Những bài thuốc đông y trị bệnh từ vị thuốc thanh hao – Đông y


dungcpc1

Active Member
2,594
3
38
Xu
1,157
Thuốc Đông y - Thanh hao là dược liệu có vị đắng, tính hàn, được Đông y sử dụng trong điều trị các bệnh lý như chảy máu cam, sốt rét, mụn nhọt, sưng đau răng, đổ mồ hôi trộm…



Thông tin cơ bản về cây thanh hao


Tên gọi khác: Thảo cao, Thanh hao hoa vàng, Hương Cao, Ngải si, Thanh Cao, Ngải hoa vàng, Thanh cao ngò, Ngải Thơm. Tên gọi trong khoa học: Artemisia annua L. Họ: Họ Cúc – Asteraceae

Đặc điểm thực vật: Thanh hao là cây thân thảo, sống hàng năm. Cây trưởng thành có chiều cao từ 1 – 2 mét. Thân nhỏ, có cạnh và nhiều đường rãnh, phân cành. Lá cây thuộc dạng lông chim xẻ 2 lần, phiến lá hẹp, bên ngoài phủ lớp lông tơ mềm. Vò nhẹ thấy lá có mùi thơm. Hoa mọc thành cụm hình cầu, mỗi cụm chứa khoảng 6 hoa. Trong đó các hoa cái nằm bao xung quanh hoa lưỡng tính ở giữa. Cánh hoa màu vàng nhạt nên loại cây này mới được gọi với cái tên khác là thanh hao hoa vàng. Quả hình trứng dạng bế, nhỏ, chiều dài chỉ khoảng 1mm. Bên ngoài mặt vỏ quả có các tuyến nhỏ chứa tinh dầu bên trong.

Phân bố: Cây thanh hao hoa vàng là loài bản địa của khu vực châu Á ôn đới. Ngày nay, cây di thực đến nhiều nơi trên thế giới, trong đó có cả các nước Bắc Mỹ. Đây là một vị thuốc Việt, cây có thể mọc hoang trong các bãi cỏ, ven các vùng đồi núi hoặc bờ sông. Ngoài ra, cây còn được trồng nhiều ở Lâm Đồng và một số tỉnh miền Bắc để lấy rau ăn và làm thuốc chữa bệnh.

Bộ phận dùng và cách sơ chế: Lá cây thanh hao là bộ phận chính được sử dụng làm dược liệu. Ngọn non và lá còn được người dân thu hái để nấu canh ăn như rau trong bữa cơm. Dược liệu được thu hái quanh năm, khi cây bắt đầu có nụ. Người dân lựa những lá đã ngả vàng hái trước bởi lúc này lá có hàm lượng artemisinin cao hơn hẳn so với khi lá còn tươi hoặc khi hoa đã bung nở. Lá đem về rửa sạch, dùng tươi, sấy hoặc phơi khô.


Thông tin tổng quan về vị thuốc thanh hao


Tính vị: Theo sách Bản kinh: Thanh hao vị đắng, tính hàn. Theo Bản thảo cầu chân: Dược liệu có vị ngọt, hơi cay, tính hàn, không độc

Quy kinh: Can, Vị, Đởm, Tâm, Thận

Theo Y học cổ truyền: Thanh hao có tác dụng làm mát máu, giải nắng nóng, trừ sốt rét, thanh hư nhiệt, lợi gan mật, kích thích tiêu hóa, cầm máu. Chủ trị các chứng:


  • Nóng trong xương
  • Sốt do lao
  • Suy nhược cơ thể
  • Ra nhiều mồ hôi trộm
  • Sốt rét
  • Lở ngứa
  • Tiêu hóa kém
  • Đại tiện ra máu
  • Mụn nhọt
  • Chảy máu cam
  • Tiêu chảy
  • Sưng đau răng
  • Viêm phế quản mãn tính
  • Bệnh lupus ban đỏ
  • Ngứa ngoài da…
Theo nghiên cứu hiện đại: Hoạt chất artemisinin – thành phần chính của cây thanh hao có tác dụng tiêu diệt nguyên trùng gây bệnh sốt rét trong hồng cầu và ức chế vi nấm gây bệnh ngoài da, hạ huyết áp, giải nhiệt cho cơ thể. Ngoài ra, chất này còn có khả năng ức chế sự phát triển của các tế bào ác tính trong bệnh ung thư vú, ung thư bạch cầu. Artemisinin rất lành tính, không độc hại, nó an toàn cho cả phụ nữ mang thai và những bệnh nhân bị suy gan thận. Tinh dầu chiết xuất từ lá thanh hao có tác dụng giảm ho, tiêu đờm, làm dịu cơn hen. Thử nghiệm trên chuột trắng thấy có tác dụng lợi mật, bảo vệ và ổn định hệ thống miễn dịch của cơ thể. Sử dụng cao nước được bào chế từ thanh hao thoa ngoài da giúp xua đuổi côn trùng, chống muỗi cắn.

Liều lượng: 6 – 12g mỗi ngày




Bài thuốc chữa bệnh sử dụng thanh hao


Dưới đây là một số bài thuốc chữa bệnh có sử dụng thanh hao được bác sĩ Y học cổ truyền Sài Gòn chia sẻ đến bạn đọc

Điều trị suy nhược cơ thể: Chuẩn bị thang thuốc gồm: Thanh hao, sơn khương, tri mẫu, mộc ban, tang bạch bì, mai ba ba, hoàng kỳ mỗi vị 10g; Hoàng liên 4g; dã cam thảo, hài sài mỗi vị 7g. Sắc thuốc với 300ml trong khoảng 20 phút rồi gạn lấy nước lần 1. Tiếp tục đổ thêm 200ml nước vào bã sắc lấy nước lần 2. Trộn thuốc thu được ở cả hai lần lại chia uống vào buổi sáng, trưa, tối. Dùng thuốc khoảng 10 – 15 ngày sẽ thấy kết quả.

Điều trị bệnh sốt rét: Lấy 20g thanh hao tươi rửa sạch, cắt nhỏ. Cho dược liệu vào cối giã nát, lọc lấy nước chia 3 – 4 lần uống trong ngày trước khi lên cơn sốt.

Chữa đổ mồ hôi trộm, ăn lâu tiêu: Sắc 30g dược liệu khô lấy nước uống làm 2 lần trong ngày. Dùng mỗi ngày 1 thang liên tục 10 ngày liền.

Trị bỏng, nổi sẩn rát ngoài da, mụn độc, bệnh ghẻ ngứa: Hái lá thanh hao non, giã nát, vắt nước cốt thoa ngoài khu vực cần điều trị.

Điều trị bệnh sốt âm trong bệnh lao, ra nhiều mồ hôi trộm vào ban đêm, ăn kém tiêu: Sử dụng 6 – 12g thanh hao dạng khô. Sắc kỹ lấy 200ml nước chia 3 lần uống trong ngày. Duy trì sắc uống mỗi ngày 1 thang cho đến khi khỏi bệnh.

Điều trị bệnh phong ở trẻ em trong giai đoạn cấp tính: Dùng thanh cao trùng 40g và xích đan. Cả hia nghiền nát, trộn với nhau làm thành các viên hoàn cỡ 2g. Trẻ còn bú mẹ mỗi lần uống 1 – 2 viên x 3 – 5 lần/ngày, hòa với sữa mẹ cho trẻ uống.

Điều trị bệnh cảm nắng: Sử dụng bài thuốc có các vị: Thanh hao, hạn liên tử, bạch linh, bạch biển đậu mỗi vị 10g, quốc lão, thông thảo mỗi vị 6g, lưu thạch 12g, dưa hấu tươi 50g. Sắc thuốc với 500ml nước lấy 350ml, chia làm 3 phần uống. Dùng ngày 1 thang liên tục trong 3 – 5 ngày.
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl