Có nên cho trẻ dùng sữa ong chúa?


Nhiều chị em truyền tai nhau, sữa ong chúa có lợi cho trẻ, giúp nâng cao thể lực và trí tuệ.


Bé nhà mình gần 4 tuổi, so với chuẩn thì thiếu gần 2kg. Nhìn con còi cọc mà xót xa lắm! Nhưng được cái bé ít ốm vặt và cũng khá lanh lẹ. Mấy hôm trước, bà nội có mua một ít sữa ong chúa và nói mình cho cháu dùng thử vì nghe nói tốt cho trẻ chậm lớn, biếng ăn và thúc đẩy tăng trưởng... Mình thấy hơi băn khoăn, phân vân bởi từ trước đến giờ chỉ thấy sữa ong chúa dùng làm đẹp hoặc cho phụ nữ mang thai… Sữa ong chúa cho trẻ em có thực sự tốt?


Sữa ong chúa có rất nhiều tác dụng khác nhau có lợi cho sức khỏe như: tăng cường khả năng sinh lý (sex) đặc biệt là đàn ông; chống lão hóa; chống ung thư; nâng cao năng lực tư duy và trí nhớ; tăng cường sức co bóp của cơ tim; hạ huyết áp; thúc đẩy sự phục hồi chức năng của các cơ quan nội tạng; nâng cao sức đề kháng và miễn dịch của cơ thể; phòng chống mất ngủ… Chính vì thế, nhiều chị em truyền tai nhau rằng, sữa ong chúa có lợi cho trẻ, giúp nâng cao thể lực và trí tuệ.


Thực tế, không nên dùng sữa ong chúa cho trẻ dưới 13 tuổi, vì quá trình phát triển của trẻ sẽ nhanh hơn, khiến trẻ phát dục sớm, ảnh hưởng đến tâm sinh lý sau này. Ngoài ra, phụ nữ có thai, đang cho con bú hoặc trong thời kỳ đèn đỏ cũng tránh sử dụng sữa ong chúa (trừ trường hợp đặc biệt cần có sự chỉ dẫn của bác sĩ).


Ngoài sữa ong chúa, trẻ cũng cần hạn chế một số thực phẩm như:


- Mật ong: Hiện nay, nhiều bà mẹ đã lạm dụng mật ong vào việc chế biến thức ăn hoặc dùng để trị bệnh cho trẻ. Tuy nhiên, mật ong rất không an toàn cho trẻ dưới 12 tháng tuổi vì có thể gây ngộ độc, dị ứng, thậm chí nặng hơn, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.


- Socola: Socola được xem là thực phẩm “năng lượng nhanh”, ảnh hưởng tới khẩu vị khiến trẻ không muốn ăn cơm, hạn chế sự hấp thụ các chất dinh dưỡng khác. Nó còn chứa nhiều đường, không tốt cho răng miệng của trẻ. Những bé dưới 3 tuổi ăn socola còn dễ gây sâu răng, đau bụng…


- Đồ ăn nhiều bột ngọt: Thành phần hóa học của bột ngọt là gutamat kẽm natri, nếu ăn nhiều chất này sẽ làm cho kẽm trong máu trở thành glutamate kẽm và bài tiết nước tiểu, gây nên hiện tượng thiếu kẽm cấp tính, dẫn đến còi cọc, đau khớp, chậm phát triển trí tuệ và thể chất... Do vậy, không nên cho nhiều bột ngọt vào đồ ăn của trẻ.


- Trái cây có vị chua: Axít trong các loại trái cây có thể làm mòn men răng, ảnh hưởng đến sự tiêu hoá thức ăn, gây đau bụng, viêm loét dạ dày, làm hạ pH máu, gây mệt mỏi, yếu sức.


Xã Luận
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl