Menu
Trang chủ
Tư Vấn
Bài viết mới
Tìm chủ đề
Mới!
Bài viết mới
Tài liệu mới
Trạng thái mới
Hoạt động mới nhất
Tài liệu
Latest reviews
Tìm Tài liệu
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Trạng thái mới
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Chat
0
Tư Vấn
Đăng nhập
Đăng ký
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Bài viết mới
Tìm chủ đề
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Menu
Trả lời chủ đề
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
Trang chủ
Tư Vấn
BÁC SỸ TRỰC TUYẾN TƯ VẤN
HỎI BÁC SỸ
Lao ruột và những nguyên nhân gây bệnh
Nội dung
<p>[QUOTE="Hỏi Đáp Bác Sỹ, post: 42140, member: 11284"]</p><p>Hỏi Bác Sĩ - Các tác nhân gây bệnh gồm vi khuẩn lao ở người và các loại khuẩn lao của bò, chim… xâm nhập qua đường ăn uống. Sau đây là những câu hỏi thường gặp nhất về nguyên nhân gây ra căn bệnh này.</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Đi tiểu hoặc đi ngoài thỉnh thoảng ra những cục nhỏ li ti màu đục là bệnh gì?</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: Yêu …love</p><p></p><p>Thưa bác sĩ!</p><p></p><p>Em có người bạn 22 tuổi đi tiểu hoặc đi ngoài thỉnh thoảng ra những cục nhỏ li ti màu đục. Vậy xin hỏi bác sĩ là có tác động gì về sức khoẻ không hoặc bị mắc bệnh gì ạ?</p><p></p><p>Cảm ơn bác sĩ!</p><p></p><p><span style="font-size: 15px"><strong>Bác sĩ Vũ Thị Lừu</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào bạn!</p><p></p><p>Bạn của bạn thỉnh thoảng có hiện tượng đi tiểu ra những cục nhỏ li ti màu đục. Nếu là hiện tượng nước tiểu đục thì thường gặp 3 khả năng sau: tiểu phosphate, tiểu mủ và tiểu dưỡng chấp.</p><p></p><p>Tiểu phosphate là hiện tượng do có nhiều phosphate bài tiết trong nước tiểu. Triệu chứng là một người thỉnh thoảng đi tiểu thấy nước tiểu đục như nước vo gạo (thường gặp vào buổi sáng), để lắng lại thì thấy có cặn như cặn vôi. Những lúc khác người đó đi tiểu trong.</p><p></p><p>Tiểu mủ gặp trong tình huống viêm niệu đạo do lậu, Chlamydia, hoặc gặp trong tình huống đường tiết niệu bị nhiễm trùng như: thận bị ứ mủ do sỏi, lao thận. Ngoài biểu hiện nước tiểu đục, người bệnh sẽ có những biểu hiện khác như tiểu gắt buốt, sốt, đau hông lưng. Khám, siêu âm, xét nghiệm nước tiểu giúp chẩn đoán bệnh. Điều trị bằng kháng sinh. Phẫu thuật nếu có sỏi.</p><p></p><p>Tiểu dưỡng chấp là do có đường rò từ hệ thống mạch bạch huyết vào đường tiết niệu, làm cho có dưỡng chấp trong nước tiểu. Dưỡng chấp là chất có trong hệ thống mạch bạch huyết, thành phần chủ yếu là lipid.</p><p></p><p>Như vậy nếu chỉ có tiểu đục thì thường có thể là biểu hiện của một trong 3 bệnh trên. Nhưng nếu bạn cả đi tiểu và đại tiện đều ra cục trắng đục thì cần phải đề phòng bệnh lao ruột và tiết niệu. Bạn nên đi khám sớm để làm xét nghiệm phân và nước tiểu, nội soi đại tràng, siêu âm ổ bụng hoặc có thể làm các xét nghiệm khác để có chẩn đoán chính xác và chữa trị kịp thời.</p><p></p><p>Chúc bạn mạnh khỏe!</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Lao tinh hoàn xét nghiệm bằng cách nào hiệu quả nhất?</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: hưng</p><p></p><p>Chào bác sĩ.</p><p></p><p>Cách đây mấy tháng em có quan hệ không an toàn và hiện tại đã bị viêm tinh hoàn nhiều tháng. Em đã làm nhiều xét nghiệm nhưng không tìm được nguyên nhân gây sưng tinh hoàn nhưng chưa làm xét nghiệm lao. Bác sĩ cho em hỏi bệnh lao đường tiết niệu sinh dục có lây qua đường tình dục không và nếu em muốn xét nghiệm bệnh lao tinh hoàn thì xét nghiệm ở bệnh viện nào ở Hà Nội? Bác sĩ cho em hỏi thêm bệnh lao tinh hoàn xét nghiệm bằng phương pháp nào chính xác nhất?</p><p></p><p>Em cảm ơn bác sĩ nhiều!</p><p></p><p><span style="font-size: 15px"><strong>Bác sĩ Nguyễn Văn An</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào bạn.</p><p></p><p>Vi khuẩn lao có thể gây bệnh tại phổi (bệnh lao phổi) hoặc tại các cơ quan ngoài phổi (các bệnh lao ngoài phổi: Lao màng phổi, lao ruột, lao sinh dục, lao tiết niệu, lao màng não,….). Vi khuẩn lao lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp khi tiếp xúc gần với người bị bệnh lao phổi. Ngoài ra, vi khuẩn lao có thể lây truyền qua các đường khác trong các bệnh lao ngoài phổi nhưng rất hiếm gặp. Những người bị lao ngoài phổi thường có tổn thương lao sơ nhiễm ở phổi trước đó.</p><p></p><p>Có nhiều xét nghiệm được dùng để chẩn đoán bệnh lao trong đó xét nghiệm nhuộm soi bệnh phẩm thấy vi khuẩn lao là chính xác nhất. Tuy nhiên, không phải tất cả các tình huống bị lao đều có thể soi thấy trực khuẩn lao, đặc biệt là đối với các thể lao ngoài phổi.</p><p></p><p>Trường hợp của bạn, tinh hoàn bị sưng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể do viêm nhiễm hoặc do khối u, giãn tĩnh mạch tinh,… Vì vậy, bạn nên đi khám chuyên khoa Nam học để bác sĩ chuyên khoa trực tiếp khám và tìm nguyên nhân để chữa trị cho bạn. Nếu bạn đang ở Hà Nội thì bạn có thể đến khám chuyên khoa Nam học tại bệnh viện Việt Đức hoặc bệnh viện Đại học Y Hà Nội.</p><p></p><p>Chúc bạn khỏe!</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Đau bụng quanh rốn sau khi tẩy giun là bệnh gì?</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: Giấu tên</p><p></p><p>Chào bác sĩ.</p><p></p><p>Cháu gái tôi 11 tuổi. Cháu thường xuyên bị đau bụng quanh rốn, nhất là buổi sáng, không uống sữa hay nước được. Tôi tẩy giun cho cháu đúng quy định 6 tháng. Vì lúc nhỏ cháu xét nghiệm: 99% là trứng giun. Tôi vừa tẩy cho cháu được 3 tháng thì cháu lại đau như thế. Đi khám không có vấn đề gì cả. Bác sĩ nói về tẩy giun tiếp. Song 1 tháng sau cháu lại đau như thế nhưng đợt này phân của cháu màu nâu đồng, nát. Cháu giống tôi thường xuyên bị đầy bụng hơi (đau kiểu ngộ độc). Cháu bắt đầu có dấu hiệu của sự trưởng thành. Vậy mong bác sĩ tư vấn xem cháu bị làm sao.</p><p></p><p>Cảm ơn bác sĩ!</p><p></p><p><span style="font-size: 15px"><strong>Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào bạn.</p><p></p><p>Vùng quanh rốn là định khu của ruột non, giun đũa thường cư trú ở đây và nếu nhiều chúng có thể cuộn thành búi gây đau bụng. Tính chất của đau bụng là từng cơn, khi đau bụng nổi gồ lên thành từng cục từng cuộn do búi giun và nhu động ruột tăng cường (cảm giác như có cuộn thừng cuộn chão trong bụng), thường không có hiện tượng nôn hoặc buồn nôn, cho uống nước đường cơn đau dịu đi nhanh, thời điểm đau vào bất kể thời gian nào trong ngày. </p><p></p><p>Việc xét nghiệm có trứng giun trong bụng cũng chưa thể kết luận đau bụng này là do giun, có thể có nhiều nguyên nhân khác như: viêm ruột mãn, lao ruột, hội chứng ruột kích thích…</p><p></p><p>Biểu hiện của hội chứng ruột kích thích là đau quặn từng cơn hoặc khó chịu chướng bụng, sau khi đại tiện các biểu hiện này giảm, thay đổi hình dạng khuôn phân, màu sắc phân, thay đổi số lần đại tiện, đầy bụng chướng hơi không có nguyên nhân rõ ràng và lại tự lui…</p><p></p><p>Quy trình tẩy giun 6 tháng 1 lần là đối với người bình thường, đối với người có nhiều giun hoặc cơ địa ác tính với giun thì có thể 1 năm tẩy tới 4 lần vì thuốc tẩy giun hiện nay là Mebendazon không có độc tính như những thuốc trước đây, thuốc ngấm rất ít vào máu, 90 – 95% đào thải qua phân, thuốc tác dụng vào vi cấu trúc hình ống trong bào chất của ký sinh trùng làm giun sán chết, không có ảnh hưởng đến vật chủ mang ký sinh trùng (người).</p><p></p><p>Nếu cháu bạn có những biểu hiện rõ ràng của đau bụng giun thì tiếp tục tẩy giun cho cháu. Nếu các biểu hiện đau bụng giun không rõ ràng thì có thể là hội chứng ruột kích thích, bệnh có liên quan đến hệ thống thần kinh thực vật cho nên có tính thời điểm đau trong ngày. Việc chữa trị căn bệnh này cần phải khám và kiểm tra kỹ lưỡng bằng các thủ thuật thăm dò hiện đại tìm rõ căn nguyên. Mặt khác, bệnh có trường hợp tự ổn định cho nên bạn có thể áp dụng biện pháp cho cháu dùng thuốc bảo vệ săn bọc niêm mạc ruột nhằm hạn chế những tác nhân kích thích có thể ở tại ngay niêm mạc ruột như: Gastrofulgite (ngày uống 2 gói), Maalox (ngày uống 4 viên).., thời gian uống kéo dài từng đợt 10 – 15 ngày, đồng thời mỗi khi đau bụng có thể day chườm và động viên cháu đi đại tiện.</p><p></p><p>Cháu 11 tuổi bắt đầu dậy thì là bình thường, bạn cần tìm hiểu những thay đổi tâm sinh lý tuổi dậy thì để có biện pháp giúp đỡ cháu kịp thời.</p><p></p><p>Chúc bạn mạnh khỏe!</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Tình trạng buồn nôn khi ăn là bệnh gì</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: Giấu tên</p><p></p><p>Bác sĩ cho em hỏi: Em bị tình trạng ăn vào là có hiện tượng buồn nôn, không thể ăn no được, ăn rất chậm mãi mới nuốt được, trong khi ăn cứ buồn nôn, cố gắng nuốt, cơ thể gầy đi. Em đã đi khám tổng thể mà không tìm ra bệnh, giờ ăn uống không được ngon miệng, gầy đi, em bực mình lắm. Mong bác sĩ giải đáp.</p><p></p><p><span style="font-size: 15px"><strong>Bác sĩ Nguyễn Vũ Cẩm Tú</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào em.</p><p></p><p>Buồn nôn và nôn không phải là một bệnh mà là triệu chứng của nhiều tình trạng, có thể chỉ là hiện tượng sinh lý hoặc một phản xạ nhưng cũng có thể là biểu hiện của bệnh lý nguy hiểm. Buồn nôn và nôn đều do hệ thống thần kinh trung ương chi phối. Buồn nôn hoặc nôn sinh lý hay gặp ở phụ nữ đang mang thai (nghén). Buồn nôn do phản xạ nhìn thấy chất bẩn hoặc ngửi thấy mùi tanh, hôi hoặc nhìn thấy thức ăn không phù hợp, do say tàu xe v.v… Buồn nôn và nôn cũng gặp trong một số bệnh lý, nhất là bệnh đường tiêu hóa như viêm, loét dạ dày, tá tràng, hẹp môn vị, viêm ruột, tắc ruột, viêm ruột thừa hoặc bị bị chèn ép do khối u (u manh tràng, lao phúc mạc, lao ruột…).</p><p></p><p>Các bệnh gan mật như viêm gan, viêm đường mật, sỏi đường mật hoặc các bệnh về tuỵ như viêm tuỵ cấp, u đầu tuỵ cũng có thể gây chán ăn, buồn nôn hoặc nôn. Một số bệnh nội tiết như bệnh tuyến giáp cũng có thể gây buồn nôn, chán ăn, gầy sút cân. Một số bệnh như rối loạn tiền đình, rối loạn tuần hoàn não, viêm não, u não cũng gây buồn nôn, nôn. Ngoài ra, người ta thấy có một số tình huống uống thuốc có tác dụng phụ cũng gây buồn nôn hoặc nôn thực sự. Người uống rượu, bia cũng bị hiện tượng này nhất là lúc uống quá nhiều do cồn có trong bia rượu khi vào dạ dày đã tạo thành chất gây buồn nôn, nôn hoặc do niêm mạc dạ dày bị kích thích quá mạnh gây viêm cấp cũng gây hiện tượng này.</p><p></p><p>Như thế có thể thấy rằng các lí do gây chán ăn, buồn nôn rất đa dạng mà đôi khi việc khám tổng quát một lần không thể xác định được lí do. Tuy nhiên nếu em đã được khám xét kỹ lưỡng và chắc chắn loại trừ các lí do bệnh lý thì tình trạng buồn nôn của em có thể được gọi là buồn nôn không rõ lí do. Với tình trạng này thì việc quan trọng nhất là phải đảm bảo đủ dinh dưỡng và đủ nước cho cơ thể, vì buồn nôn, nôn có thể khiến cơ thể bị thiếu chất dinh dưỡng. Để làm được điều này thì em có thể thử thay đổi chế độ ăn, chọn những loại thức ăn mềm, dễ tiêu hóa, chế biến sao cho hợp khẩu vị. Có thể chế biến thành những món canh, súp, cháo… cho đù dinh dưỡng. Chia nhỏ bữa ăn làm nhiều lần trong ngày để giảm kích thích cho dạ dày. Uống bổ sung thêm các vitamin và muối khoáng. Uống đủ nước. Có thể dùng thêm một số sản phẩm như sữa dành cho người gầy.</p><p></p><p>Các thuốc có thể hiệu quả để chữa trị buồn nôn không rõ lí do bao gồm các nhóm phenothiazines (vd, prochlorperazine), nhóm làm tăng sự vận động (vd, metoclopramide), và nhóm đối kháng serotonin (vd, ondansetron). Tuy nhiên các nghiên cứu về tính hiệu quả của các thuốc chống nôn và buồn nôn còn ít, vì vậy việc áp dụng một loại thuốc nào đó để chữa trị cần có hướng dẫn cụ thể của bác sĩ tùy theo từng tình huống.</p><p></p><p>Chúc em mau khỏe!</p><p></p><p></p><p style="text-align: right">Theo ViCare</p><p>[/QUOTE]</p>
[QUOTE="Hỏi Đáp Bác Sỹ, post: 42140, member: 11284"] Hỏi Bác Sĩ - Các tác nhân gây bệnh gồm vi khuẩn lao ở người và các loại khuẩn lao của bò, chim… xâm nhập qua đường ăn uống. Sau đây là những câu hỏi thường gặp nhất về nguyên nhân gây ra căn bệnh này. [SIZE=5][B]Đi tiểu hoặc đi ngoài thỉnh thoảng ra những cục nhỏ li ti màu đục là bệnh gì?[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: Yêu …love Thưa bác sĩ! Em có người bạn 22 tuổi đi tiểu hoặc đi ngoài thỉnh thoảng ra những cục nhỏ li ti màu đục. Vậy xin hỏi bác sĩ là có tác động gì về sức khoẻ không hoặc bị mắc bệnh gì ạ? Cảm ơn bác sĩ! [SIZE=4][B]Bác sĩ Vũ Thị Lừu[/B][/SIZE] Chào bạn! Bạn của bạn thỉnh thoảng có hiện tượng đi tiểu ra những cục nhỏ li ti màu đục. Nếu là hiện tượng nước tiểu đục thì thường gặp 3 khả năng sau: tiểu phosphate, tiểu mủ và tiểu dưỡng chấp. Tiểu phosphate là hiện tượng do có nhiều phosphate bài tiết trong nước tiểu. Triệu chứng là một người thỉnh thoảng đi tiểu thấy nước tiểu đục như nước vo gạo (thường gặp vào buổi sáng), để lắng lại thì thấy có cặn như cặn vôi. Những lúc khác người đó đi tiểu trong. Tiểu mủ gặp trong tình huống viêm niệu đạo do lậu, Chlamydia, hoặc gặp trong tình huống đường tiết niệu bị nhiễm trùng như: thận bị ứ mủ do sỏi, lao thận. Ngoài biểu hiện nước tiểu đục, người bệnh sẽ có những biểu hiện khác như tiểu gắt buốt, sốt, đau hông lưng. Khám, siêu âm, xét nghiệm nước tiểu giúp chẩn đoán bệnh. Điều trị bằng kháng sinh. Phẫu thuật nếu có sỏi. Tiểu dưỡng chấp là do có đường rò từ hệ thống mạch bạch huyết vào đường tiết niệu, làm cho có dưỡng chấp trong nước tiểu. Dưỡng chấp là chất có trong hệ thống mạch bạch huyết, thành phần chủ yếu là lipid. Như vậy nếu chỉ có tiểu đục thì thường có thể là biểu hiện của một trong 3 bệnh trên. Nhưng nếu bạn cả đi tiểu và đại tiện đều ra cục trắng đục thì cần phải đề phòng bệnh lao ruột và tiết niệu. Bạn nên đi khám sớm để làm xét nghiệm phân và nước tiểu, nội soi đại tràng, siêu âm ổ bụng hoặc có thể làm các xét nghiệm khác để có chẩn đoán chính xác và chữa trị kịp thời. Chúc bạn mạnh khỏe! [SIZE=5][B]Lao tinh hoàn xét nghiệm bằng cách nào hiệu quả nhất?[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: hưng Chào bác sĩ. Cách đây mấy tháng em có quan hệ không an toàn và hiện tại đã bị viêm tinh hoàn nhiều tháng. Em đã làm nhiều xét nghiệm nhưng không tìm được nguyên nhân gây sưng tinh hoàn nhưng chưa làm xét nghiệm lao. Bác sĩ cho em hỏi bệnh lao đường tiết niệu sinh dục có lây qua đường tình dục không và nếu em muốn xét nghiệm bệnh lao tinh hoàn thì xét nghiệm ở bệnh viện nào ở Hà Nội? Bác sĩ cho em hỏi thêm bệnh lao tinh hoàn xét nghiệm bằng phương pháp nào chính xác nhất? Em cảm ơn bác sĩ nhiều! [SIZE=4][B]Bác sĩ Nguyễn Văn An[/B][/SIZE] Chào bạn. Vi khuẩn lao có thể gây bệnh tại phổi (bệnh lao phổi) hoặc tại các cơ quan ngoài phổi (các bệnh lao ngoài phổi: Lao màng phổi, lao ruột, lao sinh dục, lao tiết niệu, lao màng não,….). Vi khuẩn lao lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp khi tiếp xúc gần với người bị bệnh lao phổi. Ngoài ra, vi khuẩn lao có thể lây truyền qua các đường khác trong các bệnh lao ngoài phổi nhưng rất hiếm gặp. Những người bị lao ngoài phổi thường có tổn thương lao sơ nhiễm ở phổi trước đó. Có nhiều xét nghiệm được dùng để chẩn đoán bệnh lao trong đó xét nghiệm nhuộm soi bệnh phẩm thấy vi khuẩn lao là chính xác nhất. Tuy nhiên, không phải tất cả các tình huống bị lao đều có thể soi thấy trực khuẩn lao, đặc biệt là đối với các thể lao ngoài phổi. Trường hợp của bạn, tinh hoàn bị sưng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể do viêm nhiễm hoặc do khối u, giãn tĩnh mạch tinh,… Vì vậy, bạn nên đi khám chuyên khoa Nam học để bác sĩ chuyên khoa trực tiếp khám và tìm nguyên nhân để chữa trị cho bạn. Nếu bạn đang ở Hà Nội thì bạn có thể đến khám chuyên khoa Nam học tại bệnh viện Việt Đức hoặc bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Chúc bạn khỏe! [SIZE=5][B]Đau bụng quanh rốn sau khi tẩy giun là bệnh gì?[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: Giấu tên Chào bác sĩ. Cháu gái tôi 11 tuổi. Cháu thường xuyên bị đau bụng quanh rốn, nhất là buổi sáng, không uống sữa hay nước được. Tôi tẩy giun cho cháu đúng quy định 6 tháng. Vì lúc nhỏ cháu xét nghiệm: 99% là trứng giun. Tôi vừa tẩy cho cháu được 3 tháng thì cháu lại đau như thế. Đi khám không có vấn đề gì cả. Bác sĩ nói về tẩy giun tiếp. Song 1 tháng sau cháu lại đau như thế nhưng đợt này phân của cháu màu nâu đồng, nát. Cháu giống tôi thường xuyên bị đầy bụng hơi (đau kiểu ngộ độc). Cháu bắt đầu có dấu hiệu của sự trưởng thành. Vậy mong bác sĩ tư vấn xem cháu bị làm sao. Cảm ơn bác sĩ! [SIZE=4][B]Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh[/B][/SIZE] Chào bạn. Vùng quanh rốn là định khu của ruột non, giun đũa thường cư trú ở đây và nếu nhiều chúng có thể cuộn thành búi gây đau bụng. Tính chất của đau bụng là từng cơn, khi đau bụng nổi gồ lên thành từng cục từng cuộn do búi giun và nhu động ruột tăng cường (cảm giác như có cuộn thừng cuộn chão trong bụng), thường không có hiện tượng nôn hoặc buồn nôn, cho uống nước đường cơn đau dịu đi nhanh, thời điểm đau vào bất kể thời gian nào trong ngày. Việc xét nghiệm có trứng giun trong bụng cũng chưa thể kết luận đau bụng này là do giun, có thể có nhiều nguyên nhân khác như: viêm ruột mãn, lao ruột, hội chứng ruột kích thích… Biểu hiện của hội chứng ruột kích thích là đau quặn từng cơn hoặc khó chịu chướng bụng, sau khi đại tiện các biểu hiện này giảm, thay đổi hình dạng khuôn phân, màu sắc phân, thay đổi số lần đại tiện, đầy bụng chướng hơi không có nguyên nhân rõ ràng và lại tự lui… Quy trình tẩy giun 6 tháng 1 lần là đối với người bình thường, đối với người có nhiều giun hoặc cơ địa ác tính với giun thì có thể 1 năm tẩy tới 4 lần vì thuốc tẩy giun hiện nay là Mebendazon không có độc tính như những thuốc trước đây, thuốc ngấm rất ít vào máu, 90 – 95% đào thải qua phân, thuốc tác dụng vào vi cấu trúc hình ống trong bào chất của ký sinh trùng làm giun sán chết, không có ảnh hưởng đến vật chủ mang ký sinh trùng (người). Nếu cháu bạn có những biểu hiện rõ ràng của đau bụng giun thì tiếp tục tẩy giun cho cháu. Nếu các biểu hiện đau bụng giun không rõ ràng thì có thể là hội chứng ruột kích thích, bệnh có liên quan đến hệ thống thần kinh thực vật cho nên có tính thời điểm đau trong ngày. Việc chữa trị căn bệnh này cần phải khám và kiểm tra kỹ lưỡng bằng các thủ thuật thăm dò hiện đại tìm rõ căn nguyên. Mặt khác, bệnh có trường hợp tự ổn định cho nên bạn có thể áp dụng biện pháp cho cháu dùng thuốc bảo vệ săn bọc niêm mạc ruột nhằm hạn chế những tác nhân kích thích có thể ở tại ngay niêm mạc ruột như: Gastrofulgite (ngày uống 2 gói), Maalox (ngày uống 4 viên).., thời gian uống kéo dài từng đợt 10 – 15 ngày, đồng thời mỗi khi đau bụng có thể day chườm và động viên cháu đi đại tiện. Cháu 11 tuổi bắt đầu dậy thì là bình thường, bạn cần tìm hiểu những thay đổi tâm sinh lý tuổi dậy thì để có biện pháp giúp đỡ cháu kịp thời. Chúc bạn mạnh khỏe! [SIZE=5][B]Tình trạng buồn nôn khi ăn là bệnh gì[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: Giấu tên Bác sĩ cho em hỏi: Em bị tình trạng ăn vào là có hiện tượng buồn nôn, không thể ăn no được, ăn rất chậm mãi mới nuốt được, trong khi ăn cứ buồn nôn, cố gắng nuốt, cơ thể gầy đi. Em đã đi khám tổng thể mà không tìm ra bệnh, giờ ăn uống không được ngon miệng, gầy đi, em bực mình lắm. Mong bác sĩ giải đáp. [SIZE=4][B]Bác sĩ Nguyễn Vũ Cẩm Tú[/B][/SIZE] Chào em. Buồn nôn và nôn không phải là một bệnh mà là triệu chứng của nhiều tình trạng, có thể chỉ là hiện tượng sinh lý hoặc một phản xạ nhưng cũng có thể là biểu hiện của bệnh lý nguy hiểm. Buồn nôn và nôn đều do hệ thống thần kinh trung ương chi phối. Buồn nôn hoặc nôn sinh lý hay gặp ở phụ nữ đang mang thai (nghén). Buồn nôn do phản xạ nhìn thấy chất bẩn hoặc ngửi thấy mùi tanh, hôi hoặc nhìn thấy thức ăn không phù hợp, do say tàu xe v.v… Buồn nôn và nôn cũng gặp trong một số bệnh lý, nhất là bệnh đường tiêu hóa như viêm, loét dạ dày, tá tràng, hẹp môn vị, viêm ruột, tắc ruột, viêm ruột thừa hoặc bị bị chèn ép do khối u (u manh tràng, lao phúc mạc, lao ruột…). Các bệnh gan mật như viêm gan, viêm đường mật, sỏi đường mật hoặc các bệnh về tuỵ như viêm tuỵ cấp, u đầu tuỵ cũng có thể gây chán ăn, buồn nôn hoặc nôn. Một số bệnh nội tiết như bệnh tuyến giáp cũng có thể gây buồn nôn, chán ăn, gầy sút cân. Một số bệnh như rối loạn tiền đình, rối loạn tuần hoàn não, viêm não, u não cũng gây buồn nôn, nôn. Ngoài ra, người ta thấy có một số tình huống uống thuốc có tác dụng phụ cũng gây buồn nôn hoặc nôn thực sự. Người uống rượu, bia cũng bị hiện tượng này nhất là lúc uống quá nhiều do cồn có trong bia rượu khi vào dạ dày đã tạo thành chất gây buồn nôn, nôn hoặc do niêm mạc dạ dày bị kích thích quá mạnh gây viêm cấp cũng gây hiện tượng này. Như thế có thể thấy rằng các lí do gây chán ăn, buồn nôn rất đa dạng mà đôi khi việc khám tổng quát một lần không thể xác định được lí do. Tuy nhiên nếu em đã được khám xét kỹ lưỡng và chắc chắn loại trừ các lí do bệnh lý thì tình trạng buồn nôn của em có thể được gọi là buồn nôn không rõ lí do. Với tình trạng này thì việc quan trọng nhất là phải đảm bảo đủ dinh dưỡng và đủ nước cho cơ thể, vì buồn nôn, nôn có thể khiến cơ thể bị thiếu chất dinh dưỡng. Để làm được điều này thì em có thể thử thay đổi chế độ ăn, chọn những loại thức ăn mềm, dễ tiêu hóa, chế biến sao cho hợp khẩu vị. Có thể chế biến thành những món canh, súp, cháo… cho đù dinh dưỡng. Chia nhỏ bữa ăn làm nhiều lần trong ngày để giảm kích thích cho dạ dày. Uống bổ sung thêm các vitamin và muối khoáng. Uống đủ nước. Có thể dùng thêm một số sản phẩm như sữa dành cho người gầy. Các thuốc có thể hiệu quả để chữa trị buồn nôn không rõ lí do bao gồm các nhóm phenothiazines (vd, prochlorperazine), nhóm làm tăng sự vận động (vd, metoclopramide), và nhóm đối kháng serotonin (vd, ondansetron). Tuy nhiên các nghiên cứu về tính hiệu quả của các thuốc chống nôn và buồn nôn còn ít, vì vậy việc áp dụng một loại thuốc nào đó để chữa trị cần có hướng dẫn cụ thể của bác sĩ tùy theo từng tình huống. Chúc em mau khỏe! [RIGHT]Theo ViCare[/RIGHT] [/QUOTE]
Xem thử
Tên
Mã xác nhận
Trả lời
Trang chủ
Tư Vấn
BÁC SỸ TRỰC TUYẾN TƯ VẤN
HỎI BÁC SỸ
Lao ruột và những nguyên nhân gây bệnh
Top
Dưới