Khi cơ thể người phụ nữ có thai, hàng loạt sự thay đổi sẽ diễn ra bên trong cơ thể.
Có những sự thay đổi nhìn và cảm thấy được: như da mịn hơn hoặc nhiều mụn hơn, vòng một tăng lên rõ rệt và có cảm giác hơi đau tức, tâm trạng dễ cáu gắt, khó chịu hoặc vui vẻ hơn... nhưng cũng có những sự thay đổi ngầm rất lớn mà không thể nhìn hay cảm nhận được.
Tất cả mọi sự thay đổi này, dù lớn hay nhỏ đều do các hormon trong cơ thể gây ra.
Hormon hCG: hormon này sẽ kích thích thể vàng (một phần còn lại của nang trứng ở buồng trứng sau khi trứng rụng) để sản xuất hai loại hormon estrogen và progesterone trong khoảng 10 tuần đầu sau khi sự thụ thai diễn ra. Đây cũng chính là loại hormon chịu trách nhiệm “thông báo” bạn đã có thai hay chưa thông qua việc thử nước tiểu.
Hormon progesterone: loại hormon đóng một vai trò rất quan trọng trong việc giữ cho các cơ của tử cung ổn định, giúp cho trứng đã được thụ tinh có thể “hạ cánh” an toàn và làm tổ tại đây.
Progesterone tăng lên trong suốt thời gian thai kỳ cũng giúp cho việc giữ cho lớp màng bên trong của tử cung được bền vững, để thai nhi có thể phát triển ổn định. Hormon này cũng đóng vai trò an thần, giúp thai phụ chống stress. Đó cũng là lý do vì sao thai phụ thường rất hay buồn ngủ trong giai đoạn đầu tiên của thai kỳ. Tuy nhiên, progesterone cũng có mặt trái của nó, đó là gây nên sự “bùng nổ” của mụn cho một số thai phụ.
Hormon estrogen: sự tăng lên của loại hormon này cũng gây nên rất nhiều tác dụng phụ tích cực và tiêu cực khác nhau. Đa số các tác dụng tốt đều cho thai nhi, estrogen cũng giúp kích thích sự phát triển của tử cung, giúp cho sự lưu thông máu giữa tử cung và nhau thai diễn ra tốt hơn.
Không những thế, hormon này cũng chuẩn bị sẵn cho việc sản xuất sữa của vòng 1 bằng cách mở rộng các ống dẫn sữa, sẵn sàng cho sự lưu thông của sữa sau này. Tác dụng phụ không mấy tích cực của estrogen là khiến cho tâm trạng và nhu cầu tình dục của thai phụ thay đổi. Số lượng estrogen sẽ tăng lên “đỉnh” ngay trước khi sinh.
Hormon relaxin: với một số bạn hiểu tiếng Anh, có lẽ bạn sẽ đoán ngay ra được tác dụng của hoóc-môn này. Relax chính là thư giãn. Tác dụng của relaxin là giúp các dây chằng ở tử cung được thư giãn. Cũng dễ hiểu thôi, việc có một em bé đang lớn lên trong bụng không khác gì việc người ta cố nhét một con sư tử núi vào trong một cái hộp nhỏ hơn kích thước của nó.
Khi các dây chằng ở tử cung được thư giãn, việc phát triển của em bé sẽ không gây nên tác động quá nhiều về việc cảm nhận sự căng ra của cơ bụng người mẹ. Thêm nữa, relaxin cũng lặng lẽ thông báo sự gia tăng của nhu cầu máu mà không gây nên bất kỳ áp lực nào khiến cho huyết áp tăng. Mặt trái của hormon này là gây nên chứng ợ chua.
Hormon oxytocin: Đây là một loại hoóc-môn giúp gia tăng những cảm xúc tốt, đặc biệt là sợi dây liên kết vô hình giữa mẹ và con. Hoóc-môn này sẽ tăng lên nhiều hơn vào khoảng những ngày cuối của thai kỳ và những ngày sau khi em bé sinh ra. Những cảm giác về sự kết nối của mẹ và con sẽ phát triển từ đây và kéo dài mãi mãi. Và với những lý do đó, oxytocin chính là loại hoóc-môn không gây nên tác dụng tiêu cực cho phụ nữ mang thai.
AloBacsi.
Có những sự thay đổi nhìn và cảm thấy được: như da mịn hơn hoặc nhiều mụn hơn, vòng một tăng lên rõ rệt và có cảm giác hơi đau tức, tâm trạng dễ cáu gắt, khó chịu hoặc vui vẻ hơn... nhưng cũng có những sự thay đổi ngầm rất lớn mà không thể nhìn hay cảm nhận được.
Tất cả mọi sự thay đổi này, dù lớn hay nhỏ đều do các hormon trong cơ thể gây ra.
Hormon hCG: hormon này sẽ kích thích thể vàng (một phần còn lại của nang trứng ở buồng trứng sau khi trứng rụng) để sản xuất hai loại hormon estrogen và progesterone trong khoảng 10 tuần đầu sau khi sự thụ thai diễn ra. Đây cũng chính là loại hormon chịu trách nhiệm “thông báo” bạn đã có thai hay chưa thông qua việc thử nước tiểu.
Hormon progesterone: loại hormon đóng một vai trò rất quan trọng trong việc giữ cho các cơ của tử cung ổn định, giúp cho trứng đã được thụ tinh có thể “hạ cánh” an toàn và làm tổ tại đây.
Progesterone tăng lên trong suốt thời gian thai kỳ cũng giúp cho việc giữ cho lớp màng bên trong của tử cung được bền vững, để thai nhi có thể phát triển ổn định. Hormon này cũng đóng vai trò an thần, giúp thai phụ chống stress. Đó cũng là lý do vì sao thai phụ thường rất hay buồn ngủ trong giai đoạn đầu tiên của thai kỳ. Tuy nhiên, progesterone cũng có mặt trái của nó, đó là gây nên sự “bùng nổ” của mụn cho một số thai phụ.
Hormon estrogen: sự tăng lên của loại hormon này cũng gây nên rất nhiều tác dụng phụ tích cực và tiêu cực khác nhau. Đa số các tác dụng tốt đều cho thai nhi, estrogen cũng giúp kích thích sự phát triển của tử cung, giúp cho sự lưu thông máu giữa tử cung và nhau thai diễn ra tốt hơn.
Không những thế, hormon này cũng chuẩn bị sẵn cho việc sản xuất sữa của vòng 1 bằng cách mở rộng các ống dẫn sữa, sẵn sàng cho sự lưu thông của sữa sau này. Tác dụng phụ không mấy tích cực của estrogen là khiến cho tâm trạng và nhu cầu tình dục của thai phụ thay đổi. Số lượng estrogen sẽ tăng lên “đỉnh” ngay trước khi sinh.
Hormon relaxin: với một số bạn hiểu tiếng Anh, có lẽ bạn sẽ đoán ngay ra được tác dụng của hoóc-môn này. Relax chính là thư giãn. Tác dụng của relaxin là giúp các dây chằng ở tử cung được thư giãn. Cũng dễ hiểu thôi, việc có một em bé đang lớn lên trong bụng không khác gì việc người ta cố nhét một con sư tử núi vào trong một cái hộp nhỏ hơn kích thước của nó.
Khi các dây chằng ở tử cung được thư giãn, việc phát triển của em bé sẽ không gây nên tác động quá nhiều về việc cảm nhận sự căng ra của cơ bụng người mẹ. Thêm nữa, relaxin cũng lặng lẽ thông báo sự gia tăng của nhu cầu máu mà không gây nên bất kỳ áp lực nào khiến cho huyết áp tăng. Mặt trái của hormon này là gây nên chứng ợ chua.
Hormon oxytocin: Đây là một loại hoóc-môn giúp gia tăng những cảm xúc tốt, đặc biệt là sợi dây liên kết vô hình giữa mẹ và con. Hoóc-môn này sẽ tăng lên nhiều hơn vào khoảng những ngày cuối của thai kỳ và những ngày sau khi em bé sinh ra. Những cảm giác về sự kết nối của mẹ và con sẽ phát triển từ đây và kéo dài mãi mãi. Và với những lý do đó, oxytocin chính là loại hoóc-môn không gây nên tác dụng tiêu cực cho phụ nữ mang thai.
AloBacsi.