Menu
Trang chủ
Tư Vấn
Bài viết mới
Tìm chủ đề
Mới!
Bài viết mới
Tài liệu mới
Trạng thái mới
Hoạt động mới nhất
Tài liệu
Latest reviews
Tìm Tài liệu
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Trạng thái mới
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Chat
0
Tư Vấn
Đăng nhập
Đăng ký
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Bài viết mới
Tìm chủ đề
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Menu
Trả lời chủ đề
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
Trang chủ
Tư Vấn
BÁC SỸ TRỰC TUYẾN TƯ VẤN
HỎI BÁC SỸ
Mụn cóc – Điều trị như thế nào?
Nội dung
<p>[QUOTE="Hỏi Đáp Bác Sỹ, post: 41628, member: 11284"]</p><p>Hỏi Bác Sĩ - Mụn cóc gây ra sự mất thẩm mĩ cũng như những ảnh hưởng khó chịu khác. Vậy chữa trị mụn cóc như thế nào và có khỏi hoàn toàn được không? Cùng tham khảo qua tuyển tập câu hỏi thường gặp dưới đây.</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Cách chữa mụn cóc khỏi vĩnh viễn?</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: thu hue</p><p></p><p>Thưa bác sĩ!</p><p></p><p>Cháu bị nổi đầy mụn cóc ở cánh tay và mặt. Cháu muốn chữa cho nó mất hẳn làm thế nào ạ? Cháu nghe mẹ nói ông ngoại cháu cũng có mụn cóc, giờ theo gen di truyền đường máu nên cháu cũng bị mụn cóc có phải không ạ? Cháu muốn hỏi bác sĩ cách chữa trị những chiếc mụn cóc này như thế nào cho khỏi vĩnh viễn ạ. Xin bác sĩ giải đáp giúp cháu.</p><p></p><p>Cháu chân thành cảm ơn bác sĩ!</p><p></p><p><span style="font-size: 15px"><strong>Bác sĩ Nguyễn Thị Minh Huệ</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào cháu!</p><p></p><p>Mụn cóc là những u nhỏ tăng sản lành tính của lớp thượng bì da, bề mặt thường sần sùi, gây ra bởi virus HPV (Human Papilloma Virus). HPV xâm nhập vào da qua những vết trầy xước bên ngoài. Mụn cóc có thể phát triển trong thời gian dài mới nhìn thấy được. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng tỷ lệ mắc phải ở trẻ em cao hơn vì trẻ em hiếu động, nghịch ngợm nên da hay bị trầy xước,… Bệnh nhân bị suy giảm hệ miễn dịch như nhiễm HIV/AIDS dễ bị mụn cóc và thường lâu khỏi. Vì vậy, bị mụn cóc không có tính chất di truyền cháu ạ. Bình thường mụn cóc lây lan qua:</p><p></p><p>Tiếp xúc trực tiếp với mụn cóc của người bệnh như sờ, cọ sát, cầm nắm, dùng chung vật dụng của người bị bệnh,…</p><p></p><p>Tự lây nhiễm trên chính người bệnh: Từ vài mụn cóc lớn ban đầu, chúng lây lan sang những vùng da lân cận hay những vùng da bị tiếp xúc trực tiếp (như cào, gãi) và tạo ra nhiều “mụn cóc con” nhỏ li ti. Những mụn con này sẽ phát triển rồi tiếp tục lây lan. </p><p></p><p>Mụn cóc làm mất thẩm mỹ (ví dụ ở vùng mặt), có thể gây đau hay tạo cảm giác vướng cộm khó chịu. Một số tình huống mụn cóc có thể tự biến mất sau nhiều tháng hay nhiều năm, nhưng đa số vẫn tồn tại, phát triển và lây lan trên cơ thể trong thời gian dài. Vì vậy, khi chúng phát triển nhiều, mất thẩm mỹ, to, đau,… thì cần phải chữa trị. Mụn cóc là những u sùi lành tính ngoài da, vì vậy việc chữa trị cũng lành tính, không gây hại cho bệnh nhân.</p><p></p><p>Mụn cóc là bệnh gây ra do virus, trong quá trình bệnh có khi bệnh tự nhiên khỏi không để lại dấu vết gì trong vòng 6 tháng. Tuy nhiên tình huống này ít xảy ra, chủ yếu là gặp ở trẻ em. Càng để lâu mụn cóc thường lây lan nhiều hơn, do đó nên chữa trị càng sớm càng tốt. Có một số phương pháp gọi là “chữa mẹo” như chà sát lá tía tô lên bề mặt mụn cóc hoặc chạm mụn cóc vào tử thi,… nhưng cho đến nay chưa có phương pháp nào đáng tin cậy vì đã nhiều người áp dụng mà không có kết quả.</p><p></p><p>Cách chữa trị mụn cóc:</p><p></p><p>Tự chữa trị tại nhà: Có thể dùng đá bọt nhám khi tắm chà lên bề mặt mụn để giảm bớt kích thước và độ sần sùi.</p><p></p><p>Chấm axit: Khi mụn dưới 5 mm, sử dụng dung dịch axit Salicylic chấm lên mụn cóc, thuốc sẽ tiêu hủy, bong tróc các tế bào sừng cùng với virus ở mụn cóc. Tuy nhiên, phải mất nhiều thời gian mới có thể làm mụn biến mất hoàn toàn. Để sử dụng thuốc hiệu quả, cần rửa sạch vùng sẽ chấm thuốc bằng xà phòng sau đó chà sát nhẹ bề mặt mụn bằng tay hay đá mài,… để loại bỏ lớp tế bào chết; thoa thuốc lên bề mặt hay ngay cuống mụn cóc. Lưu ý không để thuốc dính ra xung quanh. Thoa thuốc mỗi ngày 1 lần sau khi tắm. Tuy nhiên, không được tự ý sử dụng thuốc khi có các bệnh mãn tính, mụn cóc bị nhiễm trùng,…</p><p></p><p>Chấm Nitơ lỏng</p><p></p><p>Đốt điện</p><p></p><p>Tiểu phẫu (gây tê tại chỗ)</p><p></p><p>Đây là những phương pháp chữa trị được thực hiện tại các bệnh viện hoặc chuyên khoa Da liễu. Trường hợp đặc biệt, có khi chỉ cần điều trị “mụn cóc mẹ”, vài tuần sau các “mụn cóc con” bỗng nhiên tự biến mất không cần phải can thiệp.</p><p></p><p>Chúc cháu mau khỏi bệnh!</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Cách trị mụn cóc?</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: Giấu tên</p><p></p><p>Xin chào bác sĩ!</p><p></p><p>Cảm ơn bác sĩ đã trả lời cho cháu về câu hỏi trước. Giờ cháu còn câu hỏi này muốn nhờ bác sĩ tư vấn. Ở ngón tay của cháu xuất hiện một cái mụn cóc, cháu đã sử dụng thuốc thảo dược nhưng không có hiệu quả, sau đó cháu chuyển qua dùng acid Salicylic nhưng vẫn không có tác dụng. Vậy cháu xin nhờ bác sĩ giải đáp dùm cháu xem có loại thuốc nào đặc trị mụn cóc được không ạ?</p><p></p><p>Cháu xin cảm ơn!</p><p></p><p><span style="font-size: 15px"><strong>Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào cháu!</p><p></p><p>Mụn cóc là những nốt sùi nhỏ lành tính trên da do virus Papilloma người (HPV) gây ra. Virus này làm cho các tế bào ở lớp ngoài cùng của da tăng sinh nhanh. Mụn cóc là những nốt sần nhỏ, mềm, có màu da, màu trắng, hồng hoặc nâu, sờ có cảm giác thô ráp. Mụn cóc có thể xuất hiện đơn độc hoặc thành đám, thường có một hoặc nhiều chấm nhỏ li ti màu đen, nhưng thực ra là những mao mạch bị huyết khối. Mụn thường không đau và hay gặp nhất ở thanh thiếu niên. Bệnh dễ lây cho người khác và lan ra xung quanh. Tuy nhiên, không phải ai tiếp xúc với HPV đều sẽ bị mụn cóc, vì mỗi người có đáp ứng miễn dịch khác nhau. Tùy theo chủng virus HPV khác nhau mà có thể gây mụn cóc ở các vị trí khác nhau (bộ phận sinh dục, bàn chân, dưới móng,…) và các tổn thương khác nhau như những sẩn, u nhỏ trên da hoặc niêm mạc.</p><p></p><p>Cháu không nên châm chích vào mụn cóc vì nó có thể làm lây lan virus, luôn giữa sạch và khô. Cháu đã chữa trị bằng thuốc thảo dược và acid Salicylic nhưng không khỏi. Vậy cháu nên đi khám chuyên khoa Da liễu để được chữa trị ngăn ngừa bệnh lây lan.</p><p></p><p>Tùy theo từng tình huống, bác sĩ có thể áp một trong những biện pháp sau:</p><p></p><p>Áp lạnh: Còn gọi là liệu pháp phun nitơ lỏng. Bác sĩ sẽ phun nitơ lỏng vào vùng có mụn cóc. Hơi lạnh sẽ tạo thành nốt phỏng quanh mụn, sau đó nó sẽ bong ra trong vòng khoảng 1 tuần.</p><p></p><p>Cantharidin: Cantharidin là một chất được chiết xuất từ bọ ban miêu. Chất này thường được phối hợp với một số hóa chất khác và được bôi lên mụn cóc. Thuốc sẽ làm cho da phồng rộp và nhổ bật mụn cóc khỏi da.</p><p></p><p>Vi phẫu: mụn cóc được cắt hoặc đốt bằng dao điện. Vì phương pháp này có thể để lại sẹo nên thường chỉ dành cho những tình huống không đáp ứng với các biện pháp chữa trị khác.</p><p></p><p>Phẫu thuật laser: Thường chỉ dành cho những tình huống mụn cóc khó chữa vì khá tốn tiền và có thể gây ra sẹo.</p><p></p><p>Chúc cháu vui, khỏe!</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Cách điều trị mụn cóc</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: Giấu tên</p><p></p><p>Chào bác sĩ.</p><p></p><p>Tay em nổi nhiều mụn sần sùi, dân gian gọi là mụn cóc. Em đã đi mổ nhưng không hết mà còn mọc nhiều hơn lúc trước. Bác sĩ chỉ cách giúp em?</p><p></p><p>Em cảm ơn!</p><p></p><p><span style="font-size: 15px"><strong>Bác sĩ Nguyễn Thị Thúy</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào cháu.</p><p></p><p>Mụn hạt cơm (mụn cóc) là một dầy sừng khu trú, gồm các tổn thương da và niêm mạc, do virus gây sùi ở người gây ra. Các tổn thương khi bị hạt cơm có thể lây nhiễm giữa các vùng khác nhau trên cơ thể hay sang người khác, khi có sự tiếp xúc với các dịch tiết của tổn thương. Hạt cơm là một bệnh da khá phổ biến, gặp ở mọi lứa tuổi. Hạt cơm xuất hiện ở nhiều vị trí trên cơ thể, gây tác động đến thẩm mỹ và gây nên những khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày.</p><p></p><p>Cháu không nói cháu đi mổ ở đâu, ở bệnh viên da liễu hay ở những nơi không phải là cơ sơ Y tế. Theo tôi, cháu nên đến bệnh viện Da liễu để khám và điểu trị, hiện nay có rất nhiều phương pháp chữa trị hiệu quả và an toàn. Cháu có thể tham khảo 1 số bài thuốc chữa trị hạt cơm dưới đây.</p><p></p><p>1. Bài thuốc dùng lá tía tô (đây là bài thuốc được áp dụng nhiều nhất và mang lại hiệu quả cao nhất). Cách làm như sau:</p><p></p><p>– Lấy một chiếc khăn sạch dùng nước ấm lau chỗ có mụn, trà đi trà lại (tránh để trầy xước, chảy máu). Mục đích để khi đắp lá, dung dịch từ lá sẽ thẩm thấu vào hạt cơm một cách nhanh nhất.</p><p></p><p>– Rửa sạch lá tía tô (cả cuống lá) sau đó giã nát hoặc vò nát rồi đắp vào chỗ có hạt cơm.</p><p></p><p>– Dùng vải quấn chặt hoặc dùng băng dính cố định chỗ đắp lá.</p><p></p><p>– Thời gian đắp lá tốt nhất là buổi tối để tránh nước hoặc các cử động làm xô lệch vết đắp.</p><p></p><p>– Đắp liên tục trong vài tuần sẽ thấy miệng mụn se lại, teo nhỏ và dần biến mất. Mụn cái chính mất đi, các mụn con xung quanh một thời gian cũng sẽ biến mất. Thường sau 1-1,5 tháng là khỏi bệnh.</p><p></p><p>2. Dùng đu đủ xanh.</p><p></p><p>– Cắt trên vỏ của quả đu đủ xanh, sẽ thấy nhựa trắng chảy ra.</p><p></p><p>– Pha một chút nước với chất nhựa từ vỏ đu đủ, sau đó bôi lên chỗ có mụn. Chất enzym có tác dụng tiêu hủy các tế bào chết.</p><p></p><p>– Bôi hỗn hợp nước trên một ngày 2 lần vào buổi sáng và tối.</p><p></p><p>3. Lô hội.</p><p></p><p>– Dùng một miếng bông hay một miếng vải mềm nhỏ thấm lấy chất nhựa của cây lô hội bằng cách tách đôi lá lô hội.</p><p></p><p>– Sau đó thấm lên nốt mụn cơm trong vòng khoảng 1 phút hoặc có thể dùng dây buộc miếng vải hoặc bông có nhựa cây lô hội lên nốt mụn mỗi ngày vài giờ.</p><p></p><p>Chúc cháu sớm khỏi bệnh!</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Đốt laze mụn cóc có cần nằm viện hay không?</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: Giấu tên</p><p></p><p>Chào bác sĩ!</p><p></p><p>Cháu năm nay 15 tuổi. Cháu bị 2 mụn cóc ở gan bàn chân và đang định đi đốt laze. Cháu muốn hỏi là nếu đi đốt laze hay đốt điện thì có cần nằm viện hay không, sau khi đốt cần lưu ý những gì và khoảng bao lâu vết đốt sẽ lành? Cháu phải đợi mụn thứ nhất lành rồi mới đốt tiếp mụn thứ 2 hay chỉ cần đốt 1 lần thôi ạ. Xin bác sĩ tư vấn giúp cháu.</p><p></p><p>Cháu cảm ơn bác sĩ nhiều ạ!</p><p></p><p><span style="font-size: 15px"><strong>Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào cháu!</p><p></p><p>Mụn cóc là bệnh da do virus có tên gọi HPV (Human Papiloma Virus) gây nên. Thương tổn tùy theo chủng virus mà hình thành các thương tổn khác nhau như những sẩn, u nhỏ trên da. Với mụn cóc nếu không được chữa trị, không quan tâm đến, bệnh tự khỏi trong vòng 02 năm là 65%. Tuy nhiên khoảng 40% có nguy cơ to ra, lan rộng, lan sang vùng khác, và lây cho cộng đồng.</p><p></p><p>Có nhiều phương pháp chữa trị mụn cóc, hiện nay phương pháp được dùng nhiều nhất là đốt điện và tiểu phẫu.</p><p></p><p>Đốt điện: Áp dụng cho các mụn cóc dưới 1 cm hay ở vị trí khó tiểu phẫu (ví dụ, ở kẽ ngón chân, tay). Mụn cóc sẽ được giải phẫu lấy đi bằng dòng điện cao tần. Ưu điểm của việc đốt điện là tiến hành nhanh chóng, đơn giản, rẻ tiền và có thể khoét sâu lấy hết nhân mụn cóc. Khuyết điểm là thời gian lành vết thương lâu hơn (tiểu phẩu), chăm sóc vết thương phải kỹ lưỡng hơn, dễ bị nhiễm trùng (vì vết thương hở), chảy máu ở những vết thương to và không được may cầm máu.</p><p></p><p>Tiểu phẫu (gây tê tại chỗ): Áp dụng cho mụn có kích thước dưới 2 cm và ở vị trí bằng phẳng (gót chân, cạnh bàn chân, lòng bàn chân…). Ưu điểm của tiểu phẫu là thời gian lành vết thương nhanh hơn đốt điện, chăm sóc vết thương sau mổ dễ dàng, ít nguy cơ nhiễm trùng hơn (vết thương kín) nhưng chi phí cao hơn, dễ bị tái phát vì không lấy hết nhân mụn cóc được và có thể để lại sẹo.</p><p></p><p>Đây đều là hai kĩ thuật đơn giản, cháu có thể tiến hành chữa trị cả hai mụn cóc cùng lúc và không cần nằm viện. Cháu nên đến bệnh viện Da liễu để bác sĩ thăm khám trực tiếp và chọn phương pháp chữa trị thích hợp.</p><p></p><p>Chúc cháu sức khỏe!</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Điều trị mụn ở ngón chân</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: hoangvip7</p><p></p><p>Chào bác sĩ!</p><p></p><p>Ngón chân cháu nổi cục như kiểu nút chai tay, đi lại và sờ chỗ nổi đó rất đau ạ. Xin bác sĩ cho cháu biết cháu bị gì ạ? Bệnh này có nguy hiểm không ạ? Và cháu phải làm thế nào để trị được ạ?</p><p></p><p>Cảm ơn bác sĩ!</p><p></p><p><span style="font-size: 15px"><strong>Bác sĩ Huỳnh Văn Quang</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào em!</p><p></p><p>Theo thông tin em cung cấp em bị mụn cóc (mụn cơm) ở ngón chân. Em nên đi bác sĩ loại bỏ sớm vì để lâu sẽ lây lan nhiều mụn khác. Muốn giải quyết nhanh nên đốt điện, sau đốt khoản 1 tuần lành bệnh đi lại sẽ bình thường.</p><p></p><p>Chúc em mạnh khỏe!</p><p></p><p></p><p style="text-align: right">Theo ViCare</p><p>[/QUOTE]</p>
[QUOTE="Hỏi Đáp Bác Sỹ, post: 41628, member: 11284"] Hỏi Bác Sĩ - Mụn cóc gây ra sự mất thẩm mĩ cũng như những ảnh hưởng khó chịu khác. Vậy chữa trị mụn cóc như thế nào và có khỏi hoàn toàn được không? Cùng tham khảo qua tuyển tập câu hỏi thường gặp dưới đây. [SIZE=5][B]Cách chữa mụn cóc khỏi vĩnh viễn?[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: thu hue Thưa bác sĩ! Cháu bị nổi đầy mụn cóc ở cánh tay và mặt. Cháu muốn chữa cho nó mất hẳn làm thế nào ạ? Cháu nghe mẹ nói ông ngoại cháu cũng có mụn cóc, giờ theo gen di truyền đường máu nên cháu cũng bị mụn cóc có phải không ạ? Cháu muốn hỏi bác sĩ cách chữa trị những chiếc mụn cóc này như thế nào cho khỏi vĩnh viễn ạ. Xin bác sĩ giải đáp giúp cháu. Cháu chân thành cảm ơn bác sĩ! [SIZE=4][B]Bác sĩ Nguyễn Thị Minh Huệ[/B][/SIZE] Chào cháu! Mụn cóc là những u nhỏ tăng sản lành tính của lớp thượng bì da, bề mặt thường sần sùi, gây ra bởi virus HPV (Human Papilloma Virus). HPV xâm nhập vào da qua những vết trầy xước bên ngoài. Mụn cóc có thể phát triển trong thời gian dài mới nhìn thấy được. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng tỷ lệ mắc phải ở trẻ em cao hơn vì trẻ em hiếu động, nghịch ngợm nên da hay bị trầy xước,… Bệnh nhân bị suy giảm hệ miễn dịch như nhiễm HIV/AIDS dễ bị mụn cóc và thường lâu khỏi. Vì vậy, bị mụn cóc không có tính chất di truyền cháu ạ. Bình thường mụn cóc lây lan qua: Tiếp xúc trực tiếp với mụn cóc của người bệnh như sờ, cọ sát, cầm nắm, dùng chung vật dụng của người bị bệnh,… Tự lây nhiễm trên chính người bệnh: Từ vài mụn cóc lớn ban đầu, chúng lây lan sang những vùng da lân cận hay những vùng da bị tiếp xúc trực tiếp (như cào, gãi) và tạo ra nhiều “mụn cóc con” nhỏ li ti. Những mụn con này sẽ phát triển rồi tiếp tục lây lan. Mụn cóc làm mất thẩm mỹ (ví dụ ở vùng mặt), có thể gây đau hay tạo cảm giác vướng cộm khó chịu. Một số tình huống mụn cóc có thể tự biến mất sau nhiều tháng hay nhiều năm, nhưng đa số vẫn tồn tại, phát triển và lây lan trên cơ thể trong thời gian dài. Vì vậy, khi chúng phát triển nhiều, mất thẩm mỹ, to, đau,… thì cần phải chữa trị. Mụn cóc là những u sùi lành tính ngoài da, vì vậy việc chữa trị cũng lành tính, không gây hại cho bệnh nhân. Mụn cóc là bệnh gây ra do virus, trong quá trình bệnh có khi bệnh tự nhiên khỏi không để lại dấu vết gì trong vòng 6 tháng. Tuy nhiên tình huống này ít xảy ra, chủ yếu là gặp ở trẻ em. Càng để lâu mụn cóc thường lây lan nhiều hơn, do đó nên chữa trị càng sớm càng tốt. Có một số phương pháp gọi là “chữa mẹo” như chà sát lá tía tô lên bề mặt mụn cóc hoặc chạm mụn cóc vào tử thi,… nhưng cho đến nay chưa có phương pháp nào đáng tin cậy vì đã nhiều người áp dụng mà không có kết quả. Cách chữa trị mụn cóc: Tự chữa trị tại nhà: Có thể dùng đá bọt nhám khi tắm chà lên bề mặt mụn để giảm bớt kích thước và độ sần sùi. Chấm axit: Khi mụn dưới 5 mm, sử dụng dung dịch axit Salicylic chấm lên mụn cóc, thuốc sẽ tiêu hủy, bong tróc các tế bào sừng cùng với virus ở mụn cóc. Tuy nhiên, phải mất nhiều thời gian mới có thể làm mụn biến mất hoàn toàn. Để sử dụng thuốc hiệu quả, cần rửa sạch vùng sẽ chấm thuốc bằng xà phòng sau đó chà sát nhẹ bề mặt mụn bằng tay hay đá mài,… để loại bỏ lớp tế bào chết; thoa thuốc lên bề mặt hay ngay cuống mụn cóc. Lưu ý không để thuốc dính ra xung quanh. Thoa thuốc mỗi ngày 1 lần sau khi tắm. Tuy nhiên, không được tự ý sử dụng thuốc khi có các bệnh mãn tính, mụn cóc bị nhiễm trùng,… Chấm Nitơ lỏng Đốt điện Tiểu phẫu (gây tê tại chỗ) Đây là những phương pháp chữa trị được thực hiện tại các bệnh viện hoặc chuyên khoa Da liễu. Trường hợp đặc biệt, có khi chỉ cần điều trị “mụn cóc mẹ”, vài tuần sau các “mụn cóc con” bỗng nhiên tự biến mất không cần phải can thiệp. Chúc cháu mau khỏi bệnh! [SIZE=5][B]Cách trị mụn cóc?[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: Giấu tên Xin chào bác sĩ! Cảm ơn bác sĩ đã trả lời cho cháu về câu hỏi trước. Giờ cháu còn câu hỏi này muốn nhờ bác sĩ tư vấn. Ở ngón tay của cháu xuất hiện một cái mụn cóc, cháu đã sử dụng thuốc thảo dược nhưng không có hiệu quả, sau đó cháu chuyển qua dùng acid Salicylic nhưng vẫn không có tác dụng. Vậy cháu xin nhờ bác sĩ giải đáp dùm cháu xem có loại thuốc nào đặc trị mụn cóc được không ạ? Cháu xin cảm ơn! [SIZE=4][B]Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai[/B][/SIZE] Chào cháu! Mụn cóc là những nốt sùi nhỏ lành tính trên da do virus Papilloma người (HPV) gây ra. Virus này làm cho các tế bào ở lớp ngoài cùng của da tăng sinh nhanh. Mụn cóc là những nốt sần nhỏ, mềm, có màu da, màu trắng, hồng hoặc nâu, sờ có cảm giác thô ráp. Mụn cóc có thể xuất hiện đơn độc hoặc thành đám, thường có một hoặc nhiều chấm nhỏ li ti màu đen, nhưng thực ra là những mao mạch bị huyết khối. Mụn thường không đau và hay gặp nhất ở thanh thiếu niên. Bệnh dễ lây cho người khác và lan ra xung quanh. Tuy nhiên, không phải ai tiếp xúc với HPV đều sẽ bị mụn cóc, vì mỗi người có đáp ứng miễn dịch khác nhau. Tùy theo chủng virus HPV khác nhau mà có thể gây mụn cóc ở các vị trí khác nhau (bộ phận sinh dục, bàn chân, dưới móng,…) và các tổn thương khác nhau như những sẩn, u nhỏ trên da hoặc niêm mạc. Cháu không nên châm chích vào mụn cóc vì nó có thể làm lây lan virus, luôn giữa sạch và khô. Cháu đã chữa trị bằng thuốc thảo dược và acid Salicylic