Menu
Trang chủ
Tư Vấn
Bài viết mới
Tìm chủ đề
Mới!
Bài viết mới
Tài liệu mới
Trạng thái mới
Hoạt động mới nhất
Tài liệu
Latest reviews
Tìm Tài liệu
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Trạng thái mới
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Chat
0
Tư Vấn
Đăng nhập
Đăng ký
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Bài viết mới
Tìm chủ đề
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Menu
Trả lời chủ đề
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
Trang chủ
Tư Vấn
BÁC SỸ TRỰC TUYẾN TƯ VẤN
HỎI BÁC SỸ
Có nên đắp lá cây thuốc phiện lúc bị sâu răng ?
Nội dung
<p>[QUOTE="Hỏi Đáp Bác Sỹ, post: 41574, member: 11284"]</p><p>Hỏi Bác Sĩ - Sâu răng khiến cho người bệnh cảm thấy vô cùng đau nhức và khó chịu. Nhiều người tìm đến giải pháp đắp lá thuốc phiện để giảm đi phần nào đó cơn đau này. Tuy nhiên cách làm đó có tốt hay không? Hãy nghe lời khuyên từ bác sỹ.</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Bị sâu răng có nên đắp lá cây thuốc phiện?</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: huy son</p><p></p><p>Chào Bác sĩ! Cháu là Sơn, 16 tuôi. Cháu bị đau do sâu răng mấy tháng nay rồi. Có người bảo cháu là đắp lá cây thuốc phiện lên răng sẽ khỏi. Bác sĩ cho cháu xin ý kiến ạ. Cháu cảm ơn Bác si!</p><p></p><p><span style="font-size: 15px"><strong>Bác sĩ Nguyễn Vũ Cẩm Tú</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào cháu. </p><p></p><p>Việc đắp lá cây thuốc phiện chỉ có tác dụng làm chỗ răng sâu hết đau, khiến ta tưởng là bệnh đã khỏi, nhưng thực sự chỗ sâu sẽ càng nặng thêm. Chưa kể lá thuốc phiện có chứa chất có thể gây nghiện. Ngoài ra việc buôn bán, tàng trữ và sử dụng trái phép các thành phần từ cây thuốc phiện hiện bị cấm. Do đó cháu không nên tự chữa bệnh theo cách này mà nên đi khám bác sĩ nha khoa để được chữa trị đúng cách.</p><p></p><p>Chúc cháu mau khỏi bệnh! </p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Bị sâu răng, chân răng gãy chữa thế nào?</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: tungozes.zo army up di</p><p></p><p>Thưa bác sĩ.</p><p></p><p>Tôi bị sâu răng, ở chân răng có khi bị gãy và nhổ rất dễ dàng. Vậy tôi bị bệnh gì? Và làm thế nào để chữa?</p><p></p><p>Cảm ơn bác sĩ.</p><p></p><p><span style="font-size: 15px"><strong>Bác sĩ Nguyễn Thị Vân</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào bạn!</p><p></p><p>Sâu răng là bệnh rất phổ biến, có thể gặp ở mọi lứa tuổi (từ những trẻ răng sữa cho đến người già). Thông thường sâu răng phát triển liên tục từ lớp nông đến lớp sâu của răng. Triệu chứng ban đầu là răng có chấm sâu đen nhỏ, lúc này người bệnh chưa cảm thấy gì, lỗ sâu răng chưa có và kích thích do thức ăn nóng, lạnh chưa xảy ra. Sau một thời gian răng biến đổi sang màu nâu hoặc màu đen. Lỗ sâu ở răng xuất hiện, người bệnh cảm thấy khó chịu khi thức ăn rắt vào lỗ sâu, cảm thấy buốt khi ăn thức ăn nóng, lạnh, đau do thức ăn nóng rắt vào. Nếu lỗ sâu tiếp tục bị sâu thì phần đáy lỗ bị bong canxi và mềm hóa, làm cho bệnh nặng hơn. Khi răng đau kéo dài, hoặc mức độ đau, nhức gia tăng thì rất có thể tủy răng đã bị viêm. Hoặc tủy hoại tử kèm theo viêm tổ chức quanh răng, răng lung lay và rụng…</p><p></p><p>Bạn nên đi khám bác sĩ Răng Hàm Mặt để được chẩn đoán xác định và tùy từng mức độ mà có biện pháp khắc phục kịp thời. Nếu răng sâu nông ở lớp ngà chưa đến tủy răng, bác sĩ nạo bỏ phần ngà răng bị sâu, nhằm ngăn chặn sâu tái phát, hàn theo dõi 7-10 ngày, sau đó không đau nhức mới hàn vĩnh viễn. Song bạn vẫn phải theo dõi định kỳ vì răng vẫn có khả năng sâu tái phát. Nếu đau nhức nhiều bạn có thể đã bị viêm tủy, bác sĩ sẽ chữa tủy răng (chữa trị Nội khoa) sau đó phục hình răng giúp bạn. Trong trường hợp răng bị gãy, lung lay thì phải nhổ và phục hình răng khác.</p><p></p><p>Để đề phòng sâu răng, trước hết bạn phải vệ sinh răng miệng sau khi ăn, trước khi đi ngủ. Hạn chế ăn thức ăn chứa nhiều đường. Dùng kem đánh răng có chứa Fluor, có thể dùng thêm nước súc miệng, diệt khuẩn sau bữa ăn. Bạn cần khám răng định kỳ 6 tháng/lần để kịp thời phát hiện những biến đổi của răng, có các biện pháp chữa trị phù hợp.</p><p></p><p>Chúc bạn vui, khỏe!</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Làm sao để phòng và trị bệnh sâu răng một cách đơn giản nhất?</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: Boy Vô Tình</p><p></p><p>Chào bác sĩ.</p><p></p><p>Cháu năm nay 18 tuổi. Xin hỏi bác sĩ làm sao để phòng và trị bệnh sâu răng một cách đơn giản nhất?</p><p></p><p>Cháu xin cảm ơn bác sĩ!</p><p></p><p><span style="font-size: 15px"><strong>Bác sĩ Nguyễn Thị Vân</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào cháu.</p><p></p><p>Hầu hết mọi người đều có nguy cơ bị bệnh sâu răng, nhưng đối tượng phổ biến và thường gặp nhất vẫn là trẻ em, do các bé vẫn chưa có thói quen vệ sinh răng miệng. Bệnh sâu răng sẽ trở nên rất nguy hiểm nếu cháu không kịp thời phát hiện và có phương án chữa trị kịp thời.</p><p></p><p>Nguyên nhân chính gây sâu răng chính là do thói quen vệ sinh răng miệng. Mảng bám trên thức ăn thừa không được vệ sinh sạch sẽ tạo điều kiện lý tưởng cho các vi khuẩn có sẵn trong khoang miệng hoạt động mạnh, tạo ra những chấm đen nhỏ li ti. Đó chính là những lỗ sâu răng. Theo thời gian, những lỗ sâu răng phát triển gây cảm giác đau nhức, khó khăn khi ăn nhai. Nếu không có sự can thiệp của nha sĩ, sâu răng không chỉ gây chết tủy răng, gây tác động đến chức năng ăn nhai và thẩm mỹ.</p><p></p><p>Tùy theo từng mức độ sâu của răng mà có những biện pháp chữa trị cụ thể:</p><p></p><p>Biện pháp tái khoáng phần bị sâu, dùng dung dịch gồm các chất calcium, phosphate, fluor trám vào lỗ sâu. Phương pháp này áp dụng cho tình huống răng mới bị sâu, có khả năng thu hẹp vùng có màu trắng vôi hoặc vùng đó ngừng phát triển. Đây là phương pháp tái khoáng đơn giản, hiệu quả, không đau và an toàn.</p><p></p><p>Biện pháp nạo bỏ phần răng bị sâu, áp dụng cho mọi lỗ sâu răng, nhất là lỗ sâu rộng, nhằm ngăn chặn sự phát triển tiếp theo của răng sâu. Sau đó hàn trám lỗ sâu răng là phương pháp thường dùng nhất để chữa sâu răng. Khi hàn sử dụng chất liệu hàn vĩnh viễn thật chắc vào răng để không lưu vi khuẩn và thức ăn vào hốc sâu răng nhằm ngăn chặn hậu sâu răng nặng hơn hoặc hậu quả của sâu răng, khôi phục tính năng của răng, nhằm giữ được thẩm mỹ và chức năng cho hàm răng.</p><p></p><p>Điều quan trọng và đơn giản nhất để giữ một nụ cười sáng, răng chắc khỏe không bị sâu là thực hiện vệ sinh răng miệng đúng cách. Cháu cần chú ý duy trì một số điều sau:</p><p></p><p>Chải răng 2 lần/ngày với kem đánh răng có fluor để loại bỏ mảng bám, nguyên nhân chính dẫn tới sâu răng. Ðánh răng đúng cách giúp giảm thiểu được nguy cơ mắc các chứng bệnh sâu răng và viêm lợi. Sử dụng bàn chải mềm, thay mới bàn chải sau mỗi ba tháng. Ðánh răng cả bề trong lẫn ngoài của hàm. Cầm bàn chải theo góc 45 độ và đánh theo biên độ bằng khoảng cách của nửa chiều ngang một chiếc răng và đánh dọc theo đường viền cơ lợi. Ở những bề mặt tiếp xúc khi nhai, cầm bàn chải ngang và đánh qua lại. Ở mặt trong của các răng phía trước, nghiêng bàn chải hơi đứng và dùng đầu bản chải đánh nhẹ lên xuống. Chà lưỡi từ trong ra ngoài bằng động tác quét để lấy ra các mảnh thức ăn còn dính và làm cho hơi thở khỏi bị hôi. Thường xuyên mát-xa lợi.</p><p></p><p>Sử dụng thêm nước súc miệng kháng khuẩn, có bổ sung fluor để làm tăng tác dụng làm sạch và củng cố men răng.</p><p></p><p>Dùng chỉ nha khoa hàng ngày để lấy đi mảng bám ở kẽ răng và bên dưới đường viền nướu, trước khi nó cứng lại thành vôi răng. Một khi vôi răng đã hình thành, chỉ có thể loại bỏ chúng bằng phương pháp cạo vôi răng tại phòng nha.</p><p></p><p>Hạn chế những thức ăn có đường hay tinh bột, đặc biệt là những món ăn vặt dễ dính răng. Càng ăn vặt giữa các bữa chính cháu càng tạo cơ hội để axít trong mảng bám tấn công men răng của cháu. Và khi cháu ăn vặt, hãy chọn những thức ăn bổ dưỡng như phô mai, rau tươi, yogurt không đường hay trái cây.</p><p></p><p>Khám răng định kỳ để được kiểm tra và làm sạch răng 6 tháng/lần.</p><p></p><p>Chế độ dinh dưỡng hợp lý là cần thiết cho răng và lợi chắc khỏe. Một chế độ ăn cân bằng sẽ cung cấp cho lợi và răng của cháu những dưỡng chất và khoáng chất quan trọng mà chúng cần để khỏe mạnh, tránh bị nhiễm trùng là nguyên nhân gây các bệnh về lợi. Hơn nữa, những thức ăn cứng, nhiều chất xơ như trái cây và rau sẽ giúp làm sạch răng và các mô miệng. Những thức ăn mềm, dính có xu hướng lưu giữ trên các rãnh và kẽ răng, tạo nên mảng bám.</p><p></p><p>Chúc cháu mạnh khỏe!</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Chữa dứt điểm sâu răng và lợi sưng tấy</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: Giấu tên</p><p></p><p>Chào bác sĩ!</p><p></p><p>Bác sĩ cho cháu hỏi, cháu có một chiếc răng hàm bị sâu bây giờ chỉ còn lại mỗi cái chân là chưa gãy, cháu thấy lợi của cháu sưng và đỏ thẫm. Bác sĩ giải đáp cho cháu cách trị dứt điểm được không ạ?</p><p></p><p>Cháu cảm ơn bác sĩ!