Menu
Trang chủ
Tư Vấn
Bài viết mới
Tìm chủ đề
Mới!
Bài viết mới
Tài liệu mới
Trạng thái mới
Hoạt động mới nhất
Tài liệu
Latest reviews
Tìm Tài liệu
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Trạng thái mới
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Chat
0
Tư Vấn
Đăng nhập
Đăng ký
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Bài viết mới
Tìm chủ đề
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Menu
Trả lời chủ đề
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
Trang chủ
Tư Vấn
BÁC SỸ TRỰC TUYẾN TƯ VẤN
HỎI BÁC SỸ
4 điều cần biết về chứng rối loạn lo âu mang thai và sau sinh
Nội dung
<p>[QUOTE="Hỏi Đáp Bác Sỹ, post: 42187, member: 11284"]</p><p>Hỏi Bác Sĩ - Trong khi mang thai và sau khi sinh, nhiều phụ nữ rất dễ bị căng thẳng. Nếu không được quan tâm chia sẻ, những thay đổi này có thể dẫn đến rối loạn tâm thần với những biểu hiện nặng.</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Bệnh rối loạn trầm cảm lo âu sau sinh</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: Nguyễn Hồng</p><p></p><p>Thưa bác sỹ cháu năm nay 26 tuổi mới sinh e bé được 2 tháng : vì 2 vợ chồng xíc mích cãi nhau chuyện gia đình cho nên cháu khóc nhiều dẫn đến mất ngủ , tay chân tê run rẩy, tim đập nhanh , hồi hộp , nghẹn ở cổ ,người thì mệt mỏi , lo lắng , bồn chồn. Cháu đi khám và uống thuốc ở bệnh viện tâm thần Hà nội bsy kê đơn thuốc cho cháu : ” seroquel XR 50 mg và stresam ” cháu uống thuốc được 1 thang nhưng khong thấy đỡ. Tiền sử bệnh của cháu bị bệnh tim ” Ngoại tâm thu thất ” cháu đặt máy holtel có lúc rối loạn nhịp lên đến 50/% . Xin bác sỹ tư vấn giúp cho cháu ! Cháu xin cảm ơn .!</p><p></p><p><span style="font-size: 15px"><strong>Điều dưỡng Đỗ Thị Hảo</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào bạn !</p><p></p><p>Theo đơn thuốc mà bạn cung cấp thì bác sĩ chẩn đoán bạn bị chứng : Rối loạn tâm thần sau sinh. Chuyện vợ chồng xích mích chỉ là một yếu tố thuận lợi làm cho bệnh Rối loạn tâm thần sau sinh của bạn khởi phát mà thôi. Sinh con là thời điểm có nguy cơ cao cho sự khởi phát của các triệu chứng tâm thần, đặc biệt là ở phụ nữ có nguy cơ bị rối loạn lưỡng cực. Bác sỹ kê đơn hai loại thuốc ” seroquel XR 50 mg và stresam ” mà bạn đang uống là hoàn toàn phù hợp. </p><p>Quá trình chữa bệnh của bạn có hiệu quả cao hay không còn phụ thuộc vào nhiều điều kiện như:</p><p></p><p>Áp lực tâm lý, điều kiện sinh hoạt đời sống tinh thần của bạn có được cải thiện hoặc thay đổi hay không? Nếu uống thuốc trong điều kiện áp lực tâm lý luôn căng thẳng, chuyện gia đình không được giải quyết dứt điểm thì hiệu quả thuốc bị hạn chế rất nhiều</p><p></p><p>Việc uống thuốc đúng liều lượng,đúng giờ là yếu tố rất quan trọng. Nếu bạn điều trị ngoại trú tại nhà theo đơn bác sỹ: hàng ngày uống thuốc có đều đặn không, đúng giờ hay không?</p><p></p><p>Bạn có tiền sử ngoại tâm thu thất (đặt máy theo dõi có lúc loạn nhịp 50%) là rối loạn năng, nhưng bạn không nói là đã điều trị gì chưa? Hiện nay bệnh có bị nữa hay không? Hai bệnh này không có mối liên quan bệnh lý với nhau nhưng có thể phối hợp làm biểu hiện bệnh thêm phức tạp và có thể nặng lên.</p><p></p><p>Bệnh rối loạn tâm thần sau sinh có thời gian điều trị đến khi ổn định trở lại cuộc sống bình thường cần phải kiên trì và kéo dài.Sự trao đổi thông tin giữa bạn và bác sỹ kê đơn về tiến triển bệnh là rất cần thiết</p><p>.</p><p></p><p>Bạn phải yên tâm định kỳ tái khám bác sĩ để bác sĩ thay thuốc, thay liều điều trị cho phù hợp, với tình trạng bệnh lý của bạn. Hi vọng những thông tin trên giúp ích cho bạn, yên tâm điều trị góp phần làm cho bệnh của bạn nhanh chóng ổn định.</p><p></p><p>Chúc bạn toại nguyện.</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Sau sinh bị lo âu vô cớ, hồi hộp, run rẩy tay chân, mệt mỏi và khó ngủ, không tập trung là bệnh gì?</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi:</p><p></p><p>Chào bác sĩ!</p><p></p><p>Em năm nay 31 tuổi. Em mới sinh em bé được 4 tháng. Gần đây, em có biểu hiện lo âu vô cớ, ít quan tâm đến mọi thứ xung quanh, hồi hộp, tim đập nhanh, run rẩy tay chân, mệt mỏi và khó ngủ, làm việc không tập trung và ngại giao tiếp. Cho em hỏi em đang bị bệnh gì?</p><p></p><p>Cảm ơn bác sĩ.</p><p></p><p><span style="font-size: 15px"><strong>Bác sĩ Vũ Thị Lừu</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào bạn!