Thuốc Đông y - Hành ta là gia vị rất quen thuộc trong các món ăn hàng ngày, không những thế đây còn là một vị thuốc có rất nhiều tác dụng chữa bệnh.
Cây hành ta có tác dụng gì?
Cây hành ta là một loại cây gia vị rất quen thuộc đối với người dân Việt Nam, nó được sử dụng trong rất nhiều món ăn hàng ngày, không những thế nó còn là một vị thuốc giàu dược tính. Theo thầy thuốc y học cổ truyền,cây hành ta còn gọi là thông bạc, có vị cay, khí ấm, tính bình, có tác dụng giải biểu, hòa trung, sát trùng, thông kinh, lợi tiểu… trị chứng thương hàn, phong nhiệt, đau đầu, phong tê thấp… Hành hoa thuận khí an thai, chi huyết hòa trung, ích 5 tạng, giải được thuốc nóng, cá thịt độc…
Các tài liệu y học cổ truyền có ghi chép, hành ta có chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất như: protein, chất xơ, canxi, phốt pho, chất béo, kali, caroten, alixin… Hành có công dụng kháng khuẩn, virus, nấm trong cơ thể.
Những bệnh nhân mắc các bệnh như cảm cúm, bệnh huyết áp, tim mạch, tiểu đường, béo phì, ngoại cảm phong hàn, nội thương thấp trệ đều có thể sử dụng hành ta.
Các bài thuốc chữa bệnh từ cây hành ta
Hành ta có rất nhiều công dụng chữa bệnh, sau đây là một số bài thuốc Đông Y điều trị bệnh có vị thuốc hành ta:
Chữa cảm cúm thông thường (người bệnh có biểu hiện đau đầu nghẹt mũi, không ra mồ hôi), dùng bài thuốc sau: hành hoa, tía tô, gừng tươi nấu cháo ăn đắp chăn cho ra mồ hôi.
Chữa phụ nữ có thai bị cảm (người bệnh có các triệu chứng cảm lạnh, cảm cúm, ho thở, nhiều đàm, tâm phiền bứt rứt), trường hợp này chúng ta dùng bài thuốc như sau: hành hoa cả cây 30g, hoặc thêm vỏ quít (trần bì) 12g. Các vị thuốc này đem sắc lấy nước uống khi còn ấm.
Chữa phụ nữ động thai (triệu chứng: đau bụng dưới, mỏi thắt lưng, có khi ra dịch màu hồng nhạt), trường hợp này sẽ dùng bài thuốc sau: hành hoa cả rễ một nắm 40g, nấu nước uống.
Chữa chóng mặt: người bệnh có biểu hiện khi nằm cũng chóng mặt do đàm thấp huyết ứ. Trường hợp này có thể áp dụng món ăn bài thuốc: hành xào giá đậu thịt heo hoặc các món ăn khác cho nhiều hành mà ăn.
Chữa chứng âm hư ngoại cảm (triệu chứng: cơ thể gầy gò, sợ gió không ra mồ hôi, cảm ho), trường hợp này có thể áp dụng bài thuốc sau: hành 20g, đậu xị 12g, cát cánh 10g, sinh khương 6g, thục địa 16g, mạch môn 10g. Sắc uống khi còn ấm.
Chữa đái tháo đường (người đái tháo đường mà tay chân tê lạnh): ăn các món xào, nấu canh, nấu súp, hủ tiếu, phở, cháo nên cho hành nhiều hành.
Chữa mụn nhọt: đây cũng là một trong những công dụng của hành ta. Bạn có thể lấy hành củ nướng chín giã nát đắp vào mụn nhọt khi còn nóng có tác dụng rất hiệu quả.
Chữa đau bụng do giun (biểu hiện đau cơn, buồn nôn có khi nôn ra giun), trường hợp này ta dùng bài thuốc: hành tươi 40g giã vắt nước cốt trộn dầu mè cho uống.
Chữa đau tức ngực sườn do tâm thống huyết ứ (biểu hiện: hay đau tức ngực, khó thở hồi hộp…): hành hoa, hoặc hành củ xào, luộc, ăn tuần vài lần.
Chữa tắc tia sữa (tắc tia sữa, vú sưng đau): đây cũng là một trong những công dụng của hành. Bạn có thể lấy hành hoa một nắm 40g. Sắc nước uống.
Chữa bí tiểu (tiểu khó phải rặn mãi mới ra vài giọt, bụng tức): hành cả cây giã xào nóng đắp chườm bụng dưới cho ấm vào trong, kết hợp sắc nước cho uống rất hay.
Lưu ý khi dùng hành: Các thầy thuốc cho biết, hành có vịc ay ấm giải biểu ra mồ hôi, chính vì thế người nội nhiệt ra nhiều mồ hôi, đau mắt đỏ, đau đỉnh đầu miệng khô khát, mặt đỏ, tiểu vàng, đại tiện khó, hạn chế dùng hành hoặc dùng hành nên kết hợp nhiều món ăn vị thuốc khác.
11 tác dụng chữa bệnh của cây hành ta có thể bạn chưa biết
Cây hành ta có tác dụng gì?
Cây hành ta là một loại cây gia vị rất quen thuộc đối với người dân Việt Nam, nó được sử dụng trong rất nhiều món ăn hàng ngày, không những thế nó còn là một vị thuốc giàu dược tính. Theo thầy thuốc y học cổ truyền,cây hành ta còn gọi là thông bạc, có vị cay, khí ấm, tính bình, có tác dụng giải biểu, hòa trung, sát trùng, thông kinh, lợi tiểu… trị chứng thương hàn, phong nhiệt, đau đầu, phong tê thấp… Hành hoa thuận khí an thai, chi huyết hòa trung, ích 5 tạng, giải được thuốc nóng, cá thịt độc…
Các tài liệu y học cổ truyền có ghi chép, hành ta có chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất như: protein, chất xơ, canxi, phốt pho, chất béo, kali, caroten, alixin… Hành có công dụng kháng khuẩn, virus, nấm trong cơ thể.
Những bệnh nhân mắc các bệnh như cảm cúm, bệnh huyết áp, tim mạch, tiểu đường, béo phì, ngoại cảm phong hàn, nội thương thấp trệ đều có thể sử dụng hành ta.
Các bài thuốc chữa bệnh từ cây hành ta
Hành ta có rất nhiều công dụng chữa bệnh, sau đây là một số bài thuốc Đông Y điều trị bệnh có vị thuốc hành ta:
Chữa cảm cúm thông thường (người bệnh có biểu hiện đau đầu nghẹt mũi, không ra mồ hôi), dùng bài thuốc sau: hành hoa, tía tô, gừng tươi nấu cháo ăn đắp chăn cho ra mồ hôi.
Chữa phụ nữ có thai bị cảm (người bệnh có các triệu chứng cảm lạnh, cảm cúm, ho thở, nhiều đàm, tâm phiền bứt rứt), trường hợp này chúng ta dùng bài thuốc như sau: hành hoa cả cây 30g, hoặc thêm vỏ quít (trần bì) 12g. Các vị thuốc này đem sắc lấy nước uống khi còn ấm.
Chữa phụ nữ động thai (triệu chứng: đau bụng dưới, mỏi thắt lưng, có khi ra dịch màu hồng nhạt), trường hợp này sẽ dùng bài thuốc sau: hành hoa cả rễ một nắm 40g, nấu nước uống.
Cháo hành tía tô có tác dụng giải cảm
Chữa chóng mặt: người bệnh có biểu hiện khi nằm cũng chóng mặt do đàm thấp huyết ứ. Trường hợp này có thể áp dụng món ăn bài thuốc: hành xào giá đậu thịt heo hoặc các món ăn khác cho nhiều hành mà ăn.
Chữa chứng âm hư ngoại cảm (triệu chứng: cơ thể gầy gò, sợ gió không ra mồ hôi, cảm ho), trường hợp này có thể áp dụng bài thuốc sau: hành 20g, đậu xị 12g, cát cánh 10g, sinh khương 6g, thục địa 16g, mạch môn 10g. Sắc uống khi còn ấm.
Chữa đái tháo đường (người đái tháo đường mà tay chân tê lạnh): ăn các món xào, nấu canh, nấu súp, hủ tiếu, phở, cháo nên cho hành nhiều hành.
Chữa mụn nhọt: đây cũng là một trong những công dụng của hành ta. Bạn có thể lấy hành củ nướng chín giã nát đắp vào mụn nhọt khi còn nóng có tác dụng rất hiệu quả.
Chữa đau bụng do giun (biểu hiện đau cơn, buồn nôn có khi nôn ra giun), trường hợp này ta dùng bài thuốc: hành tươi 40g giã vắt nước cốt trộn dầu mè cho uống.
Chữa đau tức ngực sườn do tâm thống huyết ứ (biểu hiện: hay đau tức ngực, khó thở hồi hộp…): hành hoa, hoặc hành củ xào, luộc, ăn tuần vài lần.
Chữa tắc tia sữa (tắc tia sữa, vú sưng đau): đây cũng là một trong những công dụng của hành. Bạn có thể lấy hành hoa một nắm 40g. Sắc nước uống.
Chữa bí tiểu (tiểu khó phải rặn mãi mới ra vài giọt, bụng tức): hành cả cây giã xào nóng đắp chườm bụng dưới cho ấm vào trong, kết hợp sắc nước cho uống rất hay.
Lưu ý khi dùng hành: Các thầy thuốc cho biết, hành có vịc ay ấm giải biểu ra mồ hôi, chính vì thế người nội nhiệt ra nhiều mồ hôi, đau mắt đỏ, đau đỉnh đầu miệng khô khát, mặt đỏ, tiểu vàng, đại tiện khó, hạn chế dùng hành hoặc dùng hành nên kết hợp nhiều món ăn vị thuốc khác.
Theo Sức khỏe đời sống.
Nguồn: Thuocviet.edu.vn tổng hợp
Nguồn: Thuocviet.edu.vn tổng hợp