Thầy thuốc Việt tư vấn một số bài thuốc Đông Y điều trị nấc cụt hiệu quả – Đông y


dungcpc1

Active Member
2,594
3
38
Xu
1,157
Thuốc Đông y - Nấc cụt đôi khi có thể tự khỏi nhưng cũng có khi kéo dài dai dẳng. Trong Đông Y có một số bài thuốc điều trị nấc cụt hiệu quả như sau.




Thầy thuốc Việt tư vấn một số bài thuốc Đông Y điều trị nấc cụt hiệu quả

Hiện tượng nấc cụt là gì?


Theo trang thông tin thuốc Việt, hiện tượng nấc cụt là một trong những phản ứng tự nhiên của cơ thể khi cơ hoành bị kích thích. Bình thường một cơn nấc thường kéo dài vài phút hoặc vài giờ, tần số cơn nấc như thế nào tùy thuộc vào từng người, khoảng từ 2 đến 60 lần/phút.

Nấc thông thường không ảnh hưởng đến sức khỏe và có thể tự hết, tuy nhiên vì sự khó chịu mà nó mang đến khiến chúng ta thường muốn hết nấc nhanh chóng.


Các bài thuốc Đông Y chữa nấc cụt hiệu quả


Theo Y học cổ truyền, nấc cụt được gọi là ách nghịch. Nguyên nhân gây ra nấc là do sự điều hòa tân dịch không thuận, ăn uống quá nóng hoặc quá lạnh, hoặc do tâm lý lo lắng, căng thẳng, kích thích. Có các loại nấc như: Nấc do thực tích, bụng sườn đầy tức; Nấc do lạnh; Nấc do nhiệt…

Nấc do lạnh có các triệu chứng như: tiếng nấc mạnh, thưa, trong dạ dày cảm thấy lạnh, ợ ra nước trong, tiểu tiện nhiều, chườm nóng thì đỡ, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch tiểu khẩn…

Nấc do nhiệt có các biểu hiện như: miệng hôi, khát nước, tiểu tiện sẻn đỏ, đại tiện táo kết, người nóng bứt rứt, lưỡi vàng, mạch hoạt sác.

Sau đây là một số bài thuốc Đông y có tác dụng chữa nấc cụt hiệu quả bạn có thể áp dụng:

Bài 1: Bạn lấy một nắm lá sung và sắc lấy nước uống.

Bài 2: Giã nát gừng tươi lọc lấy nước cốt 5-10ml, chưng với mật ong, uống ngày 2-3 lần.

Bài 3: Lấy 40g hạt tía tô đem đi sao vàng, sau đó bạn giã nhỏ, lọc lấy nước bỏ bã nấu với gạo tẻ, ăn nóng

Bài 4: nguyên liệu gồm: thị đế (tai quả hồng) 3-5 cái, tán bột mịn uống với rượu ấm, có tác dụng chữa nấc cụt hiệu quả.

Bài 5: Quất bì 80g thêm chỉ xác, sắc uống.

Bài 6, nguyên liệu gồm: Xuyên tiêu 160g sao vàng, tán bột hoàn viên bằng hạt đỗ xanh, mỗi lần uống 10 viên với ít giấm.

Bài 7: Lấy các vị thuốc gồm: Tai hồng tươi 5 cái, đinh hương 5g, gừng tươi 5 lát, sắc các vị thuốc trên và lấy nước uống.

Bài 8: Các vị thuốc cần có gồm: Đinh hương 4g, đảng sâm 14g, cam thảo 4g, thị đế 14g, sinh khương 12g. Sắc các vị thuốc và lấy nước uống.



Vị thuốc thị đế (tai quả hồng)

Bài 9: Các vị thuốc gồm có: Đảng sâm 14g, cam thảo 4g, đại táo 3g, trần bì 12g, trúc nhự 12g. Sắc uống nhiều lần trong ngày có tác dụng chữa nấc cụt hiệu quả.

Bài 10: Các vị thuốc cần có gồm: Đảng sâm 14g, đinh hương 4g, phá cố chỉ 10g, bạch truật 12g, phục linh 12g, cam thảo 12g. Sắc lấy nước uống trong ngày.


Một số mẹo dân gian khác dùng để chữa nấc cụt đơn giản như:

  • Nín thở, hít hơi thật sâu ngậm miệng, dùng ngón cái và ngón trỏ bịt mũi lại rồi ép thở ra thật mạnh nhưng không cho hơi ra.
  • Uống nước chậm từng ngụm nhỏ.
  • Đánh lạc hướng người bị nấc không chú ý đến cơn nấc.
  • Làm sợ hoặc giật mình đột ngột.
  • Dùng hai ngón tay ép vào hai động mạch cảnh. Lúc đầu ép nhẹ sau tăng dần đến khi có cảm giác nặng, tức nặng khó chịu thì giảm ép. Cơ chế là khi ép tay vào động mạch cảnh gây ức chế thần kinh quặt ngược giúp cơ hoảng giảm co thắt.
Nấc cụt đôi khi cũng là triệu chứng cảnh báo một số bệnh, nếu bạn bị nấc cụt kéo dài không khỏi thì nên đi khám bác sĩ để thăm khám xác định nguyên nhân và điều trị kịp thời.

Thông tin tham khảo.

Nguồn: Thuocviet.edu.vn tổng hợp.
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl