Thuốc Đông y - Không được nhắc đến nhiều, tuy nhiên từ ngàn đời nay dân gian đã sử dụng những bài thuốc lấy từ hạt quả để chữa nhiều căn bệnh khác nhau.
Trong đông y rất nhiều loại cây, lá, rễ được sử dụng làm thuốc trong các bài thuốc Đông y chữa nhiều căn bệnh khác nhau. Trong đó cả những hạt tưởng chừng như không có công dụng nhưng lại mang đến vô vàn lợi ích.
Hạt vải: rửa sạch, thái nhỏ, tẩm nước muối, sao hoặc đốt tồn tính. Cũng có thể đồ chín, thái mỏng, phơi, sấy khô. Dược liệu có vị đắng, ngọt chát, tính ôn, có tác dụng chữa bệnh trong những trường hợp sau:
Chữa đau dạ dày: Hạt vải, mộc hương, nghiền thành bột, uống với nước ấm, ngày 3 lần, mỗi lần 4-6g.
Chữa thống kinh, đau bụng khi hành kinh hoặc sau sinh: Hạt vải đốt tồn tính 20g, hương phụ 40g. Tất cả tán nhỏ, trộn đều, mỗi lần uống 8g với nước cháo, nước cơm.
Chữa tiểu đường: Hạt vải đem sấy khô, tán mịn. Cho vào lọ nút kín dùng dần. Mỗi lần uống 10g, ngày uống 3 lần, trước bữa ăn. Liệu trình 3 tháng.
Phòng sỏi mật: Hạt vải 20g, hạt quýt 20g, vị thuốc đông y trần bì 10g, hồng táo 2 trái, nước 400ml, sắc uống thay trà.
Chữa tinh hoàn sưng đau: Hạt vải, trần bì, hồi hương; 3 vị liều lượng bằng nhau, tất cả tán bột mịn, trộn đều. Ngày uống 3 lần; mỗi lần uống 4 – 6g, dùng rượu hoặc nước ấm chiêu thuốc.
Hạt gấc: đập vỡ vỏ cứng lấy nhân. Dược liệu có vị đắng, hơi ngọt, tính ôn, hơi độc có tác dụng tiêu ôn, tán ứ.
Chữa sưng vú, ứ huyết, mụn nhọt: Mài nhân hạt gấc với một ít rượu cho đến khi dung dịch có màu trắng như sữa. Bôi nhiều lần trong ngày.
Chữa trĩ, quai bị: Nhân hạt gấc để tươi hoặc phơi khô, giã nhỏ, hòa với giấm thanh, thấm vào gạc sạch đắp vào chỗ đau băng lại, ngày thay thuốc một lần.
Chữa chai chân: Nhân hạt gấc, giữ cả màng hạt, giã nát thêm một ít rượu trắng, bôi vào nơi tổn thương nhiều lần trong ngày.
Chữa vết thương phần mềm trong những trường hợp chấn thương, tụ máu: Hạt gấc đốt vỏ ngoài cháy thành than cho vào cối giã nhỏ, ngâm với rượu trắng (khoảng 30 hạt thì cho 400 ml rượu) bôi vào vết thương.
Hạt táo (táo ta): ngâm hạt vào nước lã, rửa sạch, phơi khô, đập bỏ vỏ ngoài lấy nhân. Đồ nhân cho chín rồi phơi giòn, gọi là táo nhân (toan táo nhân), sao đen để giảm độc gọi là hắc táo nhân. Theo dược sĩ Cao đẳng Dược chia sẻ: Dược liệu có vị chua, tính bình, có tác dụng an thần, trị tâm thần bất an, tim đập hồi hộp, mất ngủ, chóng mặt, chân tay nhức mỏi, mồ hôi trộm. Liều dùng 4 – 12 g. Không dùng táo nhân quá liều gây ngộ độc. Trường hợp cảm nóng, sốt không được dùng.
Chữa mất ngủ, suy nhược thần kinh: Hắc táo nhân 8g, củ bình vôi 8g, liên tâm 6g, phục linh 5g, cam thảo 4g. Sắc uống ngày một thang, chia 3 lần, uống ấm, uống liền 10-15 ngày là một liệu trình.
Chữa mồ hôi trộm: Táo nhân, phục linh, nhân sâm, lượng bằng nhau, tán nhỏ, rây bột mịn, ngày uống 2 lần, mỗi lần 1-2 thìa cà phê với nước cơm hoặc nước cháo.
Chữa đau bụng, thoát vị bẹn: Hạt nhãn, hạt vải, tiểu hồi hương, lượng bằng nhau sấy khô, tán bột mịn. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 3g với nước sắc cây thăng ma, uống vào lúc đói.
Ngoài ra còn rất nhiều các bài thuốc khác được kết hợp từ những loạt hạt dân giã dùng để trị bệnh tiêu chảy, mẩn ngứa, dị ứng. Hi vọng với những chia sẻ đến từ giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng – Trường Cao đẳng Y dược Pasteur sẽ giúp chúng ta có thêm nhiều bài thuốc hay để áp dụng trong cuộc sống hàng ngày.
