Dây Thìa canh – Vị thuốc quý chữa bệnh tiểu đường – Đông y


dungcpc1

Active Member
2,594
3
38
Xu
1,157
Thuốc Đông y - Dây Thìa canh là loại thảo dược phát hiện nhiều ở nước ta, đã được chứng minh có tác dụng ổn định đường huyết, được người dân dùng để nấu nước uống hàng ngày nhằm phòng chống và cải thiện bệnh tiểu đường và giúp điều hòa mỡ máu.

Vậy thực hư dây dược liệu này có tác dụng tốt đến như vậy không?

Hãy cùng Giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tìm hiều nhé!



Dây Thìa canh

Tên khác: Dây muôi, Dây lõa ti rừng

Tên khoa học: Gymnema sylvestre – Họ Thiên lý: Asclepiadoideae

1. Đặc điểm chung dây Thìa canh:


1.1. Mô tả thực vật:

Theo giảng viên Cao đẳng Y dược TPHCM cho biết: Là dây leo có chiều cao chừng 6 – 10 m, có nhựa mủ trắng, lóng dài khoảng 8 – 12 cm, đường kính 3 mm

Lá có phiến hình trứng ngược, dài 6 – 7 cm. Đầu lá nhọn có mũi, cuống lá dài 5 – 8 mm và gân phụ 4 – 6 cặp, thấy rõ ở mặt dưới và lúc khô nhăn.

Hoa nhỏ, hình xim dạng tán ở kẽ lá, có màu vàng.

Quả đại có chiều dài 5,5 cm. Hạt dẹp dài 3 cm có lông mào. Khi chín, quả rụng xuống và tách đôi giống 2 chiếc thìa, nên dân gian có tên gọi là cây dây Thìa canh hay cây Muôi.

1.2. Phân bố:

Dây này được tìm thấy và dùng ở Ấn Độ từ những năm 2000. Đặc biệt loại dây Thìa canh ở thung lũng Paltacot miền Trung Nam Ấn Độ phát triển nhiều. Ở nhiều nước như Indonesia và Trung Quốc cây cũng được tìm thấy.

Ở Việt Nam vào những năm 2006 được tìm thấy tại một số nơi ở miền bắc Việt Nam như: Hải Hưng, Ninh Bình, Hải Phòng, Thanh Hóa và Hà Bắc. Hiện tại, ở vùng Thái Nguyên và Nam Định cây được trồng mở rộng để dùng làm thuốc.

2. Bộ phận dùng – thu hái, chế biến:


Bộ phận dùng: Toàn cây

Thu hái: Quanh năm

Chế biến: Sau thu hái đem rửa sạch và phơi khô

Bảo quản: Nơi khô thoáng, tránh ẩm và nắng mặt trời

3. Thành phần hóa học:


Theo giảng viên Cao đẳng Dược cho biết: Hoạt chất chính trong dây có hoạt tính sinh học cao là GS4 với tên Gymnema Sylvestre, bao gồm một tổ hợp chứa nhiều acid gymnemic và một hoạt chất saponin thuộc nhóm triterpenoid.

Ngoài ra, dịch chiết của cây này chứa nhiều alcaloid và nhiều thành phần khác như: D-quercitol, Flavone, Anthraquinone, Hentri-acontane Pentatriacontane,

Acid formic, Acid tartaric, Acid butyric, Acid gymnemic…

4. Tác dụng dược lý


Theo tạp chí Dược học – Bộ Y tế số 391 cho biết kết quả, dây Thìa canh ở nước ta có tác dụng giúp hạ đường huyết. Và kết quả nghiên cứu của Viện Khoa học Y khoa Hind – Mau – Ataria – Sitapur – Uttar Pradesh – Ấn Độ …cũng chứng minh, thành phần chứa trong thảo dược này có công dụng hạ đường huyết. Nhờ Acid gymnemic có tác dụng kích thích sản sinh tế bào Beta của tuyến tụy, nhờ đó tăng sản sinh và hoạt lực của Insulin, giúp cho cơ thể tái thiết lập được khả năng cân bằng đường huyết tự nhiên.

Đồng thời, cây còn có một số công dụng chính như:

– Tăng men sử dụng đường ở mô và tăng sản xuất insulin. Giúp Ổn định đường huyết và giúp làm giảm mỡ máu.

– Điều hòa miễn dịch.

– Giúp giảm quá trình hấp thu đường ở ruột.

– Tăng bài tiết cholesterol qua đường phân.

– Làm giảm lipid, giảm lượng cholesterol.

Nên dây thìa canh được dùng để chữa một số bệnh như:

+ Chữa trị bệnh tiểu đường và giúp ngăn ngừa bệnh xơ vữa động mạch

+ Phòng chống bệnh tim mạch, bệnh béo phì

+ Ngoài ra, rễ dây có tác dụng chữa viêm mạch máu, trĩ, rắn độc cắn … lá cây còn được dùng làm thuốc tiêu hóa và tán thành bột để chống độc.

+ Cách dùng và liều lượng

– Cách dùng: Dùng khô hoặc tươi

– Liều dùng: ~ 50g đun sôi nhẹ với 1,5 lít nước và uống mỗi ngày.

Nếu sử dụng dược liệu này hợp lý sẽ giúp ổn định đường huyết và điều hòa nhiễm mỡ máu.



Trà Dây thìa canh

5. Tác dụng phụ


– Thuốc an toàn cho người sử dụng, không gây bất kỳ tác dụng phụ.

– Tuy nhiên, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú, trẻ dưới 16 tuổi hoặc bệnh nhân đang bị tiêu chảy nên hạn chế dùng.

– Khi người bệnh dùng dây Thìa canh không đúng cách, quá liều thì có thể gây ra tác dụng phụ với những triệu chứng: Hoa mắt, váng đầu: khiến đường huyết bị giảm đột ngột. Hoặc người bệnh trước khi dùng thuốc bụng đang đói, rỗng.

– Đầy bụng, gây khó chịu: Nguyên nhân là do bệnh nhân dùng nước sắc để qua đêm khiến nước thuốc bị hỏng hoặc biến chất

6. Bài thuốc dùng chữa bệnh tiểu đường:


Theo thuốc đông y dùng dây Thìa canh khô: 50gram, cho vào ấm 1,5 lít nước, đun sôi

Duy trì nhỏ lửa chừng 15 phút hoặc hơn cho đến khi cạn còn một nửa thì tắt bếp, lọc lấy nước và uống

+ Cách dùng: nên uống thuốc sắc sau khi ăn no.

Ngoài cách đun sôi, hãm như hãm trà. cũng có thể dùng bình giữ nhiệt cho thuốc vào và thêm nước sôi, Mỗi ngày hãm khoảng 2 lần. Mỗi lần hãm khoảng 25 gram,

7. Lưu ý khi sử dụng:


Khi sử dụng dây Thìa canh, bệnh nhân nên tuân theo chỉ dẫn của thầy thuốc chuyên môn:

– Cần phân biệt dây Thìa canh vì rất dễ nhầm lẫn với các loại dây leo khác. Vì có đến 3000 giống cây có hình dáng gần giống dây Thìa canh. Vì vậy, người dùng không nên tự ý thu hái Thìa canh từ tự nhiên.

– Cách lựa chọn đúng dược liệu chuẩn bằng cách: nhai sống lá tươi rồi ăn thử một ít đồ ăn ngọt. Nếu bị mất cảm giác của vị ngọt thì đó chính là dược liệu chuẩn. Do hoạt chất Peptide Gurmarin trong lá tác động lên tế bào vị giác trên lưỡi và làm mất cảm giác ngọt trong vòng 2- 4h.

– Chọn mua sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo vệ sinh, không bị ô nhiễm

– Người dùng nên tuân thủ đúng chỉ định thời gian dùng và liều dùng của thầy thuốc.

Dây Thìa canh là vị dược liệu quý trong kho tàng cây thuốc Viêt, có tác dụng hỗ trợ chữa trị và phòng chống bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, để mang lại tác dụng chữa trị cao và hạn chế tác dụng phụ, từ bài thuốc thảo dược tự nhiên này, người bệnh trước khi sử dụng nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc chuyên môn về cách sử dụng và liều lượng dùng nhé./.

DsCKI. Nguyễn Quốc Trung

XEM THÊM: THUOCVIET.EDU.VN
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.