Menu
Trang chủ
Tư Vấn
Bài viết mới
Tìm chủ đề
Mới!
Bài viết mới
Tài liệu mới
Trạng thái mới
Hoạt động mới nhất
Tài liệu
Latest reviews
Tìm Tài liệu
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Trạng thái mới
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Chat
0
Tư Vấn
Đăng nhập
Đăng ký
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Bài viết mới
Tìm chủ đề
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Menu
Trả lời chủ đề
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
Trang chủ
Tư Vấn
BÁC SỸ TRỰC TUYẾN TƯ VẤN
HỎI BÁC SỸ
Những hiểu biết căn bản về bệnh sán dây
Nội dung
<p>[QUOTE="Hỏi Đáp Bác Sỹ, post: 42116, member: 11284"]</p><p>Hỏi Bác Sĩ - Trong 6 loại sán hay thường gặp ở người thì sán dây lợn và cá có sự phân bố hạn chế hơn nhưng vẫn có ở Việt Nam, với người bệnh là vật chủ cuối cùng duy nhất. Sau đây, người đọc sẽ được tìm hiểu về bệnh thông qua 5 câu hỏi sau.</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Triệu chứng và biến chứng do sán dây bò</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: Giấu tên</p><p></p><p>Chào bác sĩ!</p><p></p><p>Em là nữ em muốn hỏi bác sĩ về biểu hiện và biến chứng do sán dây bò gây ra.</p><p></p><p>Em xin cảm ơn.</p><p></p><p><span style="font-size: 15px"><strong>Bác sĩ Nguyễn Thị Thúy</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào em.</p><p></p><p>Triệu chứng và biến chứng do sán dây bò gây ra: gồm 2 loại, bệnh sán dây trưởng thành (hay gặp), bệnh ấu trùng sán dây bò (hiếm gặp).</p><p></p><p>– Bệnh sán dây trưởng thành: sán dây ở trong cơ thể người chiếm thức ăn, làm cơ thể kém hấp thu, rối loạn tiêu hóa (đau tức vùng thượng vị, đau bụng khi đói, sút cân, đôi khi buồn nôn). Tuy nhiên, biểu hiện chủ yếu là người bị bệnh thường có cảm giác khó chịu, bứt rứt do đốt sán (sán dây bò) tự rụng ra ngoài ống tiêu hóa bất cứ lúc nào.</p><p></p><p>– Bệnh ấu trùng: tùy thuộc vào vị trí ký sinh của nang sán mà có những triệu chứng khác nhau: có các nốt ở dưới da bằng hạt đỗ, hạt lạc, di động dễ, không ngứa, không đau, nằm ở vị trí cơ vân, không ở trên đường đi của hạch bạch huyết; hoặc có thể bị động kinh, liệt tay, chân hay liệt nửa người, nói ngọng, rối loạn trí nhớ hoặc đau đầu dữ dội; hoặc có thể tăng nhãn áp, giảm thị lực hoặc mù nếu có nang sán ở mắt.</p><p></p><p>Tỷ lệ tử vong của bệnh cao hay thấp tùy thuộc diễn biến bệnh đơn giản hay phức tạp, nhất là những ca ấu trùng sán tại thần kinh trung ương. Đối với những trẻ em mắc bệnh thường do phơi nhiễm với nang sán và ít có biến chứng, tiên lượng bệnh tốt hơn. Các tình huống bệnh nặng ở trẻ em là do bị nhiễm tái đi tái lại với trứng sán, gây gia tăng áp lực nội sọ, khó kiểm soát cơn co giật, động kinh, nên các trẻ này có tiên lượng kém hơn. Một số biến chứng có thể tăng lên do không khống chế được cơn co giật, động kinh, não úng thủy, phù gai thị, nhức đầu, nôn mửa.</p><p></p><p>Em có thể tham khảo bệnh sán dây bò dưới đây:</p><p></p><p>1. Đặc điểm của bệnh sán dây bò:</p><p></p><p>Ở Việt Nam bệnh này gặp nhiều hơn bệnh sán dây lợn. Sán trưởng thành dài từ 4-12 m hoặc có thể dài hơn, thân có khoảng 1.200-2.000 đốt; đầu sán hơi dẹt, cổ dài và hẹp, các đốt sán gần đầu có chiều ngang lớn hơn chiều dọc, càng xa đầu thì chiều dài càng lớn hơn chiều ngang. Các đốt sán gần cổ chưa có cấu tạo gì bên trong rõ rệt, chỉ chứa mầm phôi thai của cơ quan sinh dục. Các đốt càng xa cổ càng già với bộ phận sinh dục cái xuất hiện, toàn bộ đốt sán là tử cung phân nhánh chứa đầy trứng, số lượng trứng có thể đến 100.000 trứng. Sán dây bò có nang ấu trùng là một bọc chứa đầy chất lỏng trong có đầu ấu trùng, ấu trùng không có móc, có bốn giác gọi là “gạo bò” nằm ký sinh ở thịt bò. Sán dây bò thường ký sinh ở ruột non của người. Những đốt sán già tự động đứt ra khỏi thân sán, tự bò ra ngoài hậu môn, rồi bò ra quần áo, giường chiếu. Bệnh nhân dễ biết mình bị mắc bệnh vì nhìn thấy và phát hiện các đốt sán ở quần áo, giường chiếu. Các đốt sán rụng ra thành những đốt riêng biệt, chuyển động nhờ những cơ rất khỏe nên nó có thể bò lên bụng, lên nách bệnh nhân hoặc bò ra khắp giường chiếu. Mỗi ngày thân sán có thể mọc dài ra từ 3-28 đốt. Các đốt sán già rơi ra ngoại cảnh, vỡ ra, giải phóng ra hàng trăm ngàn trứng. Nếu trâu, bò ăn phải đốt sán vào ruột thì trứng sán nở ra ấu trùng và xâm nhập vào hệ tuần hoàn để về tim, sau đó theo máu đi đến các cơ vân để hình thành nang ấu trùng ở bắp cơ của trâu, bò và thường được gọi là “gạo bò”. Nang ấu trùng sán bò thấy nhiều ở cơ lưỡi, cơ hoành, cơ tim, cơ mông … của trâu, bò. Khi người ăn thịt trâu, bò có nang ấu trùng sán dây bò chưa được nấu chín, còn ở trong trạng thái tái hoặc sống thì nang ấu trùng vào ruột người, ấu trùng sẽ thoát ra khỏi nang, đầu lộn ra ngoài bám vào thành ruột và phát triển thành sán trưởng thành trong khoảng từ 8-10 tuần. Người là vật chủ chính và trâu, bò là vật chủ phụ. Sán dây bò có thể sống trong cơ thể người từ 20-30 năm. Con người thường bị mắc bệnh sán dây bò trưởng thành, còn bệnh ấu trùng sán bò hiếm gặp.</p><p></p><p>2. Điều trị:</p><p></p><p>Điều trị sớm, đủ liều và uống thuốc đặc hiệu. Điều trị hỗ trợ khi cần thiết để nâng cao thể trạng cho bệnh nhân. Chống chỉ định chữa trị cho phụ nữ có thai, những người đang bị bệnh cấp tính hoặc suy tim, suy gan, suy thận, bệnh tâm thần…, cơ địa dị ứng với thuốc cần dùng. Thuốc chữa trị:</p><p></p><p>Điều trị sán dây trưởng thành: có thể dùng một trong hai loại thuốc sau: Praziquantel viên nén 600 mg liều 15-20 mg/kg, liều duy nhất uống sau khi ăn 1 giờ. Niclosamide viên nén 500 mg liều 5-6 mg/kg, liều duy nhất uống lúc đói, sau 2 giờ tẩy magie sulphat 30 mg kèm theo uống nhiều nước (1,5-2 lít).</p><p></p><p>Điều trị nang sán: áp dụng tại các bệnh viện từ tuyến huyện trở lên: Praziquantel viên nén 600 mg liều 15 mg/kg/lần 2 lần/ngày 10 ngày 2-3 đợt, mỗi đợt cách nhau 10-20 ngày hoặc Albendazole 7,5 mg/kg/lần 2 lần/ngày 30 ngày 2-3 đợt, mỗi đợt cách nhau 10-20 ngày. Trước khi dùng phác đồ này, cần tẩy sán trưởng thành bằng praziquantel liều duy nhất từ 15-20 mg/kg.</p><p></p><p>3. Phòng bệnh: đối với bệnh do sán dây trưởng thành: không ăn thịt trâu, bò chưa nấu chín như thịt trâu, bò tái; kết hợp với các ngành chức năng kiểm tra chặt chẽ các lò mổ trâu bò và loại bỏ các con vật mang ấu trùng sán; quản lý phân tốt: luôn sử dụng hố xí hợp vệ sinh.</p><p></p><p>Chào thân ái!</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Nhiễm sán dây khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi không?</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: thị hương</p><p></p><p>Xin chào bác sĩ.</p><p></p><p>Năm nay cháu 24 tuổi cháu đang có bầu vào tuần thứ 30, cháu đi đại tiện thấy phân có đoạn sán dây màu trắng như xơ mít. Cháu muốn hỏi bác liệu có ảnh hưởng gì đến thai nhi không ạ?</p><p></p><p>Cảm ơn bác sĩ rất nhiều.</p><p></p><p><span style="font-size: 15px"><strong>Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào cháu!</p><p></p><p>Bị nhiễm giun sán không trực tiếp tác động đến em bé trong bào thai. Tuy nhiên bị nhiễm kí sinh trùng như giun sán có thể làm cho người mẹ có các biểu hiện như đau bụng, buồn nôn, ăn kém, mệt mỏi, thiếu máu… làm cho sức khỏe của mẹ suy giảm và gián tiếp tác động đến sự phát triển của bào thai. Khuyên cháu cần được khám bác sĩ và chữa trị bệnh.</p><p></p><p>Chúc cháu mạnh khỏe!</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Tẩy sán dây bằng thuốc dân gian có hiệu quả?</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: Giấu tên</p><p></p><p>Chào bác sĩ!</p><p></p><p>Em năm nay 23 tuổi. Mấy tháng gần đây khi đi đại tiện, em có phát hiện thấy những đốt sán theo ra, kể cả những lúc bình thường em vẫn thấy những đốt sán này chui ra. Em đã mua thuốc Tây về tẩy và thấy ra một đoán sán dây dài em nghĩ mình đã tẩy thành công. Sau 3 tháng thì tình trạng này lại tái phát. Em lai ra hiệu thuốc tìm mua thuốc đặc trị sán dây nhưng không có. Em tìm trên các trang báo điện tử có viết bài thuốc dân gian trị sán dây với 3 loại nguyên liệu là ( rễ cây lựu, hạt bí đỏ và hạt cau khô). Em không biết bài thuốc dân gian nay có hiệu quả không, nên em xin ý kiến của chuyên gia giúp em sớm tẩy được sán dây. Cuối cùng bác sĩ cho em hỏi ở Hải Phòng có bán thuốc đặc trị để tẩy sán không?</p><p></p><p>Cảm ơn bác sĩ.</p><p></p><p><span style="font-size: 15px"><strong>Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào em!</p><p></p><p>Có nhiều loại sán dây gây bệnh cho người và động vật, trong đó có một loại sán dây thường gặp là sán dây bò, sán dây lợn, và sán dây cá. Con người bị nhiễm sán dây do ăn thực phẩm của động vật bị nhiễm bệnh không được nấu chín. Thuốc đặc trị các loại sán dây là Praziquantel, liều chữa trị phụ thuộc tuổi, cân nặng và loại sán bị nhiễm. Bài thuốc dân gian chữa trị giun sán nói chung có tác dụng hỗ trợ chữa trị bệnh và nên phối hợp với thuốc Tây y, không nên chỉ uống thuốc Đông y đơn độc để chữa trị giun sán.</p><p></p><p>Tôi nghĩ em nên đến nhà thuốc bệnh viện để mua thuốc nếu các cửa hàng thuốc không có bán, em cũng có thể nhờ nhà thuốc đặt mua thuốc giúp em. Hiện không rõ em nhiễm loại sán dây nào trong số các loại sán nêu trên, mô tả sơ bộ thì có thể là em bị nhiễm sán dây lợn hoặc sán dây bò. Để xác định chính xác em nên xét nghiệm phân để định loại sán, đến bệnh viện để được khám và phát hiện các tổn thương ở các cơ quan trong cơ thể và chữa trị. Chú ý: Khuyên em giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, ăn chín uống sôi để tránh bị tái nhiễm.</p><p></p><p>Chúc em sớm khỏi bệnh!</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Đi ngoài ra con vật màu trắng đục biết bò</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: lienhuong</p><p></p><p>Chào bác sĩ.</p><p></p><p>Em năm nay 19 tuổi. Gần 1 năm nay đi ngoài đều ra con vật nhỏ màu trắng đục dài khoảng 2 phân. Chúng biết bò. Em có uống furaca nhưng không khỏi. Có thể cho em biết đây là loại sán gì không. Em phải dùng thuốc gì hay phải tơi bệnh viện khám ạ?