Hạt vải vị thuốc có tác dụng chữa bệnh
Trong đông y rất nhiều loại cây, lá, rễ được sử dụng làm thuốc trong các bài thuốc Đông y chữa nhiều căn bệnh khác nhau. Trong đó cả những hạt tưởng chừng như không có công dụng nhưng lại mang đến vô vàn lợi ích.
Hạt vải: rửa sạch, thái nhỏ, tẩm nước muối, sao hoặc đốt tồn tính. Cũng có thể đồ chín, thái mỏng, phơi, sấy khô. Dược liệu có vị đắng, ngọt chát, tính ôn, có tác dụng chữa bệnh trong những trường hợp sau:
Chữa đau dạ dày: Hạt vải, mộc hương, nghiền thành bột, uống với nước ấm, ngày 3 lần, mỗi lần 4-6g.
Chữa thống kinh, đau bụng khi hành kinh hoặc sau sinh: Hạt vải đốt tồn tính 20g, hương phụ 40g. Tất cả tán nhỏ, trộn đều, mỗi lần uống 8g với nước cháo, nước cơm.
Chữa tiểu đường: Hạt vải đem sấy khô, tán mịn. Cho vào lọ nút kín dùng dần. Mỗi lần uống 10g, ngày uống 3 lần, trước bữa ăn. Liệu trình 3 tháng.
Phòng sỏi mật: Hạt vải 20g, hạt quýt 20g, vị thuốc đông y trần bì 10g, hồng táo 2 trái, nước 400ml, sắc uống thay trà.
Chữa tinh hoàn sưng đau: Hạt vải, trần bì, hồi hương; 3 vị liều lượng bằng nhau, tất cả tán bột mịn, trộn đều. Ngày uống 3 lần; mỗi lần uống 4 – 6g, dùng rượu hoặc nước ấm chiêu thuốc.
Hạt gấc: đập vỡ vỏ cứng lấy nhân. Dược liệu có vị đắng, hơi ngọt, tính ôn, hơi độc có tác dụng tiêu ôn, tán ứ.
Chữa sưng vú, ứ huyết, mụn nhọt: Mài nhân hạt gấc với một ít rượu cho đến khi dung dịch có màu trắng như sữa. Bôi nhiều lần trong ngày.
Chữa trĩ, quai bị: Nhân hạt gấc để tươi hoặc phơi khô, giã nhỏ, hòa với giấm thanh, thấm vào gạc sạch đắp vào chỗ đau băng lại, ngày thay thuốc một lần.
Chữa chai chân: Nhân hạt gấc, giữ cả màng hạt, giã nát thêm một ít rượu trắng, bôi vào nơi tổn thương nhiều lần trong ngày.
Hạt gấc
Chữa vết thương phần mềm trong những trường hợp chấn thương, tụ máu: Hạt gấc đốt vỏ ngoài cháy thành than cho vào cối giã nhỏ, ngâm với rượu trắng (khoảng 30 hạt thì cho 400 ml rượu) bôi vào vết thương.
Hạt táo (táo ta): ngâm hạt vào nước lã, rửa sạch, phơi khô, đập bỏ vỏ ngoài lấy nhân. Đồ nhân cho chín rồi phơi giòn, gọi là táo nhân (toan táo nhân), sao đen để giảm độc gọi là hắc táo nhân. Theo dược sĩ Cao đẳng Dược chia sẻ: Dược liệu có vị chua, tính bình, có tác dụng an thần, trị tâm thần bất an, tim đập hồi hộp, mất ngủ, chóng mặt, chân tay nhức mỏi, mồ hôi trộm. Liều dùng 4 – 12 g. Không dùng táo nhân quá liều gây ngộ độc. Trường hợp cảm nóng, sốt không được dùng.
Chữa mất ngủ, suy nhược thần kinh: Hắc táo nhân 8g, củ bình vôi 8g, liên tâm 6g, phục linh 5g, cam thảo 4g. Sắc uống ngày một thang, chia 3 lần, uống ấm, uống liền 10-15 ngày là một liệu trình.
Chữa mồ hôi trộm: Táo nhân, phục linh, nhân sâm, lượng bằng nhau, tán nhỏ, rây bột mịn, ngày uống 2 lần, mỗi lần 1-2 thìa cà phê với nước cơm hoặc nước cháo.
Chữa đau bụng, thoát vị bẹn: Hạt nhãn, hạt vải, tiểu hồi hương, lượng bằng nhau sấy khô, tán bột mịn. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 3g với nước sắc cây thăng ma, uống vào lúc đói.
Ngoài ra còn rất nhiều các bài thuốc khác được kết hợp từ những loạt hạt dân giã dùng để trị bệnh tiêu chảy, mẩn ngứa, dị ứng. Hi vọng với những chia sẻ đến từ giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng – Trường Cao đẳng Y dược Pasteur sẽ giúp chúng ta có thêm nhiều bài thuốc hay để áp dụng trong cuộc sống hàng ngày.