</p><p></p><p>Trường hợp của bạn có thể là bạn đã có những dấu hiệu sớm của hiện tượng trầm cảm sau sinh. Trầm cảm sau sinh là tình trạng liên quan đến suy nghĩ và cảm giác mệt mỏi, buồn chán, lo lắng xuất hiện sau sinh. Những phụ nữ mắc bệnh trầm cảm sau sinh thường kèm theo trạng thái lo sợ con mình sẽ bị hại và bản thân mình là người mẹ xấu.</p><p></p><p>Trầm cảm sau sinh có thể nhẹ, vừa hoặc nặng, có thể thoáng qua hoặc kéo dài. Bệnh có thể chữa trị và trong một số tình huống có thể dự phòng. Ảnh hưởng của trầm cảm sau sinh đến sức khỏe người mẹ: sụt cân, suy dinh dưỡng, suy nhược thần kinh, hoang tưởng, hành vi nguy hiểm.</p><p></p><p>Nguyên nhân bệnh trầm cảm sau sinh:</p><p></p><p>Thay đổi về nội tiết: Sau khi sinh, việc giảm đột ngột Estrogen và Progestrogen góp phần gây nên. Hormones tuyến giáp giảm nhanh chóng gây ra cảm giác mệt mỏi và trầm cảm.</p><p></p><p>Thay đổi về thể tích máu, huyết áp, hệ miễn dịch và chuyển hóa dẫn đến tình trạng mệt mỏi và dễ thay đổi cảm xúc.</p><p></p><p>Mâu thuẫn gia đình, vấn đề tài chính, thiếu sự giúp đỡ của người thân.</p><p></p><p>Khó khăn trong chăm sóc bé. Nhiều bà mẹ cảm thấy căng thẳng, mất ngủ, lo lắng về khả năng chăm sóc bé. Từ đó cảm thấy mất hứng thú sống và mất kiểm soát cuộc sống bản thân.</p><p></p><p>Yếu tố di truyền: trong gia đình có người bị trầm cảm (mẹ, chị, cha) thì nguy cơ bệnh cao.</p><p></p><p>Với tình trạng bệnh này, bạn nên tâm sự với người thân để được chia sẻ, giúp đỡ, động viên kịp thời. Bạn nên nghỉ ngơi, duy trì chế độ dinh dưỡng tốt, uống thêm vitamin B6 hoặc vitamin tổng hợp. Điều quan trọng nhất là bạn phải tin tưởng rằng mình sẽ tốt hơn, bạn cần sự kiên nhẫn và nhận thức rằng sự phục hồi sẽ đến sớm.</p><p></p><p>Bạn nên biết đau và nhức là xuất hiện khá nhiều ở phụ nữ bị bệnh trầm cảm sau sinh, và đó không phải là dấu hiệu của một bệnh nghiêm trọng. Nhiều phụ nữ nghĩ rằng nhức đầu do u não, đau ngực do bệnh tim, vì vậy nó làm cho bệnh trầm cảm nặng nề hơn. Hãy thư giãn và không nhớ đến đau đớn thì căn bệnh trầm cảm sẽ dần dần tan biến. Đừng ép bản thân làm những điều mình không thích hoặc những điều gây khó chịu. Nếu tình trạng bệnh không đỡ hay trầm trọng hơn bạn nên đi khám bệnh và giải đáp bác sĩ kịp thời.</p><p></p><p>Chúc bạn mạnh khỏe!</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Rối loạn lo âu</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: Hồ phú Nguyên</p><p></p><p>Em lo sợ bị đột quỵ, nên cứ mỗi chiều tối tâm trạng lo lắng, gây nhức đầu, hồi hộp, nặng và tê mặt tay chân, ngực nóng lan toả khắp cơ thể, những lúc như vậy huyết áp tăng 160/90, nhip tim 114. Em đã đi khám tim mạch và siêu âm nhưng ko vấn đề gì, mỗi lúc như vậy em cảm giác không chịu được, ảnh hưởng rất lớn đến công việc. Tình trạng này xảy ra sau khi công ty em có 1 người trẻ tuổi bị đột quỵ, trong quá khứ cách đây 10 năm em có trải qua phẩu thuật cắt khối u trung thất, lúc đó em rất hoảng loạn vì nghĩ mình sắp chết vi ung thư. Xin bác sy cho biết tình trạng bệnh của em và hướng điều trị! Trân trọng!</p><p></p><p><span style="font-size: 15px"><strong>Điều dưỡng Đỗ Thị Hảo</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào bạn !</p><p></p><p>Ngoài những triệu chứng về trạng thái lo âu mà bạn đã nêu, bạn chưa cho tôi biết là bạn bị như vậy từ bao giờ, số lần xuất hiện nhiều hay ít, năm nay bạn bao nhiêu tuổi và nghề nghiệp hiện giờ của bạn … nên rất khó trong việc trả lời tình trạng bệnh của bạn. Tuy vậy căn cứ vào triệu chứng bệnh mà bạn đã nêu thì rất có thể bạn mắc chứng RỐI LOẠN LO ÂU. Sau đây tôi cung cấp cho bạn một vài thông tin về Rối loạn lo âu :</p><p></p><p>+ Rối loạn lo âu là một trong các rối loạn tâm lý có tính phổ biến cao, bệnh thường kết hợp với nhiều rối loạn như: trầm cảm và một vài rối loạn khác.</p><p></p><p>+ Rối loạn lo âu là sự lo sợ quá mức trước một tình huống xảy ra, có tính chất vô lý, lặp lại và kéo dài gây ảnh hưởng tới sự thích nghi với cuộc sống. Khi lo âu và sợ hãi quá mức ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống, sự lo âu này vẫn tiếp tục ngay cả khi mối lo thực tế đã kết thúc thì đó là bệnh lý. Gồm có :</p><p></p><p>– Biểu hiện về cảm xúc: sợ và lo lắng một cách quá mức trước những sự việc không đáng lo, cảm giác rất sợ chết, khiếp sợ cái chết, có vấn đề về tập trung chú ý vào công việc, dễ bị kích thích, cảm thấy đứng ngồi không yên, cảm giác căng thẳng, hay giật mình, hay nghĩ đến những điều nguy hiểm xảy ra với mình, cảm thấy đầu óc mình trống rỗng, cảm thấy có điều gì xấu sẽ xảy ra với mình.</p><p></p><p>– Biểu hiện phổ biến về triệu chứng toàn thân của rối loạn lo âu là: cơn nhịp tim nhanh, vã mồ hôi, khó chịu ở dạ dày hoặc cảm giác hoa mắt, chóng mặt, người bệnh hay đi tiểu vặt hoặc hay phải đi ngoài, thở nhanh và nông, run tay chân, căng cơ, đau đầu, mệt mỏi và mất ngủ…. Sự viêc bạn mổ khối u trung thất trước đây cũng có thể là yếu tố làm cho bạn bị rối loạn lo âu.</p><p></p><p>Bạn sớm đến khám ở các Bệnh viện chuyên khoa tâm thần tuyến tỉnh hoặc tuyến trung ương để có hướng giải quyết cụ thể.</p><p></p><p>Chúc bạn sức khỏe .</p><p></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Hỏi về chứng rối loạn lo âu</strong></span></p><p></p><p></p><p>Câu hỏi bởi: Giấu tên</p><p></p><p>Thưa bác sĩ, người thân tôi năm nay 34 tuổi là nữ, Thời gan gần đây thường run tay, hồi hộp, hay mệt khi hoảng sợ, và dễ cáu gắt.</p><p>Đi khám tim bình thường nên bs chẩn đoán rối loạn lo âu, và cho thuốc điều trị trong 6 tháng. Bs cho tôi hỏi, làm sao để xác định đó là bệnh trầm cảm hay ko? co nhất thiết phải dùng thuốc điều trị ko, và thuốc có ảnh hưởng thầ kinh sau này hay ko?</p><p>Xin cám ơn bác sĩ.</p><p></p><p><span style="font-size: 15px"><strong>Điều dưỡng Đỗ Thị Hảo</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào bạn !</p><p>Người thân của bạn được khám bệnh và chẩn đoán Rối loạn lo âu và được cho thuốc điều trị trong 6 tháng là hoàn toàn phù hợp.Bạn không cho biết là bệnh nhân đã sử dụng thuốc như thế nào, biến chuyển ra sao? Nếu bệnh nhân bị rối loạn lo âu mà không được chữa trị kịp thời rất dễ chuyển sang trạng thái hỗn hợp Lo âu – trầm cảm hoặc bệnh Trầm cảm.</p><p>Trầm cảm là một bệnh rối loạn cảm xúc biểu hiện lâm sàng là một trạng thái cảm xúc buồn rầu, chán chường, u uất. Bệnh có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi nhưng hay gặp nhất ở tuổi từ 18-45, phụ nữ mắc nhiều hơn nam giới. Trầm cảm giai đoạn đầu biểu hiện là một trang thái suy nhược thần kinh như mệt mỏi vào buổi sáng, đầu óc trì trệ , uể oải…</p><p>1. Triệu chứng lâm sàng bệnh trầm cảm. Theo ICD-10 ( phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10), bệnh nhân trầm cảm có những triệu chứng sau:</p><p>* Khí sắc giảm. Vẻ mặt buồn rầu, nét mặt của họ trở nên đơn điệu, ánh mắt chậm chạp, lơ đãng </p><p>* Giảm hoặc mất sự quan tâm thích thú. Những thích thú trước đây của bệnh nhân bị giảm hoặc mất. Ví dụ: trước bệnh nhân rất thích xem bóng đá, đi chợ mua sắm thì bây giờ họ không thích nữa.</p><p>* Người mệt mỏi. Họ rất khó khăn để khởi động một công việc nào đó, dù những công việc nhỏ nhất. ví dụ: buổi sáng ngủ dậy việc vệ sinh cá nhân như đáng răng rửa mặt đối với họ cũng trở nên nặng nhọc.</p><p>* Giảm tính tự trọng và lòng tự tin. Người bệnh mất tự tin vào bản thân và họ cảm thấy thất bại trong cuộc sống.</p><p>* Nhìn tương lai ảm đạm bi quan. Họ cảm thấy nản lòng về tương lai và không có gì mong đợt ở tương lai cả. Con người sống được là họ cảm thấy cuộc đời có ý nghĩa, có tương lai. Nhưng với bệnh nhân trầm cảm họ nhìn tương lai của mình là một mầu xám vì vậy họ hay tìm đến cái chết.</p><p>* Giảm sự tập trung chú ý. Khó suy nghĩ, khó tập trung vào một việc nào đó, khó đưa ra những quyết định dù là những quyết định nhỏ nhất ví dụ đi chợ mua gì cho bữa tối… người bệnh cũng rất khó khăn để đưa ra quyết định.</p><p>* Ý tưởng bị tội và không xứng đáng. Người bệnh có cảm giác vô dụng hoặc tội lỗi. Họ luôn nghĩ mình đã làm hỏng mọi việc và họ đã trở thành gánh nặng cho gia đình, cơ quan và xã hội. Họ còn phóng đại những sai lầm nhỏ trước đây và họ luôn luôn tự trách bản thân mình.</p><p>* Có ý tưởng và hành vi tự sát. Hầu hết bệnh nhân trầm cảm đều có những ý nghĩ về cái chết. Nặng hơn thì họ có ý định tự sát và hành vi tự sát. Họ nghĩ rằng bệnh mình nặng và họ bi quan về tương lai nên dễ tìm đến cái chết để tự giải thoát cho mình.</p><p>* Rối loạn giấc ngủ. Đa số bệnh nhân trầm cảm có triệu chứng mất ngủ. Bệnh nhân thường mất ngủ giữa giấc. nghĩa là tỉnh ngủ vào ban đêm và khó ngủ lại được. Mất ngủ là triệu chứng làm người bệnh suy sụp nhanh nhất và cũng là lý do để họ đi khám bệnh. Họ thấy đêm rất dài và những suy nghĩ miên man xuất hiện trong họ như một mối bòng bong và những suy nghĩ tiêu cực thường xuất hiện trong những đêm dài trằn trọc… Hiếm gặp hơn có bệnh nhân trầm cảm thì lại ngủ nhiều họ có thể ngủ từ 10 đến 12 tiếng mỗi ngày. Nhưng khi ngủ dậy họ thường rất uể oải, mệt mỏi.</p><p>* Ăn uống không ngon miệng. Đa số bệnh nhân trầm cảm mất cảm giác ngon miệng, họ ăn rất ít. Nhiều bệnh nhân đến bữa ăn đối với họ là một gánh nặng, mặc dù đã rất cố gắng nhưng họ vẫn ăn được rất ít. Có khoảng 5% bệnh nhân trầm cảm lại tăng cảm giác ngon miệng, họ ăn nhiều hơn hàng ngày và tăng cân.</p><p>2. Nguyên nhân gây bệnh trầm cảm </p><p>– Tự phát</p><p>– Sang chấn tâm lí</p><p>– Mắc bệnh mãn tính</p><p>3. Chẩn đoán. Để chẩn đoán bệnh bác sỹ căn cứ vào điều kiện sau:</p><p>Khi bệnh nhân có từ 5 triệu chứng được mô tả ở trên và kéo dài trong 2 tuần lễ thì bệnh nhân được chẩn đoán là Trầm cảm. Nhưng nếu bệnh nhân có ý tưởng và hành vi tự sát thì thời gian không cần đến 2 tuần.</p><p>4.Điều tri: Để điều trị bệnh trầm cảm cần kết hợp nhiều phương pháp:</p><p>Dùng thuốc điều trị cho bệnh nhân trầm cảm phải là rất cần thiết và dùng lâu dài, bao gồm những giai đoạn tấn công và điều trị duy trì. Thời gian điều trị tấn công thường kéo dài từ 6 – 12 tuần, sau đó cần phải tiếp tục điều trị duy trì khi những triệu chứng của trầm cảm đã hết hoàn toàn trong thời gian từ 16 – 20 tuần. Nhiều bệnh nhân sau khi đã khỏi hết các triệu chứng thường không muốn điều trị tiếp và bỏ thuốc. Trong khi đó mục đích của việc điều trị duy trì là nhằm ngăn chặn tái phát bệnh, đặc biệt là trên những đối tượng có các yếu tố nguy cơ cao như bệnh nhân có nhiều giai đoạn bị trầm cảm, những triệu chứng tổn hại nặng về mặt chức năng học tập, xã hội, có ý tưởng hành vi tự sát, những triệu chứng loạn thần…</p><p>Theo nhiều nghiên cứu cho thấy nếu không tiếp tục điều trị thì tỷ lệ tái phát sẽ là 25% trong vòng hai tháng đầu và những bệnh nhân nào tiếp tục được điều trị duy trì trong thời gian 2 năm thì tỷ lệ tái phát sẽ thấp hơn so với những bệnh nhân bỏ thuốc.</p><p>Việc điều trị phải tiến hành càng sớm càng tốt và phải được điều trị đúng bác sĩ chuyên khoa tâm thần. Nếu được điều trị theo đúng phác đồ, người bệnh có thể làm việc, học tập được bình thường.</p><p>Sự kết hợp giữa thuốc chống trầm cảm và điều trị tâm lý sẽ mang lại kết quả khả quan cho người bệnh. Tuy nhiên, bạn cần phải tôn trọng thời gian điều trị.</p><p>Thường chỉ sau 15 ngày điều trị, bệnh trầm cảm sẽ cảm thấy sức khoẻ tốt hơn. Hai tháng sau khi điều trị, bệnh nhân có cảm giác mình đã trở lại trạng thái trước khi mắc căn bệnh này. Nếu bệnh nhân dừng lại ở đây thì thật là sai lầm. Kết quả điều trị sẽ là số 0 hoặc số âm. Thuốc chống trầm cảm đóng vai trò rất quan trọng trong điều trị trầm cảm. Bệnh nhân phải uống thuốc liên tục trong thời gian dài (tối thiểu 1 năm), thậm chí suốt đời.</p><p>Tuy nhiên trong các loại thuốc chống trầm cảm, một số lọai có tác dụng phụ không mong muốn ở các mức độ khác nhau có ảnh hưởng trên sức khỏe và bệnh hiện đang có. Thuốc chống trầm cảm 3 vòng, đa vòng, ức chế tái hấp thu có chọn lọc serotonin… đều ảnh hưởng xấu đến đời sống tình dục của bệnh nhân.Bệnh nhân nam thường than phiền khó cương dương vật, giảm ham muốn, khó xuất tinh. Bệnh nhân nữ thì mất hết ham muốn, âm đạo khô hơn, do vậy thường gây đau, rát và khó khăn trong quan hệ tình dục.</p><p>Hy vọng những thông tin trên giúp ích cho bạn.</p><p></p><p><span style="font-size: 15px"><strong>Điều dưỡng Đỗ Thị Hảo</strong></span></p><p></p><p></p><p>Chào bạn ! </p><p>Sau khi bệnh nhân uống thuốc hay bị đau đầu và buồn ngủ, ngủ nhiều hơn có thể do tác dụng hoặc tác dụng phụ của thuốc( rất tiếc bạn không cho biết là đang dùng những lọai thuốc gì)</p><p>Bạn băn khăn về thuốc mà người thân đang dùng sau này có bị ảnh hưởng thần kinh không?</p><p>Xin trao đổi với bạn là: tùy từng loại thuốc khi đưa vào cơ thể ngoài tác dụng chữa bệnh thuốc có thể còn có tác dụng phụ (tác dụng không mong muốn) ảnh hưởng đến mặt hoạt động của thần kinh chứ không gây tổn thương thần kinh. Có lẽ nghĩa của từ ” Thần kinh” mà bạn hiểu là mặt hoạt động tâm thần ( một số người vẫn dùng để ám chỉ người bị mắc chứng bệnh Rối loạn tâm thần) Bởi vì:</p><p>Hệ thần kinh là cơ quan có nhiệm vụ thực hiện sự thống nhất giữa cơ thể với môi trường bên ngoài. Điều phối tất cả hoạt động của cơ quan và môi trường bên trong cơ thể.