Menu
Trang chủ
Tư Vấn
Bài viết mới
Tìm chủ đề
Mới!
Bài viết mới
Tài liệu mới
Trạng thái mới
Hoạt động mới nhất
Tài liệu
Latest reviews
Tìm Tài liệu
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Trạng thái mới
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Chat
0
Tư Vấn
Đăng nhập
Đăng ký
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Bài viết mới
Tìm chủ đề
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Menu
Trả lời chủ đề
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
Trang chủ
Tư Vấn
BÁC SỸ TRỰC TUYẾN TƯ VẤN
HỎI BÁC SỸ
Đau nhức xương khớp và các bệnh lý có liên quan
Nội dung
<p>[QUOTE="Hỏi Đáp Bác Sỹ, post: 41844, member: 11284"]</p><p>Hỏi Bác Sĩ - Đau nhức xương khớp liên quan đến nhiều loại bệnh lý với nhiều mức độ khác nhau, từ bệnh lý nhẹ có thể tự khỏi cho đến nghiêm trọng và cần sự can thiệp sâu. Những lời khuyên sau sẽ cung cấp thêm thông tin cho người đọc về những loại bệnh lý này.</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Sốt nhẹ liên tục sáng và tối, kèm theo đau nhức các khớp xương</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: Giấu tên</p><p></p><p>Thưa bác sĩ.</p><p></p><p>Cháu cảm thấy người sốt nhẹ nhưng liên tục sáng và tối các khớp xương đau nhức dọc xương tay chân, kể cả khớp nhỏ như đốt tay chân. Cháu đi khám ở bệnh viện Quân Đoàn 4 ở Bình Dương nhưng bác sĩ chỉ cho xét nghiệm máu và nói cháu bị sốt virus. Cháu vẫn chưa tin lắm ạ. Thưa bác sĩ như vậy có nên khám lại không ạ? Cháu sợ ung thư máu hay xương thôi. Cháu 15 tuổi và cháu cũng đang tập thể hình được 1 tháng ạ. Mong bác sĩ cho cháu lời khuyên đầy đủ ạ.</p><p></p><p>Cháu xin cảm ơn bác sĩ!</p><p></p><p><span style="font-size: 15px"><strong>Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào cháu.</p><p></p><p>Đối với bệnh sốt virus, khi virus xâm nhập vào cơ thể, sau một thời gian ủ bệnh thì virus sẽ nhân đến một mức độ đủ cao để gây nhiễm trùng. Tiếp theo là một giai đoạn tiền phát của sự mệt mỏi, khó chịu và cơ thể và bắp thịt đau nhức và có thể dẫn đến khởi phát sốt. Sốt có thể thấp hoặc cao và có cơn. Viêm họng, chảy nước mũi, nghẹt mũi, đau đầu, đỏ mắt, ho, đau cơ – khớp và nổi mẩn trên da có thể có mặt.</p><p></p><p>Đau cơ thể và mệt mỏi có thể là không tương xứng với mức độ sốt, tuyến bạch huyết bị sưng phồng lên. Bệnh thường tự thoái lui trong một tuần nhưng sự mệt mỏi và ho có thể kéo dài một vài tuần.</p><p></p><p>Cháu bị sốt nhẹ liên tục sáng và tối kèm theo đau nhức xương khớp. Đối với bệnh lí ung thư máu sẽ kèm theo sự thay đổi về các chỉ số trong xét nghiệm huyết học, trong bệnh sốt virus các chỉ số hầu như bình thường, cháu đã làm xét nghiệm máu nên có thể loại trừ căn bệnh nguy hiểm này. Ở các vị trí xương khớp bị đau của cháu của cháu có xuất hiện u cục không? Nếu không có u cục gì không nghĩ nhiều đến bệnh lí ung thư xương. Các triệu chứng của cháu rất có thể do tình trạng sốt virus. Trước hết cháu nên tuân thủ chữa trị của bác sĩ, nếu các biểu hiện kéo dài, không đáp ứng với chữa trị cháu nên đi khám chuyên khoa Xương Khớp, làm thêm các xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh cần thiết như: X-quang, chẩn đoán tế bào học… để tìm nguyên nhân và chữa trị.</p><p></p><p>Chúc cháu mạnh khoẻ!</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Đau nhức toàn thân chữa thế nào?</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: Giấu tên</p><p></p><p>Chào bác sĩ!</p><p></p><p>Thưa bác sĩ, má cháu năm nay mới 33 tuổi, má cháu bị đau nhức xương khớp, chân tay đau, có lúc tưởng chừng như không đi lại được, còn tay khi cầm gì nặng cũng bị đau, có thuốc gì có thể chữa khỏi cho má cháu không ạ?</p><p></p><p>Cảm ơn bác sĩ!</p><p></p><p><span style="font-size: 15px"><strong>Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào cháu!</p><p></p><p>Với biểu hiện cháu mô tả, chưa đủ thông tin giúp định hướng đó là căn bệnh gì? Nếu mẹ cháu có đau các khớp nhỏ, chủ yếu là khớp bàn ngón tay, có tính chất đối xứng 2 bên, đau có thể xuất hiện khi có dấu hiệu thay đổi thời tiết thì liên quan tới viêm đa khớp dạng thấp. Khuyên mẹ cháu tới khám bác sĩ chuyên khoa Khớp để có chẩn đoán xác định lí do và hướng dẫn mẹ cháu chữa trị.</p><p></p><p>Chúc cháu và gia đình mạnh khỏe!</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Đau nhức bên hông trái, sau đó lan xuống chân và đau nhức viên tinh hoàn bên trái.</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: Nam</p><p></p><p>Chào bác sĩ!</p><p></p><p>Cháu tên Nam năm nay 19 tuổi, cách đây gần 2 năm cháu có bị đau nhức bên hông trái, sau đó lan xuống chân và còn bị đau nhức viên tinh hoàn bên trái cháu rất lo lắng và đi khám nhiều lần nhưng bác sĩ chẩn đoán là do cháu bị đau nhức xương khớp, sau quá trình chữa trị cháu vẫn chưa thấy bệnh tình thuyên giảm mà còn nặng hơn trước. Giờ đây 1 bên chân trái của cháu phát triển kém hơn, và teo lại nhỏ bên chân phải 1 chút. Mong bác sĩ cho cháu lời khuyên và cách điều trị kịp thời.</p><p></p><p>Cháu xin cảm ơn!</p><p></p><p><span style="font-size: 15px"><strong>Bác sĩ Nguyễn Văn An</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào bạn!</p><p></p><p>Theo như biểu hiện bạn mô tả có thể bạn đã bị đau dây thần kinh tọa. Đa số đau thần kinh tọa khởi phát từ từ. Các bệnh nhân hầu hết đã có một hay nhiều đợt đau thắt lưng trước đó. Đau là biểu hiện nổi bật, khởi đầu là đau thắt lưng vài giờ hoặc vài ngày sau đau tiếp tục tăng lên và lan xuống mông, mặt sau đùi, kheo và cẳng bàn chân theo đường đi của dây thần kinh tọa. Có khi đau âm ỉ nhưng thường đau dữ dội, đau tăng khi ho, hắt hơi, cúi.</p><p></p><p>Đau tăng về đêm, tăng khi trời lạnh giảm khi nằm yên trên giường cứng, gối co lại. Có cảm giác kiến bò, tê cóng hoặc như kim châm tương ứng với vùng đau. Đau tới mức người bệnh phải vẹo về một bên để chống đau. Tùy theo rễ thần kinh bị tổn thương, bệnh nhân có thể không nhấc được gót hay mũi chân. Dần dần xuất hiện teo cơ đùi, mông, cẳng chân bên tổn thương. Khi bệnh nặng người bệnh thấy chân tê bì, mất cảm giác không kiểm soát được tiểu tiện. Có tình huống đau dữ dội khiến người bệnh phải nằm về phía đỡ đau và không thể động đậy. Hiện nay có rất nhiều phương pháp chữa trị bệnh này. Bạn nên khám chuyên khoa Thần kinh để giải đáp và chữa trị theo đơn.</p><p></p><p>Chúc bạn sống khỏe!</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Đau nhức khớp cơ tay, chân, bả vai thường xuyên</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: Giấu tên</p><p></p><p>Chào bác sĩ!</p><p></p><p>Tôi năm nay 29 tuổi, tôi thường bị đau nhức các khớp cơ tay, chân và bả vai phải của tôi khoảng 2-4 tháng là bị đau, có cảm giác như bị kim châm vào vậy đó. Xin nhờ bác sĩ giải đáp giúp.</p><p></p><p>Cảm ơn bác sĩ.</p><p></p><p><span style="font-size: 15px"><strong>Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào bạn!</p><p></p><p>Tình trạng đau nhức chân tay và bả vai như của bạn rất thường gặp, thường xảy ra sau khi làm việc nặng, gắng sức quá mức liên tục hoặc do ngồi làm việc lâu ở một tư thế, ít vận động. Khi làm việc nặng nhọc, vất vả, sự co cơ xảy ra liên tục nên sẽ cần nhiều oxy để cung cấp năng lượng cho quá trình co cơ. Khi cơ thể không cung cấp đủ sẽ dẫn tới chuyển hóa yếm khí và chuyển hóa yếm khí sinh ra acid lactic lắng đọng ở cơ và tổ chức phần mềm gây đau nhức, đau mỏi cơ.</p><p></p><p>Đau do lí do này chỉ cần nghỉ ngơi vài ngày sẽ đỡ đau. Trong tình huống đau nhiều có thể dùng cao dán giảm đau hoặc dùng thêm thuốc giảm đau.Tuy nhiên, khi liên tục phải làm việc vất vả như vậy, cơ thể sẽ có khả năng thích nghi và sau đó sẽ không đau nhiều như những ngày đầu. Hoặc khi ngồi làm việc lâu ở một tư thế nhiều giờ liên tục làm cho các khớp không được vận động, dịch khớp và tuần hoàn máu quanh bao khớp lưu thông kém hơn nên khi ngồi dậy, khi thay đổi tư thế sẽ bị đau mỏi các khớp, bị đau mỏi người sau một ngày làm việc như vậy.</p><p></p><p>Để xử lý tình trạng này, bạn không nên ngồi làm việc liên tục ở một tư thế mà sau khoảng 2 – 3 nên thay đổi tư thế một lần hoặc đứng lên đi lại để vận động các khớp chân, khớp tay để cho dịch khớp được tiết ra rất hay, mạch máu lưu thông tốt sẽ hạn chế bị đau. Ngoài ra, biểu hiện đau mỏi cơ, đau nhức xương khớp còn có thể do các bệnh lý của xương khớp như: thoái hóa xương khớp hoặc bệnh lý của dây thần kinh, của tủy sống như: viêm dây thần kinh, chèn ép tủy sống trong bệnh thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên, bệnh thoái hóa xương khớp ít gặp ở độ tuổi của bạn mà bệnh lý hay gặp hơn là viêm dây thần kinh, thường do virus. Vì vậy, bạn cần đi khám Nội khoa để bác sĩ sẽ trực tiếp khám, chẩn đoán và chữa trị bệnh cho bạn.</p><p></p><p>Chúc bạn mạnh khỏe!</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Bị sốt phát ban, nốt đã lặn nhưng bị tê tay, đau nhức xương khớp</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: thảo nguyên</p><p></p><p>Em chào bác sĩ ạ! </p><p></p><p>Em gái em đã 19 tuổi và đang bị sốt phát ban được 6 ngày rồi ạ. Mà nốt ban trên người lặn hết rồi mà em vẫn mệt mỏi rồi bị tê tay chân. Đau nhức xương khớp. Vận động khó khăn lắm ạ. Cho em xin hỏi bác sĩ là biểu hiện như vậy có nguy hiểm hay tác động gì không ạ? Mong bác sĩ hồi đáp sớm ạ.</p><p></p><p>Em xin cảm ơn!</p><p></p><p><span style="font-size: 15px"><strong>Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào bạn!</p><p></p><p>Triệu chứng của em gái bạn có thể do nhiễm một loại siêu vi nào đó. Khuyên em gái của bạn đi khám bác sĩ để có thể đánh giá một cách đầy đủ và chính xác, chẩn đoán và chữa trị. Qua thông tin của bạn thì không thể nói rằng có nguy hiểm hay không nguy hiểm.</p><p></p><p>Thân mến!</p><p></p><p></p><p style="text-align: right">Theo ViCare</p><p>[/QUOTE]</p>
[QUOTE="Hỏi Đáp Bác Sỹ, post: 41844, member: 11284"] Hỏi Bác Sĩ - Đau nhức xương khớp liên quan đến nhiều loại bệnh lý với nhiều mức độ khác nhau, từ bệnh lý nhẹ có thể tự khỏi cho đến nghiêm trọng và cần sự can thiệp sâu. Những lời khuyên sau sẽ cung cấp thêm thông tin cho người đọc về những loại bệnh lý này. [SIZE=5][B]Sốt nhẹ liên tục sáng và tối, kèm theo đau nhức các khớp xương[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: Giấu tên Thưa bác sĩ. Cháu cảm thấy người sốt nhẹ nhưng liên tục sáng và tối các khớp xương đau nhức dọc xương tay chân, kể cả khớp nhỏ như đốt tay chân. Cháu đi khám ở bệnh viện Quân Đoàn 4 ở Bình Dương nhưng bác sĩ chỉ cho xét nghiệm máu và nói cháu bị sốt virus. Cháu vẫn chưa tin lắm ạ. Thưa bác sĩ như vậy có nên khám lại không ạ? Cháu sợ ung thư máu hay xương thôi. Cháu 15 tuổi và cháu cũng đang tập thể hình được 1 tháng ạ. Mong bác sĩ cho cháu lời khuyên đầy đủ ạ. Cháu xin cảm ơn bác sĩ! [SIZE=4][B]Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa[/B][/SIZE] Chào cháu. Đối với bệnh sốt virus, khi virus xâm nhập vào cơ thể, sau một thời gian ủ bệnh thì virus sẽ nhân đến một mức độ đủ cao để gây nhiễm trùng. Tiếp theo là một giai đoạn tiền phát của sự mệt mỏi, khó chịu và cơ thể và bắp thịt đau nhức và có thể dẫn đến khởi phát sốt. Sốt có thể thấp hoặc cao và có cơn. Viêm họng, chảy nước mũi, nghẹt mũi, đau đầu, đỏ mắt, ho, đau cơ – khớp và nổi mẩn trên da có thể có mặt. Đau cơ thể và mệt mỏi có thể là không tương xứng với mức độ sốt, tuyến bạch huyết bị sưng phồng lên. Bệnh thường tự thoái lui trong một tuần nhưng sự mệt mỏi và ho có thể kéo dài một vài tuần. Cháu bị sốt nhẹ liên tục sáng và tối kèm theo đau nhức xương khớp. Đối với bệnh lí ung thư máu sẽ kèm theo sự thay đổi về các chỉ số trong xét nghiệm huyết học, trong bệnh sốt virus các chỉ số hầu như bình thường, cháu đã làm xét nghiệm máu nên có thể loại trừ căn bệnh nguy hiểm này. Ở các vị trí xương khớp bị đau của cháu của cháu có xuất hiện u cục không? Nếu không có u cục gì không nghĩ nhiều đến bệnh lí ung thư xương. Các triệu chứng của cháu rất có thể do tình trạng sốt virus. Trước hết cháu nên tuân thủ chữa trị của bác sĩ, nếu các biểu hiện kéo dài, không đáp ứng với chữa trị cháu nên đi khám chuyên khoa Xương Khớp, làm thêm các xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh cần thiết như: X-quang, chẩn đoán tế bào học… để tìm nguyên nhân và chữa trị. Chúc cháu mạnh khoẻ! [SIZE=5][B]Đau nhức toàn thân chữa thế nào?