Thuốc Đông y - Cây gai hay còn gọi là cây lá gai, thường được dân gian sử dụng để làm bánh, nhưng ít ai biết được đây là một cây thuốc Đông y được vận dụng vào nhiều bài thuốc chữa bệnh thần kỳ.
Tìm hiểu thông tin về cây gai
Cây gai có tên khoa học là Boehmeria nivea (L) Gaud, (Urtica nivea L), thuộc họ Gai. Là loại cây nhỏ, cao khoảng 1 m có khi hơn, gốc hóa gỗ, cành non và cuống lá màu tím đỏ , có lông. Lá mọc so le, có cuống, mép khía răng, mặt dưới có lông trắng bạc. Hoa đực và hoa cái tụ tập thành bông kép, ở kẽ lá. Quả bế có đài tồn tại. Ở nước ta, cây Gai thường mọc hoang và thường được trồng ở vùng trung du và đồng bằng để lấy sợi đan, dệt lưới, làm giấy in bạc rất bền, lấy lá làm bánh gai, lấy củ làm thuốc. Theo các Y sĩ y học cổ truyền tại trường Cao đẳng Y dược TPHCM chia sẻ, cây gai có vị ngọt, tính hàn và không độc với một số tá dụng như:
Theo các dược sĩ giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM tại trường Cao đẳng Y dược TPHCM tìm hiểu và cho biết dân gian thường dùng cây gai làm thuốc an thai (đang có thai ra huyết và đau bụng) hoặc làm thuốc chữa sa dạ con.Chúng ta biết rằng axit clorogenic ít độc, làm mạnh tác dụng của adrenalin: Có tính chất thông tiểu và có tác dụng kích thích sự bài tiết mật trong tổ chức gan (choleretique) nhưng lại có khả năng ức chế tác dụng của pepsin và trypsin. Axit clorogenic còn có tác dụng diệt nấm và chống vi trùng. Chống oxy hóa: chlorogenic acid có tính chống oxy hóa mạnh gấp 10 lần vitamin E. Nó phong tỏa nhóm “tự do”, ngăn chặn sự oxy hóa lipoprotein LDL , là khởi điểm của xơ động mạch để dẫn tới cao huyết áp và nhồi máu cơ tim. Cũng như vitamin E , nên dùng chlorogenic acid (lá gai) trước khi LDL bị oxy hóa. Lá gai có các flavonoid khác như rhoifolin và apigenin. Các flavonoid này có tính chống oxy hóa yếu.
Ứng dụng cây gai vào một số bài thuốc chữa bệnh
Dùng cây Gai làm bánh ít để chữa bệnh liệu bạn đã biết?
Tìm hiểu thông tin về cây gai
Cây gai có tên khoa học là Boehmeria nivea (L) Gaud, (Urtica nivea L), thuộc họ Gai. Là loại cây nhỏ, cao khoảng 1 m có khi hơn, gốc hóa gỗ, cành non và cuống lá màu tím đỏ , có lông. Lá mọc so le, có cuống, mép khía răng, mặt dưới có lông trắng bạc. Hoa đực và hoa cái tụ tập thành bông kép, ở kẽ lá. Quả bế có đài tồn tại. Ở nước ta, cây Gai thường mọc hoang và thường được trồng ở vùng trung du và đồng bằng để lấy sợi đan, dệt lưới, làm giấy in bạc rất bền, lấy lá làm bánh gai, lấy củ làm thuốc. Theo các Y sĩ y học cổ truyền tại trường Cao đẳng Y dược TPHCM chia sẻ, cây gai có vị ngọt, tính hàn và không độc với một số tá dụng như:
- Lá gai: tác dụng lương huyết (mát máu), chỉ huyết (cầm máu), chỉ huyết, tán ứ. Dùng chữa khạc ra máu, nôn ra máu, tiểu tiện ra máu, hậu môn sưng đâu, đao thương xuất huyết, nhũ ung sơ khởi (áp xe vú mới phát). Dùng 15-30g sắc uống hay nghiền mịn hoặc giã vắt lấy nước uống. Dùng ngoài giã nát hoặc nghiền nhỏ đắp.
- Rễ gai: tác dụng lương huyết (mát máu), chỉ huyết (cầm máu), an thai, thanh nhiệt, giải độc. Dùng chữa các chứng xuất huyết do huyết nhiệt (huyết nhiệt bức huyết vọng hành), thai động bất an, thai lậu hạ huyết, nhiệt độc ung thũng.
- Hoa cây gai ( trữ ma hoa) có thể dùng chữa bệnh sởi, sắc uống từ 3-9 g. Vỏ thân, cành (trữ ma bì) tác dụng thanh phiền nhiệt, lợi tiểu tiện, tán ứ, chỉ huyết. Dùng chữa ứ nhiệt, tâm phiền, tiểu tiện bất thông, giang môn thũng thống, sang thương xuất huyết. Dùng 4-10g sắc uống, dùng ngoài giã đắp.
Theo các dược sĩ giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM tại trường Cao đẳng Y dược TPHCM tìm hiểu và cho biết dân gian thường dùng cây gai làm thuốc an thai (đang có thai ra huyết và đau bụng) hoặc làm thuốc chữa sa dạ con.Chúng ta biết rằng axit clorogenic ít độc, làm mạnh tác dụng của adrenalin: Có tính chất thông tiểu và có tác dụng kích thích sự bài tiết mật trong tổ chức gan (choleretique) nhưng lại có khả năng ức chế tác dụng của pepsin và trypsin. Axit clorogenic còn có tác dụng diệt nấm và chống vi trùng. Chống oxy hóa: chlorogenic acid có tính chống oxy hóa mạnh gấp 10 lần vitamin E. Nó phong tỏa nhóm “tự do”, ngăn chặn sự oxy hóa lipoprotein LDL , là khởi điểm của xơ động mạch để dẫn tới cao huyết áp và nhồi máu cơ tim. Cũng như vitamin E , nên dùng chlorogenic acid (lá gai) trước khi LDL bị oxy hóa. Lá gai có các flavonoid khác như rhoifolin và apigenin. Các flavonoid này có tính chống oxy hóa yếu.
Ứng dụng cây gai vào một số bài thuốc chữa bệnh
Cây gai thường được sử dụng để làm bánh ít
- Chữa chứng tay chân tê mỏi: Rễ cây gai 15g – 20 g, sắc lấy nước uống.
- Có công dụng làm mụn nhọt bớt mưng mủ, giảm sưng đau: rễ gai và rễ vông vang (2 thứ bằng nhau) giã nát đắp lên mụn nhọt. Đắp liên tục từ 1 đến 2 ngày.
- Dùng để cầm máu vết thương: Lá gai tươi rửa sạch, giã nát đắp vào vết thương sau đó dùng băng gạt băng lại.
- Phòng ngừa rụng tóc: chiết xuất từ rễ có nhiều chất sắt, được dùng để ngăn ngừa rụng tóc.
- Chữa chứng tiểu nước trắng đục như nước vo gạo: Rễ gai 30 g, rau dừa nước 20g và thổ phục linh 20g, đinh lăng, trinh nữ và thương nhĩ tử; mỗi vị thuốc dùng 16 g. Nấu với 1.000 ml nước, cô lại còn 1/4 (250 ml), chia 2 lần uống trong ngày.
- Chữa phong thấp đau nhức các khớp: Rễ cây tầm gai (trữ ma căn), 50 g, ngâm với 1 lít rượu 1 tuần. Sau đó, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 10 ml.
- Chữa phụ nữ có thai ra huyết dọa sảy, có thai bị đau bụng: Rễ gai tươi 4 phần, tía tô 1 phần, lá ngải cứu 1 phần (mỗi phần 12 g), sắc lấy nước uống trong ngày.
- Trị chứng đau bụng khi có thai, động thai: rễ gai 2 phần, cành tía tô 2 phần (mỗi phần 4g), băm nhỏ, phơi khô sắc với 400ml nước, cỡ còn 100ml uống hết 1 lần trong ngày. Nếu có rỉ máu thì cho thêm 10g lá huyết dụ.
- Trị sa tử cung: Rễ gai khô 30g sắc với 600ml nước, uống nhiều lần trong ngày. Uống liền 3 – 4 ngày. Trị đại, tiểu tiện ra máu: Lấy 15 – 20g lá gai sắc nước uống trong ngày.
- Giúp lợi tiểu: Rễ và lá còn dùng làm thuốc lợi tiểu tiện đục, lòi dom, tiểu tiển ra máu.
- Chữa tư âm thanh nhiệt, dưỡng huyết an thai: Cây gai 30 g (nếu tươi dùng 60g – 90 g), sinh địa 30 g, gạo nếp 100g – 150 g; sắc sinh địa và trữ ma căn lấy nước cốt rồi ninh với gạo nếp thành cháo, chế thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày.
- Tác dụng dưỡng huyết an thai: Cây gai tươi 50 g, hồng táo 10 quả, gạo nếp 100 g; sắc trữ ma căn lấy nước nấu với gạo và hồng táo thành cháo, chế thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày.
- Bổ an thai: Rễ cây mới hái hoặc phơi khô 30 g sắc với 600 ml nước cô còn 200 ml uống ngày 3 lần, dung liên tục từ 1-2 ngày là có kết quả.