</p><p></p><p>Em cảm ơn bác sĩ.</p><p></p><p><span style="font-size: 15px"><strong>Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào em!</p><p></p><p>Em có triệu chứng của nhiễm sán dây, có thể là sán dây lợn hoặc sán dây bò… Để chẩn đoán xác định, em cần làm xét nghiệm phân. Khuyên em khám và giải đáp với bác sĩ chuyên ngành Ký sinh trùng và Côn trùng. Sau khi có xét nghiệm và chẩn đoán xác định bác sĩ sẽ kê đơn chữa trị.</p><p></p><p>Chúc em sớm khỏi bệnh!</p><p></p><p></p><p style="text-align: right">Theo ViCare</p><p>[/QUOTE]</p>
[QUOTE="Hỏi Đáp Bác Sỹ, post: 42116, member: 11284"] Hỏi Bác Sĩ - Trong 6 loại sán hay thường gặp ở người thì sán dây lợn và cá có sự phân bố hạn chế hơn nhưng vẫn có ở Việt Nam, với người bệnh là vật chủ cuối cùng duy nhất. Sau đây, người đọc sẽ được tìm hiểu về bệnh thông qua 5 câu hỏi sau. [SIZE=5][B]Triệu chứng và biến chứng do sán dây bò[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: Giấu tên Chào bác sĩ! Em là nữ em muốn hỏi bác sĩ về biểu hiện và biến chứng do sán dây bò gây ra. Em xin cảm ơn. [SIZE=4][B]Bác sĩ Nguyễn Thị Thúy[/B][/SIZE] Chào em. Triệu chứng và biến chứng do sán dây bò gây ra: gồm 2 loại, bệnh sán dây trưởng thành (hay gặp), bệnh ấu trùng sán dây bò (hiếm gặp). – Bệnh sán dây trưởng thành: sán dây ở trong cơ thể người chiếm thức ăn, làm cơ thể kém hấp thu, rối loạn tiêu hóa (đau tức vùng thượng vị, đau bụng khi đói, sút cân, đôi khi buồn nôn). Tuy nhiên, biểu hiện chủ yếu là người bị bệnh thường có cảm giác khó chịu, bứt rứt do đốt sán (sán dây bò) tự rụng ra ngoài ống tiêu hóa bất cứ lúc nào. – Bệnh ấu trùng: tùy thuộc vào vị trí ký sinh của nang sán mà có những triệu chứng khác nhau: có các nốt ở dưới da bằng hạt đỗ, hạt lạc, di động dễ, không ngứa, không đau, nằm ở vị trí cơ vân, không ở trên đường đi của hạch bạch huyết; hoặc có thể bị động kinh, liệt tay, chân hay liệt nửa người, nói ngọng, rối loạn trí nhớ hoặc đau đầu dữ dội; hoặc có thể tăng nhãn áp, giảm thị lực hoặc mù nếu có nang sán ở mắt. Tỷ lệ tử vong của bệnh cao hay thấp tùy thuộc diễn biến bệnh đơn giản hay phức tạp, nhất là những ca ấu trùng sán tại thần kinh trung ương. Đối với những trẻ em mắc bệnh thường do phơi nhiễm với nang sán và ít có biến chứng, tiên lượng bệnh tốt hơn. Các tình huống bệnh nặng ở trẻ em là do bị nhiễm tái đi tái lại với trứng sán, gây gia tăng áp lực nội sọ, khó kiểm soát cơn co giật, động kinh, nên các trẻ này có tiên lượng kém hơn. Một số biến chứng có thể tăng lên do không khống chế được cơn co giật, động kinh, não úng thủy, phù gai thị, nhức đầu, nôn mửa. Em có thể tham khảo bệnh sán dây bò dưới đây: 1. Đặc điểm của bệnh sán dây bò: Ở Việt Nam bệnh này gặp nhiều hơn bệnh sán dây lợn. Sán trưởng thành dài từ 4-12 m hoặc có thể dài hơn, thân có khoảng 1.200-2.000 đốt; đầu sán hơi dẹt, cổ dài và hẹp, các đốt sán gần đầu có chiều ngang lớn hơn chiều dọc, càng xa đầu thì chiều dài càng lớn hơn chiều ngang. Các đốt sán gần cổ chưa có cấu tạo gì bên trong rõ rệt, chỉ chứa mầm phôi thai của cơ quan sinh dục. Các đốt càng xa cổ càng già với bộ phận sinh dục cái xuất hiện, toàn bộ đốt sán là tử cung phân nhánh chứa đầy trứng, số lượng trứng có thể đến 100.000 trứng. Sán dây bò có nang ấu trùng là một bọc chứa đầy chất lỏng trong có đầu ấu trùng, ấu trùng không có móc, có bốn giác gọi là “gạo bò” nằm ký sinh ở thịt bò. Sán dây bò thường ký sinh ở ruột non của người. Những đốt sán già tự động đứt ra khỏi thân sán, tự bò ra ngoài hậu môn, rồi bò ra quần áo, giường chiếu. Bệnh nhân dễ biết mình bị mắc bệnh vì nhìn thấy và phát hiện các đốt sán ở quần áo, giường chiếu. Các đốt sán rụng ra thành những đốt riêng biệt, chuyển động nhờ những cơ rất khỏe nên nó có thể bò lên bụng, lên nách bệnh nhân hoặc bò ra khắp giường chiếu. Mỗi ngày thân sán có thể mọc dài ra từ 3-28 đốt. Các đốt sán già rơi ra ngoại cảnh, vỡ ra, giải phóng ra hàng trăm ngàn trứng. Nếu trâu, bò ăn phải đốt sán vào ruột thì trứng sán nở ra ấu trùng và xâm nhập vào hệ tuần hoàn để về tim, sau đó theo máu đi đến các cơ vân để hình thành nang ấu trùng ở bắp cơ của trâu, bò và thường được gọi là “gạo bò”. Nang ấu trùng sán bò thấy nhiều ở cơ lưỡi, cơ hoành, cơ tim, cơ mông … của trâu, bò. Khi người ăn thịt trâu, bò có nang ấu trùng sán dây bò chưa được nấu chín, còn ở trong trạng thái tái hoặc sống thì nang ấu trùng vào ruột người, ấu trùng sẽ thoát ra khỏi nang, đầu lộn ra ngoài bám vào thành ruột và phát triển thành sán trưởng thành trong khoảng từ 8-10 tuần. Người là vật chủ chính và trâu, bò là vật chủ phụ. Sán dây bò có thể sống trong cơ thể người từ 20-30 năm. Con người thường bị mắc bệnh sán dây bò trưởng thành, còn bệnh ấu trùng sán bò hiếm gặp. 2. Điều trị: Điều trị sớm, đủ liều và uống thuốc đặc hiệu. Điều trị hỗ trợ khi cần thiết để nâng cao thể trạng cho bệnh nhân. Chống chỉ định chữa trị cho phụ nữ có thai, những người đang bị bệnh cấp tính hoặc suy tim, suy gan, suy thận, bệnh tâm thần…, cơ địa dị ứng với thuốc cần dùng. Thuốc chữa trị: Điều trị sán dây trưởng thành: có thể dùng một trong hai loại thuốc sau: Praziquantel viên nén 600 mg liều 15-20 mg/kg, liều duy nhất uống sau khi ăn 1 giờ. Niclosamide viên nén 500 mg liều 5-6 mg/kg, liều duy nhất uống lúc đói, sau 2 giờ tẩy magie sulphat 30 mg kèm theo uống nhiều nước (1,5-2 lít). Điều trị nang sán: áp dụng tại các bệnh viện từ tuyến huyện trở lên: Praziquantel viên nén 600 mg liều 15 mg/kg/lần 2 lần/ngày 10 ngày 2-3 đợt, mỗi đợt cách nhau 10-20 ngày hoặc Albendazole 7,5 mg/kg/lần 2 lần/ngày 30 ngày 2-3 đợt, mỗi đợt cách nhau 10-20 ngày. Trước khi dùng phác đồ này, cần tẩy sán trưởng thành bằng praziquantel liều duy nhất từ 15-20 mg/kg. 3. Phòng bệnh: đối với bệnh do sán dây trưởng thành: không ăn thịt trâu, bò chưa nấu chín như thịt trâu, bò tái; kết hợp với các ngành chức năng kiểm tra chặt chẽ các lò mổ trâu bò và loại bỏ các con vật mang ấu trùng sán; quản lý phân tốt: luôn sử dụng hố xí hợp vệ sinh. Chào thân ái! [SIZE=5][B]Nhiễm sán dây khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi không?[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: thị hương Xin chào bác sĩ. Năm nay cháu 24 tuổi cháu đang có bầu vào tuần thứ 30, cháu đi đại tiện thấy phân có đoạn sán dây màu trắng như xơ mít. Cháu muốn hỏi bác liệu có ảnh hưởng gì đến thai nhi không ạ? Cảm ơn bác sĩ rất nhiều. [SIZE=4][B]Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường[/B][/SIZE] Chào cháu! Bị nhiễm giun sán không trực tiếp tác động đến em bé trong bào thai. Tuy nhiên bị nhiễm kí sinh trùng như giun sán có thể làm cho người mẹ có các biểu hiện như đau bụng, buồn nôn, ăn kém, mệt mỏi, thiếu máu… làm cho sức khỏe của mẹ suy giảm và gián tiếp tác động đến sự phát triển của bào thai. Khuyên cháu cần được khám bác sĩ và chữa trị bệnh. Chúc cháu mạnh khỏe! [SIZE=5][B]Tẩy sán dây bằng thuốc dân gian có hiệu quả?[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: Giấu tên Chào bác sĩ! Em năm nay 23 tuổi. Mấy tháng gần đây khi đi đại tiện, em có phát hiện thấy những đốt sán theo ra, kể cả những lúc bình thường em vẫn thấy những đốt sán này chui ra. Em đã mua thuốc Tây về tẩy và thấy ra một đoán sán dây dài em nghĩ mình đã tẩy thành công. Sau 3 tháng thì tình trạng này lại tái phát. Em lai ra hiệu thuốc tìm mua thuốc đặc trị sán dây nhưng không có. Em tìm trên các trang báo điện tử có viết bài thuốc dân gian trị sán dây với 3 loại nguyên liệu là ( rễ cây lựu, hạt bí đỏ và hạt cau khô). Em không biết bài thuốc dân gian nay có hiệu quả không, nên em xin ý kiến của chuyên gia giúp em sớm tẩy được sán dây. Cuối cùng bác sĩ cho em hỏi ở Hải Phòng có bán thuốc đặc trị để tẩy sán không? Cảm ơn bác sĩ. [SIZE=4][B]Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường[/B][/SIZE] Chào em! Có nhiều loại sán dây gây bệnh cho người và động vật, trong đó có một loại sán dây thường gặp là sán dây bò, sán dây lợn, và sán dây cá. Con người bị nhiễm sán dây do ăn thực phẩm của động vật bị nhiễm bệnh không được nấu chín. Thuốc đặc trị các loại sán dây là Praziquantel, liều chữa trị phụ thuộc tuổi, cân nặng và loại sán bị nhiễm. Bài thuốc dân gian chữa trị giun sán nói chung có tác dụng hỗ trợ chữa trị bệnh và nên phối hợp với thuốc Tây y, không nên chỉ uống thuốc Đông y đơn độc để chữa trị giun sán. Tôi nghĩ em nên đến nhà thuốc bệnh viện để mua thuốc nếu các cửa hàng thuốc không có bán, em cũng có thể nhờ nhà thuốc đặt mua thuốc giúp em. Hiện không rõ em nhiễm loại sán dây nào trong số các loại sán nêu trên, mô tả sơ bộ thì có thể là em bị nhiễm sán dây lợn hoặc sán dây bò. Để xác định chính xác em nên xét nghiệm phân để định loại sán, đến bệnh viện để được khám và phát hiện các tổn thương ở các cơ quan trong cơ thể và chữa trị. Chú ý: Khuyên em giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, ăn chín uống sôi để tránh bị tái nhiễm. Chúc em sớm khỏi bệnh! [SIZE=5][B]Đi ngoài ra con vật màu trắng đục biết bò[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: lienhuong Chào bác sĩ. Em năm nay 19 tuổi. Gần 1 năm nay đi ngoài đều ra con vật nhỏ màu trắng đục dài khoảng 2 phân. Chúng biết bò. Em có uống furaca nhưng không khỏi. Có thể cho em biết đây là loại sán gì không. Em phải dùng thuốc gì hay phải tơi bệnh viện khám ạ? Em cảm ơn bác sĩ. [SIZE=4][B]Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường[/B][/SIZE] Chào em! Em có triệu chứng của nhiễm sán dây, có thể là sán dây lợn hoặc sán dây bò… Để chẩn đoán xác định, em cần làm xét nghiệm phân. Khuyên em khám và giải đáp với bác sĩ chuyên ngành Ký sinh trùng và Côn trùng. Sau khi có xét nghiệm và chẩn đoán xác định bác sĩ sẽ kê đơn chữa trị. Chúc em sớm khỏi bệnh! [RIGHT]Theo ViCare[/RIGHT] [/QUOTE]
Xem thử
Tên
Mã xác nhận
Trả lời
Trang chủ
Tư Vấn
BÁC SỸ TRỰC TUYẾN TƯ VẤN
HỎI BÁC SỸ
Những hiểu biết căn bản về bệnh sán dây
Top
Dưới