Menu
Trang chủ
Tư Vấn
Bài viết mới
Tìm chủ đề
Mới!
Bài viết mới
Tài liệu mới
Trạng thái mới
Hoạt động mới nhất
Tài liệu
Latest reviews
Tìm Tài liệu
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Trạng thái mới
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Chat
0
Tư Vấn
Đăng nhập
Đăng ký
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Bài viết mới
Tìm chủ đề
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Menu
Trả lời chủ đề
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
Trang chủ
Tư Vấn
BÁC SỸ TRỰC TUYẾN TƯ VẤN
HỎI BÁC SỸ
Thắc mắc thường gặp khi cho bé dùng thuốc kháng sinh
Nội dung
<p>[QUOTE="Hỏi Đáp Bác Sỹ, post: 41867, member: 11284"]</p><p>Hỏi Bác Sĩ - Thuốc kháng sinh có nhiều chất hóa học tổng hợp và đặc biệt dễ gây tác dụng phụ. Đó cũng là lí do mà các bậc cha mẹ nên cảnh giác và tìm hiểu kỹ khi cho các bé dùng loại thuốc này.</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Uống thuốc kháng sinh Franrogyl khi có em bé có sao không?</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: Giấu tên</p><p></p><p>Cháu chào bác sĩ! </p><p></p><p>Khi cháu bị đau răng cháu có dùng thuốc Franrogyl (Spiramycin 750. 000 IU và Metronidazol 125mg) trong 3-5 ngày (tổng 14 viên) nhưng do cháu không biết có em bé. Khi cháu biết mình có em bé (dùng que thử ngày 12/11 này) thì cháu dừng không dùng thuốc nữa, cháu ngày 5/10 có kinh hết ngày 11/10 nhưng cháu quên ngày nào thụ thai. Khi đi khám bác sĩ thì bác sĩ bảo thai nhi được 7 tuần tuổi (đã có tim thai) nhưng bác sĩ bảo thuốc cháu uống sẽ bị dị tật, cháu rất lo. Bác sĩ giải đáp giúp cháu với ạ, thuốc cháu uống có bị tác động tới thai nhi không ạ? Mong bác giải đáp giúp cháu, nếu bị dị tật thì sẽ vào những trường hợp nào? Có nặng không ạ? Và nếu kiểm tra trong tháng thứ 3, 4 có phát hiện chính xác được bị dị tật không ạ? Thuốc nó có đi vào xương, tuỷ không ạ… Mong bác giải đáp giúp cháu, cháu rất lo lắng vì không biết có nên bỏ không? Bác sĩ có thể trả lời trực tiếp hoặc gửi mail giải đáp giúp cháu vào mail: hongdt. ptitgmail.com. </p><p></p><p>Cháu cảm ơn bác sĩ nhiều ạ!</p><p></p><p><span style="font-size: 15px"><strong>Bác sĩ Lê Huy Tuấn</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào bạn!</p><p></p><p>Với 2 loại thuốc bạn đã sử dụng thì không thể kết luận gây dị dạng cho thai nhi được, bạn hãy yên tâm đi khám thai và làm đủ xét nghiệm nhé. Khi có thai cần ăn cân đối 4 thành phần dinh dưỡng đó là chất đạm, tinh bột, chất béo và vitamin (rau củ quả) trong đó chất đạm nên tăng cường nhiều hơn để thai nhi phát triển tốt. Bạn cần đi khám thai và quản lý thai đầy đủ, lưu ý dùng thuốc nhé, đó là các loại sau:</p><p></p><p>Viên sắt: đề phòng thiếu máu do thiếu sắt </p><p></p><p>Canxi: đề phòng loãng xương đối với mẹ và giúp con có đủ can xi để phát triển chiều cao</p><p></p><p>Vitamin tổng hợp loại dành cho phụ nữ có thai giúp cơ thể khỏe mạnh hơn và cũng đỡ bị nghén.</p><p></p><p>Bạn hãy đi làm xét nghiệm chẩn đoán trước sinh ngay nhé. Hiện nay có 2 phương pháp:</p><p></p><p>1. Triple test là xét nghiệm khi thai nhi ở tuần (11,12), (21,22), (31,32 ), phương pháp này cần làm tối thiểu 3 lần ở 3 giai đoạn của tuổi thai</p><p></p><p>2. Panorama test: làm từ khi thai nhi được 9 tuần trở lên và làm 1 lần duy nhất. Đây là phương pháp mới và tiến tiến nhất hiện nay (nếu bạn muốn làm phương pháp này thì hãy trao đổi thêm nhé). Kết hợp với siêu âm 3 chiều để xác định hình thái của thai nhi.</p><p></p><p>Chúc bạn khỏe!</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Bé 5 tháng bị ho nên uống thuốc kháng sinh nhưng vẫn chưa đi ngoài được</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: Ẩn danh</p><p></p><p>Chào bác sĩ.</p><p></p><p>Bé nhà em được gần 5 tháng. Mấy hôm nay, bé bị ho nên dùng thuốc kháng sinh. Đến hôm qua được 6 ngày rồi em chưa thấy bé đi ngoài. Bé vẫn bú và chơi bình thường. Em có cảm giác bé hơi khó chịu ạ. Em phải làm sao thưa bác sĩ. Và nếu thụt có sao không ạ?</p><p></p><p>Cảm ơn bác sĩ.</p><p></p><p><span style="font-size: 15px"><strong>Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào bạn.</p><p></p><p>Bạn có thể mua ống thụt phân có chữa chất bôi trơn Glycerin về thụt cho bé. Việc thụt này không tác động đến hậu môn cũng như đường tiêu hóa của trẻ.</p><p></p><p>Chúc bạn nuôi con mạnh khỏe!</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Vì sử dụng thuốc kháng sinh nên cắt sữa, nay muốn cho bé bú lại thì làm thế nào?</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: Giấu tên</p><p></p><p>Thưa bác sĩ!</p><p></p><p>Tôi đẻ con được 1 tháng, khi sinh do tôi phải sử dụng thuốc kháng sinh nên bác sĩ có chích thuốc cắt sữa cho tôi. Hiện tôi đã ngừng uống thuốc và muốn con bú lại thì tôi phải làm sao?</p><p></p><p>Cảm ơn bác sĩ.</p><p></p><p><span style="font-size: 15px"><strong>Bác sĩ Nguyễn Thị Vân</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào bạn!</p><p></p><p>Trẻ bú sữa mẹ mang lại rất nhiều lợi ích cho cả mẹ và bé. Phần lớn hầu hết phụ nữ đều có thể cung cấp đủ sữa cho bé bú. Vì sử dụng thuốc kháng sinh nên cắt sữa không cho bé bú, nay muốn có sữa đẻ cho bé quay trở lại bạn cũng có thể tham khảo nhiều cách để tăng tiết sữa hiệu quả dưới đây:</p><p></p><p>Nên cho bé bú càng nhiều lần trong ngày càng tốt, sữa sẽ về nhiều hơn.</p><p></p><p>Việc bạn cung cấp cấp đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể, có thể là uống sữa hay nước ép trái cây đều rất tốt trong thời gian cho bé bú, uống đủ nước giúp cơ thể mẹ tiết ra nhiều sữa cho bé hơn.</p><p></p><p>Bạn cần phải có chế độ dinh dưỡng đầy đủ và chất lượng: Để góp phần đảm bảo có đủ sữa cả về số lượng lẫn chất lượng, người mẹ cần ăn uống đầy đủ. Khẩu phần ăn cần tăng thêm khoảng 350 Kcal/ngày, tương đương khoảng 1/4 lượng thức ăn so với ngày thường. Bữa ăn của mẹ cần đảm bảo đủ 4 nhóm thực phẩm. Nhóm chất bột (cơm, khoai củ, bánh mì, bún, bánh phở…); Nhóm chất đạm (thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua, đậu đỗ…); Nhóm chất béo (dầu mỡ, bơ, lạc…); Nhóm viatmin và khoáng chất (rau xanh, quả chín). Mỗi bữa mẹ nên ăn thêm một bát cơm cùng ít thịt hoặc cá, trứng, đậu đỗ, rau củ và quả chín… Bạn nên tránh những chất tác động đến chất lượng và số lượng sữa như: rượu, cà phê, thuốc lá…</p><p></p><p>Sau khi sinh, bạn cần phải được nghỉ ngơi nghỉ ngơi đầy đủ. Để đảm bảo sức khỏe và đủ sữa cho con bú, bạn cần ngủ ít nhất 10 giờ/ngày, 2-4 giờ ban ngày và 6-8 giờ ban đêm. Stress tác động lớn đến việc tiết sữa của cơ thể người mẹ, vì thế nghỉ ngơi và thư giãn là cách giúp tăng cường lượng sữa.</p><p></p><p>Chúc bạn mạnh khỏe!</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Bé bị viêm đường hô hấp, cho uống nước muối sinh lý và dùng kháng sinh kéo dài có nhờn thuốc?</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: Giấu tên</p><p></p><p>Chào bác sĩ!</p><p></p><p>Cháu có hai con (1 tuổi và 3,5 tuổi) liên tục bị viêm đường hô hấp, đặc biệt khi trời lạnh nên tháng nào cũng phải dùng kháng sinh kéo dài 1 tuần hoặc lâu hơn, làm cháu rất lo sợ sau này con bị nhờn kháng sinh. Trước khi ho bé thường bị sổ mũi. Khi bé sổ mũi, cháu đã vệ sinh ngay bằng nước muối sinh lý (cháu dùng xi lanh 10ml bơm nước muối ấm vào mỗi bên mũi rồi hút mũi hoặc bé tự xì mũi ra), mỗi ngày làm 2-3 lần nhưng bé vẫn không thể khỏi mà lại chuyển ho.</p><p></p><p>Bác sĩ cho cháu hỏi tại sao cháu sử dụng nước muối sinh lý rửa mũi nhưng con vẫn không khỏi sổ mũi, ngạt mũi được như các bé khác, mà lần nào cũng chuyển thành ho nặng ạ? Cháu nên cho con dùng thuốc gì khi bé bị ngạt mũi, sổ mũi không hay chỉ dùng nước muối sinh lý là đủ? Bé liên tục phải dùng kháng sinh thì có sợ sau này bị nhờn kháng sinh không? Cháu dùng xi lanh bơm nước muối vào mũi nhưng thấy nước muối chảy vào họng và bé nuốt nhiều nước muối như thế có bị sao không? Với bé 2 tuổi chưa biết súc miệng bằng nước muối thì hàng ngày cháu có thể cho bé uống 1 ít nước muối sinh lý không?</p><p></p><p>Cháu cám ơn bác sĩ.</p><p></p><p>Chào bạn!</p><p></p><p>Nước muối sinh lý 9% là dung dịch thích hợp nhất để làm ẩm, làm ướt hay rửa các mô cơ thể như niêm mạc mũi họng, đường tiêu hóa, đường hô hấp, ổ bụng,… Dùng nước muối này vào mũi với mục đích là làm loãng, rửa trôi nhầy nhớt nhiều ở vùng mũi họng có ích trong một giai đoạn nào đó, trong một thời gian ngắn nào đó của bệnh. Có nghĩa là chỉ dùng nước muối này như một biện pháp hỗ trợ chứ không phải là biện pháp chính để chữa các bệnh gây xuất tiết nhiều đàm dịch ở mũi họng.</p><p></p><p>Vì nước muối sinh lý không phải là thuốc nên không thể có tác dụng chữa bệnh. Chưa kể, dùng quá kéo dài nước muối vào mũi họng có thể gây ẩm ướt liên tục niêm mạc mũi họng, gây viêm nhiễm nhiều hơn, tổn thương nhiều hơn niêm mạc mũi họng. Tổn thương niêm mạc mũi họng lại tiếp tục tiết nhiều đàm nhớt, ta càng dùng nhiều nước muối vào mũi và tạo ra một cái vòng lẩn quẩn của bệnh. Đó là chưa kể sự chênh lệch nhiệt độ giữa nước muối và mũi: nước muối thường có nhiệt độ thấp hơn niêm mạc mũi (nhất là về mùa đông) gây phản ứng phù nề niêm mạc mũi theo phản xạ.</p><p></p><p>Vì vậy, lạm dụng dung dịch nước muối vào mũi họng (dùng quá thường xuyên, quá kéo dài) có khi rất gây hại: kéo dài tổn thương mũi họng xoang không bao giờ dứt. Niêm mạc mũi xoang có hệ thống tế bào bề mặt có thể tiết ra chất nhầy và nước làm ẩm ướt bề mặt có tác dụng bắt lại bụi trong không khí hít vào. Nó lại có các tế bào có lông chuyển tạo thành làn sóng như sóng lúa trên cánh đồng để vận chuyển và rửa trông các chất nhầy đã tiết ra. Nghĩa là, niêm mạc mũi xoang có cơ chế tự làm sạch. Cơ chế này bị rối loạn khi lớp niêm mạc mũi xoang bị tổn thương do nhiễm trùng, hóa chất, viêm nhiễm,… Thường là tiết ra quá nhiều chất nhầy và nước gây ra đàm nhớt.</p><p></p><p>Ở quá trình ngược lại, rối loạn tiết ít dịch nhầy sẽ gây ra bệnh khô, teo niêm mạc mũi. Ta cần chữa bệnh viêm nhiễm, làm loãng nhầy nhớt giúp dễ rửa trôi nhầy nhớt mũi khi niêm mạc mũi bị tổn thương. Sau đó, niêm mạc mũi sẽ tự động hồi phục lại hoạt động bình thường và không cần bất cứ hỗ trợ nào như nước muối chẳng hạn. Viêm nhiễm mũi họng ở trẻ từ 1-4 tuổi thường do môi trường nhà trẻ mẫu giáo. Các bạn khác bị bệnh rồi lây cho cháu nên bệnh hay tái phát.</p><p></p><p>Một lí do khác nữa phụ thuộc vào tố chất của trẻ: sức đề kháng với bệnh tật và dinh dưỡng. Bệnh thường gặp nhất gây sổ mũi thường xuyên là viêm VA. Bạn nên giảm dùng nước muối vào mũi, nếu cháu bị viêm mũi tái phát, bạn nên cho cháu đến khám bệnh viện Nhi Đồng 1 để xem xét nạo VA cho cháu. Bạn có thể cho các cháu uống Broncho Vaxom 3,5mg, uống 3 tháng, mỗi tháng uống 10 ngày, mỗi ngày 1 viên (tổng liều 30 viên trong 90 ngày).</p><p></p><p>Chúc con bạn nhanh khỏi bệnh!</p><p></p><p>Nguồn sưu tầm Nguồn: songkhoe.vn</p><p></p><p style="text-align: right">Theo ViCare</p><p>[/QUOTE]</p>
[QUOTE="Hỏi Đáp Bác Sỹ, post: 41867, member: 11284"] Hỏi Bác Sĩ - Thuốc kháng sinh có nhiều chất hóa học tổng hợp và đặc biệt dễ gây tác dụng phụ. Đó cũng là lí do mà các bậc cha mẹ nên cảnh giác và tìm hiểu kỹ khi cho các bé dùng loại thuốc này. [SIZE=5][B]Uống thuốc kháng sinh Franrogyl khi có em bé có sao không?[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: Giấu tên Cháu chào bác sĩ! Khi cháu bị đau răng cháu có dùng thuốc Franrogyl (Spiramycin 750. 000 IU và Metronidazol 125mg) trong 3-5 ngày (tổng 14 viên) nhưng do cháu không biết có em bé. Khi cháu biết mình có em bé (dùng que thử ngày 12/11 này) thì cháu dừng không dùng thuốc nữa, cháu ngày 5/10 có kinh hết ngày 11/10 nhưng cháu quên ngày nào thụ thai. Khi đi khám bác sĩ thì bác sĩ bảo thai nhi được 7 tuần tuổi (đã có tim thai) nhưng bác sĩ bảo thuốc cháu uống sẽ bị dị tật, cháu rất lo. Bác sĩ giải đáp giúp cháu với ạ, thuốc cháu uống có bị tác động tới thai nhi không ạ? Mong bác giải đáp giúp cháu, nếu bị dị tật thì sẽ vào những trường hợp nào? Có nặng không ạ? Và nếu kiểm tra trong tháng thứ 3, 4 có phát hiện chính xác được bị dị tật không ạ? Thuốc nó có đi vào xương, tuỷ không ạ… Mong bác giải đáp giúp cháu, cháu rất lo lắng vì không biết có nên bỏ không? Bác sĩ có thể trả lời trực tiếp hoặc gửi mail giải đáp giúp cháu vào mail: hongdt. ptitgmail.com. Cháu cảm ơn bác sĩ nhiều ạ! [SIZE=4][B]Bác sĩ Lê Huy Tuấn[/B][/SIZE] Chào bạn! Với 2 loại thuốc bạn đã sử dụng thì không thể kết luận gây dị dạng cho thai nhi được, bạn hãy yên tâm đi khám thai và làm đủ xét nghiệm nhé. Khi có thai cần ăn cân đối 4 thành phần dinh dưỡng đó là chất đạm, tinh bột, chất béo và vitamin (rau củ quả) trong đó chất đạm nên tăng cường nhiều hơn để thai nhi phát triển tốt. Bạn cần đi khám thai và quản lý thai đầy đủ, lưu ý dùng thuốc nhé, đó là các loại sau: Viên sắt: đề phòng thiếu máu do thiếu sắt Canxi: đề phòng loãng xương đối với mẹ và giúp con có đủ can xi để phát triển chiều cao Vitamin tổng hợp loại dành cho phụ nữ có thai giúp cơ thể khỏe mạnh hơn và cũng đỡ bị nghén. Bạn hãy đi làm xét nghiệm chẩn đoán trước sinh ngay nhé. Hiện nay có 2 phương pháp: 1. Triple test là xét nghiệm khi thai nhi ở tuần (11,12), (21,22), (31,32 ), phương pháp này cần làm tối thiểu 3 lần ở 3 giai đoạn của tuổi thai 2. Panorama test: làm từ khi thai nhi được 9 tuần trở lên và làm 1 lần duy nhất. Đây là phương pháp mới và tiến tiến nhất hiện nay (nếu bạn muốn làm phương pháp này thì hãy trao đổi thêm nhé). Kết hợp với siêu âm 3 chiều để xác định hình thái của thai nhi. Chúc bạn khỏe! [SIZE=5][B]Bé 5 tháng bị ho nên uống thuốc kháng sinh nhưng vẫn chưa đi ngoài được[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: Ẩn danh Chào bác sĩ. Bé nhà em được gần 5 tháng. Mấy hôm nay, bé bị ho nên dùng thuốc kháng sinh. Đến hôm qua được 6 ngày rồi em chưa thấy bé đi ngoài. Bé vẫn bú và chơi bình thường. Em có cảm giác bé hơi khó chịu ạ. Em phải làm sao thưa bác sĩ. Và nếu thụt có sao không ạ? Cảm ơn bác sĩ. [SIZE=4][B]Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh[/B][/SIZE] Chào bạn. Bạn có thể mua ống thụt phân có chữa chất bôi trơn Glycerin về thụt cho bé. Việc thụt này không tác động đến hậu môn cũng như đường tiêu hóa của trẻ. Chúc bạn nuôi con mạnh khỏe! [SIZE=5][B]Vì sử dụng thuốc kháng sinh nên cắt sữa, nay muốn cho bé bú lại thì làm thế nào?[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: Giấu tên Thưa bác sĩ! Tôi đẻ con được 1 tháng, khi sinh do tôi phải sử dụng thuốc kháng sinh nên bác sĩ có chích thuốc cắt sữa cho tôi. Hiện tôi đã ngừng uống thuốc và muốn con bú lại thì tôi phải làm sao? Cảm ơn bác sĩ. [SIZE=4][B]Bác sĩ Nguyễn Thị Vân[/B][/SIZE] Chào bạn! Trẻ bú sữa mẹ mang lại rất nhiều lợi ích cho cả mẹ và bé. Phần lớn hầu hết phụ nữ đều có thể cung cấp đủ sữa cho bé bú. Vì sử dụng thuốc kháng sinh nên cắt sữa không cho bé bú, nay muốn có sữa đẻ cho bé quay trở lại bạn cũng có thể tham khảo nhiều cách để tăng tiết sữa hiệu quả dưới đây: Nên cho bé bú càng nhiều lần trong ngày càng tốt, sữa sẽ về nhiều hơn. Việc bạn cung cấp cấp đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể, có thể là uống sữa hay nước ép trái cây đều rất tốt trong thời gian cho bé bú, uống đủ nước giúp cơ thể mẹ tiết ra nhiều sữa cho bé hơn. Bạn cần phải có chế độ dinh dưỡng đầy đủ và chất lượng: Để góp phần đảm bảo có đủ sữa cả về số lượng lẫn chất lượng, người mẹ cần ăn uống đầy đủ. Khẩu phần ăn cần tăng thêm khoảng 350 Kcal/ngày, tương đương khoảng 1/4 lượng thức ăn so với ngày thường. Bữa ăn của mẹ cần đảm bảo đủ 4 nhóm thực phẩm. Nhóm chất bột (cơm, khoai củ, bánh mì, bún, bánh phở…); Nhóm chất đạm (thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua, đậu đỗ…); Nhóm chất béo (dầu mỡ, bơ, lạc…); Nhóm viatmin và khoáng chất (rau xanh, quả chín). Mỗi bữa mẹ nên ăn thêm một bát cơm cùng ít thịt hoặc cá, trứng, đậu đỗ, rau củ và quả chín… Bạn nên tránh những chất tác động đến chất lượng và số lượng sữa như: rượu, cà phê, thuốc lá… Sau khi sinh, bạn cần phải được nghỉ ngơi nghỉ ngơi đầy đủ. Để đảm bảo sức khỏe và đủ sữa cho con bú, bạn cần ngủ ít nhất 10 giờ/ngày, 2-4 giờ ban ngày và 6-8 giờ ban đêm. Stress tác động lớn đến việc tiết sữa của cơ thể người mẹ, vì thế nghỉ ngơi và thư giãn là cách giúp tăng cường lượng sữa. Chúc bạn mạnh khỏe! [SIZE=5][B]Bé bị viêm đường hô hấp, cho uống nước muối sinh lý và dùng kháng sinh kéo dài có nhờn thuốc?[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: Giấu tên Chào bác sĩ! Cháu có hai con (1 tuổi và 3,5 tuổi) liên tục bị viêm đường hô hấp, đặc biệt khi trời lạnh nên tháng nào cũng phải dùng kháng sinh kéo dài 1 tuần hoặc lâu hơn, làm cháu rất lo sợ sau này con bị nhờn kháng sinh. Trước khi ho bé thường bị sổ mũi. Khi bé sổ mũi, cháu đã vệ sinh ngay bằng nước muối sinh lý (cháu dùng xi lanh 10ml bơm nước muối ấm vào mỗi bên mũi rồi hút mũi hoặc bé tự xì mũi ra), mỗi ngày làm 2-3 lần nhưng bé vẫn không thể khỏi mà lại chuyển ho. Bác sĩ cho cháu hỏi tại sao cháu sử dụng nước muối sinh lý rửa mũi nhưng con vẫn không khỏi sổ mũi, ngạt mũi được như các bé khác, mà lần nào cũng chuyển thành ho nặng ạ? Cháu nên cho con dùng thuốc gì khi bé bị ngạt mũi, sổ mũi không hay chỉ dùng nước muối sinh lý là đủ? Bé liên tục phải dùng kháng sinh thì có sợ sau này bị nhờn kháng sinh không? Cháu dùng xi lanh bơm nước muối vào mũi nhưng thấy nước muối chảy vào họng và bé nuốt nhiều nước muối như thế có bị sao không? Với bé 2 tuổi chưa biết súc miệng bằng nước muối thì hàng ngày cháu có thể cho bé uống 1 ít nước muối sinh lý không? Cháu cám ơn bác sĩ. Chào bạn! Nước muối sinh lý 9% là dung dịch thích hợp nhất để làm ẩm, làm ướt hay rửa các mô cơ thể như niêm mạc mũi họng, đường tiêu hóa, đường hô hấp, ổ bụng,… Dùng nước muối này vào mũi với mục đích là làm loãng, rửa trôi nhầy nhớt nhiều ở vùng mũi họng có ích trong một giai đoạn nào đó, trong một thời gian ngắn nào đó của bệnh. Có nghĩa là chỉ dùng nước muối này như một biện pháp hỗ trợ chứ không phải là biện pháp chính để chữa các bệnh gây xuất tiết nhiều đàm dịch ở mũi họng. Vì nước muối sinh lý không phải là thuốc nên không thể có tác dụng chữa bệnh. Chưa kể, dùng quá kéo dài nước muối vào mũi họng có thể gây ẩm ướt liên tục niêm mạc mũi họng, gây viêm nhiễm nhiều hơn, tổn thương nhiều hơn niêm mạc mũi họng. Tổn thương niêm mạc mũi họng lại tiếp tục tiết nhiều đàm nhớt, ta càng dùng nhiều nước muối vào mũi và tạo ra một cái vòng lẩn quẩn của bệnh. Đó là chưa kể sự chênh lệch nhiệt độ giữa nước muối và mũi: nước muối thường có nhiệt độ thấp hơn niêm mạc mũi (nhất là về mùa đông) gây phản ứng phù nề niêm mạc mũi theo phản xạ. Vì vậy, lạm dụng dung dịch nước muối vào mũi họng (dùng quá thường xuyên, quá kéo dài) có khi rất gây hại: kéo dài tổn thương mũi họng xoang không bao giờ dứt. Niêm mạc mũi xoang có hệ thống tế bào bề mặt có thể tiết ra chất nhầy và nước làm ẩm ướt bề mặt có tác dụng bắt lại bụi trong không khí hít vào. Nó lại có các tế bào có lông chuyển tạo thành làn sóng như sóng lúa trên cánh đồng để vận chuyển và rửa trông các chất nhầy đã tiết ra. Nghĩa là, niêm mạc mũi xoang có cơ chế tự làm sạch. Cơ chế này bị rối loạn khi lớp niêm mạc mũi xoang bị tổn thương do nhiễm trùng, hóa chất, viêm nhiễm,… Thường là tiết ra quá nhiều chất nhầy và nước gây ra đàm nhớt. Ở quá trình ngược lại, rối loạn tiết ít dịch nhầy sẽ gây ra bệnh khô, teo niêm mạc mũi. Ta cần chữa bệnh viêm nhiễm, làm loãng nhầy nhớt giúp dễ rửa trôi nhầy nhớt mũi khi niêm mạc mũi bị tổn thương. Sau đó, niêm mạc mũi sẽ tự động hồi phục lại hoạt động bình thường và không cần bất cứ hỗ trợ nào như nước muối chẳng hạn. Viêm nhiễm mũi họng ở trẻ từ 1-4 tuổi thường do môi trường nhà trẻ mẫu giáo. Các bạn khác bị bệnh rồi lây cho cháu nên bệnh hay tái phát. Một lí do khác nữa phụ thuộc vào tố chất của trẻ: sức đề kháng với bệnh tật và dinh dưỡng. Bệnh thường gặp nhất gây sổ mũi thường xuyên là viêm VA. Bạn nên giảm dùng nước muối vào mũi, nếu cháu bị viêm mũi tái phát, bạn nên cho cháu đến khám bệnh viện Nhi Đồng 1 để xem xét nạo VA cho cháu. Bạn có thể cho các cháu uống Broncho Vaxom 3,5mg, uống 3 tháng, mỗi tháng uống 10 ngày, mỗi ngày 1 viên (tổng liều 30 viên trong 90 ngày). Chúc con bạn nhanh khỏi bệnh! Nguồn sưu tầm Nguồn: songkhoe.vn [RIGHT]Theo ViCare[/RIGHT] [/QUOTE]
Xem thử
Tên
Mã xác nhận
Trả lời
Trang chủ
Tư Vấn
BÁC SỸ TRỰC TUYẾN TƯ VẤN
HỎI BÁC SỸ
Thắc mắc thường gặp khi cho bé dùng thuốc kháng sinh
Top
Dưới