Menu
Trang chủ
Tư Vấn
Bài viết mới
Tìm chủ đề
Mới!
Bài viết mới
Tài liệu mới
Trạng thái mới
Hoạt động mới nhất
Tài liệu
Latest reviews
Tìm Tài liệu
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Trạng thái mới
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Chat
0
Tư Vấn
Đăng nhập
Đăng ký
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Bài viết mới
Tìm chủ đề
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Menu
Trả lời chủ đề
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
Trang chủ
Tư Vấn
BÁC SỸ TRỰC TUYẾN TƯ VẤN
HỎI BÁC SỸ
Những câu hỏi hay về da liễu có kèm theo hình ảnh mô tả tình trạng
Nội dung
<p>[QUOTE="Hỏi Đáp Bác Sỹ, post: 41426, member: 11284"]</p><p>Hỏi Bác Sĩ - Bạn gặp vấn đề da liễu nhưng không biết là bệnh gì? Bạn thắc mắc không biết có phải mình là trường hợp duy nhất? Những câu hỏi có kèm ảnh liên quan đến lĩnh vực này có thể sẽ giúp bạn nhiều đấy!</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Bệnh chàm phát ban</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: Giấu tên</p><p></p><p>Thưa bác si cháu bi ngứa o nách. O bẹn va o các kheo chân do cháu gãi nhiêu nên lan ca ra cơ the, cháu đi kham va ho bao cháu bi cham phát ban, cháu đã uống thuốc va bôi thuốc aderma nhưng vẫn ngứa, o nách lại xuất hiên lại các vùng do trông giống hắc lao , Gio cháu phải đi kham lai hay lam sao</p><p></p><p><span style="font-size: 15px"><strong>Bác sĩ Hà Văn Chấn</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào cháu!</p><p></p><p>Theo như cháu tả, Qua hình ảnh cháu gửi thì nhiều khả năng cháu bị ngứa là do nhiễm nấm, có thể là bệnh hắc lào. Đây là một bệnh da phổ biến, do vi nấm gây nên. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên thường gặp ở tuổi thanh thiếu niên và trung niên, nam nhiều hơn nữ. Nguyên nhân mắc bệnh hắc lào là do: vệ sinh thân thể kém. Bơi lội tại vùng có nước bẩn, là nơi trú ẩn của nhiều loại vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng gây bệnh. Tiếp xúc da – da, hay mặc chung quần áo, dùng chung đồ sinh hoạt, quan hệ tình dục với người nhiễm bệnh…</p><p>Hắc lào ở vùng kín thường khởi đầu ở một bên bẹn, sau đó có thể lan sang bên kia và ra sau mông. Ngoài ra, hắc lào còn có thể gặp ở chân tay, bụng và mặt, với dấu hiệu nổi bật là ngứa và nổi mẩn đỏ, mụn nước. Ngứa cả ngày lẫn đêm, tăng nhiều khi ra mồ hôi, trời nóng nực hay về đêm.</p><p>Việc chữa trị hắc lào đòi hỏi người bệnh kiên trì dùng thuốc.</p><p>Thuốc cổ điển dùng để trị hắc lào là dung dịch cồn BSI (acid benzoic + acid salicylic + lod), antimycose (acid benzoic + acid salicylic + acid boric), dung dịch ASA (acid acetylsalicylic, natri salicylat).Các thuốc này có tác dụng tốt nhưng gây lột da nhiều, đau rát, để lại màu đen trên da như sạm da hoặc gây biến chứng.</p><p>Hiện nay có nhiều thuốc dạng kem bôi, với các hoạt chất là dẫn chất imidazol rất có hiệu quả như: miconazol, ketoconazol, econazol…</p><p>Khi tổn thương quá rộng, bác sĩ có thể cho người bệnh dùng kết hợp cả điều trị tại chỗ với các thuốc uống để trị vi nấm như griseofulvin, ketoconazol, itraconazole, fluconazole…Tuy nhiên cần thận trọng khi sử dụng thuốc uống chống nấm toàn thân do thuốc có nhiều tác dụng phụ và có những tương tác không tốt, có thể có những biến chứng nặng nề khi phải dùng đồng thời với thuốc trị bệnh khác (thuốc hạ mỡ máu…). Thuốc được sử dụng hạn chế ở những người có bệnh gan, thận…</p><p>Tuy nhiên để chẩn đoán và điều trị đúng bệnh, tốt nhất cháu nên đi khám chuyên khoa da liễu để được xác định bệnh và điều trị đúng. Tuyệt đối không được bôi thuốc không rõ nguồn gốc, dùng theo lời mách bảo, bệnh sẽ càng lan rộng và khó chữa</p><p></p><p>Chúc cháu mạnh khỏe.</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Mụn trứng cá</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: Giấu tên</p><p></p><p>Thưa bac si,e nam nay 30tuoi ,măt e bi mun trưng ca ,e rat hay năn mun nen da măt bi thâm .mun trưng ca moc rat nhiêu. E đa đi kham va uông thuôc nhưng vẫn không thây đơ. Bac si co thê tư vấn cho e</p><p></p><p><span style="font-size: 15px"><strong>Bác sĩ Hà Văn Chấn</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào em!</p><p>Qua hình ảnh em gửi thì em bị trứng cá vùng mặt, chủ yếu 2 bên má.</p><p></p><p>Mụn trứng cá luôn là nỗi ám ảnh lớn nhất của các bạn trẻ. Nó có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên mặt, lưng, cổ… nhưng chủ yếu mụn thường tấn công khuôn mặt bạn nhiều nhất. Tuy nhiên, vào mỗi thời điểm mụn có thể ghé thăm 1 vài vùng nào đó trên khuôn mặt với những tác động khác nhau. Hãy cùng tham khảo cách trị mụn hiệu quả cho từng vùng trên mặt dưới đây để sớm loại bỏ những nốt mụn đáng ghét nhé!</p><p></p><p>Mụn trứng cá hai bên má</p><p></p><p>Mụn trứng cá xuất hiện ở hai bên má có thể do chức năng của gan suy giảm như giải độc, bài tiết, tác động của môi trường nắng nóng bụi bặm… Vì vậy, để giảm mụn trứng cá ở vùng này em phải tránh xa căng thẳng, Stress, tránh làm việc ở môi trường bui bặm, nên vệ sinh da sạch sẽ hằng ngày.Sau đây em có thể áp dụng một trong các cách sau:</p><p></p><p>1 . Cách chữa trị mụn trứng cá ở mặt hiệu quả nhất bằng lô hội</p><p></p><p>Cách đơn giản nhất trị mụn với lô hội là bạn hãy bóc tách lá lô hội, lấy nhựa và thoa đều lên khuôn mặt, đợi tới khi khô thì hãy rửa mặt lại. Ngoài ra bạn cũng thể có thể sử dụng nước ép lá lô hội để uống mỗi ngày. Hoặc bạn cũng có thể dùng 100g lá lô hội rửa sạch, thái nhỏ, cho vào nồi. Đổ 500ml nước vào nồi đun lửa to đến khi sôi. Sau đó tiếp tục đun nhỏ lửa trong 15 phút. Chắt nước hòa với 10g mật ong. Uống nước này kết hợp với đắp lá lô hội lên mặt. Mỗi ngày làm 1 lần.</p><p></p><p>Cách chữa trị mụn trứng cá ở mặt hiệu quả nhất bằng lòng đỏ trứng gà</p><p></p><p>Lòng đỏ trứng rất giàu loại vitamin trị mụn hiệu quả, đó là vitamin A. Do đó, nó thật sự là một thành phần tự nhiên được dùng để chăm sóc da mặt và là đối thủ cạnh tranh của các công thức mới nhất được tìm ra trong các loại mỹ phẩm.</p><p></p><p>Đánh lòng đỏ trứng cho đều và thoa lên mặt của bạn. Trước khi áp dụng phương pháp này, bạn phải rửa sạch bụi bẩn và mỹ phẩm trang điểm còn đọng lại trên mặt. Phương pháp này cần để ít nhất 20 phút để có được hiệu quả như ý, vì thế không nên loại bỏ nó trước thời gian quy định, sau đó rửa sạch mặt với nước lạnh.</p><p></p><p>Cách chữa trị mụn trứng cá ở mặt hiệu quả nhất bằng dưa chuột</p><p></p><p>Sở sĩ, dưa chuột được coi là cách chữa trị mụn trứng cá trên mặt hiệu quả nhất bởi trong dưa chuột có tính chất dịu mát và thanh nhiệt. Bạn có thể “chế” mặt nạ từ dưa chuột hoặc uống nước ép dưa chuột mỗi ngày đều có tác dụng tốt đối với da</p><p></p><p>Rất đơn giản, hãy dùng dưa chuột cắt khoanh để đắp lên da mặt, có thể đắp cả lên mắt để giảm cảm giác mệt mỏi cho mắt trong vòng 30 phút thì rửa sạch lại. Cách làm này không những giúp bạn loại trừ được mụn xuất hiện trên da mà còn giúp cho làn da luôn tươi trẻ, mịn màng.</p><p></p><p>Cách chữa trị mụn trứng cá ở mặt hiệu quả nhất bằng mật ong</p><p></p><p>Chất sáp trong mật ong vừa giúp diệt trừ vi khuẩn gây mụn vừa giúp giữ cho làn da mềm, mịn và thậm chí sáng màu hơn, vì vậy mật ong là biệt dược trị mụn trứng cá trên mặt tại nhà rất tốt.</p><p></p><p>Cách tốt nhất để trị mụn với mật ong là thoa lên da mật ong nguyên chất hoặc thêm vài giọt chanh. Mặt nạ có thể sử dụng 20-30 phút trước khi rửa lại với nước ấm. Nếu có một đốm mụn lớn, chị em có thể chấm trực tiếp mật ong tinh khiết lên vùng da mụn và để khô qua đêm.</p><p></p><p>Cách chữa trị mụn trứng cá ở mặt hiệu quả nhất bằng kem đánh răng</p><p></p><p>Có thể bạn khá bất ngờ với cách trị mụn này nhưng kem đánh răng là loại thuốc trị mụn rất tốt nhé! Sở dĩ kem đánh răng có tác dụng trị mụn vì trong kem đánh răng có chứa hóa chất giúp tiêu diệt các vi khuẩn gây mụn.</p><p></p><p>Với cách chữa trị mụn trứng cá ở mặt hiệu quả nhất tại nhà này bạn chỉ cần rửa sạch mặt bằng sữa rửa mặt và lau khô bằng khăn bông mềm. Thoa một lớp kem đánh răng mỏng lên từng nốt mụn trứng cá. Có thể để kem đánh răng trên mặt qua đêm hoặc chỉ để trong 30 – 1 tiếng tùy mức độ mụn và loại da của bạn. Nếu da quá nhạy cảm thì không nên qua đêm.</p><p></p><p>Oxy Led – cách trị mụn trứng cá hiệu quả nhất hiện nay</p><p></p><p>Mặc dù những cách trị mụn trứng cá trên mặt kể trên có thể giúp những nốt mụn giảm sưng, viêm nhưng những phương pháp này có nhược điểm chung là không trị mụn triệt để. Do đó, để trị mụn triệt để lại nhanh chóng và an toàn, các bác sĩ khuyên bạn nên sử dụng công nghệ trị mụn Oxy-Led. Đây được coi là cách trị mụn trên mặt hiệu quả nhất hiện nay với nhiều ưu điểm nổi trội, đặc biệt là trị mụn an toàn và ngăn ngừa mụn tái phát thành công, không để lại sẹo hay vết thâm sau khi trị mụn.</p><p></p><p>Sau một liệu trình điều trị từ 4 – 6 lần, em có thể loại bỏ được hoàn toàn mụn và sở hữu làn da mịn màng trắng sáng.</p><p></p><p>Chúc em thành công.</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Nốt ruồi</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: Giấu tên</p><p></p><p>Thưa BS, mấy hôm nay tôi phát hiện sau lưng có nốt ruồi (nay soi gương mới biết ), sờ tay vào thấy cộm. Lúc đầu tưởng là mọc mụn do nóng trong người nên cố lấy tay để nặng. Nay mới thấy như nốt ruồi, tôi lo lắng lắm, vì đọc báo có nghe nốt ruồi ác tính. Tôi chụp hình nhờ BS xem và tư vấn cho tôi. Tôi ở Tphcm. Xin cảm ơn BS.</p><p></p><p><span style="font-size: 15px"><strong>Bác sĩ Hà Văn Chấn</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào bạn!</p><p>Bạn đã mọc nốt ruồi ở lưng.</p><p>Ai trong chúng ta cũng đều có từ vài cái đến… vài lố nốt ruồi! Các nốt ruồi có thể xuất hiện từ bé hoặc lớn lên mới có.</p><p>Đa số lành tính, thậm chí một số tác giả còn gọi chúng là “hạt sắc đẹp”, tạo nét chấm phá cho khuôn mặt thêm duyên. Tuy nhiên, với một số người thì những “hạt sắc đẹp” đó lại đáng ghét, nhất là khi mọc không đúng chỗ, làm ảnh hưởng thẩm mỹ, tướng số… Khi đó nhu cầu tống khứ các nốt ruồi đi khỏi cơ thể trở nên vô cùng bức thiết!</p><p></p><p>Thông thường nốt ruồi xuất hiện với số lượng ít, phẳng hoặc hơi cộm, màu nâu sẫm hoặc đen, mọc trên vùng da bình thường hay nằm giữa các sợi lông, có khi được bao bọc bằng vùng da trắng sáng xung quanh. Mọi vị trí trên cơ thể đều có thể mọc nốt ruồi nhưng thường thấy ở các vùng phơi bày ra ánh sáng mặt trời như mặt, cổ, vai…</p><p></p><p>Nhận diện các nốt ruồi ác tính</p><p></p><p>Da chúng ta có màu sáng hay tối là do số lượng, mật độ và sự phân bố của hắc tố bào (melanocyte). Chúng sản sinh ra sắc tố đen gọi là melanine. Điều này bị chi phối bởi yếu tố di truyền (gene), thay đổi theo từng chủng tộc. Một số tác động bên ngoài như tia cực tím, nội tiết, dinh dưỡng, các bệnh lý trên da, tia bức xạ hoặc hoá chất có thể cũng ảnh hưởng lên màu sắc da. Khi hắc tố này tập trung nhiều vào một chỗ, sẽ tạo ra nốt ruồi. Như vậy, về mặt y học, nốt ruồi là những khối u hắc tố, do sự loạn sản lành tính và khu trú của sắc tố melanine.</p><p></p><p>Chỉ trong một số trường hợp, “anh bạn hiền lành” ấy bị biến chất, trở nên hung dữ và tàn ác với chính chủ nhân, lúc ấy nốt ruồi mới thành ung thư hắc tố, là một loại ung thư da. Người ta thấy 1/3 ung thư hắc tố có thể xảy ra trên các nốt ruồi có sẵn, nếu gặp các yếu tố kích thích kéo dài như cọ xát, phơi nắng… Yếu tố di truyền cũng được ghi nhận. Mặc dù ung thư hắc tố chỉ chiếm 10% trong tổng số các ung thư da nhưng lại rất ác vì đem đến cái chết cho 75% các trường hợp mắc bệnh.</p><p></p><p>Những dấu hiệu sau cho thấy ung thư đang xảy ra trên nốt ruồi mà trước đây lành tính: có sự lớn nhanh về thể tích, bề mặt nốt ruồi phát triển thêm hơn 6mm và trở nên cứng; hình thái nốt ruồi mất tính cân đối: bờ không đều, không bằng phẳng (nốt ruồi bình thường hình tròn hoặc bầu dục, nghĩa là đối xứng theo trục dọc hoặc ngang); có thay đổi màu sắc, vị trí thương tổn chỗ đen đậm, chỗ đen lợt, đặc biệt là nốt ruồi cũ bỗng dưng đen sậm hơn; có thay đổi về cảm giác như đau, ngứa…; có thay đổi trên bề mặt như loét, sùi, chảy máu, rỉ dịch…; có hạch vùng phụ cận. Lưu ý, hai nhóm dấu hiệu cuối là những dấu hiệu muộn.</p><p></p><p>Lý do người ta muốn diệt nốt ruồi</p><p></p><p>Thực tế điều trị cho thấy có ba nguyên nhân thường khiến người ta muốn phá bỏ nốt ruồi:</p><p></p><p>Nhu cầu thẩm mỹ: ở những vị trí phơi bày như mặt, cổ… các nốt ruồi xuất hiện như những hạt đậu đen xấu xí làm người bệnh kém tự tin.</p><p></p><p>Vì sức khoẻ hay yêu cầu y khoa: khi nốt ruồi có những biểu hiện đe doạ hoá ác hoặc trở thành ung thư, việc phá bỏ phải được cân nhắc thực hiện sớm, đúng cách. Ngoài ra để phòng bệnh, một số nốt ruồi có nguy cơ hoá ung thư cũng sẽ được xử lý sớm, đó là những nốt ruồi ở các vị trí thường xuyên bị cọ xát (như ở lưng quần, vùng râu, tóc, lòng bàn chân, gót chân…) hoặc với những người có làn da nhạy nắng (người có màu da trắng, mắt xanh, tóc bạch kim hoặc vàng, người có mắt nâu, tóc hung đỏ…), người hay phơi nắng hoặc người lớn tuổi có nốt ruồi, người có tiền căn gia đình có người bị bệnh ung thư…</p><p></p><p>Niềm tin tâm linh: một số nốt ruồi được cho là gắn liền với vận hạn kiết hung của chủ nhân, cái nào càng đen tuyền hoặc càng đỏ (nốt ruồi son) thì càng tốt; nếu mọc ở các vị trí như mí mắt dưới, khoé mắt, rãnh mũi thì bị coi là các nốt ruồi “lệ”, mang lại buồn khổ; những nốt ruồi trên vai bị quy tội gánh vác nhọc nhằn nên cũng bị khử đi…</p><p></p><p>Xử lý sai cách, nốt ruồi độc hơn</p><p></p><p>Không như trước đây, hiện có khá nhiều cách để phá bỏ nốt ruồi. Với các nốt ruồi bình thường không có dấu hiệu hoá ác, tuỳ kích thước, các bác sĩ có thể đốt (đốt điện hoặc laser carbonic) khi diện tích bề mặt dưới 1cm2 hoặc cắt trọn và khâu lại khi nốt ruồi to hơn diện tích đó. Thường thì biện pháp cắt trọn và khâu thẩm mỹ sẽ cho vết sẹo nhỏ và đẹp hơn. Phương pháp này cũng giúp bác sĩ lấy trọn khối nốt ruồi và kết hợp thử thịt (sinh thiết, xét nghiệm tế bào học…) để phát hiện biểu hiện ung thư, nếu có. Với các nốt ruồi có nguy cơ ác tính hoặc đã thành ác, việc cắt bỏ càng sớm càng tốt và luôn phải kết hợp với sinh thiết. Ngoài ra, bệnh nhân cần được khám tổng quát để phát hiện các thương tổn có thể có do di căn. Các thiết bị laser như Ruby, Q-Switched, Nd – YAG chỉ dùng cho trường hợp các nốt ruồi bằng phẳng trên da, giống như những cái bớt. Ưu điểm của các phương tiện này là ít nguy cơ sẹo nhưng khuyết điểm là phải làm nhiều lần và giá còn cao.</p><p></p><p>Lưu ý, không nên tự phá nốt ruồi bằng vôi ăn trầu, thuốc uốn tóc… Phá nốt ruồi không đúng cách sẽ là yếu tố kích thích khiến thương tổn phát triển dữ dội và trở nên độc hơn.</p><p></p><p>Qua hình ảnh bạn gửi thì theo tôi nhu cầu phá bỏ nên chưa cần đặt ra. Nên theo dõi nhu cầu về sức khỏe hay yêu cầu y khoa thì mới cần phá bỏ</p><p></p><p>Chúc bạn mạnh khỏe!</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Ngứa lòng bàn tay và chân</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: quân</p><p></p><p>thưa bác sĩ.tôi năm nay 29 tuổi.từ trước đến giờ tôi ăn nhiều thực phẩm và k bị dị ứng hay ngứa gì cả.ăn từ ong rồi cào cào..đều k sao hết.nhưng từ khi tôi lên nhà mới cách đây 2 tháng.tôi có dùng nước tẩy rửa okay để tẩy nền nhà và có lau chùi nhà cửa k dùng găng tay.thế là tôi cứ bị ngứa chủ yếu ở lòng bàn tay và chân nổi nốt màu đỏ.càng gãi càng ngứa bôi thuốc k được.chỉ có tiêm thuốc dimedrol là khỏi ngứa ( tôi có nhờ bác sĩ hàng xóm và bác ấy tiêm ) .tôi tiêm 1 tuần rồi thôi.từ đó đến nay tôi cứ bị ngứa đi ngứa lại mãi k khỏi.nhất là ăn tanh như cá và da gà vào thì càng ngứa nổi đỏ ở lòng bàn tay bàn chân.ở người thì bị ít thôi k đáng kể.mong bác sĩ xem ảnh rồi giúp tôi xem tôi bị bệnh gì hay là dị ứng gì và chữa trị dứt điểm giúp tôi.tôi xin chân thành cảm ơn.</p><p></p><p><span style="font-size: 15px"><strong>Bác sĩ Hà Văn Chấn</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào bạn!</p><p>Qua hình ảnh bạn gửi, triệu chứng mà bạn mô tả. Thì đây bạn bị bệnh tổ đỉa.</p><p>Tổ đỉa có tên khoa học là Dysidrose, là một thể đặc biệt của bệnh chàm, khu trú ở lòng bàn tay, bàn chân và rìa các ngón, Bệnh thường gặp ở tuổi từ 20 đến 40, nam nữ có tỷ lệ bằng nhau</p><p></p><p>Triệu chứng bệnh tổ đỉa</p><p></p><p>– Mụn nước màu trắng trong là triệu chứng chính, kích thước nhỏ khoảng 1mm, nằm sâu, chắc, khó vỡ, thường tập trung thành từng chùm hơi gồ trên mặt da. Đôi khi nhiều mụn nước kết tụ thành bóng nước lớn.</p><p></p><p>– Vị trí: 90% là gặp ở lòng bàn tay và các rìa ngón tay hoặc là chỉ gặp một trong hai chỗ đã nói trên, còn ở lòng bàn chân và rìa ngón chân thì ít gặp hơn. Tổn thương thường đối xứng và bệnh thường không bao giờ vượt quá cổ tay, cổ chân.</p><p></p><p>– Bệnh thường xảy ra từng đợt, trước khi nổi mụn nước thường có cảm giác ngứa, rát, một số trường hợp kèm tăng tiết mồ hôi. Mụn nước của bệnh tổ đỉa thường có xu hướng khô ít khi tự vỡ, rồi để lại một điểm dày sừng màu vàng đục, tróc da.</p><p></p><p>– Khi bị nhiễm khuẩn thì mụn nước hoặc bóng nước sẽ đục, sưng đỏ kèm theo sưng hạch bạch huyết ở vùng kế cận và người bệnh nóng sốt.</p><p></p><p>Cũng như eczema, tổ đỉa gây ngứa nhiều, bệnh nhân gãi, chà xát làm vỡ mụn nước, dễ thành nhiễm khuẩn phụ, sưng tấy, nổi hạch, có khi phát sốt. Bệnh tiến triển dai dẳng, hay tái phát theo chu kỳ (dân gian gọi là theo tuần trăng) thành mạn tính, kéo dài nhiều tháng, nhiều năm, trở ngại nhiều cho sinh hoạt, lao động nếu không được điều trị đúng đắn.</p><p>Nguyên nhân gây bệnh:</p><p></p><p>Nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa rất phức tạp. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp:</p><p></p><p>– Dị ứng với hóa chất trong sinh hoạt, trong nghề nghiệp như xăng, dầu mỡ, thuốc kháng sinh, xà bông thơm, xà phòng giặt, chất tẩy rửa, dầu thơm, xi măng, vôi v.v…</p><p>– Do nhiễm khuẩn trong khi làm việc, tiếp xúc với đất, nước bẩn.</p><p>– Dị ứng với nấm kẽ chân. </p><p>– Do tăng tiết mồ hôi tay chân liên quan đến rối loạn thần kinh giao cảm, làm việc trong môi trường nóng ẩm.</p><p></p><p>Những yếu tố sau đây có thể thúc đẩy tình trạng bệnh khởi phát hoặc nặng hơn:</p><p>• Yếu tố tại chỗ: chất tẩy rửa, xà phòng, dung môi, giày dép chật, chất liệu da, đổ mồ hôi nhiều… </p><p>• Yếu tố trong không khí: khói thuốc, lông chó mèo, đất bùn, mạt bụi nhà…</p><p>• Nhiễm trùng (tụ cầu vàng)</p><p>• Thức ăn: hải sản, trứng, thịt gà, bò, đậu phộng, đậu nành, đồ lên men, tinh bột…</p><p>Điều trị</p><p></p><p>Điều trị bệnh tổ đỉa là nhằm làm cho da lành như bình thường, nhưng bệnh có thể tái phát lại nếu hiện diện các yếu tố thúc đẩy bệnh như đã kể ở trên.</p><p></p><p>Cũng như đối với eczema, điều trị tổ đỉa thường khó khăn. Hai yếu tố nhiễm khuẩn, dị ứng thường kết hợp. Tùy từng trường hợp, thầy thuốc sẽ phải dùng đến các thuốc chống nhiễm khuẩn, chống nấm, chống dị ứng toàn thân hoặc tại chỗ. Phải điều tra các chất gây dị ứng để loại trừ. Nếu do rối loạn hấp thụ vitamin, cần bổ sung vitamin thích hợp ( vitamin PP, C, B6 ).</p><p></p><p>– Tránh bóc vảy, chọc lễ mụn. Nên rửa tay chân nhẹ, không cào gãi,làm xây xước các mụn nước đề phòng nhiễm khuẩn phụ. Không nên ngâm tay nhiều làm ẩm ướt lớp sừng, tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm phát triển mạnh hơn.</p><p>– Tránh tiếp xúc xăng dầu, mỡ, xà phòng, hóa chất, thuốc tẩy rửa. Khi cần phải đeo găng bảo vệ.</p><p>– Cắt ngắn móng tay và giữ khô, sạch da lòng bàn tay, lòng bàn chân</p><p></p><p>Điều trị tại chỗ</p><p>– Ngâm rửa tay chân với thuốc tím pha loãng 1/10.000có màu hồng.</p><p>– Chấm thuốc BSI 1% – 3% khi chỉ có mụn nước đơn thuần.</p><p>– Khi tổ đỉa đã nhiễm khuẩn có mủ hoặc bóng nước to thì chích cho vỡ ra, sau đó bôi thuốc chống nhiễm khuẩn như Milian, Eosine.</p><p>– Chiếu tia tử ngoại (Ultra violet) tại chỗ.</p><p></p><p>Điều trị toàn thân</p><p>– Uống thuốc chống dị ứng thông thường như: Chlopheniramine , Cetirizine, Loratadine…</p><p>– Dùng kháng sinh nếu có nhiễm khuẩn.</p><p>– Dùng thuốc kháng nấm nếu bị nhiễm nấm.</p><p></p><p>Bạn hãy tránh loại xà phòng, và các chất nghi gây dị ứng mà bạn đã nêu.Bạn hãy đến viện da liễu để khám và điều trị sớm nhé,không nên chỉ dùng một loại tiêm Dimedron đơn thuần điều trị bệnh sẽ không được dứt điểm.</p><p>Chúc bạn mau lành bệnh.</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Bác sĩ ơi người em nổi nhiều vết đỏ to , bị 2 năm rồi thì đây là bênh gì ạ (có ảnh ạ )</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: Tân</p><p></p><p>Thưa bác sĩ , Người em xuất hiện nhiều vết đỏ rất to , em bị khoảng 2 năm rồi , Hồi xưa khi nổi vết đỏ này khi ấy em mới khỏi thủy đậu nên cứ nghĩ đây là di chứng của thủy đậu nên không để ý , nhưng giờ sau 2 năm em thấy hình như nó càng ngày càng to, và những vết đỏ đã lan đến 2 bên nách , Bác sĩ có thể xem giúp em đây là bệnh gì không ạ , em xin cảm ơn bác sĩ . Ảnh vết đỏ đó đây ạ</p><p></p><p><span style="font-size: 15px"><strong>Bác sĩ Hà Văn Chấn</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào em!</p><p></p><p>Với những gì em mô tả và hình ảnh em gửi, Em không mô tả rõ là các vết đỏ trên da em khi ấn vào có mất hay không?Có ngứa hay không? . Nếu các vết đỏ khi ấn vào biến mất, buông ra thì xuất hiện trở lại, thì đây là một hiện tượng giãn mao mạch do hiện tượng viêm do phản ứng của cơ thể với môi trường.</p><p></p><p>Nếu các vết đỏ ấn vào và buông ra không mất thì đây là hiện tượng phát ban do nhiễm siêu vi hoặc vi trùng, thường đi kèm các triệu chứng đường hô hấp trước đó, các chấm đỏ này mất dần trong10 -15 ngày</p><p></p><p>Với hiện tượng vỡ mao mạch, khi xuất hiện các vết bầm máu trên da, thường do thiếu hụt </p><p>vitamine, hoặc là triệu chứng của một số bệnh lý huyết học.</p><p></p><p>Để xác định chính xác nguyên nhân, em nên khám bệnh trực tiếp tại bệnh viện để chẩn đoán và điều trị</p><p></p><p>Chúc em vui khỏe.</p><p></p><p></p><p style="text-align: right">Theo ViCare</p><p>[/QUOTE]</p>
[QUOTE="Hỏi Đáp Bác Sỹ, post: 41426, member: 11284"] Hỏi Bác Sĩ - Bạn gặp vấn đề da liễu nhưng không biết là bệnh gì? Bạn thắc mắc không biết có phải mình là trường hợp duy nhất? Những câu hỏi có kèm ảnh liên quan đến lĩnh vực này có thể sẽ giúp bạn nhiều đấy! [SIZE=5][B]Bệnh chàm phát ban[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: Giấu tên Thưa bác si cháu bi ngứa o nách. O bẹn va o các kheo chân do cháu gãi nhiêu nên lan ca ra cơ the, cháu đi kham va ho bao cháu bi cham phát ban, cháu đã uống thuốc va bôi thuốc aderma nhưng vẫn ngứa, o nách lại xuất hiên lại các vùng do trông giống hắc lao , Gio cháu phải đi kham lai hay lam sao [SIZE=4][B]Bác sĩ Hà Văn Chấn[/B][/SIZE] Chào cháu! Theo như cháu tả, Qua hình ảnh cháu gửi thì nhiều khả năng cháu bị ngứa là do nhiễm nấm, có thể là bệnh hắc lào. Đây là một bệnh da phổ biến, do vi nấm gây nên. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên thường gặp ở tuổi thanh thiếu niên và trung niên, nam nhiều hơn nữ. Nguyên nhân mắc bệnh hắc lào là do: vệ sinh thân thể kém. Bơi lội tại vùng có nước bẩn, là nơi trú ẩn của nhiều loại vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng gây bệnh. Tiếp xúc da – da, hay mặc chung quần áo, dùng chung đồ sinh hoạt, quan hệ tình dục với người nhiễm bệnh… Hắc lào ở vùng kín thường khởi đầu ở một bên bẹn, sau đó có thể lan sang bên kia và ra sau mông. Ngoài ra, hắc lào còn có thể gặp ở chân tay, bụng và mặt, với dấu hiệu nổi bật là ngứa và nổi mẩn đỏ, mụn nước. Ngứa cả ngày lẫn đêm, tăng nhiều khi ra mồ hôi, trời nóng nực hay về đêm. Việc chữa trị hắc lào đòi hỏi người bệnh kiên trì dùng thuốc. Thuốc cổ điển dùng để trị hắc lào là dung dịch cồn BSI (acid benzoic + acid salicylic + lod), antimycose (acid benzoic + acid salicylic + acid boric), dung dịch ASA (acid acetylsalicylic, natri salicylat).Các thuốc này có tác dụng tốt nhưng gây lột da nhiều, đau rát, để lại màu đen trên da như sạm da hoặc gây biến chứng. Hiện nay có nhiều thuốc dạng kem bôi, với các hoạt chất là dẫn chất imidazol rất có hiệu quả như: miconazol, ketoconazol, econazol… Khi tổn thương quá rộng, bác sĩ có thể cho người bệnh dùng kết hợp cả điều trị tại chỗ với các thuốc uống để trị vi nấm như griseofulvin, ketoconazol, itraconazole, fluconazole…Tuy nhiên cần thận trọng khi sử dụng thuốc uống chống nấm toàn thân do thuốc có nhiều tác dụng phụ và có những tương tác không tốt, có thể có những biến chứng nặng nề khi phải dùng đồng thời với thuốc trị bệnh khác (thuốc hạ mỡ máu…). Thuốc được sử dụng hạn chế ở những người có bệnh gan, thận… Tuy nhiên để chẩn đoán và điều trị đúng bệnh, tốt nhất cháu nên đi khám chuyên khoa da liễu để được xác định bệnh và điều trị đúng. Tuyệt đối không được bôi thuốc không rõ nguồn gốc, dùng theo lời mách bảo, bệnh sẽ càng lan rộng và khó chữa Chúc cháu mạnh khỏe. [SIZE=5][B]Mụn trứng cá[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: Giấu tên Thưa bac si,e nam nay 30tuoi ,măt e bi mun trưng ca ,e rat hay năn mun nen da măt bi thâm .mun trưng ca moc rat nhiêu. E đa đi kham va uông thuôc nhưng vẫn không thây đơ. Bac si co thê tư vấn cho e [SIZE=4][B]Bác sĩ Hà Văn Chấn[/B][/SIZE] Chào em! Qua hình ảnh em gửi thì em bị trứng cá vùng mặt, chủ yếu 2 bên má. Mụn trứng cá luôn là nỗi ám ảnh lớn nhất của các bạn trẻ. Nó có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên mặt, lưng, cổ… nhưng chủ yếu mụn thường tấn công khuôn mặt bạn nhiều nhất. Tuy nhiên, vào mỗi thời điểm mụn có thể ghé thăm 1 vài vùng nào đó trên khuôn mặt với những tác động khác nhau. Hãy cùng tham khảo cách trị mụn hiệu quả cho từng vùng trên mặt dưới đây để sớm loại bỏ những nốt mụn đáng ghét nhé! Mụn trứng cá hai bên má Mụn trứng cá xuất hiện ở hai bên má có thể do chức năng của gan suy giảm như giải độc, bài tiết, tác động của môi trường nắng nóng bụi bặm… Vì vậy, để giảm mụn trứng cá ở vùng này em phải tránh xa căng thẳng, Stress, tránh làm việc ở môi trường bui bặm, nên vệ sinh da sạch sẽ hằng ngày.Sau đây em có thể áp dụng một trong các cách sau: 1 . Cách chữa trị mụn trứng cá ở mặt hiệu quả nhất bằng lô hội Cách đơn giản nhất trị mụn với lô hội là bạn hãy bóc tách lá lô hội, lấy nhựa và thoa đều lên khuôn mặt, đợi tới khi khô thì hãy rửa mặt lại. Ngoài ra bạn cũng thể có thể sử dụng nước ép lá lô hội để uống mỗi ngày. Hoặc bạn cũng có thể dùng 100g lá lô hội rửa sạch, thái nhỏ, cho vào nồi. Đổ 500ml nước vào nồi đun lửa to đến khi sôi. Sau đó tiếp tục đun nhỏ lửa trong 15 phút. Chắt nước hòa với 10g mật ong. Uống nước này kết hợp với đắp lá lô hội lên mặt. Mỗi ngày làm 1 lần. Cách chữa trị mụn trứng cá ở mặt hiệu quả nhất bằng lòng đỏ trứng gà Lòng đỏ trứng rất giàu loại vitamin trị mụn hiệu quả, đó là vitamin A. Do đó, nó thật sự là một thành phần tự nhiên được dùng để chăm sóc da mặt và là đối thủ cạnh tranh của các công thức mới nhất được tìm ra trong các loại mỹ phẩm. Đánh lòng đỏ trứng cho đều và thoa lên mặt của bạn. Trước khi áp dụng phương pháp này, bạn phải rửa sạch bụi bẩn và mỹ phẩm trang điểm còn đọng lại trên mặt. Phương pháp này cần để ít nhất 20 phút để có được hiệu quả như ý, vì thế không nên loại bỏ nó trước thời gian quy định, sau đó rửa sạch mặt với nước lạnh. Cách chữa trị mụn trứng cá ở mặt hiệu quả nhất bằng dưa chuột Sở sĩ, dưa chuột được coi là cách chữa trị mụn trứng cá trên mặt hiệu quả nhất bởi trong dưa chuột có tính chất dịu mát và thanh nhiệt. Bạn có thể “chế” mặt nạ từ dưa chuột hoặc uống nước ép dưa chuột mỗi ngày đều có tác dụng tốt đối với da Rất đơn giản, hãy dùng dưa chuột cắt khoanh để đắp lên da mặt, có thể đắp cả lên mắt để giảm cảm giác mệt mỏi cho mắt trong vòng 30 phút thì rửa sạch lại. Cách làm này không những giúp bạn loại trừ được mụn xuất hiện trên da mà còn giúp cho làn da luôn tươi trẻ, mịn màng. Cách chữa trị mụn trứng cá ở mặt hiệu quả nhất bằng mật ong Chất sáp trong mật ong vừa giúp diệt trừ vi khuẩn gây mụn vừa giúp giữ cho làn da mềm, mịn và thậm chí sáng màu hơn, vì vậy mật ong là biệt dược trị mụn trứng cá trên mặt tại nhà rất tốt. Cách tốt nhất để trị mụn với mật ong là thoa lên da mật ong nguyên chất hoặc thêm vài giọt chanh. Mặt nạ có thể sử dụng 20-30 phút trước khi rửa lại với nước ấm. Nếu có một đốm mụn lớn, chị em có thể chấm trực tiếp mật ong tinh khiết lên vùng da mụn và để khô qua đêm. Cách chữa trị mụn trứng cá ở mặt hiệu quả nhất bằng kem đánh răng Có thể bạn khá bất ngờ với cách trị mụn này nhưng kem đánh răng là loại thuốc trị mụn rất tốt nhé! Sở dĩ kem đánh răng có tác dụng trị mụn vì trong kem đánh răng có chứa hóa chất giúp tiêu diệt các vi khuẩn gây mụn. Với cách chữa trị mụn trứng cá ở mặt hiệu quả nhất tại nhà này bạn chỉ cần rửa sạch mặt bằng sữa rửa mặt và lau khô bằng khăn bông mềm. Thoa một lớp kem đánh răng mỏng lên từng nốt mụn trứng cá. Có thể để kem đánh răng trên mặt qua đêm hoặc chỉ để trong 30 – 1 tiếng tùy mức độ mụn và loại da của bạn. Nếu da quá nhạy cảm thì không nên qua đêm. Oxy Led – cách trị mụn trứng cá hiệu quả nhất hiện nay Mặc dù những cách trị mụn trứng cá trên mặt kể trên có thể giúp những nốt mụn giảm sưng, viêm nhưng những phương pháp này có nhược điểm chung là không trị mụn triệt để. Do đó, để trị mụn triệt để lại nhanh chóng và an toàn, các bác sĩ khuyên bạn nên sử dụng công nghệ trị mụn Oxy-Led. Đây được coi là cách trị mụn trên mặt hiệu quả nhất hiện nay với nhiều ưu điểm nổi trội, đặc biệt là trị mụn an toàn và ngăn ngừa mụn tái phát thành công, không để lại sẹo hay vết thâm sau khi trị mụn. Sau một liệu trình điều trị từ 4 – 6 lần, em có thể loại bỏ được hoàn toàn mụn và sở hữu làn da mịn màng trắng sáng. Chúc em thành công. [SIZE=5][B]Nốt ruồi[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: Giấu tên Thưa BS, mấy hôm nay tôi phát hiện sau lưng có nốt ruồi (nay soi gương mới biết ), sờ tay vào thấy cộm. Lúc đầu tưởng là mọc mụn do nóng trong người nên cố lấy tay để nặng. Nay mới thấy như nốt ruồi, tôi lo lắng lắm, vì đọc báo có nghe nốt ruồi ác tính. Tôi chụp hình nhờ BS xem và tư vấn cho tôi. Tôi ở Tphcm. Xin cảm ơn BS. [SIZE=4][B]Bác sĩ Hà Văn Chấn[/B][/SIZE] Chào bạn! Bạn đã mọc nốt ruồi ở lưng. Ai trong chúng ta cũng đều có từ vài cái đến… vài lố nốt ruồi! Các nốt ruồi có thể xuất hiện từ bé hoặc lớn lên mới có. Đa số lành tính, thậm chí một số tác giả còn gọi chúng là “hạt sắc đẹp”, tạo nét chấm phá cho khuôn mặt thêm duyên. Tuy nhiên, với một số người thì những “hạt sắc đẹp” đó lại đáng ghét, nhất là khi mọc không đúng chỗ, làm ảnh hưởng thẩm mỹ, tướng số… Khi đó nhu cầu tống khứ các nốt ruồi đi khỏi cơ thể trở nên vô cùng bức thiết! Thông thường nốt ruồi xuất hiện với số lượng ít, phẳng hoặc hơi cộm, màu nâu sẫm hoặc đen, mọc trên vùng da bình thường hay nằm giữa các sợi lông, có khi được bao bọc bằng vùng da trắng sáng xung quanh. Mọi vị trí trên cơ thể đều có thể mọc nốt ruồi nhưng thường thấy ở các vùng phơi bày ra ánh sáng mặt trời như mặt, cổ, vai… Nhận diện các nốt ruồi ác tính Da chúng ta có màu sáng hay tối là do số lượng, mật độ và sự phân bố của hắc tố bào (melanocyte). Chúng sản sinh ra sắc tố đen gọi là melanine. Điều này bị chi phối bởi yếu tố di truyền (gene), thay đổi theo từng chủng tộc. Một số tác động bên ngoài như tia cực tím, nội tiết, dinh dưỡng, các bệnh lý trên da, tia bức xạ hoặc hoá chất có thể cũng ảnh hưởng lên màu sắc da. Khi hắc tố này tập trung nhiều vào một chỗ, sẽ tạo ra nốt ruồi. Như vậy, về mặt y học, nốt ruồi là những khối u hắc tố, do sự loạn sản lành tính và khu trú của sắc tố melanine. Chỉ trong một số trường hợp, “anh bạn hiền lành” ấy bị biến chất, trở nên hung dữ và tàn ác với chính chủ nhân, lúc ấy nốt ruồi mới thành ung thư hắc tố, là một loại ung thư da. Người ta thấy 1/3 ung thư hắc tố có thể xảy ra trên các nốt ruồi có sẵn, nếu gặp các yếu tố kích thích kéo dài như cọ xát, phơi nắng… Yếu tố di truyền cũng được ghi nhận. Mặc dù ung thư hắc tố chỉ chiếm 10% trong tổng số các ung thư da nhưng lại rất ác vì đem đến cái chết cho 75% các trường hợp mắc bệnh. Những dấu hiệu sau cho thấy ung thư đang xảy ra trên nốt ruồi mà trước đây lành tính: có sự lớn nhanh về thể tích, bề mặt nốt ruồi phát triển thêm hơn 6mm và trở nên cứng; hình thái nốt ruồi mất tính cân đối: bờ không đều, không bằng phẳng (nốt ruồi bình thường hình tròn hoặc bầu dục, nghĩa là đối xứng theo trục dọc hoặc ngang); có thay đổi màu sắc, vị trí thương tổn chỗ đen đậm, chỗ đen lợt, đặc biệt là nốt ruồi cũ bỗng dưng đen sậm hơn; có thay đổi về cảm giác như đau, ngứa…; có thay đổi trên bề mặt như loét, sùi, chảy máu, rỉ dịch…; có hạch vùng phụ cận. Lưu ý, hai nhóm dấu hiệu cuối là những dấu hiệu muộn. Lý do người ta muốn diệt nốt ruồi Thực tế điều trị cho thấy có ba nguyên nhân thường khiến người ta muốn phá bỏ nốt ruồi: Nhu cầu thẩm mỹ: ở những vị trí phơi bày như mặt, cổ… các nốt ruồi xuất hiện như những hạt đậu đen xấu xí làm người bệnh kém tự tin. Vì sức khoẻ hay yêu cầu y khoa: khi nốt ruồi có những biểu hiện đe doạ hoá ác hoặc trở thành ung thư, việc phá bỏ phải được cân nhắc thực hiện sớm, đúng cách. Ngoài ra để phòng bệnh, một số nốt ruồi có nguy cơ hoá ung thư cũng sẽ được xử lý sớm, đó là những nốt ruồi ở các vị trí thường xuyên bị cọ xát (như ở lưng quần, vùng râu, tóc, lòng bàn chân, gót chân…) hoặc với những người có làn da nhạy nắng (người có màu da trắng, mắt xanh, tóc bạch kim hoặc vàng, người có mắt nâu, tóc hung đỏ…), người hay phơi nắng hoặc người lớn tuổi có nốt ruồi, người có tiền căn gia đình có người bị bệnh ung thư… Niềm tin tâm linh: một số nốt ruồi được cho là gắn liền với vận hạn kiết hung của chủ nhân, cái nào càng đen tuyền hoặc càng đỏ (nốt ruồi son) thì càng tốt; nếu mọc ở các vị trí như mí mắt dưới, khoé mắt, rãnh mũi thì bị coi là các nốt ruồi “lệ”, mang lại buồn khổ; những nốt ruồi trên vai bị quy tội gánh vác nhọc nhằn nên cũng bị khử đi… Xử lý sai cách, nốt ruồi độc hơn Không như trước đây, hiện có khá nhiều cách để phá bỏ nốt ruồi. Với các nốt ruồi bình thường không có dấu hiệu hoá ác, tuỳ kích thước, các bác sĩ có thể đốt (đốt điện hoặc laser carbonic) khi diện tích bề mặt dưới 1cm2 hoặc cắt trọn và khâu lại khi nốt ruồi to hơn diện tích đó. Thường thì biện pháp cắt trọn và khâu thẩm mỹ sẽ cho vết sẹo nhỏ và đẹp hơn. Phương pháp này cũng giúp bác sĩ lấy trọn khối nốt ruồi và kết hợp thử thịt (sinh thiết, xét nghiệm tế bào học…) để phát hiện biểu hiện ung thư, nếu có. Với các nốt ruồi có nguy cơ ác tính hoặc đã thành ác, việc cắt bỏ càng sớm càng tốt và luôn phải kết hợp với sinh thiết. Ngoài ra, bệnh nhân cần được khám tổng quát để phát hiện các thương tổn có thể có do di căn. Các thiết bị laser như Ruby, Q-Switched, Nd – YAG chỉ dùng cho trường hợp các nốt ruồi bằng phẳng trên da, giống như những cái bớt. Ưu điểm của các phương tiện này là ít nguy cơ sẹo nhưng khuyết điểm là phải làm nhiều lần và giá còn cao. Lưu ý, không nên tự phá nốt ruồi bằng vôi ăn trầu, thuốc uốn tóc… Phá nốt ruồi không đúng cách sẽ là yếu tố kích thích khiến thương tổn phát triển dữ dội và trở nên độc hơn. Qua hình ảnh bạn gửi thì theo tôi nhu cầu phá bỏ nên chưa cần đặt ra. Nên theo dõi nhu cầu về sức khỏe hay yêu cầu y khoa thì mới cần phá bỏ Chúc bạn mạnh khỏe! [SIZE=5][B]Ngứa lòng bàn tay và chân[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: quân thưa bác sĩ.tôi năm nay 29 tuổi.từ trước đến giờ tôi ăn nhiều thực phẩm và k bị dị ứng hay ngứa gì cả.ăn từ ong rồi cào cào..đều k sao hết.nhưng từ khi tôi lên nhà mới cách đây 2 tháng.tôi có dùng nước tẩy rửa okay để tẩy nền nhà và có lau chùi nhà cửa k dùng găng tay.thế là tôi cứ bị ngứa chủ yếu ở lòng bàn tay và chân nổi nốt màu đỏ.càng gãi càng ngứa bôi thuốc k được.chỉ có tiêm thuốc dimedrol là khỏi ngứa ( tôi có nhờ bác sĩ hàng xóm và bác ấy tiêm ) .tôi tiêm 1 tuần rồi thôi.từ đó đến nay tôi cứ bị ngứa đi ngứa lại mãi k khỏi.nhất là ăn tanh như cá và da gà vào thì càng ngứa nổi đỏ ở lòng bàn tay bàn chân.ở người thì bị ít thôi k đáng kể.mong bác sĩ xem ảnh rồi giúp tôi xem tôi bị bệnh gì hay là dị ứng gì và chữa trị dứt điểm giúp tôi.tôi xin chân thành cảm ơn. [SIZE=4][B]Bác sĩ Hà Văn Chấn[/B][/SIZE] Chào bạn! Qua hình ảnh bạn gửi, triệu chứng mà bạn mô tả. Thì đây bạn bị bệnh tổ đỉa. Tổ đỉa có tên khoa học là Dysidrose, là một thể đặc biệt của bệnh chàm, khu trú ở lòng bàn tay, bàn chân và rìa các ngón, Bệnh thường gặp ở tuổi từ 20 đến 40, nam nữ có tỷ lệ bằng nhau Triệu chứng bệnh tổ đỉa – Mụn nước màu trắng trong là triệu chứng chính, kích thước nhỏ khoảng 1mm, nằm sâu, chắc, khó vỡ, thường tập trung thành từng chùm hơi gồ trên mặt da. Đôi khi nhiều mụn nước kết tụ thành bóng nước lớn. – Vị trí: 90% là gặp ở lòng bàn tay và các rìa ngón tay hoặc là chỉ gặp một trong hai chỗ đã nói trên, còn ở lòng bàn chân và rìa ngón chân thì ít gặp hơn. Tổn thương thường đối xứng và bệnh thường không bao giờ vượt quá cổ tay, cổ chân. – Bệnh thường xảy ra từng đợt, trước khi nổi mụn nước thường có cảm giác ngứa, rát, một số trường hợp kèm tăng tiết mồ hôi. Mụn nước của bệnh tổ đỉa thường có xu hướng khô ít khi tự vỡ, rồi để lại một điểm dày sừng màu vàng đục, tróc da. – Khi bị nhiễm khuẩn thì mụn nước hoặc bóng nước sẽ đục, sưng đỏ kèm theo sưng hạch bạch huyết ở vùng kế cận và người bệnh nóng sốt. Cũng như eczema, tổ đỉa gây ngứa nhiều, bệnh nhân gãi, chà xát làm vỡ mụn nước, dễ thành nhiễm khuẩn phụ, sưng tấy, nổi hạch, có khi phát sốt. Bệnh tiến triển dai dẳng, hay tái phát theo chu kỳ (dân gian gọi là theo tuần trăng) thành mạn tính, kéo dài nhiều tháng, nhiều năm, trở ngại nhiều cho sinh hoạt, lao động nếu không được điều trị đúng đắn. Nguyên nhân gây bệnh: Nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa rất phức tạp. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp: – Dị ứng với hóa chất trong sinh hoạt, trong nghề nghiệp như xăng, dầu mỡ, thuốc kháng sinh, xà bông thơm, xà phòng giặt, chất tẩy rửa, dầu thơm, xi măng, vôi v.v… – Do nhiễm khuẩn trong khi làm việc, tiếp xúc với đất, nước bẩn. – Dị ứng với nấm kẽ chân. – Do tăng tiết mồ hôi tay chân liên quan đến rối loạn thần kinh giao cảm, làm việc trong môi trường nóng ẩm. Những yếu tố sau đây có thể thúc đẩy tình trạng bệnh khởi phát hoặc nặng hơn: • Yếu tố tại chỗ: chất tẩy rửa, xà phòng, dung môi, giày dép chật, chất liệu da, đổ mồ hôi nhiều… • Yếu tố trong không khí: khói thuốc, lông chó mèo, đất bùn, mạt bụi nhà… • Nhiễm trùng (tụ cầu vàng) • Thức ăn: hải sản, trứng, thịt gà, bò, đậu phộng, đậu nành, đồ lên men, tinh bột… Điều trị Điều trị bệnh tổ đỉa là nhằm làm cho da lành như bình thường, nhưng bệnh có thể tái phát lại nếu hiện diện các yếu tố thúc đẩy bệnh như đã kể ở trên. Cũng như đối với eczema, điều trị tổ đỉa thường khó khăn. Hai yếu tố nhiễm khuẩn, dị ứng thường kết hợp. Tùy từng trường hợp, thầy thuốc sẽ phải dùng đến các thuốc chống nhiễm khuẩn, chống nấm, chống dị ứng toàn thân hoặc tại chỗ. Phải điều tra các chất gây dị ứng để loại trừ. Nếu do rối loạn hấp thụ vitamin, cần bổ sung vitamin thích hợp ( vitamin PP, C, B6 ). – Tránh bóc vảy, chọc lễ mụn. Nên rửa tay chân nhẹ, không cào gãi,làm xây xước các mụn nước đề phòng nhiễm khuẩn phụ. Không nên ngâm tay nhiều làm ẩm ướt lớp sừng, tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm phát triển mạnh hơn. – Tránh tiếp xúc xăng dầu, mỡ, xà phòng, hóa chất, thuốc tẩy rửa. Khi cần phải đeo găng bảo vệ. – Cắt ngắn móng tay và giữ khô, sạch da lòng bàn tay, lòng bàn chân Điều trị tại chỗ – Ngâm rửa tay chân với thuốc tím pha loãng 1/10.000có màu hồng. – Chấm thuốc BSI 1% – 3% khi chỉ có mụn nước đơn thuần. – Khi tổ đỉa đã nhiễm khuẩn có mủ hoặc bóng nước to thì chích cho vỡ ra, sau đó bôi thuốc chống nhiễm khuẩn như Milian, Eosine. – Chiếu tia tử ngoại (Ultra violet) tại chỗ. Điều trị toàn thân – Uống thuốc chống dị ứng thông thường như: Chlopheniramine , Cetirizine, Loratadine… – Dùng kháng sinh nếu có nhiễm khuẩn. – Dùng thuốc kháng nấm nếu bị nhiễm nấm. Bạn hãy tránh loại xà phòng, và các chất nghi gây dị ứng mà bạn đã nêu.Bạn hãy đến viện da liễu để khám và điều trị sớm nhé,không nên chỉ dùng một loại tiêm Dimedron đơn thuần điều trị bệnh sẽ không được dứt điểm. Chúc bạn mau lành bệnh. [SIZE=5][B]Bác sĩ ơi người em nổi nhiều vết đỏ to , bị 2 năm rồi thì đây là bênh gì ạ (có ảnh ạ )[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: Tân Thưa bác sĩ , Người em xuất hiện nhiều vết đỏ rất to , em bị khoảng 2 năm rồi , Hồi xưa khi nổi vết đỏ này khi ấy em mới khỏi thủy đậu nên cứ nghĩ đây là di chứng của thủy đậu nên không để ý , nhưng giờ sau 2 năm em thấy hình như nó càng ngày càng to, và những vết đỏ đã lan đến 2 bên nách , Bác sĩ có thể xem giúp em đây là bệnh gì không ạ , em xin cảm ơn bác sĩ . Ảnh vết đỏ đó đây ạ [SIZE=4][B]Bác sĩ Hà Văn Chấn[/B][/SIZE] Chào em! Với những gì em mô tả và hình ảnh em gửi, Em không mô tả rõ là các vết đỏ trên da em khi ấn vào có mất hay không?Có ngứa hay không? . Nếu các vết đỏ khi ấn vào biến mất, buông ra thì xuất hiện trở lại, thì đây là một hiện tượng giãn mao mạch do hiện tượng viêm do phản ứng của cơ thể với môi trường. Nếu các vết đỏ ấn vào và buông ra không mất thì đây là hiện tượng phát ban do nhiễm siêu vi hoặc vi trùng, thường đi kèm các triệu chứng đường hô hấp trước đó, các chấm đỏ này mất dần trong10 -15 ngày Với hiện tượng vỡ mao mạch, khi xuất hiện các vết bầm máu trên da, thường do thiếu hụt vitamine, hoặc là triệu chứng của một số bệnh lý huyết học. Để xác định chính xác nguyên nhân, em nên khám bệnh trực tiếp tại bệnh viện để chẩn đoán và điều trị Chúc em vui khỏe. [RIGHT]Theo ViCare[/RIGHT] [/QUOTE]
Xem thử
Tên
Mã xác nhận
Trả lời
Trang chủ
Tư Vấn
BÁC SỸ TRỰC TUYẾN TƯ VẤN
HỎI BÁC SỸ
Những câu hỏi hay về da liễu có kèm theo hình ảnh mô tả tình trạng
Top
Dưới