Menu
Trang chủ
Tư Vấn
Bài viết mới
Tìm chủ đề
Mới!
Bài viết mới
Tài liệu mới
Trạng thái mới
Hoạt động mới nhất
Tài liệu
Latest reviews
Tìm Tài liệu
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Trạng thái mới
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Chat
0
Tư Vấn
Đăng nhập
Đăng ký
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Bài viết mới
Tìm chủ đề
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Menu
Trả lời chủ đề
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
Trang chủ
Tư Vấn
BÁC SỸ TRỰC TUYẾN TƯ VẤN
HỎI BÁC SỸ
Những điều cần biết về bệnh động kinh vắng ý thức
Nội dung
<p>[QUOTE="Hỏi Đáp Bác Sỹ, post: 41780, member: 11284"]</p><p>Hỏi Bác Sĩ - Động kinh cơn vắng thường gây mất ý thức trong vòng 30 giây hoặc ngắn hơn do đó rất khó nhận biết. Chia sẻ từ bác sỹ chuyên khoa sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này.</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Điều trị động kinh, thể cơn vắng ý thức</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: Võ Văn Quyền</p><p></p><p>Thưa bác sĩ, tôi có con gái sinh năm 1994 (22 tuổi); Năm cháu 18 tuổi cháu bị hoa mắt, mệt và nằm ngất, sau đó tỉnh dậy không nhớ gì hết; cách đây 02 năm bị lại 01 lần, đầu năm nay bị 02 lần. Huyết áp thường là 95/55. Tuần trước có đi khám ở Medic Hòa Hảo và BV ĐHYD, cho xét nghiệm, siêu âm não, đạn não đồ, MR não nhưng không phát hiện gì. BS ghi: theo dõi cơn vắng ý thức, không cho uống thuốc gì.</p><p>Cách đây 02 hôm, tự nhiên cháu bị nhức đầu một bên, hoa mắt, mờ mắt trái, toát mồ hôi, nôn ói. Sau đó ói xong thì hết.</p><p>Xin bác sĩ tư vấn cụ thể về nguyên nhân và cách điều trị, phòng ngừa tái phát. Xin cám ơn.</p><p></p><p><span style="font-size: 15px"><strong>Bác sĩ Phạm Văn Tâm</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào chú,</p><p></p><p>Tốt nhất chú nên đưa con đến chuyên khoa tâm thần để được tư vấn thêm. Bác sĩ sẽ có thể yêu cầu làm thêm các thủ tục chụp chiếu và làm xét nghiệm, từ đó đưa ra chẩn đoán cho em chính xác hơn.</p><p></p><p>Chúc em sớm khỏe ạ.</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Bệnh động kinh</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: Giấu tên</p><p></p><p>Thưa bs: hiện con trai tôi 4 tuổi. Từ lúc cháu đc 3,5 tuổi đến nay ( trước đây cháu khỏe mạnh tăng cân đều) cháu bị viêm tuyến giáp do rò xoang lê, ch điều trị ở bv nhi trung ương 19 ngày và sau đó hơn 1 tháng cháu phẫu thuật tại bv tai mũi họng. Sau khi cháu phẫu thuật được 2 tháng cháu tự nhiên có biểu hiện mắt nhìn toàn lòng trắng sau đó ngủ luôn (3 lần 2 ngày). Tôi cho cháu đi khám ở khoa nhi bv M 2 lần thì bs chuẩn đoán là ch mắc bệnh động kinh vắng ý thức và kê thuốc về cho uống (b6 và depakin dang Viên) nhung được 15 ngày cháu vẫn tái phát mà còn nặng hơn lần trước (có cơn co cứng và co giật, sau đó mí mắt nháy, mồm chẹp chẹp và ngủ sau mỗi lần xuất hiện cơn) xuất hiện 4 cơn trong 2 ngày( ngày đầu 1 cơn ngày sau 3 cơn). Hiện ch bây gìơ thường xuyên bị giạt cơ mồm ( ngày 2-3 lần). Xin bs tư vấn</p><p></p><p><span style="font-size: 15px"><strong>Bác sĩ Trịnh Thị Bích Ngọc</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào bạn.</p><p></p><p>Bệnh của bé liên quan đến nhiều chuyên khoa khác nhau, có thể do tổn thương các dây thần kinh. Bạn có thể cho bé đi khám tại các cơ sở y tế có chuyên khoa về thần kinh để được các bác sĩ tư vấn kĩ hơn nhé.</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Cách điều trị bệnh động kinh</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: Vyvy</p><p></p><p>Chào bác sĩ.</p><p></p><p>Cháu là nữ, năm nay 19 tuổi. Năm 3-4 tuổi, cháu bị ngã từ độ cao 5m đập đầu xuống đất nằm bất động nhưng lúc sau lại tỉnh và không sao. Sau đó 1 năm thì cháu bị sốt cao. Cháu không biết đây có phải là nguyên nhân gây nên bệnh động kinh không vì sau đó cháu bị bệnh động kinh. Năm 7 tuổi, cháu đi khám và điện não đồ thì bác sĩ nói là bị động kinh nhẹ. Có dùng thuốc trong gần 1 năm nhưng không hết. Từ đó cháu cũng không đi khám hay dùng thuốc bác sĩ kê đơn nữa mà thỉnh thoảng mua những loại thuốc bổ não ở ngoài uống. Triệu chứng khi phát bệnh của cháu là mắt trợn ngược nhưng đứng hoặc ngồi yên, miệng lẩn bẩm và tay có thể làm vài hành động không kiểm soát, mất khả năng nhận thức khoảng 5 đến 10 giây. Ngày nào sức khoẻ tốt thì bị như thế 2-3 lần. Còn ngày yếu hay thay đổi thời tiết thì có thể bị liên tục cách nhau khoảng 10-20 phút, có thể ngay cả lúc ngủ. Cháu cũng hay bị đau đầu nên thường dùng Panadol hoặc Hapacol. Bác sĩ có thể tư vẫn cho cháu cách điều trị không? Và cháu muốn biết chi phí điều trị gồm tiền thuốc và điện não đồ khoảng bao nhiêu không vì nhà cháu khá khó khăn? Hiện tại cháu đang học đại học và rất tự ti về bệnh của mình. Mong bác sĩ giúp cháu.</p><p></p><p>Cháu cảm ơn nhiều ạ!</p><p></p><p><span style="font-size: 15px"><strong>Bác sĩ Chu Văn Điểu</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào cháu.</p><p></p><p>Động kinh có nhiều thể bệnh khác nhau (có nhiều loại cơn động kinh khác nhau). Động kinh cơn lớn là loại cơn xảy ra đột ngột, đột nhiên bệnh nhân ngã lăn ra đất rồi lên con co gật tay chân, mắt trợn, sùi bọt mép, trong cơn mất ý thức tức là người bệnh không biết gì hết. Động kinh cơn lớn một cơn kéo dài khoảng 5-10 phút. Động kinh cơn nhỏ, trong đó có nhiều loại cơn nhỏ khác nhau (cơn vắng, cơn mất trương lực, cơn giật nhóm cơ…).</p><p></p><p>Động kinh cơn nhỏ loại cơn vắng biểu hiện đột nhiên xuất hiện cơn, người bệnh ngồi ngây người, mắt nhìn thẳng như đang đăm chiêu suy nghĩ, ngừng các động tác đang làm, sau 5-10 giây bệnh nhân như sực tỉnh lại và lại tiếp tục động tác mình đang làm dở. Cơn vắng trong cơn cũng mất ý thức tức là bệnh nhân không biết gì khi lên cơn.</p><p></p><p>Theo mô tả của cháu thì bác nghĩ cháu bị động kinh thuộc thể cơn bé và là cơn vắng. Về nguyên nhân của động kinh có thể biết nguyên nhân hoặc không biết. Với cháu bác cho rằng nguyên nhân mà cháu đã kể có thể do lần 4 tuổi cháu bị ngã cao 5m có ngất. Nhưng dù biết hoặc không biết nguyên nhân thì cháu phải chữa trị bệnh hết sức kiên trì, đó là chọn thuốc phù hợp với thể động kinh mà cháu mắc phải. Thông thường thể động kinh cơn vắng phải dùng thuốc chống động kinh loại Depakin 200mg hoặc loại 500mg. Uống liên tục 3 năm liền không lên một cơn nào đồng thời theo dõi sóng động kinh qua điện não đồ, thấy ổn định tốt bác sĩ sẽ giảm thuốc dần và cho ngừng chữa trị. Nếu quá trình chữa trị có tái cơn thì phải chữa trị lại theo quy trình từ đầu. Trong quá trình chữa trị mỗi tháng phải khám định kỳ 1 lần để bác sĩ chỉnh lại liều thuốc cho phù hợp và 6 tháng kiểm tra điện não 1 lần.</p><p></p><p>Sao cháu lại bỏ chữa trị, cháu phải tích cực dùng thuốc đúng theo phác đồ thì mới khỏi bệnh được và cháu mới học đại học được chứ. Chi phí cho chữa trị cũng không đắt lắm, một lần làm điện não đồ khoảng 50 ngàn đồng, tiền thuốc khoảng dưới 10 ngàn đồng/ngày. Hiện nay ngành Tâm thần có dự án phòng chống động kinh và trầm cảm trên phạm vi cả nước, người bệnh được điều trị miễn phí, cháu liên hệ với Bệnh viện Tâm thần nơi cháu cư trú hay ở tỉnh nơi cháu sinh ra thử xem để xin chữa trị miễn phí. Bác nghĩ là cháu phải chữa trị bệnh ổn định thì mới học đại học được.</p><p></p><p>Chúc cháu mạnh khoẻ!</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Gabgpentin (Neurontin) có trị được bệnh nghiến răng không?</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: Giấu tên</p><p></p><p>Chào bác sĩ.</p><p></p><p>Chị của em ngủ thường bị nghiến răng cho em hỏi em nghe nói uống thuốc Gabgpentin (Neurontin) sẽ hết có phải không? Mà dùng thuốc trong thời gian bao lâu? Mỗi ngày uống mấy lần? Thuốc có tác dụng phụ không? Nếu có thuốc triệu chứng ra sao? Thuốc có hại gì đến sức khỏe về sau này không ạ?</p><p></p><p>Cảm ơn bác sĩ.</p><p></p><p><span style="font-size: 15px"><strong>Bác sĩ Nguyễn Thị Minh Huệ</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào em. </p><p></p><p>Chị của em khi ngủ thường nghiến răng. Không biết chứng nghiến răng khi ngủ của chị em đã bị lâu chưa? Chị em bao nhiêu tuổi rồi? Bệnh lý nghiến răng khi ngủ có thể do nhiều lí do :</p><p></p><p>Do bệnh lý của răng: do các răng hàm trên và hàm dưới mọc lệch lạc làm răng không được thẳng hàng, không khít khi khép 2 hàm răng cho nên chỗ tiếp xúc giữa 2 hàm răng không tốt, không ăn khớp làm cho khó chịu. Theo phản xạ 2 hàm răng sẽ có xu hướng cọ sát vào nhau, nghiến chặt lại.</p><p></p><p>Stress: khi bị lo âu, căng thẳng, kích động… cũng làm cho nghiến răng</p><p></p><p>Có thể do tác dụng phụ của một số thuốc…</p><p></p><p>Trong tình huống em nói có thể là do bị động kinh.</p><p></p><p>Nếu do các lí do: bệnh lý của răng thì chỉ cần đi khám chuyên khoa Răng- Hàm- Mặt. Bác sĩ sẽ chỉ định phải nắn chỉnh răng, mài mòn bớt những điểm cộm của răng hoặc mang máng nhựa phòng mòn răng… Nếu do lí do là stress thì chỉ cần giải toả stress thì chứng này sẽ khỏi. Nếu do tác dụng phụ của thuốc thì ngừng thuốc cũng sẽ khỏi.</p><p></p><p>Ở đây, tôi sẽ nói nhiều đến lí do bị bệnh động kinh: Nếu chị em bị bệnh động kinh thì cơn nghiến răng có thể kèm theo sự “vắng” ý thức. Người ta định nghĩa động kinh là sự rối loạn chức năng thần kinh trung ương theo từng cơn do sự phóng điện đột ngột, quá mức của các nơ ron thần kinh. Như vậy cơn động kinh thường xuất hiện đột ngột và tự thoái lui, trong cơn có rối loạn chức năng thần kinh trung ương của não, thời gian của cơn động kinh dài hoặc ngắn có thể từ vài giây đến vài phút, cơn có tính chất định hình (cơn sau giống như cơn trước), mất ý thức. Người ta phân loại động kinh gồm các thể:</p><p></p><p>Cơn động kinh toàn thể: xuất hiện do sự phóng điện kịch phát lan toả trên cả 2 bán cầu, liên quan đến kích thích trên toàn bộ vỏ não. Cơn có triệu chứng đối xứng, đồng đều cả 2 bên bán cầu thể hiện trên cả lâm sàng và điện não đồ.</p><p></p><p>Cơn động kinh cục bộ: xảy ra do sự phóng điện chỉ giới hạn ở một phần của các nơ ron của vỏ não nên cơn chỉ triệu chứng ở một phần cơ thể.</p><p></p><p>Biểu hiện lâm sàng của một số thể động kinh:</p><p></p><p>Cơn co cứng, co giật toàn thể: là những cơn được biết sớm nhất và cũng là thể động kinh nặng nề nhất. Cơn co cứng, co giật chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng số các loại cơn. Tiền triệu: cơn có thể có hoặc không có các biểu hiện báo trước như đau đầu, tính tình thay đổi, hay cáu kỉnh, thiếu tập trung, giật rung cơ… Các giai đoạn của cơn: trên lâm sàng cơn co cứng, co giật diễn biến khá điển hình với 3 giai đoạn kế tiếp nhau. Cơn kéo dài khoảng 40 – 70 giây hoặc lên tới 90 giây. Giai đoạn co giật kéo dài 1 – 2 phút. Khởi đầu co giật toàn thân, tiến tới co giật khối cơ gấp thành từng nhịp lúc đầu chậm sau nhanh dần, cuối cơn giật thưa rồi ngừng hẳn. Tình trạng ngừng hô hấp đi kèm dẫn đến triệu chứng tím tái, ngừng hô hấp tới cuối thì được đánh dấu bằng nhịp thở vào sâu. Sự rối loạn thần kinh thực vật triệu chứng rõ (nhịp tim nhanh, huyết áp tăng, giãn đồng tử, tăng tiết đờm dãi). Đái dầm cũng thường xảy ra ở lúc kết thúc cơn. Giai đoạn doãi mềm kéo dài vài phút đến vài giờ. Các cơ doãi mềm hoàn toàn, bệnh nhân nằm yên, ngủ sâu hoặc thở ồn ào, ý thức thu hẹp, sau đó ý thức phục hồi dần. Thường gặp bệnh nhân ngủ mê mệt kéo dài vài giờ và tỉnh dậy quên các sự việc đã xảy ra trong cơn. Ở giai đoạn sau cơn, bệnh nhân thường than phiền vì đau đầu và đau mỏi mình mẩy… Cơn không điển hình có thể chỉ có pha co cứng hoặc co giật do bệnh nhân đang chữa trị thuốc chống động kinh.</p><p></p><p>Cơn vắng ý thức: đặc điểm của cơn động kinh mang tính chất tự phát, thường xảy ra ở trẻ em. Mất ý thức riêng rẽ là biểu hiện duy nhất tạo nên bệnh cảnh lâm sàng. Trong cơn động kinh bệnh nhân ở tư thế bất động với cái nhìn trống rỗng, vẻ mặt ngơ ngác, gián đoạn hoạt động đang làm dở trong khoảng từ 2 đến 5 giây. Sau cơn, bệnh nhân tiếp tục hoạt động bình thường và không biết mình bị lên cơn. Cơn vắng ý thức có thể triệu chứng mất ý thức đơn thuần hoặc kết hợp với giật cơ, tăng giảm trương lực cơ, hoạt động tự động hoặc các rối loạn thực vật.</p><p></p><p>Cơn động kinh cục bộ: do tổn thương khu trú tại vùng dưới vỏ và vùng vỏ não. Mỗi cơn có một cách triệu chứng riêng biệt, liên quan mật thiết tới các vùng chức năng của vỏ não và dưới vỏ. Cơn có thể triệu chứng bằng các biểu hiện mà ta quan sát được như cơn co giật cục bộ; cũng có những cơn chỉ triệu chứng bằng những thay đổi chủ quan của bệnh nhân như cơn rối loạn thần kinh thực vật, rối loạn cảm giác, mất vận ngôn tạm thời (có thể chị của em bị ở dạng này)</p><p></p><p>Để chẩn đoán bệnh động kinh, việc ghi điện não đồ rất quan trọng vì nó trực tiếp ghi lại những biến đổi của hoạt tính điện bệnh lý diễn ra trong não, cung cấp những thông tin chức năng một cách rõ nhất. Để chẩn đoán chính xác bệnh động kinh là dựa vào biểu hiện lâm sàng kết hợp với điện não đồ.</p><p></p><p>Điều trị bệnh động kinh: dùng thuốc nhằm mục đích cắt cơn, chọn đúng thuốc, thăm dò liều lượng thuốc với từng bệnh nhân cụ thể. Em hỏi việc uống thuốc Gabapentin (neurontin) – đây là một thuốc chống động kinh và còn gọi là thuốc chống co giật. Tuy nhiên, sử dụng thuốc Gabapentin phải được sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa Tâm thần hoặc Thần kinh và thuốc có rất nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Hiện nay có nhiều thuốc chữa trị bệnh động kinh hiệu quả như Depakine mà tác dụng phụ ít hơn. Thời gian chữa trị bệnh động kinh khá dài, thuốc uống phải giảm liều từ từ và có thể ngừng thuốc chống động kinh sau 2 năm chữa trị cắt cơn động kinh. Tốt nhất, em nên khuyên chị đi khám tại phòng khám chuyên khoa Thần kinh để được chẩn đoán và chữa trị hiệu quả, tránh uống thuốc theo sự mách bảo.</p><p></p><p>Chúc em mạnh khỏe</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Bị co giật, tay nắm chặt, mắt nhìn về 1 hướng có phải động kinh không?</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: Trần Thị Kim Thu</p><p></p><p>Chào bác sĩ.</p><p></p><p>Con cháu năm nay 6 tuổi, hai năm nay con cháu bị co giật, 2 năm cũng bị khoảng 6 đến 7 lần, mà con cháu giật không bị sốt, con cháu giật co tay chân, hai tay nắm, ngón tay cái quằm vào trong lòng bàn tay, hai mắt nhìn về một hướng. Có lần con cháu bị giật, nước mắt chảy ra, co giật xong con cháu biết mình bị co giật, giật xong con cháu tỉnh. Kính mong bác sĩ giải giúp cháu với cháu rất lo khi con cháu mà bị động kinh.</p><p></p><p>Xin cảm ơn.</p><p></p><p><span style="font-size: 15px"><strong>Bác sĩ Chu Văn Điểu</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào cháu!</p><p></p><p>Cháu sống ở tỉnh nào, nhà có gần thị trấn, thị xã hay thành phố không? Con cháu bị co giật 2 năm rồi mà sao cháu không cho con cháu đi khám bệnh và chữa trị. Theo lời kể của cháu thì con cháu lên cơn co giật cả tay và chân, hai mắt nhìn về một hướng. Cháu không sốt, hai năm lên cơn giật khoảng 6-7 cơn. Mỗi cơn giật kéo dài mấy phút, khi còn nhỏ cháu có bị sốt viêm não không, cháu có bị ngã đập đầu bị choáng ngất bao giờ không?.</p><p></p><p>Với lời kể về cơn co giật của con cháu thì bác nghĩ rất có thể con cháu bị co giật do động kinh. Cơn co giật do động kinh kéo dài 5-7 phút đến trên dưới 10 phút. Người bệnh đột nhiên ngã vật xuống đất co giật cả tay chân, mắt chợn, sùi bọt mép, khi lên cơn bệnh nhân bị mất ý thức vì thế hết cơn giật hỏi bệnh nhân là bị giật thế nào thì bệnh nhân không mô tả lại được. Bệnh động kinh có thể tìm được lí do hoặc không tìm được lí do.</p><p></p><p>Có 5 lí do chính gây lên bệnh động kinh đó là:</p><p></p><p>Do chấn thương sọ não.</p><p></p><p>Do nhiễm trùng như viêm não màng não, nhiễm ký sinh trùng ở não.</p><p></p><p>Do nhiễm độc thần kinh.</p><p></p><p>Do các bệnh mạch máu não, u não.</p><p></p><p>Do bẩm sinh, di truyền.</p><p></p><p>Cháu hãy đưa con cháu đến khoa Thần kinh bệnh viện tỉnh hoặc bệnh viện Tâm thần tỉnh để khám bệnh, đo điện não đồ, từ đó chẩn đoán chính xác bệnh và có hướng chữa trị ngay cho con của cháu nhé.</p><p></p><p>Chúc cháu bé nhanh ổn định bệnh.</p><p></p><p></p><p style="text-align: right">Theo ViCare</p><p>[/QUOTE]</p>
[QUOTE="Hỏi Đáp Bác Sỹ, post: 41780, member: 11284"] Hỏi Bác Sĩ - Động kinh cơn vắng thường gây mất ý thức trong vòng 30 giây hoặc ngắn hơn do đó rất khó nhận biết. Chia sẻ từ bác sỹ chuyên khoa sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này. [SIZE=5][B]Điều trị động kinh, thể cơn vắng ý thức[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: Võ Văn Quyền Thưa bác sĩ, tôi có con gái sinh năm 1994 (22 tuổi); Năm cháu 18 tuổi cháu bị hoa mắt, mệt và nằm ngất, sau đó tỉnh dậy không nhớ gì hết; cách đây 02 năm bị lại 01 lần, đầu năm nay bị 02 lần. Huyết áp thường là 95/55. Tuần trước có đi khám ở Medic Hòa Hảo và BV ĐHYD, cho xét nghiệm, siêu âm não, đạn não đồ, MR não nhưng không phát hiện gì. BS ghi: theo dõi cơn vắng ý thức, không cho uống thuốc gì. Cách đây 02 hôm, tự nhiên cháu bị nhức đầu một bên, hoa mắt, mờ mắt trái, toát mồ hôi, nôn ói. Sau đó ói xong thì hết. Xin bác sĩ tư vấn cụ thể về nguyên nhân và cách điều trị, phòng ngừa tái phát. Xin cám ơn. [SIZE=4][B]Bác sĩ Phạm Văn Tâm[/B][/SIZE] Chào chú, Tốt nhất chú nên đưa con đến chuyên khoa tâm thần để được tư vấn thêm. Bác sĩ sẽ có thể yêu cầu làm thêm các thủ tục chụp chiếu và làm xét nghiệm, từ đó đưa ra chẩn đoán cho em chính xác hơn. Chúc em sớm khỏe ạ. [SIZE=5][B]Bệnh động kinh[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: Giấu tên Thưa bs: hiện con trai tôi 4 tuổi. Từ lúc cháu đc 3,5 tuổi đến nay ( trước đây cháu khỏe mạnh tăng cân đều) cháu bị viêm tuyến giáp do rò xoang lê, ch điều trị ở bv nhi trung ương 19 ngày và sau đó hơn 1 tháng cháu phẫu thuật tại bv tai mũi họng. Sau khi cháu phẫu thuật được 2 tháng cháu tự nhiên có biểu hiện mắt nhìn toàn lòng trắng sau đó ngủ luôn (3 lần 2 ngày). Tôi cho cháu đi khám ở khoa nhi bv M 2 lần thì bs chuẩn đoán là ch mắc bệnh động kinh vắng ý thức và kê thuốc về cho uống (b6 và depakin dang Viên) nhung được 15 ngày cháu vẫn tái phát mà còn nặng hơn lần trước (có cơn co cứng và co giật, sau đó mí mắt nháy, mồm chẹp chẹp và ngủ sau mỗi lần xuất hiện cơn) xuất hiện 4 cơn trong 2 ngày( ngày đầu 1 cơn ngày sau 3 cơn). Hiện ch bây gìơ thường xuyên bị giạt cơ mồm ( ngày 2-3 lần). Xin bs tư vấn [SIZE=4][B]Bác sĩ Trịnh Thị Bích Ngọc[/B][/SIZE] Chào bạn. Bệnh của bé liên quan đến nhiều chuyên khoa khác nhau, có thể do tổn thương các dây thần kinh. Bạn có thể cho bé đi khám tại các cơ sở y tế có chuyên khoa về thần kinh để được các bác sĩ tư vấn kĩ hơn nhé. [SIZE=5][B]Cách điều trị bệnh động kinh[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: Vyvy Chào bác sĩ. Cháu là nữ, năm nay 19 tuổi. Năm 3-4 tuổi, cháu bị ngã từ độ cao 5m đập đầu xuống đất nằm bất động nhưng lúc sau lại tỉnh và không sao. Sau đó 1 năm thì cháu bị sốt cao. Cháu không biết đây có phải là nguyên nhân gây nên bệnh động kinh không vì sau đó cháu bị bệnh động kinh. Năm 7 tuổi, cháu đi khám và điện não đồ thì bác sĩ nói là bị động kinh nhẹ. Có dùng thuốc trong gần 1 năm nhưng không hết. Từ đó cháu cũng không đi khám hay dùng thuốc bác sĩ kê đơn nữa mà thỉnh thoảng mua những loại thuốc bổ não ở ngoài uống. Triệu chứng khi phát bệnh của cháu là mắt trợn ngược nhưng đứng hoặc ngồi yên, miệng lẩn bẩm và tay có thể làm vài hành động không kiểm soát, mất khả năng nhận thức khoảng 5 đến 10 giây. Ngày nào sức khoẻ tốt thì bị như thế 2-3 lần. Còn ngày yếu hay thay đổi thời tiết thì có thể bị liên tục cách nhau khoảng 10-20 phút, có thể ngay cả lúc ngủ. Cháu cũng hay bị đau đầu nên thường dùng Panadol hoặc Hapacol. Bác sĩ có thể tư vẫn cho cháu cách điều trị không? Và cháu muốn biết chi phí điều trị gồm tiền thuốc và điện não đồ khoảng bao nhiêu không vì nhà cháu khá khó khăn? Hiện tại cháu đang học đại học và rất tự ti về bệnh của mình. Mong bác sĩ giúp cháu. Cháu cảm ơn nhiều ạ! [SIZE=4][B]Bác sĩ Chu Văn Điểu[/B][/SIZE] Chào cháu. Động kinh có nhiều thể bệnh khác nhau (có nhiều loại cơn động kinh khác nhau). Động kinh cơn lớn là loại cơn xảy ra đột ngột, đột nhiên bệnh nhân ngã lăn ra đất rồi lên con co gật tay chân, mắt trợn, sùi bọt mép, trong cơn mất ý thức tức là người bệnh không biết gì hết. Động kinh cơn lớn một cơn kéo dài khoảng 5-10 phút. Động kinh cơn nhỏ, trong đó có nhiều loại cơn nhỏ khác nhau (cơn vắng, cơn mất trương lực, cơn giật nhóm cơ…). Động kinh cơn nhỏ loại cơn vắng biểu hiện đột nhiên xuất hiện cơn, người bệnh ngồi ngây người, mắt nhìn thẳng như đang đăm chiêu suy nghĩ, ngừng các động tác đang làm, sau 5-10 giây bệnh nhân như sực tỉnh lại và lại tiếp tục động tác mình đang làm dở. Cơn vắng trong cơn cũng mất ý thức tức là bệnh nhân không biết gì khi lên cơn. Theo mô tả của cháu thì bác nghĩ cháu bị động kinh thuộc thể cơn bé và là cơn vắng. Về nguyên nhân của động kinh có thể biết nguyên nhân hoặc không biết. Với cháu bác cho rằng nguyên nhân mà cháu đã kể có thể do lần 4 tuổi cháu bị ngã cao 5m có ngất. Nhưng dù biết hoặc không biết nguyên nhân thì cháu phải chữa trị bệnh hết sức kiên trì, đó là chọn thuốc phù hợp với thể động kinh mà cháu mắc phải. Thông thường thể động kinh cơn vắng phải dùng thuốc chống động kinh loại Depakin 200mg hoặc loại 500mg. Uống liên tục 3 năm liền không lên một cơn nào đồng thời theo dõi sóng động kinh qua điện não đồ, thấy ổn định tốt bác sĩ sẽ giảm thuốc dần và cho ngừng chữa trị. Nếu quá trình chữa trị có tái cơn thì phải chữa trị lại theo quy trình từ đầu. Trong quá trình chữa trị mỗi tháng phải khám định kỳ 1 lần để bác sĩ chỉnh lại liều thuốc cho phù hợp và 6 tháng kiểm tra điện não 1 lần. Sao cháu lại bỏ chữa trị, cháu phải tích cực dùng thuốc đúng theo phác đồ thì mới khỏi bệnh được và cháu mới học đại học được chứ. Chi phí cho chữa trị cũng không đắt lắm, một lần làm điện não đồ khoảng 50 ngàn đồng, tiền thuốc khoảng dưới 10 ngàn đồng/ngày. Hiện nay ngành Tâm thần có dự án phòng chống động kinh và trầm cảm trên phạm vi cả nước, người bệnh được điều trị miễn phí, cháu liên hệ với Bệnh viện Tâm thần nơi cháu cư trú hay ở tỉnh nơi cháu sinh ra thử xem để xin chữa trị miễn phí. Bác nghĩ là cháu phải chữa trị bệnh ổn định thì mới học đại học được. Chúc cháu mạnh khoẻ! [SIZE=5][B]Gabgpentin (Neurontin) có trị được bệnh nghiến răng không?[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: Giấu tên Chào bác sĩ. Chị của em ngủ thường bị nghiến răng cho em hỏi em nghe nói uống thuốc Gabgpentin (Neurontin) sẽ hết có phải không? Mà dùng thuốc trong thời gian bao lâu? Mỗi ngày uống mấy lần? Thuốc có tác dụng phụ không? Nếu có thuốc triệu chứng ra sao? Thuốc có hại gì đến sức khỏe về sau này không ạ? Cảm ơn bác sĩ. [SIZE=4][B]Bác sĩ Nguyễn Thị Minh Huệ[/B][/SIZE] Chào em. Chị của em khi ngủ thường nghiến răng. Không biết chứng nghiến răng khi ngủ của chị em đã bị lâu chưa? Chị em bao nhiêu tuổi rồi? Bệnh lý nghiến răng khi ngủ có thể do nhiều lí do : Do bệnh lý của răng: do các răng hàm trên và hàm dưới mọc lệch lạc làm răng không được thẳng hàng, không khít khi khép 2 hàm răng cho nên chỗ tiếp xúc giữa 2 hàm răng không tốt, không ăn khớp làm cho khó chịu. Theo phản xạ 2 hàm răng sẽ có xu hướng cọ sát vào nhau, nghiến chặt lại. Stress: khi bị lo âu, căng thẳng, kích động… cũng làm cho nghiến răng Có thể do tác dụng phụ của một số thuốc… Trong tình huống em nói có thể là do bị động kinh. Nếu do các lí do: bệnh lý của răng thì chỉ cần đi khám chuyên khoa Răng- Hàm- Mặt. Bác sĩ sẽ chỉ định phải nắn chỉnh răng, mài mòn bớt những điểm cộm của răng hoặc mang máng nhựa phòng mòn răng… Nếu do lí do là stress thì chỉ cần giải toả stress thì chứng này sẽ khỏi. Nếu do tác dụng phụ của thuốc thì ngừng thuốc cũng sẽ khỏi. Ở đây, tôi sẽ nói nhiều đến lí do bị bệnh động kinh: Nếu chị em bị bệnh động kinh thì cơn nghiến răng có thể kèm theo sự “vắng” ý thức. Người ta định nghĩa động kinh là sự rối loạn chức năng thần kinh trung ương theo từng cơn do sự phóng điện đột ngột, quá mức của các nơ ron thần kinh. Như vậy cơn động kinh thường xuất hiện đột ngột và tự thoái lui, trong cơn có rối loạn chức năng thần kinh trung ương của não, thời gian của cơn động kinh dài hoặc ngắn có thể từ vài giây đến vài phút, cơn có tính chất định hình (cơn sau giống như cơn trước), mất ý thức. Người ta phân loại động kinh gồm các thể: Cơn động kinh toàn thể: xuất hiện do sự phóng điện kịch phát lan toả trên cả 2 bán cầu, liên quan đến kích thích trên toàn bộ vỏ não. Cơn có triệu chứng đối xứng, đồng đều cả 2 bên bán cầu thể hiện trên cả lâm sàng và điện não đồ. Cơn động kinh cục bộ: xảy ra do sự phóng điện chỉ giới hạn ở một phần của các nơ ron của vỏ não nên cơn chỉ triệu chứng ở một phần cơ thể. Biểu hiện lâm sàng của một số thể động kinh: Cơn co cứng, co giật toàn thể: là những cơn được biết sớm nhất và cũng là thể động kinh nặng nề nhất. Cơn co cứng, co giật chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng số các loại cơn. Tiền triệu: cơn có thể có hoặc không có các biểu hiện báo trước như đau đầu, tính tình thay đổi, hay cáu kỉnh, thiếu tập trung, giật rung cơ… Các giai đoạn của cơn: trên lâm sàng cơn co cứng, co giật diễn biến khá điển hình với 3 giai đoạn kế tiếp nhau. Cơn kéo dài khoảng 40 – 70 giây hoặc lên tới 90 giây. Giai đoạn co giật kéo dài 1 – 2 phút. Khởi đầu co giật toàn thân, tiến tới co giật khối cơ gấp thành từng nhịp lúc đầu chậm sau nhanh dần, cuối cơn giật thưa rồi ngừng hẳn. Tình trạng ngừng hô hấp đi kèm dẫn đến triệu chứng tím tái, ngừng hô hấp tới cuối thì được đánh dấu bằng nhịp thở vào sâu. Sự rối loạn thần kinh thực vật triệu chứng rõ (nhịp tim nhanh, huyết áp tăng, giãn đồng tử, tăng tiết đờm dãi). Đái dầm cũng thường xảy ra ở lúc kết thúc cơn. Giai đoạn doãi mềm kéo dài vài phút đến vài giờ. Các cơ doãi mềm hoàn toàn, bệnh nhân nằm yên, ngủ sâu hoặc thở ồn ào, ý thức thu hẹp, sau đó ý thức phục hồi dần. Thường gặp bệnh nhân ngủ mê mệt kéo dài vài giờ và tỉnh dậy quên các sự việc đã xảy ra trong cơn. Ở giai đoạn sau cơn, bệnh nhân thường than phiền vì đau đầu và đau mỏi mình mẩy… Cơn không điển hình có thể chỉ có pha co cứng hoặc co giật do bệnh nhân đang chữa trị thuốc chống động kinh. Cơn vắng ý thức: đặc điểm của cơn động kinh mang tính chất tự phát, thường xảy ra ở trẻ em. Mất ý thức riêng rẽ là biểu hiện duy nhất tạo nên bệnh cảnh lâm sàng. Trong cơn động kinh bệnh nhân ở tư thế bất động với cái nhìn trống rỗng, vẻ mặt ngơ ngác, gián đoạn hoạt động đang làm dở trong khoảng từ 2 đến 5 giây. Sau cơn, bệnh nhân tiếp tục hoạt động bình thường và không biết mình bị lên cơn. Cơn vắng ý thức có thể triệu chứng mất ý thức đơn thuần hoặc kết hợp với giật cơ, tăng giảm trương lực cơ, hoạt động tự động hoặc các rối loạn thực vật. Cơn động kinh cục bộ: do tổn thương khu trú tại vùng dưới vỏ và vùng vỏ não. Mỗi cơn có một cách triệu chứng riêng biệt, liên quan mật thiết tới các vùng chức năng của vỏ não và dưới vỏ. Cơn có thể triệu chứng bằng các biểu hiện mà ta quan sát được như cơn co giật cục bộ; cũng có những cơn chỉ triệu chứng bằng những thay đổi chủ quan của bệnh nhân như cơn rối loạn thần kinh thực vật, rối loạn cảm giác, mất vận ngôn tạm thời (có thể chị của em bị ở dạng này) Để chẩn đoán bệnh động kinh, việc ghi điện não đồ rất quan trọng vì nó trực tiếp ghi lại những biến đổi của hoạt tính điện bệnh lý diễn ra trong não, cung cấp những thông tin chức năng một cách rõ nhất. Để chẩn đoán chính xác bệnh động kinh là dựa vào biểu hiện lâm sàng kết hợp với điện não đồ. Điều trị bệnh động kinh: dùng thuốc nhằm mục đích cắt cơn, chọn đúng thuốc, thăm dò liều lượng thuốc với từng bệnh nhân cụ thể. Em hỏi việc uống thuốc Gabapentin (neurontin) – đây là một thuốc chống động kinh và còn gọi là thuốc chống co giật. Tuy nhiên, sử dụng thuốc Gabapentin phải được sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa Tâm thần hoặc Thần kinh và thuốc có rất nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Hiện nay có nhiều thuốc chữa trị bệnh động kinh hiệu quả như Depakine mà tác dụng phụ ít hơn. Thời gian chữa trị bệnh động kinh khá dài, thuốc uống phải giảm liều từ từ và có thể ngừng thuốc chống động kinh sau 2 năm chữa trị cắt cơn động kinh. Tốt nhất, em nên khuyên chị đi khám tại phòng khám chuyên khoa Thần kinh để được chẩn đoán và chữa trị hiệu quả, tránh uống thuốc theo sự mách bảo. Chúc em mạnh khỏe [SIZE=5][B]Bị co giật, tay nắm chặt, mắt nhìn về 1 hướng có phải động kinh không?[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: Trần Thị Kim Thu Chào bác sĩ. Con cháu năm nay 6 tuổi, hai năm nay con cháu bị co giật, 2 năm cũng bị khoảng 6 đến 7 lần, mà con cháu giật không bị sốt, con cháu giật co tay chân, hai tay nắm, ngón tay cái quằm vào trong lòng bàn tay, hai mắt nhìn về một hướng. Có lần con cháu bị giật, nước mắt chảy ra, co giật xong con cháu biết mình bị co giật, giật xong con cháu tỉnh. Kính mong bác sĩ giải giúp cháu với cháu rất lo khi con cháu mà bị động kinh. Xin cảm ơn. [SIZE=4][B]Bác sĩ Chu Văn Điểu[/B][/SIZE] Chào cháu! Cháu sống ở tỉnh nào, nhà có gần thị trấn, thị xã hay thành phố không? Con cháu bị co giật 2 năm rồi mà sao cháu không cho con cháu đi khám bệnh và chữa trị. Theo lời kể của cháu thì con cháu lên cơn co giật cả tay và chân, hai mắt nhìn về một hướng. Cháu không sốt, hai năm lên cơn giật khoảng 6-7 cơn. Mỗi cơn giật kéo dài mấy phút, khi còn nhỏ cháu có bị sốt viêm não không, cháu có bị ngã đập đầu bị choáng ngất bao giờ không?. Với lời kể về cơn co giật của con cháu thì bác nghĩ rất có thể con cháu bị co giật do động kinh. Cơn co giật do động kinh kéo dài 5-7 phút đến trên dưới 10 phút. Người bệnh đột nhiên ngã vật xuống đất co giật cả tay chân, mắt chợn, sùi bọt mép, khi lên cơn bệnh nhân bị mất ý thức vì thế hết cơn giật hỏi bệnh nhân là bị giật thế nào thì bệnh nhân không mô tả lại được. Bệnh động kinh có thể tìm được lí do hoặc không tìm được lí do. Có 5 lí do chính gây lên bệnh động kinh đó là: Do chấn thương sọ não. Do nhiễm trùng như viêm não màng não, nhiễm ký sinh trùng ở não. Do nhiễm độc thần kinh. Do các bệnh mạch máu não, u não. Do bẩm sinh, di truyền. Cháu hãy đưa con cháu đến khoa Thần kinh bệnh viện tỉnh hoặc bệnh viện Tâm thần tỉnh để khám bệnh, đo điện não đồ, từ đó chẩn đoán chính xác bệnh và có hướng chữa trị ngay cho con của cháu nhé. Chúc cháu bé nhanh ổn định bệnh. [RIGHT]Theo ViCare[/RIGHT] [/QUOTE]
Xem thử
Tên
Mã xác nhận
Trả lời
Trang chủ
Tư Vấn
BÁC SỸ TRỰC TUYẾN TƯ VẤN
HỎI BÁC SỸ
Những điều cần biết về bệnh động kinh vắng ý thức
Top
Dưới