</p><p>Về phương diện giải phẫu học người ta chia hệ thần kinh làm hai phần:</p><p>Hệ thần kinh trung ương: não bộ và tủy gai.</p><p>Hệ thần kinh ngoại biên: gồm 31 dây thần kinh gai sống, 12 dây thần kinh sọ não và các hạch thần kinh tương ứng: hạch giao cảm, hạch gai…</p><p>Về phương diện sinh lý chia làm hai hệ:</p><p>Hệ thần kinh động vật: điều khiển cơ vân và tiếp nhận cảm giác.</p><p>Hệ thần kinh thực vật: là các sợi ly tâm vận động điều khiển cơ trơn, cơ tim, tuyến mồ hôi.</p><p>Người thân bạn còn bị thêm bệnh xuyễn (Hen phế quản) nên phải rất thận trọng trong việc dùng thuốc, Nếu có biểu hiện bất thường bạn cần thông báo cho bác sỹ kê đơn để kịp thời sử lý và phòng chống tai biến.</p><p>Hi vọng những thông tin trên giúp ích cho bạn</p><p></p><p></p><p style="text-align: right">Theo ViCare</p><p>[/QUOTE]</p>
[QUOTE="Hỏi Đáp Bác Sỹ, post: 42187, member: 11284"] Hỏi Bác Sĩ - Trong khi mang thai và sau khi sinh, nhiều phụ nữ rất dễ bị căng thẳng. Nếu không được quan tâm chia sẻ, những thay đổi này có thể dẫn đến rối loạn tâm thần với những biểu hiện nặng. [SIZE=5][B]Bệnh rối loạn trầm cảm lo âu sau sinh[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: Nguyễn Hồng Thưa bác sỹ cháu năm nay 26 tuổi mới sinh e bé được 2 tháng : vì 2 vợ chồng xíc mích cãi nhau chuyện gia đình cho nên cháu khóc nhiều dẫn đến mất ngủ , tay chân tê run rẩy, tim đập nhanh , hồi hộp , nghẹn ở cổ ,người thì mệt mỏi , lo lắng , bồn chồn. Cháu đi khám và uống thuốc ở bệnh viện tâm thần Hà nội bsy kê đơn thuốc cho cháu : ” seroquel XR 50 mg và stresam ” cháu uống thuốc được 1 thang nhưng khong thấy đỡ. Tiền sử bệnh của cháu bị bệnh tim ” Ngoại tâm thu thất ” cháu đặt máy holtel có lúc rối loạn nhịp lên đến 50/% . Xin bác sỹ tư vấn giúp cho cháu ! Cháu xin cảm ơn .! [SIZE=4][B]Điều dưỡng Đỗ Thị Hảo[/B][/SIZE] Chào bạn ! Theo đơn thuốc mà bạn cung cấp thì bác sĩ chẩn đoán bạn bị chứng : Rối loạn tâm thần sau sinh. Chuyện vợ chồng xích mích chỉ là một yếu tố thuận lợi làm cho bệnh Rối loạn tâm thần sau sinh của bạn khởi phát mà thôi. Sinh con là thời điểm có nguy cơ cao cho sự khởi phát của các triệu chứng tâm thần, đặc biệt là ở phụ nữ có nguy cơ bị rối loạn lưỡng cực. Bác sỹ kê đơn hai loại thuốc ” seroquel XR 50 mg và stresam ” mà bạn đang uống là hoàn toàn phù hợp. Quá trình chữa bệnh của bạn có hiệu quả cao hay không còn phụ thuộc vào nhiều điều kiện như: Áp lực tâm lý, điều kiện sinh hoạt đời sống tinh thần của bạn có được cải thiện hoặc thay đổi hay không? Nếu uống thuốc trong điều kiện áp lực tâm lý luôn căng thẳng, chuyện gia đình không được giải quyết dứt điểm thì hiệu quả thuốc bị hạn chế rất nhiều Việc uống thuốc đúng liều lượng,đúng giờ là yếu tố rất quan trọng. Nếu bạn điều trị ngoại trú tại nhà theo đơn bác sỹ: hàng ngày uống thuốc có đều đặn không, đúng giờ hay không? Bạn có tiền sử ngoại tâm thu thất (đặt máy theo dõi có lúc loạn nhịp 50%) là rối loạn năng, nhưng bạn không nói là đã điều trị gì chưa? Hiện nay bệnh có bị nữa hay không? Hai bệnh này không có mối liên quan bệnh lý với nhau nhưng có thể phối hợp làm biểu hiện bệnh thêm phức tạp và có thể nặng lên. Bệnh rối loạn tâm thần sau sinh có thời gian điều trị đến khi ổn định trở lại cuộc sống bình thường cần phải kiên trì và kéo dài.Sự trao đổi thông tin giữa bạn và bác sỹ kê đơn về tiến triển bệnh là rất cần thiết . Bạn phải yên tâm định kỳ tái khám bác sĩ để bác sĩ thay thuốc, thay liều điều trị cho phù hợp, với tình trạng bệnh lý của bạn. Hi vọng những thông tin trên giúp ích cho bạn, yên tâm điều trị góp phần làm cho bệnh của bạn nhanh chóng ổn định. Chúc bạn toại nguyện. [SIZE=5][B]Sau sinh bị lo âu vô cớ, hồi hộp, run rẩy tay chân, mệt mỏi và khó ngủ, không tập trung là bệnh gì?[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: Chào bác sĩ! Em năm nay 31 tuổi. Em mới sinh em bé được 4 tháng. Gần đây, em có biểu hiện lo âu vô cớ, ít quan tâm đến mọi thứ xung quanh, hồi hộp, tim đập nhanh, run rẩy tay chân, mệt mỏi và khó ngủ, làm việc không tập trung và ngại giao tiếp. Cho em hỏi em đang bị bệnh gì? Cảm ơn bác sĩ. [SIZE=4][B]Bác sĩ Vũ Thị Lừu[/B][/SIZE] Chào bạn! Trường hợp của bạn có thể là bạn đã có những dấu hiệu sớm của hiện tượng trầm cảm sau sinh. Trầm cảm sau sinh là tình trạng liên quan đến suy nghĩ và cảm giác mệt mỏi, buồn chán, lo lắng xuất hiện sau sinh. Những phụ nữ mắc bệnh trầm cảm sau sinh thường kèm theo trạng thái lo sợ con mình sẽ bị hại và bản thân mình là người mẹ xấu. Trầm cảm sau sinh có thể nhẹ, vừa hoặc nặng, có thể thoáng qua hoặc kéo dài. Bệnh có thể chữa trị và trong một số tình huống có thể dự phòng. Ảnh hưởng của trầm cảm sau sinh đến sức khỏe người mẹ: sụt cân, suy dinh dưỡng, suy nhược thần kinh, hoang tưởng, hành vi nguy hiểm. Nguyên nhân bệnh trầm cảm sau sinh: Thay đổi về nội tiết: Sau khi sinh, việc giảm đột ngột Estrogen và Progestrogen góp phần gây nên. Hormones tuyến giáp giảm nhanh chóng gây ra cảm giác mệt mỏi và trầm cảm. Thay đổi về thể tích máu, huyết áp, hệ miễn dịch và chuyển hóa dẫn đến tình trạng mệt mỏi và dễ thay đổi cảm xúc. Mâu thuẫn gia đình, vấn đề tài chính, thiếu sự giúp đỡ của người thân. Khó khăn trong chăm sóc bé. Nhiều bà mẹ cảm thấy căng thẳng, mất ngủ, lo lắng về khả năng chăm sóc bé. Từ đó cảm thấy mất hứng thú sống và mất kiểm soát cuộc sống bản thân. Yếu tố di truyền: trong gia đình có người bị trầm cảm (mẹ, chị, cha) thì nguy cơ bệnh cao. Với tình trạng bệnh này, bạn nên tâm sự với người thân để được chia sẻ, giúp đỡ, động viên kịp thời. Bạn nên nghỉ ngơi, duy trì chế độ dinh dưỡng tốt, uống thêm vitamin B6 hoặc vitamin tổng hợp. Điều quan trọng nhất là bạn phải tin tưởng rằng mình sẽ tốt hơn, bạn cần sự kiên nhẫn và nhận thức rằng sự phục hồi sẽ đến sớm. Bạn nên biết đau và nhức là xuất hiện khá nhiều ở phụ nữ bị bệnh trầm cảm sau sinh, và đó không phải là dấu hiệu của một bệnh nghiêm trọng. Nhiều phụ nữ nghĩ rằng nhức đầu do u não, đau ngực do bệnh tim, vì vậy nó làm cho bệnh trầm cảm nặng nề hơn. Hãy thư giãn và không nhớ đến đau đớn thì căn bệnh trầm cảm sẽ dần dần tan biến. Đừng ép bản thân làm những điều mình không thích hoặc những điều gây khó chịu. Nếu tình trạng bệnh không đỡ hay trầm trọng hơn bạn nên đi khám bệnh và giải đáp bác sĩ kịp thời. Chúc bạn mạnh khỏe! [SIZE=5][B]Rối loạn lo âu[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: Hồ phú Nguyên Em lo sợ bị đột quỵ, nên cứ mỗi chiều tối tâm trạng lo lắng, gây nhức đầu, hồi hộp, nặng và tê mặt tay chân, ngực nóng lan toả khắp cơ thể, những lúc như vậy huyết áp tăng 160/90, nhip tim 114. Em đã đi khám tim mạch và siêu âm nhưng ko vấn đề gì, mỗi lúc như vậy em cảm giác không chịu được, ảnh hưởng rất lớn đến công việc. Tình trạng này xảy ra sau khi công ty em có 1 người trẻ tuổi bị đột quỵ, trong quá khứ cách đây 10 năm em có trải qua phẩu thuật cắt khối u trung thất, lúc đó em rất hoảng loạn vì nghĩ mình sắp chết vi ung thư. Xin bác sy cho biết tình trạng bệnh của em và hướng điều trị! Trân trọng! [SIZE=4][B]Điều dưỡng Đỗ Thị Hảo[/B][/SIZE] Chào bạn ! Ngoài những triệu chứng về trạng thái lo âu mà bạn đã nêu, bạn chưa cho tôi biết là bạn bị như vậy từ bao giờ, số lần xuất hiện nhiều hay ít, năm nay bạn bao nhiêu tuổi và nghề nghiệp hiện giờ của bạn … nên rất khó trong việc trả lời tình trạng bệnh của bạn. Tuy vậy căn cứ vào triệu chứng bệnh mà bạn đã nêu thì rất có thể bạn mắc chứng RỐI LOẠN LO ÂU. Sau đây tôi cung cấp cho bạn một vài thông tin về Rối loạn lo âu : + Rối loạn lo âu là một trong các rối loạn tâm lý có tính phổ biến cao, bệnh thường kết hợp với nhiều rối loạn như: trầm cảm và một vài rối loạn khác. + Rối loạn lo âu là sự lo sợ quá mức trước một tình huống xảy ra, có tính chất vô lý, lặp lại và kéo dài gây ảnh hưởng tới sự thích nghi với cuộc sống. Khi lo âu và sợ hãi quá mức ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống, sự lo âu này vẫn tiếp tục ngay cả khi mối lo thực tế đã kết thúc thì đó là bệnh lý. Gồm có : – Biểu hiện về cảm xúc: sợ và lo lắng một cách quá mức trước những sự việc không đáng lo, cảm giác rất sợ chết, khiếp sợ cái chết, có vấn đề về tập trung chú ý vào công việc, dễ bị kích thích, cảm thấy đứng ngồi không yên, cảm giác căng thẳng, hay giật mình, hay nghĩ đến những điều nguy hiểm xảy ra với mình, cảm thấy đầu óc mình trống rỗng, cảm thấy có điều gì xấu sẽ xảy ra với mình. – Biểu hiện phổ biến về triệu chứng toàn thân của rối loạn lo âu là: cơn nhịp tim nhanh, vã mồ hôi, khó chịu ở dạ dày hoặc cảm giác hoa mắt, chóng mặt, người bệnh hay đi tiểu vặt hoặc hay phải đi ngoài, thở nhanh và nông, run tay chân, căng cơ, đau đầu, mệt mỏi và mất ngủ…. Sự viêc bạn mổ khối u trung thất trước đây cũng có thể là yếu tố làm cho bạn bị rối loạn lo âu. Bạn sớm đến khám ở các Bệnh viện chuyên khoa tâm thần tuyến tỉnh hoặc tuyến trung ương để có hướng giải quyết cụ thể. Chúc bạn sức khỏe . [SIZE=5][B]Hỏi về chứng rối loạn lo âu[/B][/SIZE] Câu hỏi bởi: Giấu tên Thưa bác sĩ, người thân tôi năm nay 34 tuổi là nữ, Thời gan gần đây thường run tay, hồi hộp, hay mệt khi hoảng sợ, và dễ cáu gắt. Đi khám tim bình thường nên bs chẩn đoán rối loạn lo âu, và cho thuốc điều trị trong 6 tháng. Bs cho tôi hỏi, làm sao để xác định đó là bệnh trầm cảm hay ko? co nhất thiết phải dùng thuốc điều trị ko, và thuốc có ảnh hưởng thầ kinh sau này hay ko? Xin cám ơn bác sĩ. [SIZE=4][B]Điều dưỡng Đỗ Thị Hảo[/B][/SIZE] Chào bạn ! Người thân của bạn được khám bệnh và chẩn đoán Rối loạn lo âu và được cho thuốc điều trị trong 6 tháng là hoàn toàn phù hợp.Bạn không cho biết là bệnh nhân đã sử dụng thuốc như thế nào, biến chuyển ra sao? Nếu bệnh nhân bị rối loạn lo âu mà không được chữa trị kịp thời rất dễ chuyển sang trạng thái hỗn hợp Lo âu – trầm cảm hoặc bệnh Trầm cảm. Trầm cảm là một bệnh rối loạn cảm xúc biểu hiện lâm sàng là một trạng thái cảm xúc buồn rầu, chán chường, u uất. Bệnh có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi nhưng hay gặp nhất ở tuổi từ 18-45, phụ nữ mắc nhiều hơn nam giới. Trầm cảm giai đoạn đầu biểu hiện là một trang thái suy nhược thần kinh như mệt mỏi vào buổi sáng, đầu óc trì trệ , uể oải… 1. Triệu chứng lâm sàng bệnh trầm cảm. Theo ICD-10 ( phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10), bệnh nhân trầm cảm có những triệu chứng sau: * Khí sắc giảm. Vẻ mặt buồn rầu, nét mặt của họ trở nên đơn điệu, ánh mắt chậm chạp, lơ đãng * Giảm hoặc mất sự quan tâm thích thú. Những thích thú trước đây của bệnh nhân bị giảm hoặc mất. Ví dụ: trước bệnh nhân rất thích xem bóng đá, đi chợ mua sắm thì bây giờ họ không thích nữa. * Người mệt mỏi. Họ rất khó khăn để khởi động một công việc nào đó, dù những công việc nhỏ nhất. ví dụ: buổi sáng ngủ dậy việc vệ sinh cá nhân như đáng răng rửa mặt đối với họ cũng trở nên nặng nhọc. * Giảm tính tự trọng và lòng tự tin. Người bệnh mất tự tin vào bản thân và họ cảm thấy thất bại trong cuộc sống. * Nhìn tương lai ảm đạm bi quan. Họ cảm thấy nản lòng về tương lai và không có gì mong đợt ở tương lai cả. Con người sống được là họ cảm thấy cuộc đời có ý nghĩa, có tương lai. Nhưng với bệnh nhân trầm cảm họ nhìn tương lai của mình là một mầu xám vì vậy họ hay tìm đến cái chết. * Giảm sự tập trung chú ý. Khó suy nghĩ, khó tập trung vào một việc nào đó, khó đưa ra những quyết định dù là những quyết định nhỏ nhất ví dụ đi chợ mua gì cho bữa tối… người bệnh cũng rất khó khăn để đưa ra quyết định. * Ý tưởng bị tội và không xứng đáng. Người bệnh có cảm giác vô dụng hoặc tội lỗi. Họ luôn nghĩ mình đã làm hỏng mọi việc và họ đã trở thành gánh nặng cho gia đình, cơ quan và xã hội. Họ còn phóng đại những sai lầm nhỏ trước đây và họ luôn luôn tự trách bản thân mình. * Có ý tưởng và hành vi tự sát. Hầu hết bệnh nhân trầm cảm đều có những ý nghĩ về cái chết. Nặng hơn thì họ có ý định tự sát và hành vi tự sát. Họ nghĩ rằng bệnh mình nặng và họ bi quan về tương lai nên dễ tìm đến cái chết để tự giải thoát cho mình. * Rối loạn giấc ngủ. Đa số bệnh nhân trầm cảm có triệu chứng mất ngủ. Bệnh nhân thường mất ngủ giữa giấc. nghĩa là tỉnh ngủ vào ban đêm và khó ngủ lại được. Mất ngủ là triệu chứng làm người bệnh suy sụp nhanh nhất và cũng là lý do để họ đi khám bệnh. Họ thấy đêm rất dài và những suy nghĩ miên man xuất hiện trong họ như một mối bòng bong và những suy nghĩ tiêu cực thường xuất hiện trong những đêm dài trằn trọc… Hiếm gặp hơn có bệnh nhân trầm cảm thì lại ngủ nhiều họ có thể ngủ từ 10 đến 12 tiếng mỗi ngày. Nhưng khi ngủ dậy họ thường rất uể oải, mệt mỏi. * Ăn uống không ngon miệng. Đa số bệnh nhân trầm cảm mất cảm giác ngon miệng, họ ăn rất ít. Nhiều bệnh nhân đến bữa ăn đối với họ là một gánh nặng, mặc dù đã rất cố gắng nhưng họ vẫn ăn được rất ít. Có khoảng 5% bệnh nhân trầm cảm lại tăng cảm giác ngon miệng, họ ăn nhiều hơn hàng ngày và tăng cân. 2. Nguyên nhân gây bệnh trầm cảm – Tự phát – Sang chấn tâm lí – Mắc bệnh mãn tính 3. Chẩn đoán. Để chẩn đoán bệnh bác sỹ căn cứ vào điều kiện sau: Khi bệnh nhân có từ 5 triệu chứng được mô tả ở trên và kéo dài trong 2 tuần lễ thì bệnh nhân được chẩn đoán là Trầm cảm. Nhưng nếu bệnh nhân có ý tưởng và hành vi tự sát thì thời gian không cần đến 2 tuần. 4.Điều tri: Để điều trị bệnh trầm cảm cần kết hợp nhiều phương pháp: Dùng thuốc điều trị cho bệnh nhân trầm cảm phải là rất cần thiết và dùng lâu dài, bao gồm những giai đoạn tấn công và điều trị duy trì. Thời gian điều trị tấn công thường kéo dài từ 6 – 12 tuần, sau đó cần phải tiếp tục điều trị duy trì khi những triệu chứng của trầm cảm đã hết hoàn toàn trong thời gian từ 16 – 20 tuần. Nhiều bệnh nhân sau khi đã khỏi hết các triệu chứng thường không muốn điều trị tiếp và bỏ thuốc. Trong khi đó mục đích của việc điều trị duy trì là nhằm ngăn chặn tái phát bệnh, đặc biệt là trên những đối tượng có các yếu tố nguy cơ cao như bệnh nhân có nhiều giai đoạn bị trầm cảm, những triệu chứng tổn hại nặng về mặt chức năng học tập, xã hội, có ý tưởng hành vi tự sát, những triệu chứng loạn thần… Theo nhiều nghiên cứu cho thấy nếu không tiếp tục điều trị thì tỷ lệ tái phát sẽ là 25% trong vòng hai tháng đầu và những bệnh nhân nào tiếp tục được điều trị duy trì trong thời gian 2 năm thì tỷ lệ tái phát sẽ thấp hơn so với những bệnh nhân bỏ thuốc. Việc điều trị phải tiến hành càng sớm càng tốt và phải được điều trị đúng bác sĩ chuyên khoa tâm thần. Nếu được điều trị theo đúng phác đồ, người bệnh có thể làm việc, học tập được bình thường. Sự kết hợp giữa thuốc chống trầm cảm và điều trị tâm lý sẽ mang lại kết quả khả quan cho người bệnh. Tuy nhiên, bạn cần phải tôn trọng thời gian điều trị. Thường chỉ sau 15 ngày điều trị, bệnh trầm cảm sẽ cảm thấy sức khoẻ tốt hơn. Hai tháng sau khi điều trị, bệnh nhân có cảm giác mình đã trở lại trạng thái trước khi mắc căn bệnh này. Nếu bệnh nhân dừng lại ở đây thì thật là sai lầm. Kết quả điều trị sẽ là số 0 hoặc số âm. Thuốc chống trầm cảm đóng vai trò rất quan trọng trong điều trị trầm cảm. Bệnh nhân phải uống thuốc liên tục trong thời gian dài (tối thiểu 1 năm), thậm chí suốt đời. Tuy nhiên trong các loại thuốc chống trầm cảm, một số lọai có tác dụng phụ không mong muốn ở các mức độ khác nhau có ảnh hưởng trên sức khỏe và bệnh hiện đang có. Thuốc chống trầm cảm 3 vòng, đa vòng, ức chế tái hấp thu có chọn lọc serotonin… đều ảnh hưởng xấu đến đời sống tình dục của bệnh nhân.Bệnh nhân nam thường than phiền khó cương dương vật, giảm ham muốn, khó xuất tinh. Bệnh nhân nữ thì mất hết ham muốn, âm đạo khô hơn, do vậy thường gây đau, rát và khó khăn trong quan hệ tình dục. Hy vọng những thông tin trên giúp ích cho bạn. [SIZE=4][B]Điều dưỡng Đỗ Thị Hảo[/B][/SIZE] Chào bạn ! Sau khi bệnh nhân uống thuốc hay bị đau đầu và buồn ngủ, ngủ nhiều hơn có thể do tác dụng hoặc tác dụng phụ của thuốc( rất tiếc bạn không cho biết là đang dùng những lọai thuốc gì) Bạn băn khăn về thuốc mà người thân đang dùng sau này có bị ảnh hưởng thần kinh không? Xin trao đổi với bạn là: tùy từng loại thuốc khi đưa vào cơ thể ngoài tác dụng chữa bệnh thuốc có thể còn có tác dụng phụ (tác dụng không mong muốn) ảnh hưởng đến mặt hoạt động của thần kinh chứ không gây tổn thương thần kinh. Có lẽ nghĩa của từ ” Thần kinh” mà bạn hiểu là mặt hoạt động tâm thần ( một số người vẫn dùng để ám chỉ người bị mắc chứng bệnh Rối loạn tâm thần) Bởi vì: Hệ thần kinh là cơ quan có nhiệm vụ thực hiện sự thống nhất giữa cơ thể với môi trường bên ngoài. Điều phối tất cả hoạt động của cơ quan và môi trường bên trong cơ thể. Về phương diện giải phẫu học người ta chia hệ thần kinh làm hai phần: Hệ thần kinh trung ương: não bộ và tủy gai. Hệ thần kinh ngoại biên: gồm 31 dây thần kinh gai sống, 12 dây thần kinh sọ não và các hạch thần kinh tương ứng: hạch giao cảm, hạch gai… Về phương diện sinh lý chia làm hai hệ: Hệ thần kinh động vật: điều khiển cơ vân và tiếp nhận cảm giác. Hệ thần kinh thực vật: là các sợi ly tâm vận động điều khiển cơ trơn, cơ tim, tuyến mồ hôi. Người thân bạn còn bị thêm bệnh xuyễn (Hen phế quản) nên phải rất thận trọng trong việc dùng thuốc, Nếu có biểu hiện bất thường bạn cần thông báo cho bác sỹ kê đơn để kịp thời sử lý và phòng chống tai biến. Hi vọng những thông tin trên giúp ích cho bạn [RIGHT]Theo ViCare[/RIGHT] [/QUOTE]
Xem thử
Tên
Mã xác nhận
Trả lời
Trang chủ
Tư Vấn
BÁC SỸ TRỰC TUYẾN TƯ VẤN
HỎI BÁC SỸ
4 điều cần biết về chứng rối loạn lo âu mang thai và sau sinh
Top
Dưới