Menu
Trang chủ
Tư Vấn
Bài viết mới
Tìm chủ đề
Mới!
Bài viết mới
Tài liệu mới
Trạng thái mới
Hoạt động mới nhất
Tài liệu
Latest reviews
Tìm Tài liệu
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Trạng thái mới
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Chat
0
Tư Vấn
Đăng nhập
Đăng ký
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Bài viết mới
Tìm chủ đề
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Menu
Trả lời chủ đề
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
Trang chủ
Tư Vấn
BÁC SỸ TRỰC TUYẾN TƯ VẤN
HỎI BÁC SỸ
Tổng hợp những câu hỏi hay về bệnh tự kỷ ở trẻ (phần 1)
Nội dung
<p>[QUOTE="Hỏi Đáp Bác Sỹ, post: 41581, member: 11284"]</p><p>Hỏi Bác Sĩ - Trẻ tự kỷ thường thu mình, ngại giao tiếp với bên ngoài hoặc chỉ với rất ít người nhất định. Điều đó ảnh hưởng lớn đến sự phát triển toàn diện và hòa hợp của bé với xã hội, gây nhiều nguy hiểm không chỉ cho các em mà còn cho cả gia đình.</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Phân biệt giữa trẻ tự kỉ và trẻ bại não như thế nào?</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: thảo</p><p></p><p>Thưa bác sĩ.</p><p></p><p>Con trai tôi 6 tháng, hiện giờ cháu vẫn chưa cứng cổ, lẫy, ngồi, nhìn theo, hóng chuyện… khám Viện Nhi Trung ương, các bác sĩ cho điện não đồ và chụp MRI thì không có gì bất thường, chỉ có Myelin tương đương 4 tháng, bác sĩ bảo não không thấy vấn đề gì, tôi rất rối vì không thấy lí do gì sao bé không phát triển như những đứa trẻ bình thường khác hoặc để có phương pháp điều trị nếu cháu có bệnh. Tôi có đọc thêm thông tin những trẻ tự kỉ cũng có những triệu chứng như vậy, hồi trước 4 tháng cháu cũng có biết nhìn theo bóng người khi ra khỏi phòng nhưng từ sau 4 tháng cháu bị viêm phổi, phế quản, sau khi đi viện về cháu không nhớ luôn, cứ mỗi lần chữa trị về thấy cháu không còn hoạt bát như trước nữa. Mắt cháu rất nhanh, mặt cháu không thấy vẻ gì của đứa trẻ bại não cả. Rất mong bác sĩ cho tôi lời khuyên để chữa trị cho cháu đúng hướng.</p><p></p><p>Tôi cảm ơn.</p><p></p><p><span style="font-size: 15px"><strong>Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào bạn,</p><p></p><p>Con bạn yếu vận động, 6 tháng chưa cứng cổ, chụp cộng hưởng từ sọ não và điện não đồ không phát hiện không có dấu hiệu bất thường thì không thấy nghĩa là không thấy bệnh về não. Dấu hiệu Myelin tương đương với trẻ 3 tháng có nghĩa là sự Myelin hóa các dây thần kinh diễn ra chậm, mới chỉ tương đương như trẻ 3 tháng. Myelin là chất béo bao bọc làm ngăn cách các dây thần kinh với nhau, không thấy Myelin hoặc thiểu sản thì não bộ không hoạt động được. Bạn nên cho trẻ sử dụng các loại sữa có hàm lượng DHA và Omega-3 cao nhằm đẩy nhanh quá trình này.</p><p></p><p>Bệnh bại não là tình trạng mất chức năng của não, não bộ có nhiều chức năng khác nhau và sự mất một hay nhiều chức năng được gọi là bại não. Trẻ bại não thường bị tác động nhiều nhất là chức năng vận động: chậm phát triển vận động, co cứng hay liệt cứng một chi, một bên cơ thể hay tứ chi, có mẫu vận động bất thường, hoặc mềm nhão cơ… Chẩn đoán bại não bằng thăm khám và đánh giá chức năng thần kinh là chủ yếu, chụp RMI hay điện não đồ là tìm lí do gây bại não.</p><p></p><p>Bệnh tự kỷ là những rối loạn phát triển của não với những đặc trưng là suy giảm khả năng hòa nhập xã hội, suy giảm khả năng giao tiếp, có những hành vi lặp lại và những hành vi bất thường, con bạn còn nhỏ việc đánh giá và phát hiện bệnh tử kỷ rất khó, chưa thể chẩn đoán được bệnh tự kỷ ở trẻ 6 tháng tuổi, bệnh tự kỷ thường chỉ phát hiện đánh giá được ở trẻ 2-3 tuổi trở lên.</p><p></p><p>Như vậy khả năng con bạn là tình trạng chậm phát triển hệ thần kinh trung ương do Myelin hóa chậm. Bệnh bại não không chữa được, bệnh tự kỷ thường chỉ được xác định chẩn đoán và có thể điều chỉnh hành vi khi trẻ lớn (3-4 tuổi trở lên), vì vậy trước mắt bạn nên mặc nhiên công nhận trẻ chậm phát triển hệ thần kinh trung ương và tăng cường cho cháu uống các loại sữa có hàm lượng DHA và Omega-3 cao để làm đẩy nhanh quá trình Myelin hóa hệ thần kinh.</p><p></p><p>Chúc bạn nuôi con mạnh khỏe.</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Nơi khám bệnh tự kỷ cho trẻ ở đâu?</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: Chích Bông</p><p></p><p>Chào các bác sĩ!</p><p></p><p>Con trai em năm nay học lớp 5. Từ nhỏ cháu đã ít nói, thường xem phim một mình, lớn lên cũng ít nói và thường chỉ chơi một mình. Khi đi học ở trường các cô giáo nhận xét cháu học văn kém, không miêu tả được cảm xúc, cảnh vật. Em muốn đưa cháu đi khám thì nên đến đâu? </p><p></p><p>Em cảm ơn các bác sĩ!</p><p></p><p><span style="font-size: 15px"><strong>Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào bạn!</p><p></p><p>Có một số địa chỉ khám xác định tự kỷ cho trẻ bạn có thể tham khảo: Chúng tôi xin gửi tới bạn một số thông tin về các địa chỉ giải đáp và chữa bệnh tự kỷ cho trẻ tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội như sau:</p><p></p><p>Tại Thành phố Hồ Chí Minh: Khoa Tâm lý của Bệnh viện Nhi Đồng 1, Nhi Đồng 2 hiện có nhận chữa trị trẻ tự kỷ nội ngoại trú với mức chi phí hợp lý. Bên cạnh hệ thống bệnh viện, các trường “chuyên biệt” trực thuộc Phòng giáo dục quận huyện cũng là những nơi nhận chăm sóc trẻ tự kỷ nội trú với mức giá tương đương với các trường mầm non. Thành phố có các trường chuyên biệt nổi tiếng như Gia Định (Bình Thạnh), Thảo Điền (Quận 2), Bình Minh (Tân Phú), Ước Mơ (Quận 10). </p><p></p><p>Tại Hà Nội: Khoa Phục hồi chức năng Bệnh viện Nhi Trung ương, Phòng giải đáp và trị liệu của Trung tâm Nghiên cứu tâm lý trẻ em tại số 17 ngõ 663 Trương Định, Trung tâm Hy Vọng – 35 Trần Quang Diệu, dịch vụ chữa trị tại nhà của nhóm hỗ trợ thuộc khoa Tâm lý Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội</p><p></p><p>Chúc bạn và gia đình sức khỏe!</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Hỏi về vấn đề trẻ tự kỷ</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: Giấu tên</p><p></p><p>Thưa bác sĩ! </p><p></p><p>Con tôi được 29 tháng tuổi nhưng cháu nói rất ít, chủ yếu là “dì ơi, đi ơi (đi chơi), à ơi (bà ơi), i ơi (anh ơi), ị ba (ị ba)”. Khi được đút cơm cháu cũng biết nói ầm,… khi đi học cháu vẫn rất thích chơi với các bạn, biết âu yếm người thân, cháu khá nghịch ngợm. Những khi tôi nói chuyện với cháu, cháu cũng nói lại giọng cũng lên xuống truyền cảm nhưng tôi không hiểu được. Khi cáu cháu hét lên và nhiều khi còn đánh vào mặt má, ông ngoại và ba cháu cáu lắm định đánh nhưng chỉ lừ mắt hay quát là cháu không dám nữa. Khi tôi sai bảo cháu lấy cái gì đó đưa cho má cháu vẫn làm được. Khi gọi tên cháu quay ra bình thường và biết chỉ tay. Nhưng cháu thường xuyên đi đi nhìn nghiêng vào bờ tường, khi người lớn phát hiện quát bảo thôi thì cháu dừng ngay. Vậy với những dấu hiệu như trên, con tôi có khả năng bị tự kỉ không thưa bác sĩ?</p><p></p><p>Xin cảm ơn!</p><p></p><p><span style="font-size: 15px"><strong>Bác sĩ Chu Văn Điểu</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào bạn! </p><p></p><p>Qua những biểu hiện mà bạn kể, tôi xin trao đổi với bạn như sau. Đối với trẻ tự kỷ thường có những triệu chứng cơ bản sau đây:</p><p></p><p>– Trẻ đã một tuổi mà không có động tác chỉ trỏ gây sự chú ý của người khác, không có tiếng bập bẹ.</p><p></p><p>– Không nói được từ nào khi 16 tháng tuổi, không nói được câu nào gồm 2 từ khi 24 tháng tuổi.</p><p></p><p>– Trẻ đã có một số kỹ năng ngôn ngữ vào độ tuổi nào đó (14-16 tháng) nhưng sau đó tự nhiên mất hẳn, thường là sau khi trải qua một sự kiện như ngã ở nhà trẻ,lên sởi, nằm viện…</p><p></p><p>– Không bị lôi cuốn vào các đồ chơi, trò chơi.</p><p></p><p>– Rất ít hứng thú kết bạn.</p><p></p><p>– Không nhìn ai hay chú ý vào ai, chỉ nhìn lâu vào các vật có các động tác đơn điệu ví dụ như chiếc quạt đang quay.</p><p></p><p>– Không trả lời, không ngoảnh lại khi nghe gọi tên.</p><p></p><p>– Rất ít hoặc không có tiếp xúc mắt.</p><p></p><p>– Không có động tác giơ tay ra đòi bế ẵm.</p><p></p><p>– Có động tác cơ thể lặp đi lặp lại, chẳng hạn như đập đập tay, lắc lư thân thể.</p><p></p><p>– Khi giận dữ hoặc không đồng ý điều gì thì hét lên (tiếng kêu chói tai), bứt tóc, đập tay chân xuống sàn nhà, đập đầu vào tường. – Không thích người khác động chạm vào người.</p><p></p><p>– Ưa thích sự ổn định trật tự, thường chống đối rất mạnh mẽ việc thay đổi những gì đã quen thuộc.</p><p></p><p>– Cực kỳ nhạy cảm với một số âm thanh và mùi vị.</p><p></p><p>Đối với trẻ có từ 3 dấu hiệu nói trên trở lên xuất hiện đồng thời và kéo dài dai dẳng thì cần phải đưa trẻ đi khám tại các cơ sở chuyên khoa Tâm thần để xác định kỹ càng xem trẻ có mắc chứng tự kỷ không kịp thời có hướng chữa trị cho trẻ. Như vậy đối với con bạn đã 29 tháng tuổi nhưng chưa phát âm được 1 câu gồm 2 từ, cháu có động tác bất thường của cơ thể lặp đi lặp lại đó là hay đi đi nhìn nghiêng vào tường và không bằng lòng thì hét lên đó là 3 dấu hiện gặp ở trẻ tự kỷ. Bạn nên đưa cháu tới chuyên khoa Tâm thần để kiểm tra xác định cho kỹ càng hơn và có hướng lý phù hợp nhất.</p><p></p><p>Chúc cháu khỏe mạnh!