo họ. Hãy làm điều đó ngay khi bạn nhận thấy những biểu hiện đầu tiên. Thực tế cho thấy hậu quả của căn bệnh này đối với sức khoẻ bệnh nhân là rất nghiêm trọng. 10% người mắc chứng chán ăn tử vong vì căn bệnh này và 30% sẽ mắc căn bệnh này mãn tính. Điều đó có nghĩa là những người này sẽ phải sống suốt đời trong tình trạng thiếu cân, gầy yếu… Phụ nữ mắc chứng chán ăn mãn tính có nguy cơ không thể có con, xương yếu, rụng tóc… Căn bệnh này cũng để lại hậu quả nghiêm trọng đối với sức khoẻ tinh thần. Nó sẽ tạo ra một vòng luẩn quẩn: kiệt sức gây ra trầm uất và trầm uất càng làm cho cơ thể kiệt sức. Rất nhiều người đã không thể ra khỏi vòng luẩn này khi họ phải chịu đựng nó quá. Tại sao thanh thiếu niên dễ mắc bệnh chán ăn? Ở lứa tuổi thanh thiếu niên, cùng với những thay đổi tâm sinh lý là những thay đổi nhanh chóng của cơ thể. Trước đó, các em rất vô tư. Các em ăn khi đói, ngủ khi thấy buồn ngủ. Nhưng khi những thay đổi tâm lý và thể chất diễn ra, các em đôi khi cảm thấy cơ thể rất lạ lẫm. Đặc biệt là các em gái, những thay đổi về vòng 1 và vòng 3… Bên cạnh đó là quan niệm phụ nữ cần phải có thân hình mảnh mai luôn gây sức ép với các cô gái trẻ. Trên thực tế, thói quen dinh dưỡng không hoàn toàn quyết định cân nặng mà còn có nhiều lý do khác như: thói quen sinh hoạt, thức ăn, tâm lý… Tuy nhiên đối với tuổi thiếu niên, do thiếu kiến thức nên chỉ dùng hình thức hạn chế ăn uống, tập thể thao thật nhiều để giảm cân. Khi chế độ này kéo dài, các em rơi vào tình trạng chán ăn. Để giúp những người thân, đặc biệt là các em thiếu niên mắc chứng chán ăn, gia đình là nhân tố quan trọng nhất giúp họ vượt qua căn bệnh này. Khi người lớn chán ăn. Ăn không biết ngon, thậm chí nghe mùi thức ăn còn buồn nôn. Đó là những triệu chứng thường thấy của chứng chán ăn do căng thẳng đầu óc mà nhiều người quen gọi stress. Chán ăn do stress làm sụt cân và gầy ốm nhanh chóng, cơ thể suy nhược. Có người phải cầu viện đến thuốc. Tuy nhiên nếu dùng đi dùng lại nhiều lần lại đâm ra sợ độc cho cơ thể và bị nghiện thuốc. Trong nhiều cách để cải thiện tình trạng chán ăn này, thì việc thực hiện một chế độ dinh dưỡng hợp lý, đúng với tình trạng sức khoẻ, được xem là có vai trò quan trọng trong phòng chống stress. Cung cấp năng lượng trong ngày cần có sự phân bố theo một giờ giấc hợp lý. Buổi sáng ăn đầy đủ để cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể hoạt động. Thức ăn ăn vào buổi sáng sẽ kích thích dịch vị tiết ra đều đặn trong cả ngày, giúp quá trình tiêu hoá các bữa ăn trưa và chiều tiếp theo. Buổi tối tốt nhất nên ăn ít, nghỉ ngơi, thư giãn để ngủ tốt hơn. Vận động cơ thể cũng là một yếu tố quan trọng trong phòng chống stress. Vận động nhẹ nhàng, vừa sức để giúp cơ thể chuyển hoá và thải trừ các chất độc trong cơ thể, làm cho cơ thể nhanh nhạy, ức chế các kích thích tâm lý giúp ăn uống ngon miệng. Nên vận động mỗi ngày ít nhất 30 phút và duy trì từ 3 – 4 lần trong mỗi tuần. Sau thời gian học tập, làm việc cần nghỉ ngơi hợp lý và ngủ đủ, đúng giờ và đủ giấc, nên ngủ sớm trước 10 giờ và tranh thủ ngủ thêm giấc ngủ trưa khoảng 30 phút. Trung bình mỗi ngày cần ngủ đủ 7 – 8 tiếng để cơ thể tái tạo lại năng lượng và phục hồi sinh lực. Học cách hít thở chậm và sâu để giải toả căng thẳng, tốt nhất kết hợp với tập yoga hằng ngày để cơ thể thư giãn hoàn toàn. Ngoài ra, để phòng chống stress có hiệu quả, phải sắp xếp công việc hợp lý. Giờ nào việc đó, tránh làm quá sức quá giờ. Giảm bớt tham vọng, giữ tinh thần luôn lạc quan, thoải mái, vui vẻ. Nếu vứt bỏ được một cách dễ dàng những cay đắng, buồn phiền trong cuộc sống cũng có nghĩa là ta đã thực hiện được một bước tiến lớn trong việc thoát khỏi stress. Những thực phẩm đánh tan stress Thức ăn cần sử dụng là các thức ăn giàu các chất khoáng và vitamin, giúp chống mệt mỏi, làm giảm stress như: Ca, Mg, kẽm, vitamin nhóm B, vitamin C. Ăn thực phẩm có Coenzym Q10 để giúp các tế bào tạo năng lượng (cá thu, mè, đậu hạt, đậu Hà Lan) và các axít amin cần thiết có trong thịt, cá, trứng, nhất là trong hải sản. Thiếu magiê, cơ thể sẽ bị mệt mỏi. Thiếu kẽm làm cho hệ thần kinh dễ bị kích thích, gây khó ngủ và biếng ăn. Nên ăn nhiều rau quả để bổ sung lượng vitamin, khoáng chất cần thiết và nhiều chất xơ giúp tránh táo bón vì bón cũng gây kích thích cơ thể do nhiễm các chất độc từ phân bị ứ lại. Ăn nhiều thực phẩm có chất bột, giàu đạm nguyên hạt chưa xay xát như: gạo, đậu, lúa mì, ngũ cốc…cung cấp Carbohydrate, vitamin nhóm B và đạm thực vật, chuyển hoá chậm, làm giảm tốc độ chuyển hoá và ổn định đường huyết. Các chất béo thiết yếu là nguyên liệu không thể thiếu trong cấu tạo các tế bào thần kinh, giúp vận hành hệ thần kinh, trí nhớ, tự thân cơ thể không tự tổng hợp được mà phải nhận từ thức ăn. Các chất béo thiết yếu cần cung cấp cho não là các loại sau: omega-3 (có trong bí ngô, hạt, dầu cải…); đặc biệt là EPA (Eicosapentaenoic acid) và DHA (Docosahexaenoic acid) chứa trong cá hồi, cá thu, cá trích, cá mòi, tảo, rong biển, trứng…; omega-6 có trong bắp, hạt hướng dương, mè, đặc biệt GLA (Gamma linolenic acid), có trong cây hoa anh thảo, tảo lục lam và AA (Arachidonic acid) có trong thịt, các sản phẩm sữa, trứng, mực. Để giúp cho não hoạt động tốt, nên có ít nhất ba bữa cá biển trong tuần. Chế độ ăn chay ít Cholesterol, ít axít béo bảo hoà, nhiều axít béo chưa bảo hoà cũng có lợi cho cơ thể trong việc phòng chống stress. Hội chứng chán ăn ở phụ nữ cách phòng ngừa và cách chữa trị. Anorexia nervosa là thuật ngữ chuyên môn nói về hội chứng chán ăn tâm thần hay chán ăn tinh thần, thường gặp ở phụ nữ trẻ (khác với những người gầy về thể trạng bẩm sinh, dáng vóc gầy mảnh), gầy hơn tới trên 15% cân nặng so với mức bình thường, kèm theo các dấu hiệu như vô kinh, lo lắng, sợ tăng cân, xanh xao, sợ thịt, cá, thích ăn rau xanh hoa quả và hay buồn nôn, mệt mỏi, người trở nên “siêu mỏng”, mất hết sinh khí, thậm chí phải vào viện. Hội chứng chán ăn tâm thần là căn bệnh thần kinh mãn tính phổ biến ở các thiếu nữ các nước đang phát triển, có chế độ ăn hạn chế quá mức hoặc tập thể thao quá nhiều, không thấy cảm giác đói, gầy sút hay mệt nhọc, da vàng, tuyến nước bọt phì đại, lông mày dầy, lông chi nhiều…Có người trải qua giai đoạn phàm ăn sau đó chuyển sang biếng ăn, cũng có thể là do theo đuổi một hình tượng méo mó nào đó về thân thể, cho rằng béo là không hấp dẫn, hoặc muốn có cơ thể giống như các siêu mẫu; hoặc gia cảnh có cha mẹ quá bận mải làm ăn, độc đoán, gia trưởng còn con cái lại muốn thoát khỏi tình trạng này bằng các việc làm “nổi loạn” tự phát. Dấu hiệu thường gặp ở người mắc bệnh chán ăn tâm thần là tiết thực, ăn uống rất hạn chế, kém ăn, chọn thực phẩm ít năng lượng, thích ăn thực phẩm ít carbohydrat, ít mỡ, ít vitamin khoáng chất, quá quan tâm đến các loại thức ăn tự gây nôn, dùng chất nhuận tràng và lợi tiểu để giảm cân, kể cả luyện tập, như tình huống chị Lauren Bailey kể trên, đã đi bộ mỗi ngày 12 tiếng đồng hồ. Về thể chất có thể nhận biết nhanh bằng các dấu hiệu như giảm cân, người siêu mỏng, hồng cầu giảm, mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, móng tay dễ gẫy, tóc mỏng, đi đứng liêu xiêu, tắt kinh, táo bón, da khô, tim đập nhanh, huyết áp tụt, khát nước…Luôn từ chối ăn, không thấy cảm giác đói, mất cảm giác ngon miệng, ít tập trung và luyện tập nhiều, thiếu máu, thiếu sắt, giảm protein huyết tương, dễ bị chuột rút và loãng xương. Về lí do gây chứng chán ăn tâm thần được khoa học phát hiện chủ yếu là do lí do sinh học, mang tính di truyền, nhất là những người có mẹ, chị em mắc bệnh rối loạn ăn uống thì bản thân có rủi ro mắc bệnh cao. Qua nghiên cứu ở các cặp song sinh người ta đã phát hiện thấy điều này, tuy nhiên sự tác động của các gen khuyết tật gây bệnh đến nay khoa học vẫn chưa tường hết, ngoài ra còn có các lí do khác như do Serotone (một nội tiết tố liên qua đến hoạt động của vỏ não) triệt tiêu tính thèm ăn và làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Lý do tâm lý ở những người mắc bệnh chán ăn đều rất đặc biệt như có tính tự chủ, tự tin kém, làm việc theo cảm tính và duy trì những ý nghĩ hoàn toàn khác đối với những người bình thường. Nguyên nhân thứ ba là do yếu tố văn hóa xã hội, ví dụ trong văn hóa phương Tây hiện đại, ý tưởng siêu mỏng, siêu gầy luôn luôn được đề cao và chính suy nghĩ lệch lạc này đã làm cho căn bệnh nói trên có thêm đất để phát triển, nhất là khi tôn sùng các thần tượng, người mẫu và hậu quả do quá gầy, thiếu dinh dưỡng nghiêm trọng nên việc mắc bệnh là điều khó tránh. Bệnh chán ăn có thể chẩn đoán bằng cách kiểm tra độ dày lớp mỡ dưới da bụng cơ tam đầu, ngực nách – với nhóm người gầy thể trạng thì không cần can thiệp chữa trị vì tuy gầy họ vẫn khoẻ mạnh, thậm chí còn thọ lâu… và nếu phát hiện thấy tâm trạng lo lắng, buồn nôn, có dấu hiệu về rối loạn tâm lý, sinh dục và tình nghi mắc bệnh chán ăn tâm thần thì phải can thiệp, tiến hành một số phép thử test như kiểm tra thể chất, đo chiều cao, cân nặng thị lực nhịp tim đo huyết áp, nhiệt độ cơ thể độ khô da, kiểm tra tim, đo huyết áp, làm các phép thử test trong phòng thí nghiệm (như thử máu) hoặc các phép thử đặc hiệu để kiểm tra điện phân, protein chức năng gan, thận, tuyến giáp và thử nước tiểu. Về tâm lý có thể kiểm tra các thói quen về suy nghĩ, cảm giác về ăn uống dựa trên những câu hỏi – đáp, trắc nghiệm. Cần thiết có thể tiến hành thêm các hình thức chẩn đoán khác như chụp X-quang, kiểm tra xương, phổi tim vv… Để chữa trị hội chứng này, song song với việc đang áp dụng phương pháp uống thuốc (cần phải khám và đánh giá toàn bộ các lí do như tinh thần, thể chất và nhất thiết phải tuân thủ theo ý kiến chuyên môn vì đến nay thuốc chữa trị bệnh biếng ăn rất hạn chế về hiệu quả, tác dụng phụ lại không lường hết được), người ta áp dụng liệu pháp tâm lý, giúp người trong cuộc tự nhận thức được nguy cơ gây bệnh để thay đổi nhận thức, tự tin và chuyển sang áp dụng những cách sống tích cực hơn; đặc biệt là áp dụng liệu pháp gia đình trong đó những thành viên gia đình có vai trò lớn giáo dục giúp đỡ người bệnh sớm thay đổi nếp nghĩ để giảm bớt bệnh tật. Sau khi đã giải quyết được vấn đề tâm lý, việc áp dụng liệu pháp tăng cường dinh dưỡng, sử dụng thực đơn cân bằng, khoa học, ăn uống đủ chất sẽ phát huy hiệu quả tốt. Với những người mắc bệnh nặng suy dinh dưỡng từ chối ăn uống, sẽ áp dụng biện pháp đưa người bệnh vào chữa trị tại bệnh viện, cho đến khi có thể chuyển sang chữa trị ngoại trú. Để hạn chế nguy cơ mắc bệnh và hậu quả đối với sức khỏe, mỗi người cần có kiến thức tối thiểu về căn bệnh nói trên; cũng như có kế hoạch chữa trị nghiêm túc nếu lỡ mắc bệnh và nên nói rõ để bác sĩ biết tình trạng bệnh tật của mình… Chủ động phòng ngừa bằng cách suy nghĩ tích cực về gia đình và xã hội, duy trì thực đơn tích cực cân bằng, đủ chất, và loại bỏ ý nghĩ càng gầy càng đẹp; không nên quá tin vào các tài liệu về cách giảm béo triệt để nhan nhản trên mạng, không nên học tập cách giữ eo của những người siêu mẫu siêu gầy và không nên kết bạn với những người có ý nghĩ muốn giảm cân bằng cách nhịn ăn, bỏ bữa. [SIZE=5][B]Đau bụng, chán ăn có phải do trầm cảm?[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: thuan Chào bác sĩ! Cháu năm nay 19 tuổi hiện đang là sinh viên, sống xa nhà đôi lúc khó khăn thật bệnh tật làm cháu nản. Cháu cao 1m75 nặng 75kg. Cháu dạo gần đây hay chạy bộ và có đau bụng không rõ nguyên do (có đi siêu âm rồi nhưng kết quả cháu vẫn bình thường) cộng với việc ăn gần hết món cháu lại ngán mặc dù vẫn rất muốn ăn tiếp (có cảm giác muốn nôn ra nếu ăn tiếp). Bên ngực trái cháu bị sưng to hơn bên phải mặc dù cháu không đau không thấy sưng gì cả. Và gần đây cháu hay che giấu cảm xúc thật của mình, cho hỏi cháu có bị trầm cảm không? Cháu cảm ơn bác sĩ! [SIZE=3][B]Bác sĩ Vũ Thị Lừu[/B][/SIZE] Chào cháu! Trước hết cháu không nói cháu là nam hay nữ nên việc cháu mô tả ngực bên to bên nhỏ là khó giải đáp cho cháu được. Còn hiện tượng chán ăn của cháu trước khi kết luận là do trầm cảm, cháu cần phải đi khám xét nội soi dạ dày, siêu âm ổ bụng để loại trừ hết các bệnh lý thực thể ra đã. Bệnh viêm loét dạ dày là một bệnh tương đối phổ biến và cảm giác chán ăn chính là một trong những biểu hiện của bệnh. Bệnh kéo dài cũng có thể gây nên trầm cảm. Do đó cháu cần đi khám để chữa trị dứt điểm. Tuy nhiên nếu cháu đi khám mà không phát hiện ra lí do gì, cháu cần phải đi khám và giải đáp bác sĩ tâm lý. Chúc cháu mạnh khỏe! [SIZE=5][B]Ngứa, chán ăn có phải nhiễm giun dưới da không?[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: Nguyễn Lan Chào bác sĩ! Cháu là nữ, 23 tuổi. 3 tuần trước cháu có dấu hiệu ngứa và chán ăn nên cháu nghĩ là mình bị nhiễm giun. Cháu có uống 1 liều thuốc và thấy hết ngứa. Nhưng 3 tuần sau cháu lại thấy da mẩn đỏ theo vệt ngắn khoảng 1 cm và ngứa. Càng ngày cháu càng thấy xuất hiện các vệt đó nhiều, được 1 lúc rồi lại lặn. Xin hỏi bác sĩ có phải cháu bị nhiễm giun dưới da không và nếu dùng thuốc thông thường không hết cháu phải làm gì và đi khám ở đâu ạ? Cháu ở Hà Nội. Cảm ơn bác sĩ. [SIZE=3][B]Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường[/B][/SIZE] Chào cháu! Qua biểu hiện cháu mô tả, chưa thể kết luận cháu có nhiễm giun hay không? Cháu cần khám lâm sàng, làm thêm xét nghiệm để chẩn đoán, nếu có nhiễm giun khi xét nghiệm máu sẽ thấy tỷ lệ bạch cầu Eosine (bạch cầu ái toan) tăng hơn bình thường đồng thời xét nghiệm phân tìm thấy ký sinh trùng trong phân. Trường hợp của cháu có thể do dị ứng mà dị nguyên chưa được biết rõ. Cháu có thể khám tại Khoa Dị ứng Miễn dịch lâm sàng của Bệnh viện Bạch Mai để được chẩn đoán và chữa trị. Chúc cháu mạnh khỏe! [RIGHT]Theo ViCare[/RIGHT] [/QUOTE]
Xem thử
Tên
Mã xác nhận
Trả lời
Trang chủ
Tư Vấn
BÁC SỸ TRỰC TUYẾN TƯ VẤN
HỎI BÁC SỸ
Chán ăn là dấu hiệu bệnh gì?
Top
Dưới