Thuốc Đông y - Cảm cúm là bệnh thường gặp khi gặp thời tiết thay đổi thất thường , một số cây thuốc đơn giản quanh nhà lại cho công dụng chữa dứt điểm cảm cúm hiệu quả.
Theo Y học cổ truyền, cúc tần cay, tính ấm, thơm, có vị đắng. Có tác dụng hạ nhiệt, giảm đau hiệu quả, hỗ trợ đắc lực trong chữa cảm mạo, cơ thể đau nhức, sốt mà không ra mồ hôi. Với cách làm bằng lá và cành non rửa sạch, đun sôi và lấy nước uống, hoặc nấu để xông. Sử dụng cho kết quả ra mồ hôi là được, bạn cũng có thể dùng dạng hoàn hoặc tán.
Khi bị cảm cúm không ra mồ hôi, nhức đầu, sử dụng 20g lá cúc tần, 10g lá sả, 10g lá chanh và nấu hỗn hợp với lượng nước vừa đủ, uống khi còn nóng. Phần bã cũng có thể tận dụng thêm nước và nấu sôi để xông cho ra mồ hôi, giúp giải cảm, giải sốt hiệu quả.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể kết hợp lá tía tô với hành cũng giúp giải cảm tốt. Ở một số địa phương người ta còn nấu cháo khi sắp chín còn đập một củ hành tăm bỏ vào và khuấy đều, nêm nếm cho vừa miệng và ăn khi còn nóng. Sau khi ăn bạn sẽ toát nhiều mồ hôi, chữa cảm cúm cực kỳ hiệu quả.
Khi cơ thể bị cảm bởi thời tiết mưa gió lớn, gây sổ mũi, nhức đầu, cơ thể đau nhức, nôn. Có thể dùng 15g lá tía tô, củ gấu, vỏ quýt cũ, 10g cả cây hành trắng, gừng sống sắc nước uống lúc còn nóng.
Bác sĩ YHCT giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: đối với những người bị cảm cúm gai rét không ra mồ hôi, sử dụng lượng vừa đủ bạc hà, lá chanh, lá tía tô, lá sả và nấu nước để xông hơi. Ngoài ra còn có bài thuốc dùng khô các loại sắn dây, sinh giới, bạc hà, lá tía tô, nghệ, sài hồ, gừng tươi nấu hỗn hợp với chén nước và uống khi còn nóng, nằm nghỉ đắp chăn sẽ ra mất nhiều mồ hôi.
Ngoài ra, lá tía tô khi ăn sống cũng có tác dụng giảm đau, giảm ho và giải độc rất tốt. Nhưng, không được ăn lá tía tô chung với cá chép bởi kết hợp này sẽ dễ sinh độc và hình thành mụn nhọt khi sử dụng.
Chữa dứt điểm bệnh cảm cúm hiệu quả bằng cây thuốc quanh nhà
- Chữa cảm cúm bằng cúc tần
Theo Y học cổ truyền, cúc tần cay, tính ấm, thơm, có vị đắng. Có tác dụng hạ nhiệt, giảm đau hiệu quả, hỗ trợ đắc lực trong chữa cảm mạo, cơ thể đau nhức, sốt mà không ra mồ hôi. Với cách làm bằng lá và cành non rửa sạch, đun sôi và lấy nước uống, hoặc nấu để xông. Sử dụng cho kết quả ra mồ hôi là được, bạn cũng có thể dùng dạng hoàn hoặc tán.
Khi bị cảm cúm không ra mồ hôi, nhức đầu, sử dụng 20g lá cúc tần, 10g lá sả, 10g lá chanh và nấu hỗn hợp với lượng nước vừa đủ, uống khi còn nóng. Phần bã cũng có thể tận dụng thêm nước và nấu sôi để xông cho ra mồ hôi, giúp giải cảm, giải sốt hiệu quả.
- Chữa cảm cúm với cháo hành
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể kết hợp lá tía tô với hành cũng giúp giải cảm tốt. Ở một số địa phương người ta còn nấu cháo khi sắp chín còn đập một củ hành tăm bỏ vào và khuấy đều, nêm nếm cho vừa miệng và ăn khi còn nóng. Sau khi ăn bạn sẽ toát nhiều mồ hôi, chữa cảm cúm cực kỳ hiệu quả.
Tía tô khi ăn sống cũng có tác dụng giảm đau, giảm ho và giải độc rất tốt
- Chữa cảm cúm bằng tía tô
Khi cơ thể bị cảm bởi thời tiết mưa gió lớn, gây sổ mũi, nhức đầu, cơ thể đau nhức, nôn. Có thể dùng 15g lá tía tô, củ gấu, vỏ quýt cũ, 10g cả cây hành trắng, gừng sống sắc nước uống lúc còn nóng.
Bác sĩ YHCT giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: đối với những người bị cảm cúm gai rét không ra mồ hôi, sử dụng lượng vừa đủ bạc hà, lá chanh, lá tía tô, lá sả và nấu nước để xông hơi. Ngoài ra còn có bài thuốc dùng khô các loại sắn dây, sinh giới, bạc hà, lá tía tô, nghệ, sài hồ, gừng tươi nấu hỗn hợp với chén nước và uống khi còn nóng, nằm nghỉ đắp chăn sẽ ra mất nhiều mồ hôi.
Ngoài ra, lá tía tô khi ăn sống cũng có tác dụng giảm đau, giảm ho và giải độc rất tốt. Nhưng, không được ăn lá tía tô chung với cá chép bởi kết hợp này sẽ dễ sinh độc và hình thành mụn nhọt khi sử dụng.