Thuốc Đông y - Chùa dù hay còn được gọi với tên khác là Dê sua tùa, Hoàng đồ, hay kinh giới rừng…Đây là một loại thuốc đông y với công dụng chữa các bệnh cảm cúm hay ho vô cùng hữu dụng.
Sau đây các bạn đọc hãy cùng với các lương y tại Trường Cao đẳng Y dược TPHCM tìm hiểu sơ lược về thông tin cũng như những công dụng chữa bệnh từ cây thuốc Chùa dù nhé!
Thông tin cần biết về cây Chùa dù
Chùa dù là loại cây thuộc họ Hoa môi Lamiaceae, có tên khoa học là Elsholtzia blanda Benth. Chùa dù là một loại cây nhỏ cao 1-3m, mọc hằng năm, chủ yếu mọc hoang dại tại những vùng núi cao lạnh như Mường Khương, Bắc Hà, Sapa… Tại những vùng cao lạnh cây phát triển vào đầu tháng 3-12 thì cây chết. Thân cây vuông nhẵn, rễ cọc cừng, cành mọc từ lá, lá mọc đối chéo chữ thập. Phiến lá hình mác nhọn rộng 1cm-5cm, dài 5cm -15cm, cuống lá dài 3mm-8 mm, có lông ngắn, mép khía răng cưa không đều, màu hơi tím, mặt trên lục sẫm, mặt dưới nhạt hơn. Hoa mọc ở đầu cành và nách lá, cụm hoa hình bông dài 10cm-15cm, các hoa mọc vòng quanh trục của bông, các hoa mọc vòng xít nhau. Toàn bông 10-30 vòng, mỗi vòng 6-30 hoa. Quả hình bầu dục dẹt, dài 0.5mm-1 mm, và xám đen hơi cứng, có rốn trắng ở gần đầu quả.
Theo tìm hiểu của các giảng viên khoa Cao đẳng Xét nghiệm TPHCM tại Trường Cao đẳng Y dược TP HCM cho biết trong cây Chùa dù có chứa một số thành phần hóa học như cả cây có chứa tinh dầu, hàm lượng 0,4%-0,6 %, có mùi thơm như khuynh diệp hoặc tràm; thành phần chủ yếu là cineol.
Theo y học cổ truyền, Chùa dù có vị cay hay đắng, mùi thơm, tính ấm có công dụng trên hệ thần kinh trung ương, lợi tiểu, giải nhiệt, giảm đau và sát khuẩn.
Đơn thuốc chữa bệnh từ cây Chùa dù
Trị cảm sốt, cúm, ho sốt Trong nhân dân chùa dù được dùng làm thuốc chữa Cảm cúm, sốt, ho sốt tiểu tiện ra máu, dưới dạng thuốc sắc hay thuốc hãm, ngày dùng 10g -16 g. Có thể dùng làm nguyên liệu cất tinh dầu dùng uống hay xoa bóp thay tinh dầu khuynh diệp.
Chùa dù là loại cây thường mọc hoang ở những vùng núi cao lạnh
Sau đây các bạn đọc hãy cùng với các lương y tại Trường Cao đẳng Y dược TPHCM tìm hiểu sơ lược về thông tin cũng như những công dụng chữa bệnh từ cây thuốc Chùa dù nhé!
Thông tin cần biết về cây Chùa dù
Chùa dù là loại cây thuộc họ Hoa môi Lamiaceae, có tên khoa học là Elsholtzia blanda Benth. Chùa dù là một loại cây nhỏ cao 1-3m, mọc hằng năm, chủ yếu mọc hoang dại tại những vùng núi cao lạnh như Mường Khương, Bắc Hà, Sapa… Tại những vùng cao lạnh cây phát triển vào đầu tháng 3-12 thì cây chết. Thân cây vuông nhẵn, rễ cọc cừng, cành mọc từ lá, lá mọc đối chéo chữ thập. Phiến lá hình mác nhọn rộng 1cm-5cm, dài 5cm -15cm, cuống lá dài 3mm-8 mm, có lông ngắn, mép khía răng cưa không đều, màu hơi tím, mặt trên lục sẫm, mặt dưới nhạt hơn. Hoa mọc ở đầu cành và nách lá, cụm hoa hình bông dài 10cm-15cm, các hoa mọc vòng quanh trục của bông, các hoa mọc vòng xít nhau. Toàn bông 10-30 vòng, mỗi vòng 6-30 hoa. Quả hình bầu dục dẹt, dài 0.5mm-1 mm, và xám đen hơi cứng, có rốn trắng ở gần đầu quả.
Theo tìm hiểu của các giảng viên khoa Cao đẳng Xét nghiệm TPHCM tại Trường Cao đẳng Y dược TP HCM cho biết trong cây Chùa dù có chứa một số thành phần hóa học như cả cây có chứa tinh dầu, hàm lượng 0,4%-0,6 %, có mùi thơm như khuynh diệp hoặc tràm; thành phần chủ yếu là cineol.
Theo y học cổ truyền, Chùa dù có vị cay hay đắng, mùi thơm, tính ấm có công dụng trên hệ thần kinh trung ương, lợi tiểu, giải nhiệt, giảm đau và sát khuẩn.
Đơn thuốc chữa bệnh từ cây Chùa dù
Chùa dù với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe con người
Trị cảm sốt, cúm, ho sốt Trong nhân dân chùa dù được dùng làm thuốc chữa Cảm cúm, sốt, ho sốt tiểu tiện ra máu, dưới dạng thuốc sắc hay thuốc hãm, ngày dùng 10g -16 g. Có thể dùng làm nguyên liệu cất tinh dầu dùng uống hay xoa bóp thay tinh dầu khuynh diệp.