Menu
Trang chủ
Tư Vấn
Bài viết mới
Tìm chủ đề
Mới!
Bài viết mới
Tài liệu mới
Trạng thái mới
Hoạt động mới nhất
Tài liệu
Latest reviews
Tìm Tài liệu
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Trạng thái mới
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Chat
0
Tư Vấn
Đăng nhập
Đăng ký
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Bài viết mới
Tìm chủ đề
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Menu
Trả lời chủ đề
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
Trang chủ
Tư Vấn
BÁC SỸ TRỰC TUYẾN TƯ VẤN
HỎI BÁC SỸ
Tránh nhầm lẫn giữa áp-xe răng và quai bị
Nội dung
<p>[QUOTE="Hỏi Đáp Bác Sỹ, post: 41595, member: 11284"]</p><p>Hỏi Bác Sĩ - Cả 2 bệnh này đều gây đau nhức cho người mắc phải. Tuy nhiên cách chữa trị cũng như phòng tránh thì không hề giống nhau.</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Sưng 1 bên má và chảy mủ chân răng có phải quai bị?</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: Giấu tên</p><p></p><p>Chào bác sĩ.</p><p></p><p>Em là An, 25 tuổi. Em bị sưng và đau 1 bên má từ 4 ngày trước. Em tưởng bị sưng chân răng nên đã mua thuốc uống nhưng không hết sưng và đau. Em tìm hiểu trên mạng thì có thể em bị bệnh quai bị, nhưng lúc nhỏ em đã bị 1 lần rồi nên chắc không phải. Đến hôm qua em thấy trong miệng có chảy mủ, chỗ chân răng bị sưng (cùng phái với má bị sưng) vậy nhờ bác sĩ giải đáp giúp em với ạ.</p><p></p><p>Em cảm ơn!</p><p></p><p><span style="font-size: 15px"><strong>Bác sĩ Vũ Thị Lừu</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào em.</p><p></p><p>Em bị sưng đau một bên má và thấy trong miệng có chảy mủ chỗ chân răng bị sưng. Như vậy có thể là em bị áp xe quanh răng. Áp xe răng xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào tủy răng, mô mềm trong cùng một phần của răng có chứa mạch máu, dây thần kinh và mô liên kết. Vi khuẩn xâm nhập qua khoang nha khoa hoặc thủng vỡ trong răng và lây lan theo tất cả các con đường. Nhiễm trùng do vi khuẩn gây sưng tấy và viêm. Ổ kín trong đó viêm xảy ra tạo một túi mủ (áp xe).</p><p></p><p>Áp xe răng sẽ không biến mất khi không chữa trị. Nếu áp xe vỡ, cơn đau có thể giảm đáng kể nhưng chữa trị nha khoa vẫn còn cần thiết. Nếu áp xe không vỡ thông hết, nhiễm trùng có thể lan đến xương hàm và các khu vực khác của đầu và cổ. Thậm chí có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết, đe dọa lan rộng nhiễm trùng. Vì vậy em cần đi khám và chữa trị. Các bác sĩ có thể sẽ chữa trị bằng kháng sinh, khắc phục ổ áp xe và nếu cần có thể nhổ chiếc răng đau.</p><p></p><p>Chúc em sức khỏe!</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Đau nhức răng hàm kéo dài là bệnh gì?</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: Son Hai Do</p><p></p><p>Cháu chào bác sĩ.</p><p></p><p>Năm nay cháu 23 tuổi cháu bị tình trạng đau nhức răng hàm từ tháng 9/2014. Cháu có đi lấy cao răng lần đầu tiên và đến bây giờ cháu bị đau nhức răng rất khó chịu. Mong bác sĩ giải đáp cho cháu về tình trạng đau nhức răng ở trên được không ạ.</p><p></p><p>Cháu xin cảm ơn!</p><p></p><p><span style="font-size: 15px"><strong>Bác sĩ Vũ Thị Lừu</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào cháu!</p><p></p><p>Có nhiều nguyên nhân gây đau nhức răng:</p><p></p><p>Sâu răng. Các vi khuẩn trong miệng chuyển hóa đường thành axít, axít này hòa tan men và ngà răng trong nước bọt, tạo thành lỗ sâu. Những lỗ răng sâu nhỏ cũng không gây đau và cũng không được người bệnh chú ý. Chỉ đến khi tủy của răng bị tác động bởi độc tố vi khuẩn hay thức ăn nóng, lạnh, chua, ngọt, gây đau đớn thì người bệnh mới để ý và tìm đến nha sĩ.</p><p></p><p>Các bệnh của khớp thái dương – hàm gây đau răng bởi những chấn thương cấp tính như: bị đánh vào mặt, khớp thái dương hàm bị viêm hay thoái hóa, xương hàm dưới bị đẩy lùi sau về phía tai mỗi khi nhai hoặc nuốt.</p><p></p><p>Bệnh nướu răng: Đây là tình trạng viêm của mô mềm (nướu) và tiêu bất thường ổ xương bao quanh và nâng đỡ răng. Bệnh nướu răng gây bởi các độc tố được tiết ra từ vi khuẩn trong mảng bám tích tụ theo thời gian dọc theo đường viền nướu. Mảng bám này là hỗn hợp thức ăn, nước bọt, và vi khuẩn. Các triệu chứng sớm của bệnh nướu bao gồm chảy máu nướu không đau. Đau là triệu chứng của bệnh nướu đã tiến triển khi sự mất xương xung quanh răng dẫn đến sự hình thành túi nướu. Vi khuẩn trong các túi nướu gây nhiễm trùng nướu, sưng, đau và phá huỷ thêm xương. Bệnh nướu tiến triển có thể gây mất răng.</p><p></p><p>Một số nguyên nhân khác cũng khiến cháu phải chịu đựng các cơn đau như răng bị mất miếng trám, bị gãy, mẻ, tình trạng áp-xe răng (xảy ra khi sự viêm nhiễm đã ăn sâu vào lợi) hoặc viêm xoang mũi, mòn chân răng cũng là một trong những nguyên nhân chính làm răng của cháu đau nhức.</p><p></p><p>Trường hợp của cháu không rõ là bị đau nhức 1 răng hay nhiều răng. Vị trí răng đau nhức có biểu hiện gì bất thường như kể trên không. Vì những thông tin cháu đưa ra chưa đầy đủ nên không thể chẩn đoán nguyên nhân cháu bị đau nhức răng. Tốt nhất là cháu nên đi khám bác sĩ chuyên khoa Răng Hàm Mặt sớm để được tư vấn và điều trị sớm nếu có bệnh.</p><p></p><p>Chúc cháu mạnh khỏe!</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Đau hàm dưới bên trái, uống thuốc 1 thời gian khỏi sau lại bị đau lại là bị làm sao?</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: heosaochuoi</p><p></p><p>Em chào bác sĩ ạ.</p><p></p><p>Em bị đau hàm dưới bên trái, lúc đầu khám bác sĩ nói em bị rối loạn khớp thái dương hàm, uống thuốc thời gian đầu thì hết. Nhưng một thời gian sau, em nuốt nước bọt lại cảm giác đau, bác sĩ lại nói em bị viêm abidam. Như vậy là em bị bệnh gì?</p><p></p><p>Em cảm ơn bác sĩ.</p><p></p><p><span style="font-size: 15px"><strong>Bác sĩ Nguyễn Mai Hương</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào em.</p><p></p><p>Rối loạn khớp thái dương hàm là một tập hợp các rối loạn của hệ thống nhai với nhiều đặc điểm chung. Triệu chứng chung phổ biến nhất là đau cơ nhai ở vùng trước tai hay ở khớp thái dương hàm hoặc cả hai. Đau thường tăng lên khi ăn nhai hoặc khi vận động hàm. Bệnh nhân có thể bị đau đầu, đau tai, đau hàm và đau mặt. Các biểu hiện khác có thể đi kèm như giới hạn vận động hàm, tiếng kêu ở khớp thái dương hàm khi há ngậm miệng…</p><p></p><p>Trong nhiều tình huống, các rối loạn này có thể nhẹ, thoáng qua và tự khỏi mà không cần chữa trị. Trong những tình huống khác, các triệu chứng trên ngày càng trầm trọng nếu không được chữa trị một cách thích hợp. Như vậy tình huống của em đã được chữa trị và đã hết đau. Còn hiện tại em lại nuốt nước bọt đau và đã được chẩn đoán viêm amidan thì đó lại là bệnh khác không liên quan gì đến bệnh trước.</p><p></p><p>Viêm amiđan là một trong những bệnh tai mũi họng thường gặp ở trẻ em và người lớn. Viêm amiđan có thể là viêm cấp, viêm amiđan cấp tái hồi, viêm Amiđan mạn, viêm tấy hoặc áp xe quanh Amiđan. Tùy tình trạng mà bác sĩ sẽ có hướng chữa trị thích hợp cho em.</p><p></p><p>Chúc em chóng khỏi bệnh.</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Tê dưới cằm và lan lên má có phải do răng sâu gây ra không?</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: tam88888</p><p></p><p>Cháu chào bác sĩ.</p><p></p><p>Bác sĩ cho cháu hỏi cháu hay bị tê dưới cằm phải, lan lên má phải. Chỉ 1 bên phải thôi. Tê tê khó chịu lắm ạ. Cảm thấy vướng vướng bên hàm phải. Khi cháu cử động miệng thì nghe tiếng kêu khụp khụp ở tai phải. Đôi lúc tai phải như bị nghẹt. Chỉ khi cử động mới kêu. Bình thường thì không kêu. Cháu có 1 răng sâu ở hàm dưới bên phải, sáng ngủ dậy răng này hay bị chảy máu ở lỗ sâu. Trong đợt khám sức khỏe ở công ty, bác sĩ ghi cháu bị sâu răng nặng. Phân loại 3. Cháu cũng hỏi bác sĩ vấn đề của cháu thì bác sĩ bảo có thể do răng sâu gây ra biểu hiện đó và yêu cầu cháu nhổ răng sâu đó đi. Bác sĩ giải đáp giúp cháu bị gì ạ. Những biểu hiện đó có phải do răng gây ra không. Mong bác sĩ giải đáp giúp cháu nên đi khám ở Răng Hàm Mặt hay Tai Mũi Họng ạ?</p><p></p><p>Chân thành cám ơn Bác sĩ.</p><p></p><p><span style="font-size: 15px"><strong>Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào bạn!</p><p></p><p>Sâu răng là căn bệnh phát triển âm thầm và lâu dài, ở giai đoạn đầu nó cũng không gây bất kỳ khó chịu nào cho mọi người nên mọi người thường không chú ý tới. Cho tới khi trên bề mặt răng xuất hiện những đốm đen mà mắt thường có thể quan sát được thì bệnh đã phát triển ở giai đoạn nặng. Sâu răng ở giai đoạn nặng có thể gây ra các biến chứng sau:</p><p></p><p>Bệnh nhân cảm thấy đau đớn</p><p></p><p>Bị áp xe răng</p><p></p><p>Bệnh nhân bị mất răng</p><p></p><p>Bị hỏng răng</p><p></p><p>Vấn đề ăn nhai gặp rắc rối</p><p></p><p>Sâu răng gây nhiễm trùng nghiêm trọng</p><p></p><p>Tổn thương thần kinh gây đau, tê nửa mặt cùng bên.</p><p></p><p>Với tình trạng của bạn nghĩ nhiều đến nguyên nhân do sâu răng. Ngoài ra có thể do bệnh lí ở khớp thái dương hàm. Bạn nên đi khám chuyên khoa Răng Hàm Mặt để bác sĩ thăm khám trực tiếp, làm chẩn đoán hình ảnh cần thiết để tìm nguyên nhân và chữa trị.</p><p></p><p>Chúc bạn sớm khỏi bệnh!</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Đau hai bên quai hàm là bệnh gì?</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: lanngo</p><p></p><p>Chào bác sĩ!</p><p></p><p>Tôi năm nay 21 tuổi, là nữ. 2 ngày hôm nay tôi thấy đau hai bên quai hàm. Ngày đầu chỉ thấy hơi đau nhưng sang ngày hôm sau thấy đau nhiều hơn và sờ thì thấy hơi cứng ở gần mang tai (cả hai bên đều giống nhau). Tôi không biết tại sao mình như vậy, có phải do tôi tập luyện thể thao quá nhiều quá sức nên vậy hay do tôi đi tập bơi (tôi chỉ mới học bơi 2 ngày hôm qua thôi) hay do uống thuốc tránh thai khẩn cấp (tôi dùng thuốc loại 36 giờ trước ngày đau này là 1 ngày). Tôi chưa bị đau như thế này lần nào cả nên rất lo lắng. Do những lí do trên hay do tôi bị bệnh gì? Tôi hay bị ngứa trên vòm họng, cũng có 3 răng giữa hàm dưới hay bị viêm nữa. Tôi rất cần sự hỗ trợ giải đáp từ bác sĩ.</p><p></p><p>Tôi xin cảm ơn!</p><p></p><p><span style="font-size: 15px"><strong>Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào em!</p><p></p><p>Hiện tượng đau hai bên quai hàm có thể do nhiều lí do gây ra, trước hết cần nghĩ tới các tổn thương trong vùng răng miệng, đặc biệt các tổn thương răng lợi (sâu răng, viêm quanh răng,…), các tổn thương vùng họng (viêm họng, viêm amidan,…), viêm xương hàm, viêm tai, các tổn thương vùng lân cận (viêm xương chũm, viêm nhiễm vùng cổ-góc hàm, viêm tuyến nước bọt mang tai,…). Trường hợp của em, có đau nhức vùng quai hàm tăng dần 2 ngày nay, nhưng không rõ có sưng, nóng, đỏ vùng đau hay không, nuốt nước bọt có đau hay không, có xuất hiện hạch vùng góc hàm hoặc vùng cổ hay không,… Tuy nhiên, tình trạng thường xuyên viêm nhiễm răng, ngứa vùng vòm họng có thể gợi ý tới lí do do bệnh lý răng miệng, họng. Do vậy, em nên tới Cơ sở Y tế chuyên khoa Răng Hàm Mặt và Tai Mũi Họng để khám nhằm xác định rõ lí do. Bên cạnh đó, em nên tạm thời nghỉ tập bơi và lưu ý tới giữ gìn vệ sinh răng miệng, tai mũi họng sạch sẽ để phòng viêm nhiễm.</p><p></p><p>Thân mến!</p><p></p><p></p><p style="text-align: right">Theo ViCare</p><p>[/QUOTE]</p>
[QUOTE="Hỏi Đáp Bác Sỹ, post: 41595, member: 11284"] Hỏi Bác Sĩ - Cả 2 bệnh này đều gây đau nhức cho người mắc phải. Tuy nhiên cách chữa trị cũng như phòng tránh thì không hề giống nhau. [SIZE=5][B]Sưng 1 bên má và chảy mủ chân răng có phải quai bị?[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: Giấu tên Chào bác sĩ. Em là An, 25 tuổi. Em bị sưng và đau 1 bên má từ 4 ngày trước. Em tưởng bị sưng chân răng nên đã mua thuốc uống nhưng không hết sưng và đau. Em tìm hiểu trên mạng thì có thể em bị bệnh quai bị, nhưng lúc nhỏ em đã bị 1 lần rồi nên chắc không phải. Đến hôm qua em thấy trong miệng có chảy mủ, chỗ chân răng bị sưng (cùng phái với má bị sưng) vậy nhờ bác sĩ giải đáp giúp em với ạ. Em cảm ơn! [SIZE=4][B]Bác sĩ Vũ Thị Lừu[/B][/SIZE] Chào em. Em bị sưng đau một bên má và thấy trong miệng có chảy mủ chỗ chân răng bị sưng. Như vậy có thể là em bị áp xe quanh răng. Áp xe răng xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào tủy răng, mô mềm trong cùng một phần của răng có chứa mạch máu, dây thần kinh và mô liên kết. Vi khuẩn xâm nhập qua khoang nha khoa hoặc thủng vỡ trong răng và lây lan theo tất cả các con đường. Nhiễm trùng do vi khuẩn gây sưng tấy và viêm. Ổ kín trong đó viêm xảy ra tạo một túi mủ (áp xe). Áp xe răng sẽ không biến mất khi không chữa trị. Nếu áp xe vỡ, cơn đau có thể giảm đáng kể nhưng chữa trị nha khoa vẫn còn cần thiết. Nếu áp xe không vỡ thông hết, nhiễm trùng có thể lan đến xương hàm và các khu vực khác của đầu và cổ. Thậm chí có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết, đe dọa lan rộng nhiễm trùng. Vì vậy em cần đi khám và chữa trị. Các bác sĩ có thể sẽ chữa trị bằng kháng sinh, khắc phục ổ áp xe và nếu cần có thể nhổ chiếc răng đau. Chúc em sức khỏe! [SIZE=5][B]Đau nhức răng hàm kéo dài là bệnh gì?[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: Son Hai Do Cháu chào bác sĩ. Năm nay cháu 23 tuổi cháu bị tình trạng đau nhức răng hàm từ tháng 9/2014. Cháu có đi lấy cao răng lần đầu tiên và đến bây giờ cháu bị đau nhức răng rất khó chịu. Mong bác sĩ giải đáp cho cháu về tình trạng đau nhức răng ở trên được không ạ. Cháu xin cảm ơn! [SIZE=4][B]Bác sĩ Vũ Thị Lừu[/B][/SIZE] Chào cháu! Có nhiều nguyên nhân gây đau nhức răng: Sâu răng. Các vi khuẩn trong miệng chuyển hóa đường thành axít, axít này hòa tan men và ngà răng trong nước bọt, tạo thành lỗ sâu. Những lỗ răng sâu nhỏ cũng không gây đau và cũng không được người bệnh chú ý. Chỉ đến khi tủy của răng bị tác động bởi độc tố vi khuẩn hay thức ăn nóng, lạnh, chua, ngọt, gây đau đớn thì người bệnh mới để ý và tìm đến nha sĩ. Các bệnh của khớp thái dương – hàm gây đau răng bởi những chấn thương cấp tính như: bị đánh vào mặt, khớp thái dương hàm bị viêm hay thoái hóa, xương hàm dưới bị đẩy lùi sau về phía tai mỗi khi nhai hoặc nuốt. Bệnh nướu răng: Đây là tình trạng viêm của mô mềm (nướu) và tiêu bất thường ổ xương bao quanh và nâng đỡ răng. Bệnh nướu răng gây bởi các độc tố được tiết ra từ vi khuẩn trong mảng bám tích tụ theo thời gian dọc theo đường viền nướu. Mảng bám này là hỗn hợp thức ăn, nước bọt, và vi khuẩn. Các triệu chứng sớm của bệnh nướu bao gồm chảy máu nướu không đau. Đau là triệu chứng của bệnh nướu đã tiến triển khi sự mất xương xung quanh răng dẫn đến sự hình thành túi nướu. Vi khuẩn trong các túi nướu gây nhiễm trùng nướu, sưng, đau và phá huỷ thêm xương. Bệnh nướu tiến triển có thể gây mất răng. Một số nguyên nhân khác cũng khiến cháu phải chịu đựng các cơn đau như răng bị mất miếng trám, bị gãy, mẻ, tình trạng áp-xe răng (xảy ra khi sự viêm nhiễm đã ăn sâu vào lợi) hoặc viêm xoang mũi, mòn chân răng cũng là một trong những nguyên nhân chính làm răng của cháu đau nhức. Trường hợp của cháu không rõ là bị đau nhức 1 răng hay nhiều răng. Vị trí răng đau nhức có biểu hiện gì bất thường như kể trên không. Vì những thông tin cháu đưa ra chưa đầy đủ nên không thể chẩn đoán nguyên nhân cháu bị đau nhức răng. Tốt nhất là cháu nên đi khám bác sĩ chuyên khoa Răng Hàm Mặt sớm để được tư vấn và điều trị sớm nếu có bệnh. Chúc cháu mạnh khỏe! [SIZE=5][B]Đau hàm dưới bên trái, uống thuốc 1 thời gian khỏi sau lại bị đau lại là bị làm sao?[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: heosaochuoi Em chào bác sĩ ạ. Em bị đau hàm dưới bên trái, lúc đầu khám bác sĩ nói em bị rối loạn khớp thái dương hàm, uống thuốc thời gian đầu thì hết. Nhưng một thời gian sau, em nuốt nước bọt lại cảm giác đau, bác sĩ lại nói em bị viêm abidam. Như vậy là em bị bệnh gì? Em cảm ơn bác sĩ. [SIZE=4][B]Bác sĩ Nguyễn Mai Hương[/B][/SIZE] Chào em. Rối loạn khớp thái dương hàm là một tập hợp các rối loạn của hệ thống nhai với nhiều đặc điểm chung. Triệu chứng chung phổ biến nhất là đau cơ nhai ở vùng trước tai hay ở khớp thái dương hàm hoặc cả hai. Đau thường tăng lên khi ăn nhai hoặc khi vận động hàm. Bệnh nhân có thể bị đau đầu, đau tai, đau hàm và đau mặt. Các biểu hiện khác có thể đi kèm như giới hạn vận động hàm, tiếng kêu ở khớp thái dương hàm khi há ngậm miệng… Trong nhiều tình huống, các rối loạn này có thể nhẹ, thoáng qua và tự khỏi mà không cần chữa trị. Trong những tình huống khác, các triệu chứng trên ngày càng trầm trọng nếu không được chữa trị một cách thích hợp. Như vậy tình huống của em đã được chữa trị và đã hết đau. Còn hiện tại em lại nuốt nước bọt đau và đã được chẩn đoán viêm amidan thì đó lại là bệnh khác không liên quan gì đến bệnh trước. Viêm amiđan là một trong những bệnh tai mũi họng thường gặp ở trẻ em và người lớn. Viêm amiđan có thể là viêm cấp, viêm amiđan cấp tái hồi, viêm Amiđan mạn, viêm tấy hoặc áp xe quanh Amiđan. Tùy tình trạng mà bác sĩ sẽ có hướng chữa trị thích hợp cho em. Chúc em chóng khỏi bệnh. [SIZE=5][B]Tê dưới cằm và lan lên má có phải do răng sâu gây ra không?[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: tam88888 Cháu chào bác sĩ. Bác sĩ cho cháu hỏi cháu hay bị tê dưới cằm phải, lan lên má phải. Chỉ 1 bên phải thôi. Tê tê khó chịu lắm ạ. Cảm thấy vướng vướng bên hàm phải. Khi cháu cử động miệng thì nghe tiếng kêu khụp khụp ở tai phải. Đôi lúc tai phải như bị nghẹt. Chỉ khi cử động mới kêu. Bình thường thì không kêu. Cháu có 1 răng sâu ở hàm dưới bên phải, sáng ngủ dậy răng này hay bị chảy máu ở lỗ sâu. Trong đợt khám sức khỏe ở công ty, bác sĩ ghi cháu bị sâu răng nặng. Phân loại 3. Cháu cũng hỏi bác sĩ vấn đề của cháu thì bác sĩ bảo có thể do răng sâu gây ra biểu hiện đó và yêu cầu cháu nhổ răng sâu đó đi. Bác sĩ giải đáp giúp cháu bị gì ạ. Những biểu hiện đó có phải do răng gây ra không. Mong bác sĩ giải đáp giúp cháu nên đi khám ở Răng Hàm Mặt hay Tai Mũi Họng ạ? Chân thành cám ơn Bác sĩ. [SIZE=4][B]Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa[/B][/SIZE] Chào bạn! Sâu răng là căn bệnh phát triển âm thầm và lâu dài, ở giai đoạn đầu nó cũng không gây bất kỳ khó chịu nào cho mọi người nên mọi người thường không chú ý tới. Cho tới khi trên bề mặt răng xuất hiện những đốm đen mà mắt thường có thể quan sát được thì bệnh đã phát triển ở giai đoạn nặng. Sâu răng ở giai đoạn nặng có thể gây ra các biến chứng sau: Bệnh nhân cảm thấy đau đớn Bị áp xe răng Bệnh nhân bị mất răng Bị hỏng răng Vấn đề ăn nhai gặp rắc rối Sâu răng gây nhiễm trùng nghiêm trọng Tổn thương thần kinh gây đau, tê nửa mặt cùng bên. Với tình trạng của bạn nghĩ nhiều đến nguyên nhân do sâu răng. Ngoài ra có thể do bệnh lí ở khớp thái dương hàm. Bạn nên đi khám chuyên khoa Răng Hàm Mặt để bác sĩ thăm khám trực tiếp, làm chẩn đoán hình ảnh cần thiết để tìm nguyên nhân và chữa trị. Chúc bạn sớm khỏi bệnh! [SIZE=5][B]Đau hai bên quai hàm là bệnh gì?[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: lanngo Chào bác sĩ! Tôi năm nay 21 tuổi, là nữ. 2 ngày hôm nay tôi thấy đau hai bên quai hàm. Ngày đầu chỉ thấy hơi đau nhưng sang ngày hôm sau thấy đau nhiều hơn và sờ thì thấy hơi cứng ở gần mang tai (cả hai bên đều giống nhau). Tôi không biết tại sao mình như vậy, có phải do tôi tập luyện thể thao quá nhiều quá sức nên vậy hay do tôi đi tập bơi (tôi chỉ mới học bơi 2 ngày hôm qua thôi) hay do uống thuốc tránh thai khẩn cấp (tôi dùng thuốc loại 36 giờ trước ngày đau này là 1 ngày). Tôi chưa bị đau như thế này lần nào cả nên rất lo lắng. Do những lí do trên hay do tôi bị bệnh gì? Tôi hay bị ngứa trên vòm họng, cũng có 3 răng giữa hàm dưới hay bị viêm nữa. Tôi rất cần sự hỗ trợ giải đáp từ bác sĩ. Tôi xin cảm ơn! [SIZE=4][B]Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường[/B][/SIZE] Chào em! Hiện tượng đau hai bên quai hàm có thể do nhiều lí do gây ra, trước hết cần nghĩ tới các tổn thương trong vùng răng miệng, đặc biệt các tổn thương răng lợi (sâu răng, viêm quanh răng,…), các tổn thương vùng họng (viêm họng, viêm amidan,…), viêm xương hàm, viêm tai, các tổn thương vùng lân cận (viêm xương chũm, viêm nhiễm vùng cổ-góc hàm, viêm tuyến nước bọt mang tai,…). Trường hợp của em, có đau nhức vùng quai hàm tăng dần 2 ngày nay, nhưng không rõ có sưng, nóng, đỏ vùng đau hay không, nuốt nước bọt có đau hay không, có xuất hiện hạch vùng góc hàm hoặc vùng cổ hay không,… Tuy nhiên, tình trạng thường xuyên viêm nhiễm răng, ngứa vùng vòm họng có thể gợi ý tới lí do do bệnh lý răng miệng, họng. Do vậy, em nên tới Cơ sở Y tế chuyên khoa Răng Hàm Mặt và Tai Mũi Họng để khám nhằm xác định rõ lí do. Bên cạnh đó, em nên tạm thời nghỉ tập bơi và lưu ý tới giữ gìn vệ sinh răng miệng, tai mũi họng sạch sẽ để phòng viêm nhiễm. Thân mến! [RIGHT]Theo ViCare[/RIGHT] [/QUOTE]
Xem thử
Tên
Mã xác nhận
Trả lời
Trang chủ
Tư Vấn
BÁC SỸ TRỰC TUYẾN TƯ VẤN
HỎI BÁC SỸ
Tránh nhầm lẫn giữa áp-xe răng và quai bị
Top
Dưới