[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: Giấu tên Chào bác sĩ! Thưa bác sĩ, má cháu năm nay mới 33 tuổi, má cháu bị đau nhức xương khớp, chân tay đau, có lúc tưởng chừng như không đi lại được, còn tay khi cầm gì nặng cũng bị đau, có thuốc gì có thể chữa khỏi cho má cháu không ạ? Cảm ơn bác sĩ! [SIZE=4][B]Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường[/B][/SIZE] Chào cháu! Với biểu hiện cháu mô tả, chưa đủ thông tin giúp định hướng đó là căn bệnh gì? Nếu mẹ cháu có đau các khớp nhỏ, chủ yếu là khớp bàn ngón tay, có tính chất đối xứng 2 bên, đau có thể xuất hiện khi có dấu hiệu thay đổi thời tiết thì liên quan tới viêm đa khớp dạng thấp. Khuyên mẹ cháu tới khám bác sĩ chuyên khoa Khớp để có chẩn đoán xác định lí do và hướng dẫn mẹ cháu chữa trị. Chúc cháu và gia đình mạnh khỏe! [SIZE=5][B]Đau nhức bên hông trái, sau đó lan xuống chân và đau nhức viên tinh hoàn bên trái.[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: Nam Chào bác sĩ! Cháu tên Nam năm nay 19 tuổi, cách đây gần 2 năm cháu có bị đau nhức bên hông trái, sau đó lan xuống chân và còn bị đau nhức viên tinh hoàn bên trái cháu rất lo lắng và đi khám nhiều lần nhưng bác sĩ chẩn đoán là do cháu bị đau nhức xương khớp, sau quá trình chữa trị cháu vẫn chưa thấy bệnh tình thuyên giảm mà còn nặng hơn trước. Giờ đây 1 bên chân trái của cháu phát triển kém hơn, và teo lại nhỏ bên chân phải 1 chút. Mong bác sĩ cho cháu lời khuyên và cách điều trị kịp thời. Cháu xin cảm ơn! [SIZE=4][B]Bác sĩ Nguyễn Văn An[/B][/SIZE] Chào bạn! Theo như biểu hiện bạn mô tả có thể bạn đã bị đau dây thần kinh tọa. Đa số đau thần kinh tọa khởi phát từ từ. Các bệnh nhân hầu hết đã có một hay nhiều đợt đau thắt lưng trước đó. Đau là biểu hiện nổi bật, khởi đầu là đau thắt lưng vài giờ hoặc vài ngày sau đau tiếp tục tăng lên và lan xuống mông, mặt sau đùi, kheo và cẳng bàn chân theo đường đi của dây thần kinh tọa. Có khi đau âm ỉ nhưng thường đau dữ dội, đau tăng khi ho, hắt hơi, cúi. Đau tăng về đêm, tăng khi trời lạnh giảm khi nằm yên trên giường cứng, gối co lại. Có cảm giác kiến bò, tê cóng hoặc như kim châm tương ứng với vùng đau. Đau tới mức người bệnh phải vẹo về một bên để chống đau. Tùy theo rễ thần kinh bị tổn thương, bệnh nhân có thể không nhấc được gót hay mũi chân. Dần dần xuất hiện teo cơ đùi, mông, cẳng chân bên tổn thương. Khi bệnh nặng người bệnh thấy chân tê bì, mất cảm giác không kiểm soát được tiểu tiện. Có tình huống đau dữ dội khiến người bệnh phải nằm về phía đỡ đau và không thể động đậy. Hiện nay có rất nhiều phương pháp chữa trị bệnh này. Bạn nên khám chuyên khoa Thần kinh để giải đáp và chữa trị theo đơn. Chúc bạn sống khỏe! [SIZE=5][B]Đau nhức khớp cơ tay, chân, bả vai thường xuyên[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: Giấu tên Chào bác sĩ! Tôi năm nay 29 tuổi, tôi thường bị đau nhức các khớp cơ tay, chân và bả vai