Menu
Trang chủ
Tư Vấn
Bài viết mới
Tìm chủ đề
Mới!
Bài viết mới
Tài liệu mới
Trạng thái mới
Hoạt động mới nhất
Tài liệu
Latest reviews
Tìm Tài liệu
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Trạng thái mới
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Chat
0
Tư Vấn
Đăng nhập
Đăng ký
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Bài viết mới
Tìm chủ đề
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Menu
Trả lời chủ đề
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
Trang chủ
Tư Vấn
BÁC SỸ TRỰC TUYẾN TƯ VẤN
HỎI BÁC SỸ
Thắc mắc liên quan đến các vấn đề về xương cụt ở nữ giới
Nội dung
<p>[QUOTE="Hỏi Đáp Bác Sỹ, post: 42160, member: 11284"]</p><p>Hỏi Bác Sĩ - Nữ giới có tỉ lệ mắc những vấn đề về xương cụt khá cao. Để bảo vệ sức khỏe tốt nhất, chúng ta nên tìm hiểu thật kỹ những bệnh lý liên quan đến hiện tượng này.</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Gãy xương cùng cụt có ảnh hưởng tới quan hệ vợ chồng và sinh sản không?</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: Giấu tên</p><p></p><p>Chào bác sĩ!</p><p></p><p>Con năm nay 23 tuổi, là nữ giới, hôm qua con viết thư này gửi bác sĩ nhờ bác sĩ giải đáp cho con. Thưa bác, con bị tai nạn té ngồi làm chấn thương xương cùng cụt và gẫy đốt số 4 tính tới ngày 21/2/2015 thì đã được một tháng nhưng còn cảm thấy con đau và ngồi chưa được, cho con hỏi con bị như thế có bị sao không bác sĩ, và sau này con có tác động gì tới quan hệ vợ chồng, và sinh sản không (con đang uống thuốc và khám ở bệnh viện chấn thương chỉnh hình thành phố Hồ Chí Minh)? </p><p></p><p>Chân thành cảm ơn bác!</p><p></p><p><span style="font-size: 15px"><strong>Bác sĩ Vũ Thị Lừu</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào bạn!</p><p></p><p>Xương cùng được cấu tạo bởi 5 đốt sống, tạo thành hình tam giác. Giữa các đốt sống có đĩa đệm. Có nhiều lí do dẫn đến đau xương cùng, phổ biến nhất là viêm khớp thoái hóa, cột sống dính khớp, chấn thương khi bị ngã, khi chơi thể thao… Phần khớp giữa các đốt sống khi bị chấn thương sẽ dồn nén các đốt sống chèn ép đĩa đệm, gây đau, nhất là khi ngồi lâu. Xương cùng của phụ nữ ngắn và rộng nên có nhiều nguy cơ bị đau hơn.</p><p></p><p>Trường hợp của bạn bị chấn thương xương cùng cụt và gãy đốt số 4, như vậy là cũng khá nghiêm trọng. Thời gian một tháng chắc chưa đủ để phục hồi nên bạn vẫn cảm thấy đau và ngồi chưa được. Bạn đã khám ở bệnh viện chấn thương chỉnh hình thành phố Hồ Chí Minh, tức là đã khám ở cơ sở có uy tín, thì có thể yên tâm tuân thủ theo phác đồ chữa trị của bác sĩ. Không biết bạn đã uống những thuốc gì, nhưng ngoài việc dùng thuốc, bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ về việc sử dụng các liệu pháp khác như xoa bóp, bấm huyệt, vật lý trị liệu. Bạn bị đau ở vị trí này thì sẽ có tác động tới việc quan hệ vợ chồng và sinh sản. Tuy nhiên, mức độ tác động thế nào còn phụ thuộc vào việc chữa trị và khả năng phục hồi của bạn.</p><p></p><p>Sau này khi đã có thể ngồi được, bạn cần nhớ một số điều lưu ý sau để hạn chế đau:</p><p></p><p>Không ngồi trên sàn cứng. Ngồi ngả về phía trước hoặc ngồi nghiêng một bên mông và thường xuyên đổi bên. Dùng gối cao su có khoét lỗ ở giữa để lót khi ngồi, lỗ ở giữa sẽ làm giảm áp lực lên xương cùng. Khi xoay trở nên xoay cả người, không để vặn xoắn cột sống, tránh khom cúi làm cong cột sống Chườm lạnh sau khi hoạt động nếu lại cảm thấy khó chịu. Chú ý chế độ ăn để tránh táo bón vì khi táo bón người bệnh sẽ rất đau đớn.</p><p></p><p>Chúc bạn khỏe!</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Đau vùng xương cùng cụt, đau sang trái rồi lan sang phải, có khi không ngồi được</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: diemtran</p><p></p><p>Chào bác sĩ.</p><p></p><p>Năm nay cháu 20 tuổi. Dạo gần đây, do phải đi học xa nên cháu hay sử dụng xe máy. Và khoảng 3 tháng nay, cháu cảm thấy đau vùng xương cùng cụt, đau sang trái rồi lan sang phải, có khi không ngồi được phải luôn đổi tư thế. Cháu cũng đã đi khám Phụ khoa và siêu âm bụng nhưng kết quả hoàn toàn bình thường. Cũng có khi giảm đau vì cháu ra nhà thuốc mua thuốc đau nhức xương nhưng lại tái phát. Hiện giờ cháu đang rất lo lắng, rất sợ tác động đến hậu môn vì đau quá cháu hơi khó đi tiêu. Xin bác sĩ giải đáp giúp.</p><p></p><p>Cảm ơn bác sĩ !</p><p></p><p><span style="font-size: 15px"><strong>Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào cháu.</p><p></p><p>Xương cụt là phần cuối cùng của xương sống, được cấu tạo bởi 5 đốt sống tạo thành hình tam giác nối với xương hông. Đau xương cụt là đau xuất hiện ở xương cụt hoặc ở vùng cơ sát với xương cụt. Đau xương cụt không phải là bệnh quá nghiêm trọng, nhưng tác động đến chất lượng cuộc sống. Đây là căn bệnh đặc trưng của nữ giới vì xương cùng của nữ ngắn và rộng hơn so với nam giới. Khả năng giãn nở của các cơ, gân, đốt sống ở lưng của phụ nữ mạnh hơn ở nam giới, kém thích nghi với các hoạt động mạnh dẫn tới dễ bị đau buốt vùng lưng và xương cụt.</p><p></p><p>Triệu chứng của đau xương cụt:</p><p></p><p>Đau nhức hoặc nhói ở mông hoặc hông.</p><p></p><p>Đau xuống háng, hai chân, đầu gối và có thể đau mắt cá.</p><p></p><p>Cảm giác đau ở một chỗ sau đó lan rộng ra xung quanh.</p><p></p><p>Nguyên nhân gây đau xương cụt:</p><p></p><p>– Nguyên nhân thông thường: đặc điểm của bệnh là khi ngồi lâu hay khi đang ngồi mà đứng lên hoặc khi nén ép vào đầu nhọn của xương cùng cụt thì đau nặng thêm.</p><p></p><p>– Nguyên nhân bệnh lý: đa số phụ nữ bị đau xương cụt là do các bệnh phụ khoa gây nên. Ngoài ra, có thể là do các bệnh nội khoa, bệnh xương khớp (viêm khớp dạng thấp hoặc thoái hóa khớp) hoặc những tổn thương từ bên ngoài như: bị ngã đập mông xuống đất hoặc va đập vào thành, góc các đồ vật, dụng cụ…Các bệnh phụ khoa như:</p><p></p><p>Viêm cơ quan sinh dục: người bệnh có cảm giác đau buốt vùng thắt lưng, đau lưng, bụng dưới khó chịu hoặc bị trướng, sốt nhẹ, mệt, chán ăn… Cảm giác đau xương cụt nặng thêm khi làm việc quá nhiều, sau khi quan hệ tình dục hoặc trước kỳ kinh nguyệt.</p><p></p><p>Vị trí tử cung bất thường: bình thường, tử cung của người phụ nữ thường hơi ngả về phía trước. Khi tử cung quá ngả về trước hoặc ngả về sau do tử cung và các tổ chức xung quanh bị viêm dính vào nhau sẽ khiến xương cụt bị đau. Trường hợp này thường xảy ra ở những người quá bận rộn, sinh đẻ nhiều hoặc đã từng làm phẫu thuật tử cung. Tử cung bị sệ xuống, thoát ra ngoài hoặc dính chặt bên trên có thể kéo dãn dây chằng, gây ra đau thắt lưng.</p><p></p><p>Vòng tránh thai bất thường: Một số phụ nữ đau xương cụt là do vòng tránh thai bất thường gây ra, như: kích cỡ vòng tránh thai không phù hợp với buồng tử cung, độ đàn hồi của vòng tránh thai quá lớn hoặc vị trí của vòng tránh thai bị lệch… Do đó, vòng tránh thai sẽ kích thích tới vách tử cung, gây ra đau xương cụt.</p><p></p><p>Khối u ở khoang chậu: Các khối u do u xơ tử cung, ung thư cổ tử cung, khối u buồng trứng… trong giai đoạn đầu thường nằm sâu trong khoang chậu, không dễ bị phát hiện. Khi khối u chèn lên dây thần kinh hoặc tế bào ung thư xâm nhập vào tổ chức liên kết của khoang chậu sẽ dẫn tới đau xương cụt.</p><p></p><p>Các bệnh của hệ tiết niệu: Do đặc điểm sinh lý, phụ nữ rất dễ mắc các bệnh viêm nhiễm hệ tiết niệu như: viêm thận mãn, viêm thận cấp, viêm đường tiết niệu… Ngoài ra, bị sỏi kết hạch hay có khối u trong hệ tiết niệu cũng có thể gây ra đau ở xương cụt.</p><p></p><p>– Nguyên nhân sinh lý: các yếu tố sinh lý dẫn đến đau xương cụt như chu kỳ kinh nguyệt, do khoang chậu sung huyết, tử cung xuất huyết… khiến thần kinh khoang chậu bị phù hoặc gây ra phản xạ dẫn đến xương vùng lưng đau mỏi. Phụ nữ cao tuổi do dây chằng nối với tử cung bị giãn ra, tử cung hạ thấp xuống cũng khiến xương cụt và vùng thắt lưng bị đau. Khả năng giãn nở của các cơ, màng gân và đốt sống lưng ở phụ nữ mạnh hơn ở nam giới rất nhiều, khả năng thích nghi với các vận động mạnh kém, dễ bị tổn thương dẫn tới đau buốt vùng thắt lưng. Phụ nữ khi mang thai, trọng tâm cơ thể dồn về phía sau làm thay đổi kết cấu của các khớp nhỏ ở đốt sống lưng khiến các cơ, màng gân và dây chằng ở phần thắt lưng ở vào trạng thái căng thẳng trong một thời gian dài, hình thành nên những tổn thương mãn tính. Đồng thời khi mang thai, các cơ quan nội tạng trong cơ thể bị dịch lên phía trên, sau khi đẻ con, chúng đột nhiên hạ xuống, đây cũng là một trong những lí do quan trọng gây ra đau xương cụt và vùng thắt lưng cho phụ nữ.</p><p></p><p>Điều trị đau xương cụt:</p><p></p><p>Để giảm đau nhức, người bệnh nên nằm nghỉ ngơi, kết hợp với một chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, đặc biệt là bổ sung canxi cho cơ thể.</p><p></p><p>Không chơi thể thao, vận động mạnh trong thời gian bị đau.</p><p></p><p>Có thể kết hợp với các phương pháp xoa bóp, bấm huyệt hoặc uống thuốc giảm đau đặt vào hậu môn.</p><p></p><p>Nếu chữa trị lâu ngày không khỏi, bác sĩ có thể khuyên người bệnh phẫu thuật cắt bỏ xương cùng.</p><p></p><p>Theo mô tả của cháu thì có khả năng cháu bị viêm khớp vùng xương cụt. Cháu nên đến bệnh viện khám chuyên khoa Nội Xương Khớp hoặc Chấn thương chỉnh hình để được chẩn đoán, tìm lí do, chữa trị kịp thời và dứt điểm nhé.</p><p></p><p>Chúc cháu vui, khỏe!</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Đau lưng từ khi mang thai</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: 1677855547</p><p></p><p>Chào Bác sĩ! Em năm nay 23 là nữ, nay em có bầu đựơc 5 tháng. Từ lúc em có bầu được 2 tháng em cứ bị đau lưng đến bây giờ. Em bị đau ở chỗ mông, đi lại và ngồi xuống thì đau ít. Khi nằm ngửa thẳng xuống thì lại rất đau. Như vậy thì em bị sao ạ và em phải làm sao cho hết đau ạ? Xin bác sĩ giải đáp giùm em. Em cám ơn.</p><p></p><p><span style="font-size: 15px"><strong>Bác sĩ Nguyễn Vũ Cẩm Tú</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào em.</p><p></p><p>Theo mô tả trong thư em bị đau lưng ở vùng mông nên Bác sĩ đoán em bị đau vùng xương cùng cụt. Thật ra đau xương cụt, vùng xương chậu, xương mu và khớp háng là hiện tượng bình thường khi bạn mang thai. Khi thai lớn lên, nhất là từ tháng thứ 5 trở đi, bụng to ra khiến trọng tâm cơ thể bị xê dịch, tư thế cột sống sẽ chịu tác động gây ra các chứng đau, mỏi lưng, thắt lưng, đau các rễ thần kinh cột sống thắt lưng. Cảm giác đau, khó chịu như vậy là bình thường do sự phát triển của thai, nhất là ở người mang thai lần đầu tiên. Em không nên lo lắng quá. Để đối phó với tình trạng này em cần kiên nhẫn chờ đợi đến lúc đẻ xong.</p><p></p><p>Uống đủ sữa và nếu cần bổ sung viên can xi theo chỉ định của Bác sĩ Vận động nhẹ nhàng (có thể tập bằng cách lắc lư nhẹ nhàng và tập các động tác hông dành cho bà bầu) Đi lại khôn ngoan, việc đi lai nhẹ nhàng sẽ giúp bạn dễ chịu hơn là ngồi suốt ngày. Ngồi đúng tư thế: luôn giữ chân thẳng và hơi cao (vuông góc chân và đùi) để tuần hoàn được tốt.</p><p></p><p>Cuối cùng, nếu rất đau thì có thể uống thuốc giảm đau theo chỉ định của Bác sĩ. Đừng xoa dầu, đấm bóp hay uống thuốc bắc hoặc thuốc tây mà không hỏi ý kiến Bác sĩ. Các vị thuốc liên quan đến cơ, xương khớp đều có tác động đến thai nhi.</p><p></p><p>Chúc mẹ con em luôn mạnh khỏe!</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Đau mông khi mang thai</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: Đỗ Thế Duyệt</p><p></p><p>Vợ tôi từ khi bắt đầu mang thai được 13 tuần đến nay là 30 tuần bị chứng đau mông (điểm gần hậu môn) mặc dù bổ sung sắt, canxi D, ăn uống theo khoa học.</p><p>Xin bác sĩ tư vấn giúp.</p><p>Chân thành cảm ơn.</p><p></p><p><span style="font-size: 15px"><strong>Bác sĩ Đinh Văn Sinh</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào bạn!</p><p></p><p>Vợ bạn đã 30 tuần, thai tương đối lớn, nên có những bài vận động nhẹ dành cho bà bầu. Nằm nghỉ theo tư thế thuận lợi nhất. Điểm đau của vợ bạn có thể là nguyên nhân của thoái hóa xương cùng cụt, để chẩn đoán sau đẻ bạn nên cho vợ chụp Xquang vùng cùng cụt để có chẩn đoán và điều trị hợp lý.</p><p></p><p>Thân ái.</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Nữ bị đau xương cụt khi ngồi lâu là bị bệnh gì?</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: xuan lan</p><p></p><p>Chào bác sĩ!</p><p></p><p>Em năm nay 29 tuổi. Cách đây khoảng 7,8 năm em bị đau ở xương cụt. Mỗi khi em ngồi,đứng dậy là bị đau,nhiều khi còn có tiếng kêu cục cục. Sau đó tự nhiên em thấy khỏi. Bây giờ em thấy lại xuất hiện như vậy. Em đã có 1 bé được hơn 1 tuổi. Mới đây em nghe có người bảo bệnh đó có thể tác động tới khả năng đẻ con. Em rất lo lắng. Mong bác sĩ giải đáp giúp em phải làm gì ạ.</p><p></p><p>Em cảm ơn.</p><p></p><p><span style="font-size: 15px"><strong>Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào em!</p><p></p><p>Có nhiều lí do gây nên đau xương vùng cùng cụt, một số lí do được đề cập dưới đây:</p><p></p><p>Do viêm xương, viêm khớp vùng cùng cụt, thoái hóa khớp cùng cụt. Khi các khớp cùng cụt bị viêm dính sẽ tác động đến khả năng giãn của khung chậu trong thai kỳ và khi sinh em bé, do đó vệc sinh đẻ thường được ưu tiên và có khó khăn hơn.</p><p></p><p>Do chấn thương va đập vào vùng cùng cụt: có tiền sử chấn thương, có yếu tố chấn thương</p><p></p><p>Do bệnh lý viêm nhiễm ở tiểu khung; như viêm nhiễm tử cung, phần phụ.</p><p></p><p>Nếu không có yếu tố chấn thương và không có dấu hiệu viêm nhiễm phần phụ thì có khả năng em có thoái hóa hoặc viêm khớp cùng cụt. Để xác định được lí do, em cần đến khám tại bệnh viện để tìm lí do và được các thầy thuốc giải đáp hướng chữa trị.</p><p></p><p>Chúc em sức khỏe!</p><p></p><p></p><p style="text-align: right">Theo ViCare</p><p>[/QUOTE]</p>
[QUOTE="Hỏi Đáp Bác Sỹ, post: 42160, member: 11284"] Hỏi Bác Sĩ - Nữ giới có tỉ lệ mắc những vấn đề về xương cụt khá cao. Để bảo vệ sức khỏe tốt nhất, chúng ta nên tìm hiểu thật kỹ những bệnh lý liên quan đến hiện tượng này. [SIZE=5][B]Gãy xương cùng cụt có ảnh hưởng tới quan hệ vợ chồng và sinh sản không?[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: Giấu tên Chào bác sĩ! Con năm nay 23 tuổi, là nữ giới, hôm qua con viết thư này gửi bác sĩ nhờ bác sĩ giải đáp cho con. Thưa bác, con bị tai nạn té ngồi làm chấn thương xương cùng cụt và gẫy đốt số 4 tính tới ngày 21/2/2015 thì đã được một tháng nhưng còn cảm thấy con đau và ngồi chưa được, cho con hỏi con bị như thế có bị sao không bác sĩ, và sau này con có tác động gì tới quan hệ vợ chồng, và sinh sản không (con đang uống thuốc và khám ở bệnh viện chấn thương chỉnh hình thành phố Hồ Chí Minh)? Chân thành cảm ơn bác! [SIZE=4][B]Bác sĩ Vũ Thị Lừu[/B][/SIZE] Chào bạn! Xương cùng được cấu tạo bởi 5 đốt sống, tạo thành hình tam giác. Giữa các đốt sống có đĩa đệm. Có nhiều lí do dẫn đến đau xương cùng, phổ biến nhất là viêm khớp thoái hóa, cột sống dính khớp, chấn thương khi bị ngã, khi chơi thể thao… Phần khớp giữa các đốt sống khi bị chấn thương sẽ dồn nén các đốt sống chèn ép đĩa đệm, gây đau, nhất là khi ngồi lâu. Xương cùng của phụ nữ ngắn và rộng nên có nhiều nguy cơ bị đau hơn. Trường hợp của bạn bị chấn thương xương cùng cụt và gãy đốt số 4, như vậy là cũng khá nghiêm trọng. Thời gian một tháng chắc chưa đủ để phục hồi nên bạn vẫn cảm thấy đau và ngồi chưa được. Bạn đã khám ở bệnh viện chấn thương chỉnh hình thành phố Hồ Chí Minh, tức là đã khám ở cơ sở có uy tín, thì có thể yên tâm tuân thủ theo phác đồ chữa trị của bác sĩ. Không biết bạn đã uống những thuốc gì, nhưng ngoài việc dùng thuốc, bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ về việc sử dụng các liệu pháp khác như xoa bóp, bấm huyệt, vật lý trị liệu. Bạn bị đau ở vị trí này thì sẽ có tác động tới việc quan hệ vợ chồng và sinh sản. Tuy nhiên, mức độ tác động thế nào còn phụ thuộc vào việc chữa trị và khả năng phục hồi của bạn. Sau này khi đã có thể ngồi được, bạn cần nhớ một số điều lưu ý sau để hạn chế đau: Không ngồi trên sàn cứng. Ngồi ngả về phía trước hoặc ngồi nghiêng một bên mông và thường xuyên đổi bên. Dùng gối cao su có khoét lỗ ở giữa để lót khi ngồi, lỗ ở giữa sẽ làm giảm áp lực lên xương cùng. Khi xoay trở nên xoay cả người, không để vặn xoắn cột sống, tránh khom cúi làm cong cột sống Chườm lạnh sau khi hoạt động nếu lại cảm thấy khó chịu. Chú ý chế độ ăn để tránh táo bón vì khi táo bón người bệnh sẽ rất đau đớn. Chúc bạn khỏe! [SIZE=5][B]Đau vùng xương cùng cụt, đau sang trái rồi lan sang phải, có khi không ngồi được[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: diemtran Chào bác sĩ. Năm nay cháu 20 tuổi. Dạo gần đây, do phải đi học xa nên cháu hay sử dụng xe máy. Và khoảng 3 tháng nay, cháu cảm thấy đau vùng xương cùng cụt, đau sang trái rồi lan sang phải, có khi không ngồi được phải luôn đổi tư thế. Cháu cũng đã đi khám Phụ khoa và siêu âm bụng nhưng kết quả hoàn toàn bình thường. Cũng có khi giảm đau vì cháu ra nhà thuốc mua thuốc đau nhức xương nhưng lại tái phát. Hiện giờ cháu đang rất lo lắng, rất sợ tác động đến hậu môn vì đau quá cháu hơi khó đi tiêu. Xin bác sĩ giải đáp giúp. Cảm ơn bác sĩ ! [SIZE=4][B]Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai[/B][/SIZE] Chào cháu. Xương cụt là phần cuối cùng của xương sống, được cấu tạo bởi 5 đốt sống tạo thành hình tam giác nối với xương hông. Đau xương cụt là đau xuất hiện ở xương cụt hoặc ở vùng cơ sát với xương cụt. Đau xương cụt không phải là bệnh quá nghiêm trọng, nhưng tác động đến chất lượng cuộc sống. Đây là căn bệnh đặc trưng của nữ giới vì xương cùng của nữ ngắn và rộng hơn so với nam giới. Khả năng giãn nở của các cơ, gân, đốt sống ở lưng của phụ nữ mạnh hơn ở nam giới, kém thích nghi với các hoạt động mạnh dẫn tới dễ bị đau buốt vùng lưng và xương cụt. Triệu chứng của đau xương cụt: Đau nhức hoặc nhói ở mông hoặc hông. Đau xuống háng, hai chân, đầu gối và có thể đau mắt cá. Cảm giác đau ở một chỗ sau đó lan rộng ra xung quanh. Nguyên nhân gây đau xương cụt: – Nguyên nhân thông thường: đặc điểm của bệnh là khi ngồi lâu hay khi đang ngồi mà đứng lên hoặc khi nén ép vào đầu nhọn của xương cùng cụt thì đau nặng thêm. – Nguyên nhân bệnh lý: đa số phụ nữ bị đau xương cụt là do các bệnh phụ khoa gây nên. Ngoài ra, có thể là do các bệnh nội khoa, bệnh xương khớp (viêm khớp dạng thấp hoặc thoái hóa khớp) hoặc những tổn thương từ bên ngoài như: bị ngã đập mông xuống đất hoặc va đập vào thành, góc các đồ vật, dụng cụ…Các bệnh phụ khoa như: Viêm cơ quan sinh dục: người bệnh có cảm giác đau buốt vùng thắt lưng, đau lưng, bụng dưới khó chịu hoặc bị trướng, sốt nhẹ, mệt, chán ăn… Cảm giác đau xương cụt nặng thêm khi làm việc quá nhiều, sau khi quan hệ tình dục hoặc trước kỳ kinh nguyệt. Vị trí tử cung bất thường: bình thường, tử cung của người phụ nữ thường hơi ngả về phía trước. Khi tử cung quá ngả về trước hoặc ngả về sau do tử cung và các tổ chức xung quanh bị viêm dính vào nhau sẽ khiến xương cụt bị đau. Trường hợp này thường xảy ra ở những người quá bận rộn, sinh đẻ nhiều hoặc đã từng làm phẫu thuật tử cung. Tử cung bị sệ xuống, thoát ra ngoài hoặc dính chặt bên trên có thể kéo dãn dây chằng, gây ra đau thắt lưng. Vòng tránh thai bất thường: Một số phụ nữ đau xương cụt là do vòng tránh thai bất thường gây ra, như: kích cỡ vòng tránh thai không phù hợp với buồng tử cung, độ đàn hồi của vòng tránh thai quá lớn hoặc vị trí của vòng tránh thai bị lệch… Do đó, vòng tránh thai sẽ kích thích tới vách tử cung, gây ra đau xương cụt. Khối u ở khoang chậu: Các khối u do u xơ tử cung, ung thư cổ tử cung, khối u buồng trứng… trong giai đoạn đầu thường nằm sâu trong khoang chậu, không dễ bị phát hiện. Khi khối u chèn lên dây thần kinh hoặc tế bào ung thư xâm nhập vào tổ chức liên kết của khoang chậu sẽ dẫn tới đau xương cụt. Các bệnh của hệ tiết niệu: Do đặc điểm sinh lý, phụ nữ rất dễ mắc các bệnh viêm nhiễm hệ tiết niệu như: viêm thận mãn, viêm thận cấp, viêm đường tiết niệu… Ngoài ra, bị sỏi kết hạch hay có khối u trong hệ tiết niệu cũng có thể gây ra đau ở xương cụt. – Nguyên nhân sinh lý: các yếu tố sinh lý dẫn đến đau xương cụt như chu kỳ kinh nguyệt, do khoang chậu sung huyết, tử cung xuất huyết… khiến thần kinh khoang chậu bị phù hoặc gây ra phản xạ dẫn đến xương vùng lưng đau mỏi. Phụ nữ cao tuổi do dây chằng nối với tử cung bị giãn ra, tử cung hạ thấp xuống cũng khiến xương cụt và vùng thắt lưng bị đau. Khả năng giãn nở của các cơ, màng gân và đốt sống lưng ở phụ nữ mạnh hơn ở nam giới rất nhiều, khả năng thích nghi với các vận động mạnh kém, dễ bị tổn thương dẫn tới đau buốt vùng thắt lưng. Phụ nữ khi mang thai, trọng tâm cơ thể dồn về phía sau làm thay đổi kết cấu của các khớp nhỏ ở đốt sống lưng khiến các cơ, màng gân và dây chằng ở phần thắt lưng ở vào trạng thái căng thẳng trong một thời gian dài, hình thành nên những tổn thương mãn tính. Đồng thời khi mang thai, các cơ quan nội tạng trong cơ thể bị dịch lên phía trên, sau khi đẻ con, chúng đột nhiên hạ xuống, đây cũng là một trong những lí do quan trọng gây ra đau xương cụt và vùng thắt lưng cho phụ nữ. Điều trị đau xương cụt: Để giảm đau nhức, người bệnh nên nằm nghỉ ngơi, kết hợp với một chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, đặc biệt là bổ sung canxi cho cơ thể. Không chơi thể thao, vận động mạnh trong thời gian bị đau. Có thể kết hợp với các phương pháp xoa bóp, bấm huyệt hoặc uống thuốc giảm đau đặt vào hậu môn. Nếu chữa trị lâu ngày không khỏi, bác sĩ có thể khuyên người bệnh phẫu thuật cắt bỏ xương cùng. Theo mô tả của cháu thì có khả năng cháu bị viêm khớp vùng xương cụt. Cháu nên đến bệnh viện khám chuyên khoa Nội Xương Khớp hoặc Chấn thương chỉnh hình để được chẩn đoán, tìm lí do, chữa trị kịp thời và dứt điểm nhé. Chúc cháu vui, khỏe! [SIZE=5][B]Đau lưng từ khi mang thai[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: 1677855547 Chào Bác sĩ! Em năm nay 23 là nữ, nay em có bầu đựơc 5 tháng. Từ lúc em có bầu được 2 tháng em cứ bị đau lưng đến bây giờ. Em bị đau ở chỗ mông, đi lại và ngồi xuống thì đau ít. Khi nằm ngửa thẳng xuống thì lại rất đau. Như vậy thì em bị sao ạ và em phải làm sao cho hết đau ạ? Xin bác sĩ giải đáp giùm em. Em cám ơn. [SIZE=4][B]Bác sĩ Nguyễn Vũ Cẩm Tú[/B][/SIZE] Chào em. Theo mô tả trong thư em bị đau lưng ở vùng mông nên Bác sĩ đoán em bị đau vùng xương cùng cụt. Thật ra đau xương cụt, vùng xương chậu, xương mu và khớp háng là hiện tượng bình thường khi bạn mang thai. Khi thai lớn lên, nhất là từ tháng thứ 5 trở đi, bụng to ra khiến trọng tâm cơ thể bị xê dịch, tư thế cột sống sẽ chịu tác động gây ra các chứng đau, mỏi lưng, thắt lưng, đau các rễ thần kinh cột sống thắt lưng. Cảm giác đau, khó chịu như vậy là bình thường do sự phát triển của thai, nhất là ở người mang thai lần đầu tiên. Em không nên lo lắng quá. Để đối phó với tình trạng này em cần kiên nhẫn chờ đợi đến lúc đẻ xong. Uống đủ sữa và nếu cần bổ sung viên can xi theo chỉ định của Bác sĩ Vận động nhẹ nhàng (có thể tập bằng cách lắc lư nhẹ nhàng và tập các động tác hông dành cho bà bầu) Đi lại khôn ngoan, việc đi lai nhẹ nhàng sẽ giúp bạn dễ chịu hơn là ngồi suốt ngày. Ngồi đúng tư thế: luôn giữ chân thẳng và hơi cao (vuông góc chân và đùi) để tuần hoàn được tốt. Cuối cùng, nếu rất đau thì có thể uống thuốc giảm đau theo chỉ định của Bác sĩ. Đừng xoa dầu, đấm bóp hay uống thuốc bắc hoặc thuốc tây mà không hỏi ý kiến Bác sĩ. Các vị thuốc liên quan đến cơ, xương khớp đều có tác động đến thai nhi. Chúc mẹ con em luôn mạnh khỏe! [SIZE=5][B]Đau mông khi mang thai[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: Đỗ Thế Duyệt Vợ tôi từ khi bắt đầu mang thai được 13 tuần đến nay là 30 tuần bị chứng đau mông (điểm gần hậu môn) mặc dù bổ sung sắt, canxi D, ăn uống theo khoa học. Xin bác sĩ tư vấn giúp. Chân thành cảm ơn. [SIZE=4][B]Bác sĩ Đinh Văn Sinh[/B][/SIZE] Chào bạn! Vợ bạn đã 30 tuần, thai tương đối lớn, nên có những bài vận động nhẹ dành cho bà bầu. Nằm nghỉ theo tư thế thuận lợi nhất. Điểm đau của vợ bạn có thể là nguyên nhân của thoái hóa xương cùng cụt, để chẩn đoán sau đẻ bạn nên cho vợ chụp Xquang vùng cùng cụt để có chẩn đoán và điều trị hợp lý. Thân ái. [SIZE=5][B]Nữ bị đau xương cụt khi ngồi lâu là bị bệnh gì?[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: xuan lan Chào bác sĩ! Em năm nay 29 tuổi. Cách đây khoảng 7,8 năm em bị đau ở xương cụt. Mỗi khi em ngồi,đứng dậy là bị đau,nhiều khi còn có tiếng kêu cục cục. Sau đó tự nhiên em thấy khỏi. Bây giờ em thấy lại xuất hiện như vậy. Em đã có 1 bé được hơn 1 tuổi. Mới đây em nghe có người bảo bệnh đó có thể tác động tới khả năng đẻ con. Em rất lo lắng. Mong bác sĩ giải đáp giúp em phải làm gì ạ. Em cảm ơn. [SIZE=4][B]Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường[/B][/SIZE] Chào em! Có nhiều lí do gây nên đau xương vùng cùng cụt, một số lí do được đề cập dưới đây: Do viêm xương, viêm khớp vùng cùng cụt, thoái hóa khớp cùng cụt. Khi các khớp cùng cụt bị viêm dính sẽ tác động đến khả năng giãn của khung chậu trong thai kỳ và khi sinh em bé, do đó vệc sinh đẻ thường được ưu tiên và có khó khăn hơn. Do chấn thương va đập vào vùng cùng cụt: có tiền sử chấn thương, có yếu tố chấn thương Do bệnh lý viêm nhiễm ở tiểu khung; như viêm nhiễm tử cung, phần phụ. Nếu không có yếu tố chấn thương và không có dấu hiệu viêm nhiễm phần phụ thì có khả năng em có thoái hóa hoặc viêm khớp cùng cụt. Để xác định được lí do, em cần đến khám tại bệnh viện để tìm lí do và được các thầy thuốc giải đáp hướng chữa trị. Chúc em sức khỏe! [RIGHT]Theo ViCare[/RIGHT] [/QUOTE]
Xem thử
Tên
Mã xác nhận
Trả lời
Trang chủ
Tư Vấn
BÁC SỸ TRỰC TUYẾN TƯ VẤN
HỎI BÁC SỸ
Thắc mắc liên quan đến các vấn đề về xương cụt ở nữ giới
Top
Dưới