Menu
Trang chủ
Tư Vấn
Bài viết mới
Tìm chủ đề
Mới!
Bài viết mới
Tài liệu mới
Trạng thái mới
Hoạt động mới nhất
Tài liệu
Latest reviews
Tìm Tài liệu
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Trạng thái mới
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Chat
0
Tư Vấn
Đăng nhập
Đăng ký
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Bài viết mới
Tìm chủ đề
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Menu
Trả lời chủ đề
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
Trang chủ
Tư Vấn
BÁC SỸ TRỰC TUYẾN TƯ VẤN
HỎI BÁC SỸ
Thắc mắc thường gặp xung quanh các vấn đề về ống tai
Nội dung
<p>[QUOTE="Hỏi Đáp Bác Sỹ, post: 41428, member: 11284"]</p><p>Hỏi Bác Sĩ - Ống tai là bộ phận dẫn thanh của cơ thể. Những câu hỏi sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Tạo ống tai giả</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: Giấu tên</p><p></p><p>Chào bác sĩ,</p><p></p><p>Con tôi sinh vào 10/2015, cháu bị dị tật 1 tai, không có vành tai và lỗ tai, tai còn lại vẫn nghe bình thường, tôi nghe nói có thể cấy sụn tự thân để cho tai còn lại phát triển trở lại, xin hỏi bác sĩ ở VN có những cơ sở y tế nào thực hiện được việc này, từ bao nhiêu tuổi thì nên thực hiện và chi phí thực hiện là bao nhiêu, cảm ơn bác sĩ.</p><p></p><p><span style="font-size: 15px"><strong>Bác sĩ Chử Thế Lợi</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào cháu,</p><p>Cháu có dị tật vành tai và lỗ tai thì việc quan trọng nhất là cần phải xác định tình trạng màng nhĩ, tai giữa, xương chũm tai bên đó của cháu là như thế nào. Chỉ tịt ống tai, vẫn có tai giữa hay dị hình toàn bộ xương chũm. Chức năng tai bên bị dị tật, khả năng nghe bên đó liệu có bình thường. Để xác định rõ điều này cần thiết phải chụp cắt lớp vi tính xương thái dương để đánh giá tổn thương.</p><p>Hiện tại ở Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung Ương 1 năm có 2 lần đoàn chuyên gia phẫu thuật Hoa Kỳ sang khám và phẫu thuật cho các trẻ dị hình vành tai và lỗ tai.</p><p>Bạn có thể đến khám tại Bệnh viện tai mũi họng trung ương và xin khám hội chẩn các bác sỹ khoa Phẫu thuật chỉnh hình. Các bác sỹ sẽ tư vấn cụ thể cho bạn cũng như đặt lịch hẹn phẫu thuật khi có các chuyên gia Hoa Kỳ sang thực hiện phậu thuật</p><p>Chúc cháu mạnh khỏe!</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Tư vấn khám khối u ống tai</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: Ngô tấn sỹ</p><p></p><p>Thưa bác sĩ, em năm nay 36 tuổi, nam giới. Cách đây 5 năm(2010) em phát hiên trong ống tai có 1 u nhỏ bằng hạt đậu xanh, e đã đi khám và lấy sinh thiết và có kết luận u lành nên em không phẩu thuật. Nhưng thời gian gần đây em cảm giác dây thần kinh xung quanh vùng tai, mắt, đầu thỉnh thoảng đau nhức và kích thước u vẫn bình thường. Em đi khám lại ở bệnh viện Đà Nẵng thì bác sĩ khuyên nên phẩu thuật thì mới xác định được u lành hay ung thư. Em lo quá nên nhờ bác sĩ tư vấn giúp và cho em lời khuyên ạ. Em chân thành cảm ơn bác sĩ.</p><p></p><p><span style="font-size: 15px"><strong>Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào bạn.</p><p></p><p>Trước hết các triệu chứng xung quanh vùng tai, mắt, đầu thỉnh thoảng đau nhức không phải do khối u chèn ép gây nên vì kích thước của nó vẫn bình thường như cũ. Bạn phát hiện ra khối u ở ống tai đến nay đã 6 năm mà vẫn có kích thước như cũ thì có thể an tâm đây không phải là khối u ung thư, vì khối ung thư một khi phát hiện được trên lâm sàng thì phát triển rất nhanh, đồng thời khối u ở đây thường chỉ là khối polyp ống tai.</p><p></p><p>Tuy nhiên bạn vẫn có thể phẫu thuật lấy gọn khối u trong ống tai để lấy bệnh phẩm làm xét nghiệm tế bào học thì an tâm hơn, và vì: một khối u như vậy ở ống tai cũng làm ảnh hưởng đến sức nghe của tai và dù là u lành thì có thế đến lúc nào đó nó cũng to ra làm việc phẫu thuật khó khăn hơn, và việc phẫu thuật lấy u ở đây đơn giản</p><p></p><p>Chúc bạn mạnh khỏe,</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Bé 7 tháng bị viêm ống tai</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: Giấu tên</p><p></p><p>Chào bác sĩ.</p><p></p><p>Bé nhà cháu 7 tháng đi khám bác sĩ nói bị viêm ống tai. Bác sĩ cho đơn thuốc kháng sinh , giảm đau và chống viêm nhưng bé nhà cháu cứ uống vào là nôn. Cho cháu hỏi có loại thuốc nhỏ nào chữa được k ạ? Và cách vệ sinh hàng ngày như thế nào ?</p><p></p><p>Cháu cảm ơn.</p><p></p><p><span style="font-size: 15px"><strong>Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào bạn.</p><p></p><p>Bé bị viêm ống tai thì có thể điều trị hỗ trợ ngoài thuốc bác sĩ đã kê như sau:</p><p></p><p>Vệ sinh ống tai bằng cách nhỏ dung dịch oxy già loại dùng để rửa vết thương, để khi bé ngủ say, nhỏ 2- 3 giọt oxy già vào tai, dùng tăm quấn bông nhỏ ngoáy để nước chui sâu vào trong và sau đó dùng tăm bông lau sạch.</p><p></p><p>Nhỏ thuốc Polydexa loại vừa nhỏ mắt, mũi và tai, nhỏ 2-3 giọt sau mỗi lần rửa tai bằng oxy già.</p><p></p><p>Ngày vệ sinh và nhỏ thuốc từ 1 – 2 lần.</p><p></p><p>Chúc con bạn mau khỏi bệnh.</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Bị đau tai, ngứa và sưng ống tai</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: Giấu tên</p><p></p><p>Chào bác sĩ!</p><p></p><p>Mấy ngày hôm qua tự dưng em bị đau tai, ngứa và sưng ống tai. Mới đầu tai khô nhưng 2 hôm qua tai lại có nươc và có mùi hôi. Đi khám thì bác sĩ bảo em bị nấm ống tai. Bác sĩ chỉ cho thuốc về bôi nhưng em thấy không đỡ mà còn co hiện tượng sưng và đau hơn. Vậy bác sĩ cho em hỏi em co phải bị nấm ống tai không? Và cách chữa trị thế nào?</p><p></p><p>Em cám ơn!</p><p></p><p><span style="font-size: 15px"><strong>Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào bạn!</p><p></p><p>Bệnh nấm ống tai rất ít gặp, có thể bạn chỉ bị viêm ống tai ngoài.</p><p></p><p>Nếu chỉ bị viêm ống tai ngoài thì sử lý như sau:</p><p></p><p>Hàng ngày rửa ống tai bằng dung dịch ô xy già (loại dùng để rửa vết thương) Nhỏ hẳn vào ống tai 2-3 giọt dùng tăm bông ngoáy để nước vào tận cùng ống tai, dung dịch ô xy già sẽ ô xi hóa các tạp chất và sinh khí đẩy các cặn bẩn ra ngoài. Một số người không hiểu biết cho rằng nó sủi bọt như vậy sẽ phá hủy ống tai (như kiểu a xít ăn mòn) nên sợ không dám nhỏ vào tai, đây là ý hiểu sai, bọt sủi là do dung dịch gặp chất bẩn nó o- xy hóa sinh khí nên có bọt, nếu nhỏ vào chỗ sạch sẽ không thấy bọt. Dùng tăm bông lau sạch nước Nhỏ dung dịch Polydexa, loại thuốc vừa nhỏ mắt, mũi và tai, nhỏ 2-3 giọt, nằm 15-20 phút mới ngồi dậy.</p><p></p><p>Nếu khắc phục như trên 5-7 ngày không đỡ thì bạn đi khám lại chuyên khoa tai mũi họng.</p><p></p><p>Chúc bạn mạnh khỏe.</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Ống tai giữa bị khô có nguy hiểm không?</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: Giấu tên</p><p></p><p>Chào bác sĩ.</p><p></p><p>Bác sĩ cho biết ống tai giữa bị khô (do kết luận của bác sĩ khi tôi đi khám) tai tôi khi nằm nghiêng rất đau nhức. Tôi có phải bị khô ống tai giữa không? Nếu bị bệnh tôi có bị làm sao không? Bác sĩ cho biết tôi phải dùng thuốc gì?</p><p></p><p>Xin cảm ơn</p><p></p><p>Chào bạn.</p><p></p><p>Tôi chưa từng nghe bệnh “khô ống tai giữa” là như thế nào. Có thể khi nghe bác sĩ nói bạn không hình dung được nên bây giờ kể lại dùng từ không chính xác. Đáng nhẽ ra, khi gửi câu hỏi cho chúng tôi, bạn nên mô tả, kể lại càng chi tiết càng tốt bệnh của mình hiện tại thì hy vọng sẽ giúp bạn nhiều hơn. Ví dụ như có ngứa, ù tai, nghe kém hơn tai kia, có chảy dịch, chảy mủ đục tai không? Bị lâu chưa? Có một bệnh gần giống với tình huống bạn đó là viêm tai giữa thanh dịch.</p><p></p><p>Do đặc điểm là viêm tai giữa nhưng màng nhĩ không thủng nên chất dịch tiết ra do viêm ứ đọng phía dưới màng nhĩ, không chảy ra ngoài ống tai. Vì vậy mà tai vẫn “khô”, ngoáy tai không bi “ướt” tăm bông. Khác với các tình huống viêm tai giữa thủng màng nhĩ: chất dịch hay mủ do viêm tai giữa sẽ chảy ra ống tai và thấm ướt que tăm bông khi ngoáy tai. Nếu đúng tình huống này thì tùy giai đoạn bệnh sẽ có các cách xử trí khác nhau.</p><p></p><p>Nếu mới phát hiện, màng nhĩ chưa bị lõm do dịch ứ đọng chưa keo đặc kéo vào: sẽ phải chích rạch màng nhĩ. Người ta rạch một vết rạch nhỏ trên màng nhĩ, hút sạch dịch trong tai giữa, đặt vào vết rạch một cái ống thông khí nhỏ. Mục đích là để chất dịch trong tai giữa qua đó mà thoát ra, không khí theo đó mà đi vào tai giữa để màng nhĩ không lõm. Sau 6 tháng sẽ lấy bỏ ống thông khí và màng nhĩ sẽ lành lại.</p><p></p><p>Trường hợp bệnh để lâu, hàng năm, chất dịch trong tai giữa keo đặc lại sẽ kéo lõm màng nhĩ vào trong sâu gây nhiều hậu quả lên tai. Nó sẽ gây hư hỏng màng nhĩ do giãn quá mức, hư hỏng các cấu trúc tai như xương búa-đe-đạp gây giảm thính lực(điếc), nguy cơ tạo ra túi co lõm ăn sâu vào ngách xương tai giữa và ăn mòn xương gọi là cholesteatoma. Tổ chức này sẽ phá hủy xương tạo điều kiện để mủ, dịch, vi trùng có thể gây liệt mặt (tổn thương thần kinh số 7), rối loạn tiền đình (tổn thương tai trong), vào nội sọ gây viêm màng não, apxe não, xuống cổ gây viêm phần mềm cổ và trung thất (ngực),… rất nguy hiểm tính mạng.</p><p></p><p>Hy vọng với những thông tin trên, bạn đã hiểu thêm về bệnh của mình và nên đi khám chữa sớm. Bạn nên đến các bệnh viện chuyên khoa Tai Mũi Họng để khám lại, chẩn đoán chính xác bệnh và có cách chữa bệnh sớm, phù hợp, nhẹ nhàng, tránh biến chứng tai do bệnh để lâu.</p><p></p><p>Chúc bạn sức khỏe.</p><p></p><p>Nguồn sưu tầm Nguồn: songkhoe.vn</p><p></p><p style="text-align: right">Theo ViCare</p><p>[/QUOTE]</p>
[QUOTE="Hỏi Đáp Bác Sỹ, post: 41428, member: 11284"] Hỏi Bác Sĩ - Ống tai là bộ phận dẫn thanh của cơ thể. Những câu hỏi sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này. [SIZE=5][B]Tạo ống tai giả[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: Giấu tên Chào bác sĩ, Con tôi sinh vào 10/2015, cháu bị dị tật 1 tai, không có vành tai và lỗ tai, tai còn lại vẫn nghe bình thường, tôi nghe nói có thể cấy sụn tự thân để cho tai còn lại phát triển trở lại, xin hỏi bác sĩ ở VN có những cơ sở y tế nào thực hiện được việc này, từ bao nhiêu tuổi thì nên thực hiện và chi phí thực hiện là bao nhiêu, cảm ơn bác sĩ. [SIZE=4][B]Bác sĩ Chử Thế Lợi[/B][/SIZE] Chào cháu, Cháu có dị tật vành tai và lỗ tai thì việc quan trọng nhất là cần phải xác định tình trạng màng nhĩ, tai giữa, xương chũm tai bên đó của cháu là như thế nào. Chỉ tịt ống tai, vẫn có tai giữa hay dị hình toàn bộ xương chũm. Chức năng tai bên bị dị tật, khả năng nghe bên đó liệu có bình thường. Để xác định rõ điều này cần thiết phải chụp cắt lớp vi tính xương thái dương để đánh giá tổn thương. Hiện tại ở Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung Ương 1 năm có 2 lần đoàn chuyên gia phẫu thuật Hoa Kỳ sang khám và phẫu thuật cho các trẻ dị hình vành tai và lỗ tai. Bạn có thể đến khám tại Bệnh viện tai mũi họng trung ương và xin khám hội chẩn các bác sỹ khoa Phẫu thuật chỉnh hình. Các bác sỹ sẽ tư vấn cụ thể cho bạn cũng như đặt lịch hẹn phẫu thuật khi có các chuyên gia Hoa Kỳ sang thực hiện phậu thuật Chúc cháu mạnh khỏe! [SIZE=5][B]Tư vấn khám khối u ống tai[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: Ngô tấn sỹ Thưa bác sĩ, em năm nay 36 tuổi, nam giới. Cách đây 5 năm(2010) em phát hiên trong ống tai có 1 u nhỏ bằng hạt đậu xanh, e đã đi khám và lấy sinh thiết và có kết luận u lành nên em không phẩu thuật. Nhưng thời gian gần đây em cảm giác dây thần kinh xung quanh vùng tai, mắt, đầu thỉnh thoảng đau nhức và kích thước u vẫn bình thường. Em đi khám lại ở bệnh viện Đà Nẵng thì bác sĩ khuyên nên phẩu thuật thì mới xác định được u lành hay ung thư. Em lo quá nên nhờ bác sĩ tư vấn giúp và cho em lời khuyên ạ. Em chân thành cảm ơn bác sĩ. [SIZE=4][B]Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh[/B][/SIZE] Chào bạn. Trước hết các triệu chứng xung quanh vùng tai, mắt, đầu thỉnh thoảng đau nhức không phải do khối u chèn ép gây nên vì kích thước của nó vẫn bình thường như cũ. Bạn phát hiện ra khối u ở ống tai đến nay đã 6 năm mà vẫn có kích thước như cũ thì có thể an tâm đây không phải là khối u ung thư, vì khối ung thư một khi phát hiện được trên lâm sàng thì phát triển rất nhanh, đồng thời khối u ở đây thường chỉ là khối polyp ống tai. Tuy nhiên bạn vẫn có thể phẫu thuật lấy gọn khối u trong ống tai để lấy bệnh phẩm làm xét nghiệm tế bào học thì an tâm hơn, và vì: một khối u như vậy ở ống tai cũng làm ảnh hưởng đến sức nghe của tai và dù là u lành thì có thế đến lúc nào đó nó cũng to ra làm việc phẫu thuật khó khăn hơn, và việc phẫu thuật lấy u ở đây đơn giản Chúc bạn mạnh khỏe, [SIZE=5][B]Bé 7 tháng bị viêm ống tai[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: Giấu tên Chào bác sĩ. Bé nhà cháu 7 tháng đi khám bác sĩ nói bị viêm ống tai. Bác sĩ cho đơn thuốc kháng sinh , giảm đau và chống viêm nhưng bé nhà cháu cứ uống vào là nôn. Cho cháu hỏi có loại thuốc nhỏ nào chữa được k ạ? Và cách vệ sinh hàng ngày như thế nào ? Cháu cảm ơn. [SIZE=4][B]Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh[/B][/SIZE] Chào bạn. Bé bị viêm ống tai thì có thể điều trị hỗ trợ ngoài thuốc bác sĩ đã kê như sau: Vệ sinh ống tai bằng cách nhỏ dung dịch oxy già loại dùng để rửa vết thương, để khi bé ngủ say, nhỏ 2- 3 giọt oxy già vào tai, dùng tăm quấn bông nhỏ ngoáy để nước chui sâu vào trong và sau đó dùng tăm bông lau sạch. Nhỏ thuốc Polydexa loại vừa nhỏ mắt, mũi và tai, nhỏ 2-3 giọt sau mỗi lần rửa tai bằng oxy già. Ngày vệ sinh và nhỏ thuốc từ 1 – 2 lần. Chúc con bạn mau khỏi bệnh. [SIZE=5][B]Bị đau tai, ngứa và sưng ống tai[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: Giấu tên Chào bác sĩ! Mấy ngày hôm qua tự dưng em bị đau tai, ngứa và sưng ống tai. Mới đầu tai khô nhưng 2 hôm qua tai lại có nươc và có mùi hôi. Đi khám thì bác sĩ bảo em bị nấm ống tai. Bác sĩ chỉ cho thuốc về bôi nhưng em thấy không đỡ mà còn co hiện tượng sưng và đau hơn. Vậy bác sĩ cho em hỏi em co phải bị nấm ống tai không? Và cách chữa trị thế nào? Em cám ơn! [SIZE=4][B]Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh[/B][/SIZE] Chào bạn! Bệnh nấm ống tai rất ít gặp, có thể bạn chỉ bị viêm ống tai ngoài. Nếu chỉ bị viêm ống tai ngoài thì sử lý như sau: Hàng ngày rửa ống tai bằng dung dịch ô xy già (loại dùng để rửa vết thương) Nhỏ hẳn vào ống tai 2-3 giọt dùng tăm bông ngoáy để nước vào tận cùng ống tai, dung dịch ô xy già sẽ ô xi hóa các tạp chất và sinh khí đẩy các cặn bẩn ra ngoài. Một số người không hiểu biết cho rằng nó sủi bọt như vậy sẽ phá hủy ống tai (như kiểu a xít ăn mòn) nên sợ không dám nhỏ vào tai, đây là ý hiểu sai, bọt sủi là do dung dịch gặp chất bẩn nó o- xy hóa sinh khí nên có bọt, nếu nhỏ vào chỗ sạch sẽ không thấy bọt. Dùng tăm bông lau sạch nước Nhỏ dung dịch Polydexa, loại thuốc vừa nhỏ mắt, mũi và tai, nhỏ 2-3 giọt, nằm 15-20 phút mới ngồi dậy. Nếu khắc phục như trên 5-7 ngày không đỡ thì bạn đi khám lại chuyên khoa tai mũi họng. Chúc bạn mạnh khỏe. [SIZE=5][B]Ống tai giữa bị khô có nguy hiểm không?[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: Giấu tên Chào bác sĩ. Bác sĩ cho biết ống tai giữa bị khô (do kết luận của bác sĩ khi tôi đi khám) tai tôi khi nằm nghiêng rất đau nhức. Tôi có phải bị khô ống tai giữa không? Nếu bị bệnh tôi có bị làm sao không? Bác sĩ cho biết tôi phải dùng thuốc gì? Xin cảm ơn Chào bạn. Tôi chưa từng nghe bệnh “khô ống tai giữa” là như thế nào. Có thể khi nghe bác sĩ nói bạn không hình dung được nên bây giờ kể lại dùng từ không chính xác. Đáng nhẽ ra, khi gửi câu hỏi cho chúng tôi, bạn nên mô tả, kể lại càng chi tiết càng tốt bệnh của mình hiện tại thì hy vọng sẽ giúp bạn nhiều hơn. Ví dụ như có ngứa, ù tai, nghe kém hơn tai kia, có chảy dịch, chảy mủ đục tai không? Bị lâu chưa? Có một bệnh gần giống với tình huống bạn đó là viêm tai giữa thanh dịch. Do đặc điểm là viêm tai giữa nhưng màng nhĩ không thủng nên chất dịch tiết ra do viêm ứ đọng phía dưới màng nhĩ, không chảy ra ngoài ống tai. Vì vậy mà tai vẫn “khô”, ngoáy tai không bi “ướt” tăm bông. Khác với các tình huống viêm tai giữa thủng màng nhĩ: chất dịch hay mủ do viêm tai giữa sẽ chảy ra ống tai và thấm ướt que tăm bông khi ngoáy tai. Nếu đúng tình huống này thì tùy giai đoạn bệnh sẽ có các cách xử trí khác nhau. Nếu mới phát hiện, màng nhĩ chưa bị lõm do dịch ứ đọng chưa keo đặc kéo vào: sẽ phải chích rạch màng nhĩ. Người ta rạch một vết rạch nhỏ trên màng nhĩ, hút sạch dịch trong tai giữa, đặt vào vết rạch một cái ống thông khí nhỏ. Mục đích là để chất dịch trong tai giữa qua đó mà thoát ra, không khí theo đó mà đi vào tai giữa để màng nhĩ không lõm. Sau 6 tháng sẽ lấy bỏ ống thông khí và màng nhĩ sẽ lành lại. Trường hợp bệnh để lâu, hàng năm, chất dịch trong tai giữa keo đặc lại sẽ kéo lõm màng nhĩ vào trong sâu gây nhiều hậu quả lên tai. Nó sẽ gây hư hỏng màng nhĩ do giãn quá mức, hư hỏng các cấu trúc tai như xương búa-đe-đạp gây giảm thính lực(điếc), nguy cơ tạo ra túi co lõm ăn sâu vào ngách xương tai giữa và ăn mòn xương gọi là cholesteatoma. Tổ chức này sẽ phá hủy xương tạo điều kiện để mủ, dịch, vi trùng có thể gây liệt mặt (tổn thương thần kinh số 7), rối loạn tiền đình (tổn thương tai trong), vào nội sọ gây viêm màng não, apxe não, xuống cổ gây viêm phần mềm cổ và trung thất (ngực),… rất nguy hiểm tính mạng. Hy vọng với những thông tin trên, bạn đã hiểu thêm về bệnh của mình và nên đi khám chữa sớm. Bạn nên đến các bệnh viện chuyên khoa Tai Mũi Họng để khám lại, chẩn đoán chính xác bệnh và có cách chữa bệnh sớm, phù hợp, nhẹ nhàng, tránh biến chứng tai do bệnh để lâu. Chúc bạn sức khỏe. Nguồn sưu tầm Nguồn: songkhoe.vn [RIGHT]Theo ViCare[/RIGHT] [/QUOTE]
Xem thử
Tên
Mã xác nhận
Trả lời
Trang chủ
Tư Vấn
BÁC SỸ TRỰC TUYẾN TƯ VẤN
HỎI BÁC SỸ
Thắc mắc thường gặp xung quanh các vấn đề về ống tai
Top
Dưới