</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Trẻ tự kỷ</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: Lê Trung Kiên</p><p></p><p>Thưa bác sỹ , bé nhà em năm nay 30 tháng tuổi , trước đây cháu rất hay hát, hay chào mọi người và rất hay hay hỏi. Gần đây cháu hay chơi một mình, và phải bảo cháu mới chào chứ không tự chào như đợt trước nữa, bài hát thì cháu vẫn thuộc nhiều , nhưng hát bé chứ không to rõ như hồi 20 tháng tuổi, gọi cháu pải gọi mấy câu, hoạc hét to cháu mới trả lòi. Xin hỏi cháu có pải dấu hiệu của tự kỷ không,</p><p></p><p><span style="font-size: 15px"><strong>Bác sĩ Nguyễn Quốc Huy</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào bạn. </p><p>Với những gì bạn mô tả. Tình trạng của bé có thể bắt nguồn từ nguyên nhân tâm lý: do trẻ bị cú sốc tâm lý, hoặc do gia đình bỏ bê, không quan tâm đến bé… Đặc biệt đối với những bé đã đi nhà trẻ, những chuyện xảy ra tại lớp cũng có thể tác động đến sự thay đổi tâm lý của trẻ. Bạn có thể dành nhiều thời gian hơn với bé. Trong khoảng thời gian đó, bạn sẽ trò truyện, chơi với bé. Gợi ý cho bé nói những điều bé còn giấu trong lòng từ đó có thể giải quyết được những cú sốc của bé. Nếu tình trạng này vẫn còn tiếp diễn, hoặc có chiều hướng nặng hơn. Bạn cần đưa bé đến gặp bác sĩ chuyên khoa tâm lý nhi khoa để có thể cho bạn những lời khuyên kịp thời.</p><p>Thân mến!</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Dấu hiệu trẻ tự kỷ?</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: Thủy</p><p></p><p>Thưa bác sĩ!</p><p></p><p>Con cháu được 26 tháng, nặng 14,3kg cao 93cm. Cháu rất lười ăn cơm, cháo nhưng uống sữa rất khỏe, có lúc hết 400ml 1 lần uống. Cháu thường gào hét khi không vừa ý, hay nói linh tinh, lúc chơi với các bạn hay đánh và đẩy ngã các bạn, gọi cháu thì ít khi cháu quay lại, đôi lúc phải nhẹ nhàng ngọt ngào cháu mới nghe. Cháu có thể nói được nhiều từ, phân biệt các con vật, nhưng không thuộc hết 1 bài hát nào mặc dù má dạy rất nhiều, sợ tối và thích tự mình làm mọi việc, cháu vẽ được hình tròn và lúc nào cũng nhảy Gangnam style. Như vậy con cháu có bị tự kỷ không ạ? Mong bác sĩ giải đáp giúp cháu.</p><p></p><p>Cháu cảm ơn nhiều ạ.</p><p></p><p><span style="font-size: 15px"><strong>Bác sĩ Nguyễn Mai Hương</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào cháu!</p><p></p><p>Tự kỷ là những rối loạn phát triển lan tỏa làm suy yếu chức năng và cản trở cuộc sống. Trong 2 năm đầu đời, trẻ có thể phát triển, vận động tương đối bình thường, sau đó các khả năng đã có lại mất dần đi như chậm biết nói hoặc đã biết nói nhưng gọi lại không trả lời. Ngoài ra trẻ còn tự thu mình, không quan tâm đến người khác, không thích chơi chung với trẻ cùng tuổi và chủ động tránh những đứa trẻ này, không biết chơi các trò chơi bắt chước, những cố gắng để lôi cuốn sự chú ý của trẻ đều vô ích. Trẻ không thể hiện cảm xúc khi được cưng nựng, ít khóc và thậm chí quá ngoan, khó khăn khi hiểu và sử dụng ngôn ngữ. Trẻ chơi khác thường với đồ chơi, quá hay kém nhạy cảm với tiếng động, nhìn, nếm sờ hoặc… ngửi, có thái độ thách thức như hung hăng, tự gây tổn thương hoặc rút lui trầm trọng… Trẻ thờ ơ, ít đòi hỏi chăm sóc hoặc luôn bứt rứt, quấy khóc, khó ngủ, ít cười, ánh mắt đờ đẫn, không phát âm được khi âu yếm.</p><p></p><p>Khi đến 2 – 3 tuổi, các triệu chứng của bệnh dần bộc lộ rõ. Nhìn chung tất cả trẻ em mắc bệnh tự kỷ đều khiếm khuyết về khả năng tương tác xã hội, khiếm khuyết về khả năng giao tiếp bằng lời (ngôn ngữ) hoặc không lời nói và rối loạn về các hành vi. Nếu trẻ có bất kỳ các dấu hiệu nào trên đây thì cha mẹ cần đưa đi khám để được các bác sĩ xác định và có hướng chữa trị sớm. Như vậy nếu cháu nghi ngờ thì cháu nên đưa con đi khám sớm.</p><p></p><p>Thân mến chào cháu.</p><p></p><p></p><p style="text-align: right">Theo ViCare</p><p>[/QUOTE]</p>
[QUOTE="Hỏi Đáp Bác Sỹ, post: 41581, member: 11284"] Hỏi Bác Sĩ - Trẻ tự kỷ thường thu mình, ngại giao tiếp với bên ngoài hoặc chỉ với rất ít người nhất định. Điều đó ảnh hưởng lớn đến sự phát triển toàn diện và hòa hợp của bé với xã hội, gây nhiều nguy hiểm không chỉ cho các em mà còn cho cả gia đình. [SIZE=5][B]Phân biệt giữa trẻ tự kỉ và trẻ bại não như thế nào?[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: thảo Thưa bác sĩ. Con trai tôi 6 tháng, hiện giờ cháu vẫn chưa cứng cổ, lẫy, ngồi, nhìn theo, hóng chuyện… khám Viện Nhi Trung ương, các bác sĩ cho điện não đồ và chụp MRI thì không có gì bất thường, chỉ có Myelin tương đương 4 tháng, bác sĩ bảo não không thấy vấn đề gì, tôi rất rối vì không thấy lí do gì sao bé không phát triển như những đứa trẻ bình thường khác hoặc để có phương pháp điều trị nếu cháu có bệnh. Tôi có đọc thêm thông tin những trẻ tự kỉ cũng có những triệu chứng như vậy, hồi trước 4 tháng cháu cũng có biết nhìn theo bóng người khi ra khỏi phòng nhưng từ sau 4 tháng cháu bị viêm phổi, phế quản, sau khi đi viện về cháu không nhớ luôn, cứ mỗi lần chữa trị về thấy cháu không còn hoạt bát như trước nữa. Mắt cháu rất nhanh, mặt cháu không thấy vẻ gì của đứa trẻ bại não cả. Rất mong bác sĩ cho tôi lời khuyên để chữa trị cho cháu đúng hướng. Tôi cảm ơn. [SIZE=4][B]Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh[/B][/SIZE] Chào bạn, Con bạn yếu vận động, 6 tháng chưa cứng cổ, chụp cộng hưởng từ sọ não và điện não đồ không phát hiện không có dấu hiệu bất thường thì không thấy nghĩa là không thấy bệnh về não. Dấu hiệu Myelin tương đương với trẻ 3 tháng có nghĩa là sự Myelin hóa các dây thần kinh diễn ra chậm, mới chỉ tương đương như trẻ 3 tháng. Myelin là chất béo bao bọc làm ngăn cách các dây thần kinh với nhau, không thấy Myelin hoặc thiểu sản thì não bộ không hoạt động được. Bạn nên cho trẻ sử dụng các loại sữa có hàm lượng DHA và Omega-3 cao nhằm đẩy nhanh quá trình này. Bệnh bại não là tình trạng mất chức năng của não, não bộ có nhiều chức năng khác nhau và sự mất một hay nhiều chức năng được gọi là bại não. Trẻ bại não thường bị tác động nhiều nhất là chức năng vận động: chậm phát triển vận động, co cứng hay liệt cứng một chi, một bên cơ thể hay tứ chi, có mẫu vận động bất thường, hoặc mềm nhão cơ… Chẩn đoán bại não bằng thăm khám và đánh giá chức năng thần kinh là chủ yếu, chụp RMI hay điện não đồ là tìm lí do gây bại não. Bệnh tự kỷ là những rối loạn phát triển của não với những đặc trưng là suy giảm khả năng hòa nhập xã hội, suy giảm khả năng giao tiếp, có những hành vi lặp lại và những hành vi bất thường, con bạn còn nhỏ việc đánh giá và phát hiện bệnh tử kỷ rất khó, chưa thể chẩn đoán được bệnh tự kỷ ở trẻ 6 tháng tuổi, bệnh tự kỷ thường chỉ phát hiện đánh giá được ở trẻ 2-3 tuổi trở lên. Như vậy khả năng con bạn là tình trạng chậm phát triển hệ thần kinh trung ương do Myelin hóa chậm. Bệnh bại não không chữa được, bệnh tự kỷ thường chỉ được xác định chẩn đoán và có thể điều chỉnh hành vi khi trẻ lớn (3-4 tuổi trở lên), vì vậy trước mắt bạn nên mặc nhiên công nhận trẻ chậm phát triển hệ thần kinh trung ương và tăng cường cho cháu uống các loại sữa có hàm lượng DHA và Omega-3 cao để làm đẩy nhanh quá trình Myelin hóa hệ thần kinh. Chúc bạn nuôi con mạnh khỏe. [SIZE=5][B]Nơi khám bệnh tự kỷ cho trẻ ở đâu?[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: Chích Bông Chào các bác sĩ! Con trai em năm nay học lớp 5. Từ nhỏ cháu đã ít nói, thường xem phim một mình, lớn lên cũng ít nói và thường chỉ chơi một mình. Khi đi học ở trường các cô giáo nhận xét cháu học văn kém, không miêu tả được cảm xúc, cảnh vật. Em muốn đưa cháu đi khám thì nên đến đâu? Em cảm ơn các bác sĩ! [SIZE=4][B]Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa[/B][/SIZE] Chào bạn! Có một số địa chỉ khám xác định tự kỷ cho trẻ bạn có thể tham khảo: Chúng tôi xin gửi tới bạn một số thông tin về các địa chỉ giải đáp và chữa bệnh tự kỷ cho trẻ tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội như sau: Tại Thành phố Hồ Chí Minh: Khoa Tâm lý của Bệnh viện Nhi Đồng 1, Nhi Đồng 2 hiện có nhận chữa trị trẻ tự kỷ nội ngoại trú với mức chi phí hợp lý. Bên cạnh hệ thống bệnh viện, các trường “chuyên biệt” trực thuộc Phòng giáo dục quận huyện cũng là những nơi nhận chăm sóc trẻ tự kỷ nội trú với mức giá tương đương với các trường mầm non. Thành phố có các trường chuyên biệt nổi tiếng như Gia Định (Bình Thạnh), Thảo Điền (Quận 2), Bình Minh (Tân Phú), Ước Mơ (Quận 10). Tại Hà Nội: Khoa Phục hồi chức năng Bệnh viện Nhi Trung ương, Phòng giải đáp và trị liệu của Trung tâm Nghiên cứu tâm lý trẻ em tại số 17 ngõ 663 Trương Định, Trung tâm Hy Vọng – 35 Trần Quang Diệu, dịch vụ chữa trị tại nhà của nhóm hỗ trợ thuộc khoa Tâm lý Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội Chúc bạn và gia đình sức khỏe! [SIZE=5][B]Hỏi về vấn đề trẻ tự kỷ[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: Giấu tên Thưa bác sĩ! Con tôi được 29 tháng tuổi nhưng cháu nói rất ít, chủ yếu là “dì ơi, đi ơi (đi chơi), à ơi (bà ơi), i ơi (anh ơi), ị ba (ị ba)”. Khi được đút cơm cháu cũng biết nói ầm,… khi đi học cháu vẫn rất thích chơi với các bạn, biết âu yếm người thân, cháu khá nghịch ngợm. Những khi tôi nói chuyện với cháu, cháu cũng nói lại giọng cũng lên xuống truyền cảm nhưng tôi không hiểu được. Khi cáu cháu hét lên và nhiều khi còn đánh vào mặt má, ông ngoại và ba cháu cáu lắm định đánh nhưng chỉ lừ mắt hay quát là cháu không dám nữa. Khi tôi sai bảo cháu lấy cái gì đó đưa cho má cháu vẫn làm được. Khi gọi tên cháu quay ra bình thường và biết chỉ tay. Nhưng cháu thường xuyên đi đi nhìn nghiêng vào bờ tường, khi người lớn phát hiện quát bảo thôi thì cháu dừng ngay. Vậy với những dấu hiệu như trên, con tôi có khả năng bị tự kỉ không thưa bác sĩ? Xin cảm ơn! [SIZE=4][B]Bác sĩ Chu Văn Điểu[/B][/SIZE] Chào bạn! Qua những biểu hiện mà bạn kể, tôi xin trao đổi với bạn như sau. Đối với trẻ tự kỷ thường có những triệu chứng cơ bản sau đây: – Trẻ đã một tuổi mà không có động tác chỉ trỏ gây sự chú ý của người khác, không có tiếng bập bẹ. – Không nói được từ nào khi 16 tháng tuổi, không nói được câu nào gồm 2 từ khi 24 tháng tuổi. – Trẻ đã có một số kỹ năng ngôn ngữ vào độ tuổi nào đó (14-16 tháng) nhưng sau đó tự nhiên mất hẳn, thường là sau khi trải qua một sự kiện như ngã ở nhà trẻ,lên sởi, nằm viện… – Không bị lôi cuốn vào các đồ chơi, trò chơi. – Rất ít hứng thú kết bạn. – Không nhìn ai hay chú ý vào ai, chỉ nhìn lâu vào các vật có các động tác đơn điệu ví dụ như chiếc quạt đang quay. – Không trả lời, không ngoảnh lại khi nghe gọi tên. – Rất ít hoặc không có tiếp xúc mắt. – Không có động tác giơ tay ra đòi bế ẵm. – Có động tác cơ thể lặp đi lặp lại, chẳng hạn như đập đập tay, lắc lư thân thể. – Khi giận dữ hoặc không đồng ý điều gì thì hét lên (tiếng kêu chói tai), bứt tóc, đập tay chân xuống sàn nhà, đập đầu vào tường. – Không thích người khác động chạm vào người. – Ưa thích sự ổn định trật tự, thường chống đối rất mạnh mẽ việc thay đổi những gì đã quen thuộc. – Cực kỳ nhạy cảm với một số âm thanh và mùi vị. Đối với trẻ có từ 3 dấu hiệu nói trên trở lên xuất hiện đồng thời và kéo dài dai dẳng thì cần phải đưa trẻ đi khám tại các cơ sở chuyên khoa Tâm thần để xác định kỹ càng xem trẻ có mắc chứng tự kỷ không kịp thời có hướng chữa trị cho trẻ. Như vậy đối với con bạn đã 29 tháng tuổi nhưng chưa phát âm được 1 câu gồm 2 từ, cháu có động tác bất thường của cơ thể lặp đi lặp lại đó là hay đi đi nhìn nghiêng vào tường và không bằng lòng thì hét lên đó là 3 dấu hiện gặp ở trẻ tự kỷ. Bạn nên đưa cháu tới chuyên khoa Tâm thần để kiểm tra xác định cho kỹ càng hơn và có hướng lý phù hợp nhất. Chúc cháu khỏe mạnh! [SIZE=5][B]Trẻ tự kỷ[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: Lê Trung Kiên Thưa bác sỹ , bé nhà em năm nay 30 tháng tuổi , trước đây cháu rất hay hát, hay chào mọi người và rất hay hay hỏi. Gần đây cháu hay chơi một mình, và phải bảo cháu mới chào chứ không tự chào như đợt trước nữa, bài hát thì cháu vẫn thuộc nhiều , nhưng hát bé chứ không to rõ như hồi 20 tháng tuổi, gọi cháu pải gọi mấy câu, hoạc hét to cháu mới trả lòi. Xin hỏi cháu có pải dấu hiệu của tự kỷ không, [SIZE=4][B]Bác sĩ Nguyễn Quốc Huy[/B][/SIZE] Chào bạn. Với những gì bạn mô tả. Tình trạng của bé có thể bắt nguồn từ nguyên nhân tâm lý: do trẻ bị cú sốc tâm lý, hoặc do gia đình bỏ bê, không quan tâm đến bé… Đặc biệt đối với những bé đã đi nhà trẻ, những chuyện xảy ra tại lớp cũng có thể tác động đến sự thay đổi tâm lý của trẻ. Bạn có thể dành nhiều thời gian hơn với bé. Trong khoảng thời gian đó, bạn sẽ trò truyện, chơi với bé. Gợi ý cho bé nói những điều bé còn giấu trong lòng từ đó có thể giải quyết được những cú sốc của bé. Nếu tình trạng này vẫn còn tiếp diễn, hoặc có chiều hướng nặng hơn. Bạn cần đưa bé đến gặp bác sĩ chuyên khoa tâm lý nhi khoa để có thể cho bạn những lời khuyên kịp thời. Thân mến! [SIZE=5][B]Dấu hiệu trẻ tự kỷ?[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: Thủy Thưa bác sĩ! Con cháu được 26 tháng, nặng 14,3kg cao 93cm. Cháu rất lười ăn cơm, cháo nhưng uống sữa rất khỏe, có lúc hết 400ml 1 lần uống. Cháu thường gào hét khi không vừa ý, hay nói linh tinh, lúc chơi với các bạn hay đánh và đẩy ngã các bạn, gọi cháu thì ít khi cháu quay lại, đôi lúc phải nhẹ nhàng ngọt ngào cháu mới nghe. Cháu có thể nói được nhiều từ, phân biệt các con vật, nhưng không thuộc hết 1 bài hát nào mặc dù má dạy rất nhiều, sợ tối và thích tự mình làm mọi việc, cháu vẽ được hình tròn và lúc nào cũng nhảy Gangnam style. Như vậy con cháu có bị tự kỷ không ạ? Mong bác sĩ giải đáp giúp cháu. Cháu cảm ơn nhiều ạ. [SIZE=4][B]Bác sĩ Nguyễn Mai Hương[/B][/SIZE] Chào cháu! Tự kỷ là những rối loạn phát triển lan tỏa làm suy yếu chức năng và cản trở cuộc sống. Trong 2 năm đầu đời, trẻ có thể phát triển, vận động tương đối bình thường, sau đó các khả năng đã có lại mất dần đi như chậm biết nói hoặc đã biết nói nhưng gọi lại không trả lời. Ngoài ra trẻ còn tự thu mình, không quan tâm đến người khác, không thích chơi chung với trẻ cùng tuổi và chủ động tránh những đứa trẻ này, không biết chơi các trò chơi bắt chước, những cố gắng để lôi cuốn sự chú ý của trẻ đều vô ích. Trẻ không thể hiện cảm xúc khi được cưng nựng, ít khóc và thậm chí quá ngoan, khó khăn khi hiểu và sử dụng ngôn ngữ. Trẻ chơi khác thường với đồ chơi, quá hay kém nhạy cảm với tiếng động, nhìn, nếm sờ hoặc… ngửi, có thái độ thách thức như hung hăng, tự gây tổn thương hoặc rút lui trầm trọng… Trẻ thờ ơ, ít đòi hỏi chăm sóc hoặc luôn bứt rứt, quấy khóc, khó ngủ, ít cười, ánh mắt đờ đẫn, không phát âm được khi âu yếm. Khi đến 2 – 3 tuổi, các triệu chứng của bệnh dần bộc lộ rõ. Nhìn chung tất cả trẻ em mắc bệnh tự kỷ đều khiếm khuyết về khả năng tương tác xã hội, khiếm khuyết về khả năng giao tiếp bằng lời (ngôn ngữ) hoặc không lời nói và rối loạn về các hành vi. Nếu trẻ có bất kỳ các dấu hiệu nào trên đây thì cha mẹ cần đưa đi khám để được các bác sĩ xác định và có hướng chữa trị sớm. Như vậy nếu cháu nghi ngờ thì cháu nên đưa con đi khám sớm. Thân mến chào cháu. [RIGHT]Theo ViCare[/RIGHT] [/QUOTE]
Xem thử
Tên
Mã xác nhận
Trả lời
Trang chủ
Tư Vấn
BÁC SỸ TRỰC TUYẾN TƯ VẤN
HỎI BÁC SỸ
Tổng hợp những câu hỏi hay về bệnh tự kỷ ở trẻ (phần 1)
Top
Dưới