phải của tôi khoảng 2-4 tháng là bị đau, có cảm giác như bị kim châm vào vậy đó. Xin nhờ bác sĩ giải đáp giúp. Cảm ơn bác sĩ. [SIZE=4][B]Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai[/B][/SIZE] Chào bạn! Tình trạng đau nhức chân tay và bả vai như của bạn rất thường gặp, thường xảy ra sau khi làm việc nặng, gắng sức quá mức liên tục hoặc do ngồi làm việc lâu ở một tư thế, ít vận động. Khi làm việc nặng nhọc, vất vả, sự co cơ xảy ra liên tục nên sẽ cần nhiều oxy để cung cấp năng lượng cho quá trình co cơ. Khi cơ thể không cung cấp đủ sẽ dẫn tới chuyển hóa yếm khí và chuyển hóa yếm khí sinh ra acid lactic lắng đọng ở cơ và tổ chức phần mềm gây đau nhức, đau mỏi cơ. Đau do lí do này chỉ cần nghỉ ngơi vài ngày sẽ đỡ đau. Trong tình huống đau nhiều có thể dùng cao dán giảm đau hoặc dùng thêm thuốc giảm đau.Tuy nhiên, khi liên tục phải làm việc vất vả như vậy, cơ thể sẽ có khả năng thích nghi và sau đó sẽ không đau nhiều như những ngày đầu. Hoặc khi ngồi làm việc lâu ở một tư thế nhiều giờ liên tục làm cho các khớp không được vận động, dịch khớp và tuần hoàn máu quanh bao khớp lưu thông kém hơn nên khi ngồi dậy, khi thay đổi tư thế sẽ bị đau mỏi các khớp, bị đau mỏi người sau một ngày làm việc như vậy. Để xử lý tình trạng này, bạn không nên ngồi làm việc liên tục ở một tư thế mà sau khoảng 2 – 3 nên thay đổi tư thế một lần hoặc đứng lên đi lại để vận động các khớp chân, khớp tay để cho dịch khớp được tiết ra rất hay, mạch máu lưu thông tốt sẽ hạn chế bị đau. Ngoài ra, biểu hiện đau mỏi cơ, đau nhức xương khớp còn có thể do các bệnh lý của xương khớp như: thoái hóa xương khớp hoặc bệnh lý của dây thần kinh, của tủy sống như: viêm dây thần kinh, chèn ép tủy sống trong bệnh thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên, bệnh thoái hóa xương khớp ít gặp ở độ tuổi của bạn mà bệnh lý hay gặp hơn là viêm dây thần kinh, thường do virus. Vì vậy, bạn cần đi khám Nội khoa để bác sĩ sẽ trực tiếp khám, chẩn đoán và chữa trị bệnh cho bạn. Chúc bạn mạnh khỏe! [SIZE=5][B]Bị sốt phát ban, nốt đã lặn nhưng bị tê tay, đau nhức xương khớp[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: thảo nguyên Em chào bác sĩ ạ! Em gái em đã 19 tuổi và đang bị sốt phát ban được 6 ngày rồi ạ. Mà nốt ban trên người lặn hết rồi mà em vẫn mệt mỏi rồi bị tê tay chân. Đau nhức xương khớp. Vận động khó khăn lắm ạ. Cho em xin hỏi bác sĩ là biểu hiện như vậy có nguy hiểm hay tác động gì không ạ? Mong bác sĩ hồi đáp sớm ạ. Em xin cảm ơn! [SIZE=4][B]Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường[/B][/SIZE] Chào bạn! Triệu chứng của em gái bạn có thể do nhiễm một loại siêu vi nào đó. Khuyên em gái của bạn đi khám bác sĩ để có thể đánh giá một cách đầy đủ và chính xác, chẩn đoán và chữa trị. Qua thông tin của bạn thì không thể nói rằng có nguy hiểm hay không nguy hiểm. Thân mến! [RIGHT]Theo ViCare[/RIGHT] [/QUOTE]
Xem thử
Tên
Mã xác nhận
Trả lời
Trang chủ
Tư Vấn
BÁC SỸ TRỰC TUYẾN TƯ VẤN
HỎI BÁC SỸ
Đau nhức xương khớp và các bệnh lý có liên quan
Top
Dưới