Thuốc Đông y - Xương sông còn gọi là xang sông, hoạt lộc thảo, rau húng ăn gỏi… Loại cây rất hiệu quả trong việc chữa các bệnh như phong thấp, viêm họng, nhức đầu.
Lá xương sông: bài thuốc cổ truyền chữa viêm họng
Theo tài liệu nước ngoài, nước sắc xương sông có tác dụng chữa sốt rét, cảm cúm, phù thũng. Lá hoặc cây xương sông còn dùng làm thuốc trị chứng ra mồ hôi và viêm họng. Ở Malaysia, lá xương sông giã nát sao nóng chườm lên những nơi đau nhức do thấp khớp. Ở Vân Nam (Trung Quốc), người ta dùng lá trị phong thấp, sản hậu đau khớp xương, đau đầu phong và đòn ngã ; ở Hải Nam, người ta dùng cả cây bỏ rễ trị viêm phế quản, lở loét, viêm miệng và dùng làm thuốc ra mồ hôi.
Về cách thức sử dụng và liều lượng của vị thuốc đông y lá xương sông, nếu uống trong mỗi ngày dùng 15 – 20g dưới dạng thuốc sắc, thuốc hãm, lấy lá tươi nhai ngậm, nuốt nước hoặc giã nhỏ chế nước sôi vào rồi gạn lấy nước uống. Nếu dùng ngoài bằng cách xông, xoa, bôi, đắp thì không kể liều lượng.
Cây xương sông mọc rất nhiều quanh ta, Xương sông là cây có lá hình thuôn dài, mép có răng cưa, những lá phía trên nhỏ hơn lá phía dưới, là một loại gia vị nhưng ít ai biết đây là một vị thuốc có rất nhiều tác dụng quý, đặc biệt là tác dụng điều trị ho, viêm phế quản rất hay. Theo Đông y lá xương sông có vị cay thơm, tính ẩm và được mọc ở khắp nơi có thể mọc hoang hoặc do người dân trồng. Xương sông có thể được dùng làm món ăn hoặc “thảo dược” quý trị được nhiều căn bệnh khác nhau. Cây mọc rất nhiều ở miền Bắc, tại nhiều gia đình vẫn còn trồng vị thuốc này để vừa làm thuốc, vừa làm gia vị hoặc cũng có thể để ăn gỏi.
Lá xương sông loại cây chữa nhiều bệnh
Chữa bệnh viêm họng
Lấy 5-10 lá xương sông bánh tẻ. Giấm ăn 20-30ml. Lá xương sông rửa sạch để ráo nước, đập nhẹ (để giải phóng tinh dầu) rồi đem nhúng vào giấm để ngậm. Làm như vâỵ từ 5 – 7 ngày bệnh sẽ tiến triển rõ rệt.
Bài thuốc này có tác dụng tốt với các chứng bệnh như viêm họng cấp mạn tính, viêm amiđan, viêm thanh quản kể cả đã mất tiếng…
Lá xương sông điều trị bệnh viêm họng hiệu quả
Chữa bệnh thấp khớp, đau nhức xương
Theo Tin tức Y Dược, hiện con người đang quay về với các phương thuốc điều trị bệnh thấp khớp bằng các bài thuốc dân gian vì việc điều trị bằng các phương pháp hiện đại, tây y nhiều khi không mang lại hiệu quả mong muốn.
Lấy một nắm lá xương sông rửa sạch, giã nát, xào nóng, bọc vào vải chườm lên chỗ sưng đau. Khi sử dụng hàng ngày người bệnh sẽ cảm nhận được hiệu quả giảm các cơn đau hiệu quả từ loại cây này mang lại.
Lá xương sông điều trị ngực bị đau nhức
Lá xương sông và lá đinh lăng mỗi thứ một nắm, giã nhỏ đắp tại chỗ, băng lại, đồng thời cho uống. Bài thuốc này bao gồm các dược vị như: Rễ xương sông 12g, nam tục đoạn 12g, kinh giới 12g, hoa hòe (sao vàng) 16g, củ đinh lăng 16g, trinh nữ 16g, cho các vị vào ấm đổ 3 bát nước, sắc còn 1,5 bát chia 2 lần uống trong ngày (uống khi thuốc còn ấm).
Lá xương sông điều trị bệnh thấp khớp
Chữa ho có đờm, trẻ em nôn trớ
Lá xương sông bánh tẻ 2-3 lá, mật ong 5 thìa con. Lá xương sông rửa sạch, thái nhỏ, cho vào bát con cùng với mật ong, đem hấp cách thủy (đun sôi chừng 10 phút) rồi lấy ra, chắt nước uống nhiều lần trong ngày. Người lớn có thể nhai nuốt cả lá.
Bên cạnh những tác dụng cụ thể trên, lá xương sông còn được sử dụng trong việc dung làm chất kháng khuẩn rất tốt, chủ yếu trong việc tiêu viêm chống sung cho họng và amidan. Ngoài ra, chúng ta có thể sử dụng “ hạt xương sông” để làm tan huyết ứ, cầm huyết: sắc hạt và uống nhiều lần cho tan máu bầm khi bị chấn thương ứ máu. Tê nhức tứ chi: uống nước sắc hạt xương sông mỗi ngày 15 – 20g chữa đầu ngón tay chân tê dại và mất cảm giác, lạnh tay chân… Viêm họng: sắc hạt xương xông ngậm và uống. Lưu thông khí huyết, giúp trẻ lâu: uống nước hãm (hoặc nước sắc loãng) hạt xương sông. Không dùng lâu vì có tác dụng phụ như khô háo trong người, táo bón…
Mắc dù câu xương sông mang lại nhiều tác dụng điều trị bệnh nhưng người bệnh cần lưu trong tất cả các trường hợp dùng lá xương sông làm thực phẩm hay thuốc điều trị bệnh đều phải tuân thủ liều lượng nhất định, không được dùng một cách tùy tiện, đặc biệt trong các trường hợp dùng để làm thuốc. Đây là bài viết mang tính chất tham khảo cho mọi người về công dụng chữa bệnh của lá cây xương sông, nhưng để chữa tận gốc người bệnh nên đến các cơ sở y tế tham khám để xác định rõ nguyên nhân và cách điều trị.
Lá xương sông: bài thuốc cổ truyền chữa viêm họng
Theo tài liệu nước ngoài, nước sắc xương sông có tác dụng chữa sốt rét, cảm cúm, phù thũng. Lá hoặc cây xương sông còn dùng làm thuốc trị chứng ra mồ hôi và viêm họng. Ở Malaysia, lá xương sông giã nát sao nóng chườm lên những nơi đau nhức do thấp khớp. Ở Vân Nam (Trung Quốc), người ta dùng lá trị phong thấp, sản hậu đau khớp xương, đau đầu phong và đòn ngã ; ở Hải Nam, người ta dùng cả cây bỏ rễ trị viêm phế quản, lở loét, viêm miệng và dùng làm thuốc ra mồ hôi.
Về cách thức sử dụng và liều lượng của vị thuốc đông y lá xương sông, nếu uống trong mỗi ngày dùng 15 – 20g dưới dạng thuốc sắc, thuốc hãm, lấy lá tươi nhai ngậm, nuốt nước hoặc giã nhỏ chế nước sôi vào rồi gạn lấy nước uống. Nếu dùng ngoài bằng cách xông, xoa, bôi, đắp thì không kể liều lượng.
Cây xương sông mọc rất nhiều quanh ta, Xương sông là cây có lá hình thuôn dài, mép có răng cưa, những lá phía trên nhỏ hơn lá phía dưới, là một loại gia vị nhưng ít ai biết đây là một vị thuốc có rất nhiều tác dụng quý, đặc biệt là tác dụng điều trị ho, viêm phế quản rất hay. Theo Đông y lá xương sông có vị cay thơm, tính ẩm và được mọc ở khắp nơi có thể mọc hoang hoặc do người dân trồng. Xương sông có thể được dùng làm món ăn hoặc “thảo dược” quý trị được nhiều căn bệnh khác nhau. Cây mọc rất nhiều ở miền Bắc, tại nhiều gia đình vẫn còn trồng vị thuốc này để vừa làm thuốc, vừa làm gia vị hoặc cũng có thể để ăn gỏi.
Lá xương sông loại cây chữa nhiều bệnh
Chữa bệnh viêm họng
Lấy 5-10 lá xương sông bánh tẻ. Giấm ăn 20-30ml. Lá xương sông rửa sạch để ráo nước, đập nhẹ (để giải phóng tinh dầu) rồi đem nhúng vào giấm để ngậm. Làm như vâỵ từ 5 – 7 ngày bệnh sẽ tiến triển rõ rệt.
Bài thuốc này có tác dụng tốt với các chứng bệnh như viêm họng cấp mạn tính, viêm amiđan, viêm thanh quản kể cả đã mất tiếng…
Lá xương sông điều trị bệnh viêm họng hiệu quả
Chữa bệnh thấp khớp, đau nhức xương
Theo Tin tức Y Dược, hiện con người đang quay về với các phương thuốc điều trị bệnh thấp khớp bằng các bài thuốc dân gian vì việc điều trị bằng các phương pháp hiện đại, tây y nhiều khi không mang lại hiệu quả mong muốn.
Lấy một nắm lá xương sông rửa sạch, giã nát, xào nóng, bọc vào vải chườm lên chỗ sưng đau. Khi sử dụng hàng ngày người bệnh sẽ cảm nhận được hiệu quả giảm các cơn đau hiệu quả từ loại cây này mang lại.
Lá xương sông điều trị ngực bị đau nhức
Lá xương sông và lá đinh lăng mỗi thứ một nắm, giã nhỏ đắp tại chỗ, băng lại, đồng thời cho uống. Bài thuốc này bao gồm các dược vị như: Rễ xương sông 12g, nam tục đoạn 12g, kinh giới 12g, hoa hòe (sao vàng) 16g, củ đinh lăng 16g, trinh nữ 16g, cho các vị vào ấm đổ 3 bát nước, sắc còn 1,5 bát chia 2 lần uống trong ngày (uống khi thuốc còn ấm).
Lá xương sông điều trị bệnh thấp khớp
Chữa ho có đờm, trẻ em nôn trớ
Lá xương sông bánh tẻ 2-3 lá, mật ong 5 thìa con. Lá xương sông rửa sạch, thái nhỏ, cho vào bát con cùng với mật ong, đem hấp cách thủy (đun sôi chừng 10 phút) rồi lấy ra, chắt nước uống nhiều lần trong ngày. Người lớn có thể nhai nuốt cả lá.
Bên cạnh những tác dụng cụ thể trên, lá xương sông còn được sử dụng trong việc dung làm chất kháng khuẩn rất tốt, chủ yếu trong việc tiêu viêm chống sung cho họng và amidan. Ngoài ra, chúng ta có thể sử dụng “ hạt xương sông” để làm tan huyết ứ, cầm huyết: sắc hạt và uống nhiều lần cho tan máu bầm khi bị chấn thương ứ máu. Tê nhức tứ chi: uống nước sắc hạt xương sông mỗi ngày 15 – 20g chữa đầu ngón tay chân tê dại và mất cảm giác, lạnh tay chân… Viêm họng: sắc hạt xương xông ngậm và uống. Lưu thông khí huyết, giúp trẻ lâu: uống nước hãm (hoặc nước sắc loãng) hạt xương sông. Không dùng lâu vì có tác dụng phụ như khô háo trong người, táo bón…
Mắc dù câu xương sông mang lại nhiều tác dụng điều trị bệnh nhưng người bệnh cần lưu trong tất cả các trường hợp dùng lá xương sông làm thực phẩm hay thuốc điều trị bệnh đều phải tuân thủ liều lượng nhất định, không được dùng một cách tùy tiện, đặc biệt trong các trường hợp dùng để làm thuốc. Đây là bài viết mang tính chất tham khảo cho mọi người về công dụng chữa bệnh của lá cây xương sông, nhưng để chữa tận gốc người bệnh nên đến các cơ sở y tế tham khám để xác định rõ nguyên nhân và cách điều trị.
Nguồn: thuocviet.edu.vn