</p><p></p><p><span style="font-size: 15px"><strong>Bác sĩ Đinh Văn Tài</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào cháu!</p><p></p><p>Qua thông tin cháu cung cấp, răng cháu đã bị sâu và phá hủy toàn bộ bề mặt răng nhưng chưa rõ tủy răng còn hay đã chết. Tình trạng lợi của cháu sưng và đỏ thẫm là tình trạng viêm lợi, có thể viêm nhiễm quanh răng, thậm chí có ổ áp xe quanh chân răng,… Do vậy, cháu nên sớm tới cơ sở Y tế chuyên khoa Răng – Hàm – Mặt để khám, tùy theo tình hình hình thực tế răng, tủy răng cũng như tình trạng viêm nhiễm lợi mà bác sĩ chuyên khoa sẽ lựa chọn biện pháp chữa trị thích hợp nhất.</p><p></p><p>Chúc cháu khỏe mạnh, thân mến!</p><p></p><p></p><p style="text-align: right">Theo ViCare</p><p>[/QUOTE]</p>
[QUOTE="Hỏi Đáp Bác Sỹ, post: 41574, member: 11284"] Hỏi Bác Sĩ - Sâu răng khiến cho người bệnh cảm thấy vô cùng đau nhức và khó chịu. Nhiều người tìm đến giải pháp đắp lá thuốc phiện để giảm đi phần nào đó cơn đau này. Tuy nhiên cách làm đó có tốt hay không? Hãy nghe lời khuyên từ bác sỹ. [SIZE=5][B]Bị sâu răng có nên đắp lá cây thuốc phiện?[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: huy son Chào Bác sĩ! Cháu là Sơn, 16 tuôi. Cháu bị đau do sâu răng mấy tháng nay rồi. Có người bảo cháu là đắp lá cây thuốc phiện lên răng sẽ khỏi. Bác sĩ cho cháu xin ý kiến ạ. Cháu cảm ơn Bác si! [SIZE=4][B]Bác sĩ Nguyễn Vũ Cẩm Tú[/B][/SIZE] Chào cháu. Việc đắp lá cây thuốc phiện chỉ có tác dụng làm chỗ răng sâu hết đau, khiến ta tưởng là bệnh đã khỏi, nhưng thực sự chỗ sâu sẽ càng nặng thêm. Chưa kể lá thuốc phiện có chứa chất có thể gây nghiện. Ngoài ra việc buôn bán, tàng trữ và sử dụng trái phép các thành phần từ cây thuốc phiện hiện bị cấm. Do đó cháu không nên tự chữa bệnh theo cách này mà nên đi khám bác sĩ nha khoa để được chữa trị đúng cách. Chúc cháu mau khỏi bệnh! [SIZE=5][B]Bị sâu răng, chân răng gãy chữa thế nào?[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: tungozes.zo army up di Thưa bác sĩ. Tôi bị sâu răng, ở chân răng có khi bị gãy và nhổ rất dễ dàng. Vậy tôi bị bệnh gì? Và làm thế nào để chữa? Cảm ơn bác sĩ. [SIZE=4][B]Bác sĩ Nguyễn Thị Vân[/B][/SIZE] Chào bạn! Sâu răng là bệnh rất phổ biến, có thể gặp ở mọi lứa tuổi (từ những trẻ răng sữa cho đến người già). Thông thường sâu răng phát triển liên tục từ lớp nông đến lớp sâu của răng. Triệu chứng ban đầu là răng có chấm sâu đen nhỏ, lúc này người bệnh chưa cảm thấy gì, lỗ sâu răng chưa có và kích thích do thức ăn nóng, lạnh chưa xảy ra. Sau một thời gian răng biến đổi sang màu nâu hoặc màu đen. Lỗ sâu ở răng xuất hiện, người bệnh cảm thấy khó chịu khi thức ăn rắt vào lỗ sâu, cảm thấy buốt khi ăn thức ăn nóng, lạnh, đau do thức ăn nóng rắt vào. Nếu lỗ sâu tiếp tục bị sâu thì phần đáy lỗ bị bong canxi và mềm hóa, làm cho bệnh nặng hơn. Khi răng đau kéo dài, hoặc mức độ đau, nhức gia tăng thì rất có thể tủy răng đã bị viêm. Hoặc tủy hoại tử kèm theo viêm tổ chức quanh răng, răng lung lay và rụng… Bạn nên đi khám bác sĩ Răng Hàm Mặt để được chẩn đoán xác định và tùy từng mức độ mà có biện pháp khắc phục kịp thời. Nếu răng sâu nông ở lớp ngà chưa đến tủy răng, bác sĩ nạo bỏ phần ngà răng bị sâu, nhằm ngăn chặn sâu tái phát, hàn theo dõi 7-10 ngày, sau đó không đau nhức mới hàn vĩnh viễn. Song bạn vẫn phải theo dõi định kỳ vì răng vẫn có khả năng sâu tái phát. Nếu đau nhức nhiều bạn có thể đã bị viêm tủy, bác sĩ sẽ chữa tủy răng (chữa trị Nội khoa) sau đó phục hình răng giúp bạn. Trong trường hợp răng bị gãy, lung lay thì phải nhổ và phục hình răng khác. Để đề phòng sâu răng, trước hết bạn phải vệ sinh răng miệng sau khi ăn, trước khi đi ngủ. Hạn chế ăn thức ăn chứa nhiều đường. Dùng kem đánh răng có chứa Fluor, có thể dùng thêm nước súc miệng, diệt khuẩn sau bữa ăn. Bạn cần khám răng định kỳ 6 tháng/lần để kịp thời phát hiện những biến đổi của răng, có các biện pháp chữa trị phù hợp. Chúc bạn vui, khỏe! [SIZE=5][B]Làm sao để phòng và trị bệnh sâu răng một cách đơn giản nhất?[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: Boy Vô Tình Chào bác sĩ. Cháu năm nay 18 tuổi. Xin hỏi bác sĩ làm sao để phòng và trị bệnh sâu răng một cách đơn giản nhất? Cháu xin cảm ơn bác sĩ! [SIZE=4][B]Bác sĩ Nguyễn Thị Vân[/B][/SIZE] Chào cháu. Hầu hết mọi người đều có nguy cơ bị bệnh sâu răng, nhưng đối tượng phổ biến và thường gặp nhất vẫn là trẻ em, do các bé vẫn chưa có thói quen vệ sinh răng miệng. Bệnh sâu răng sẽ trở nên rất nguy hiểm nếu cháu không kịp thời phát hiện và có phương án chữa trị kịp thời. Nguyên nhân chính gây sâu răng chính là do thói quen vệ sinh răng miệng. Mảng bám trên thức ăn thừa không được vệ sinh sạch sẽ tạo điều kiện lý tưởng cho các vi khuẩn có sẵn trong khoang miệng hoạt động mạnh, tạo ra những chấm đen nhỏ li ti. Đó chính là những lỗ sâu răng. Theo thời gian, những lỗ sâu răng phát triển gây cảm giác đau nhức, khó khăn khi ăn nhai. Nếu không có sự can thiệp của nha sĩ, sâu răng không chỉ gây chết tủy răng, gây tác động đến chức năng ăn nhai và thẩm mỹ. Tùy theo từng mức độ sâu của răng mà có những biện pháp chữa trị cụ thể: Biện pháp tái khoáng phần bị sâu, dùng dung dịch gồm các chất calcium, phosphate, fluor trám vào lỗ sâu. Phương pháp này áp dụng cho tình huống răng mới bị sâu, có khả năng thu hẹp vùng có màu trắng vôi hoặc vùng đó ngừng phát triển. Đây là phương pháp tái khoáng đơn giản, hiệu quả, không đau và an toàn. Biện pháp nạo bỏ phần răng bị sâu, áp dụng cho mọi lỗ sâu răng, nhất là lỗ sâu rộng, nhằm ngăn chặn sự phát triển tiếp theo của răng sâu. Sau đó hàn trám lỗ sâu răng là phương pháp thường dùng nhất để chữa sâu răng. Khi hàn sử dụng chất liệu hàn vĩnh viễn thật chắc vào răng để không lưu vi khuẩn và thức ăn vào hốc sâu răng nhằm ngăn chặn hậu sâu răng nặng hơn hoặc hậu quả của sâu răng, khôi phục tính năng của răng, nhằm giữ được thẩm mỹ và chức năng cho hàm răng. Điều quan trọng và đơn giản nhất để giữ một nụ cười sáng, răng chắc khỏe không bị sâu là thực hiện vệ sinh răng miệng đúng cách. Cháu cần chú ý duy trì một số điều sau: Chải răng 2 lần/ngày với kem đánh răng có fluor để loại bỏ mảng bám, nguyên nhân chính dẫn tới sâu răng. Ðánh răng đúng cách giúp giảm thiểu được nguy cơ mắc các chứng bệnh sâu răng và viêm lợi. Sử dụng bàn chải mềm, thay mới bàn chải sau mỗi ba tháng. Ðánh răng cả bề trong lẫn ngoài của hàm. Cầm bàn chải theo góc 45 độ và đánh theo biên độ bằng khoảng cách của nửa chiều ngang một chiếc răng và đánh dọc theo đường viền cơ lợi. Ở những bề mặt tiếp xúc khi nhai, cầm bàn chải ngang và đánh qua lại. Ở mặt trong của các răng phía trước, nghiêng bàn chải hơi đứng và dùng đầu bản chải đánh nhẹ lên xuống. Chà lưỡi từ trong ra ngoài bằng động tác quét để lấy ra các mảnh thức ăn còn dính và làm cho hơi thở khỏi bị hôi. Thường xuyên mát-xa lợi. Sử dụng thêm nước súc miệng kháng khuẩn, có bổ sung fluor để làm tăng tác dụng làm sạch và củng cố men răng. Dùng chỉ nha khoa hàng ngày để lấy đi mảng bám ở kẽ răng và bên dưới đường viền nướu, trước khi nó cứng lại thành vôi răng. Một khi vôi răng đã hình thành, chỉ có thể loại bỏ chúng bằng phương pháp cạo vôi răng tại phòng nha. Hạn chế những thức ăn có đường hay tinh bột, đặc biệt là những món ăn vặt dễ dính răng. Càng ăn vặt giữa các bữa chính cháu càng tạo cơ hội để axít trong mảng bám tấn công men răng của cháu. Và khi cháu ăn vặt, hãy chọn những thức ăn bổ dưỡng như phô mai, rau tươi, yogurt không đường hay trái cây. Khám răng định kỳ để được kiểm tra và làm sạch răng 6 tháng/lần. Chế độ dinh dưỡng hợp lý là cần thiết cho răng và lợi chắc khỏe. Một chế độ ăn cân bằng sẽ cung cấp cho lợi và răng của cháu những dưỡng chất và khoáng chất quan trọng mà chúng cần để khỏe mạnh, tránh bị nhiễm trùng là nguyên nhân gây các bệnh về lợi. Hơn nữa, những thức ăn cứng, nhiều chất xơ như trái cây và rau sẽ giúp làm sạch răng và các mô miệng. Những thức ăn mềm, dính có xu hướng lưu giữ trên các rãnh và kẽ răng, tạo nên mảng bám. Chúc cháu mạnh khỏe! [SIZE=5][B]Chữa dứt điểm sâu răng và lợi sưng tấy[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: Giấu tên Chào bác sĩ! Bác sĩ cho cháu hỏi, cháu có một chiếc răng hàm bị sâu bây giờ chỉ còn lại mỗi cái chân là chưa gãy, cháu thấy lợi của cháu sưng và đỏ thẫm. Bác sĩ giải đáp cho cháu cách trị dứt điểm được không ạ? Cháu cảm ơn bác sĩ! [SIZE=4][B]Bác sĩ Đinh Văn Tài[/B][/SIZE] Chào cháu! Qua thông tin cháu cung cấp, răng cháu đã bị sâu và phá hủy toàn bộ bề mặt răng nhưng chưa rõ tủy răng còn hay đã chết. Tình trạng lợi của cháu sưng và đỏ thẫm là tình trạng viêm lợi, có thể viêm nhiễm quanh răng, thậm chí có ổ áp xe quanh chân răng,… Do vậy, cháu nên sớm tới cơ sở Y tế chuyên khoa Răng – Hàm – Mặt để khám, tùy theo tình hình hình thực tế răng, tủy răng cũng như tình trạng viêm nhiễm lợi mà bác sĩ chuyên khoa sẽ lựa chọn biện pháp chữa trị thích hợp nhất. Chúc cháu khỏe mạnh, thân mến! [RIGHT]Theo ViCare[/RIGHT] [/QUOTE]
Xem thử
Tên
Mã xác nhận
Trả lời
Trang chủ
Tư Vấn
BÁC SỸ TRỰC TUYẾN TƯ VẤN
HỎI BÁC SỸ
Có nên đắp lá cây thuốc phiện lúc bị sâu răng ?
Top
Dưới