nhưng không khỏi. Vậy cháu nên đi khám chuyên khoa Da liễu để được chữa trị ngăn ngừa bệnh lây lan. Tùy theo từng tình huống, bác sĩ có thể áp một trong những biện pháp sau: Áp lạnh: Còn gọi là liệu pháp phun nitơ lỏng. Bác sĩ sẽ phun nitơ lỏng vào vùng có mụn cóc. Hơi lạnh sẽ tạo thành nốt phỏng quanh mụn, sau đó nó sẽ bong ra trong vòng khoảng 1 tuần. Cantharidin: Cantharidin là một chất được chiết xuất từ bọ ban miêu. Chất này thường được phối hợp với một số hóa chất khác và được bôi lên mụn cóc. Thuốc sẽ làm cho da phồng rộp và nhổ bật mụn cóc khỏi da. Vi phẫu: mụn cóc được cắt hoặc đốt bằng dao điện. Vì phương pháp này có thể để lại sẹo nên thường chỉ dành cho những tình huống không đáp ứng với các biện pháp chữa trị khác. Phẫu thuật laser: Thường chỉ dành cho những tình huống mụn cóc khó chữa vì khá tốn tiền và có thể gây ra sẹo. Chúc cháu vui, khỏe! [SIZE=5][B]Cách điều trị mụn cóc[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: Giấu tên Chào bác sĩ. Tay em nổi nhiều mụn sần sùi, dân gian gọi là mụn cóc. Em đã đi mổ nhưng không hết mà còn mọc nhiều hơn lúc trước. Bác sĩ chỉ cách giúp em? Em cảm ơn! [SIZE=4][B]Bác sĩ Nguyễn Thị Thúy[/B][/SIZE] Chào cháu. Mụn hạt cơm (mụn cóc) là một dầy sừng khu trú, gồm các tổn thương da và niêm mạc, do virus gây sùi ở người gây ra. Các tổn thương khi bị hạt cơm có thể lây nhiễm giữa các vùng khác nhau trên cơ thể hay sang người khác, khi có sự tiếp xúc với các dịch tiết của tổn thương. Hạt cơm là một bệnh da khá phổ biến, gặp ở mọi lứa tuổi. Hạt cơm xuất hiện ở nhiều vị trí trên cơ thể, gây tác động đến thẩm mỹ và gây nên những khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Cháu không nói cháu đi mổ ở đâu, ở bệnh viên da liễu hay ở những nơi không phải là cơ sơ Y tế. Theo tôi, cháu nên đến bệnh viện Da liễu để khám và điểu trị, hiện nay có rất nhiều phương pháp chữa trị hiệu quả và an toàn. Cháu có thể tham khảo 1 số bài thuốc chữa trị hạt cơm dưới đây. 1. Bài thuốc dùng lá tía tô (đây là bài thuốc được áp dụng nhiều nhất và mang lại hiệu quả cao nhất). Cách làm như sau: – Lấy một chiếc khăn sạch dùng nước ấm lau chỗ có mụn, trà đi trà lại (tránh để trầy xước, chảy máu). Mục đích để khi đắp lá, dung dịch từ lá sẽ thẩm thấu vào hạt cơm một cách nhanh nhất. – Rửa sạch lá tía tô (cả cuống lá) sau đó giã nát hoặc vò nát rồi đắp vào chỗ có hạt cơm. – Dùng vải quấn chặt hoặc dùng băng dính cố định chỗ đắp lá. – Thời gian đắp lá tốt nhất là buổi tối để tránh nước hoặc các cử động làm xô lệch vết đắp. – Đắp liên tục trong vài tuần sẽ thấy miệng mụn se lại, teo nhỏ và dần biến mất. Mụn cái chính mất đi, các mụn con xung quanh một thời gian cũng sẽ biến mất. Thường sau 1-1,5 tháng là khỏi bệnh. 2. Dùng đu đủ xanh. – Cắt trên vỏ của quả đu đủ xanh, sẽ thấy nhựa trắng chảy ra. – Pha một chút nước với chất nhựa từ vỏ đu đủ, sau đó bôi lên chỗ có mụn. Chất enzym có tác dụng tiêu hủy các tế bào chết. – Bôi hỗn hợp nước trên một ngày 2 lần vào buổi sáng và tối. 3. Lô hội. – Dùng một miếng bông hay một miếng vải mềm nhỏ thấm lấy chất nhựa của cây lô hội bằng cách tách đôi lá lô hội. – Sau đó thấm lên nốt mụn cơm trong vòng khoảng 1 phút hoặc có thể dùng dây buộc miếng vải hoặc bông có nhựa cây lô hội lên nốt mụn mỗi ngày vài giờ. Chúc cháu sớm khỏi bệnh! [SIZE=5][B]Đốt laze mụn cóc có cần nằm viện hay không?[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: Giấu tên Chào bác sĩ! Cháu năm nay 15 tuổi. Cháu bị 2 mụn cóc ở gan bàn chân và đang định đi đốt laze. Cháu muốn hỏi là nếu đi đốt laze hay đốt điện thì có cần nằm viện hay không, sau khi đốt cần lưu ý những gì và khoảng bao lâu vết đốt sẽ lành? Cháu phải đợi mụn thứ nhất lành rồi mới đốt tiếp mụn thứ 2 hay chỉ cần đốt 1 lần thôi ạ. Xin bác sĩ tư vấn giúp cháu. Cháu cảm ơn bác sĩ nhiều ạ! [SIZE=4][B]Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa[/B][/SIZE] Chào cháu! Mụn cóc là bệnh da do virus có tên gọi HPV (Human Papiloma Virus) gây nên. Thương tổn tùy theo chủng virus mà hình thành các thương tổn khác nhau như những sẩn, u nhỏ trên da. Với mụn cóc nếu không được chữa trị, không quan tâm đến, bệnh tự khỏi trong vòng 02 năm là 65%. Tuy nhiên khoảng 40% có nguy cơ to ra, lan rộng, lan sang vùng khác, và lây cho cộng đồng. Có nhiều phương pháp chữa trị mụn cóc, hiện nay phương pháp được dùng nhiều nhất là đốt điện và tiểu phẫu. Đốt điện: Áp dụng cho các mụn cóc dưới 1 cm hay ở vị trí khó tiểu phẫu (ví dụ, ở kẽ ngón chân, tay). Mụn cóc sẽ được giải phẫu lấy đi bằng dòng điện cao tần. Ưu điểm của việc đốt điện là tiến hành nhanh chóng, đơn giản, rẻ tiền và có thể khoét sâu lấy hết nhân mụn cóc. Khuyết điểm là thời gian lành vết thương lâu hơn (tiểu phẩu), chăm sóc vết thương phải kỹ lưỡng hơn, dễ bị nhiễm trùng (vì vết thương hở), chảy máu ở những vết thương to và không được may cầm máu. Tiểu phẫu (gây tê tại chỗ): Áp dụng cho mụn có kích thước dưới 2 cm và ở vị trí bằng phẳng (gót chân, cạnh bàn chân, lòng bàn chân…). Ưu điểm của tiểu phẫu là thời gian lành vết thương nhanh hơn đốt điện, chăm sóc vết thương sau mổ dễ dàng, ít nguy cơ nhiễm trùng hơn (vết thương kín) nhưng chi phí cao hơn, dễ bị tái phát vì không lấy hết nhân mụn cóc được và có thể để lại sẹo. Đây đều là hai kĩ thuật đơn giản, cháu có thể tiến hành chữa trị cả hai mụn cóc cùng lúc và không cần nằm viện. Cháu nên đến bệnh viện Da liễu để bác sĩ thăm khám trực tiếp và chọn phương pháp chữa trị thích hợp. Chúc cháu sức khỏe! [SIZE=5][B]Điều trị mụn ở ngón chân[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: hoangvip7 Chào bác sĩ! Ngón chân cháu nổi cục như kiểu nút chai tay, đi lại và sờ chỗ nổi đó rất đau ạ. Xin bác sĩ cho cháu biết cháu bị gì ạ? Bệnh này có nguy hiểm không ạ? Và cháu phải làm thế nào để trị được ạ? Cảm ơn bác sĩ! [SIZE=4][B]Bác sĩ Huỳnh Văn Quang[/B][/SIZE] Chào em! Theo thông tin em cung cấp em bị mụn cóc (mụn cơm) ở ngón chân. Em nên đi bác sĩ loại bỏ sớm vì để lâu sẽ lây lan nhiều mụn khác. Muốn giải quyết nhanh nên đốt điện, sau đốt khoản 1 tuần lành bệnh đi lại sẽ bình thường. Chúc em mạnh khỏe! [RIGHT]Theo ViCare[/RIGHT] [/QUOTE]
Xem thử
Tên
Mã xác nhận
Trả lời
Trang chủ
Tư Vấn
BÁC SỸ TRỰC TUYẾN TƯ VẤN
HỎI BÁC SỸ
Mụn cóc – Điều trị như thế nào?
Top
Dưới