Sửa tật nói ngọng cho con


Cadillac

New Member
28
0
1
Xu
0
Trong tiến trình phát triển của trẻ, ngôn ngữ được hình thành trên cơ sở các nhân tố di truyền bên trong như phức hợp các phản xạ có điều kiện, dựa trên tác động của các yếu tố từ môi trường bên ngoài, trước hết là các kích thích vào trung tâm nghe.

Nếu có sự trục trặc nào đó trong quá trình hình thành ngôn ngữ sẽ xảy ra hiện tượng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ, điển hình là ngọng. Tuy nhiên, đây là bệnh có thể chữa được và càng chữa sớm thì hiệu quả càng cao, tránh cho trẻ những thiệt thòi trước khi đến trường.

Dấu hiệu trẻ ngọng

Ngọng là một biểu hiện phát triển ngôn ngữ không hoàn thiện thường thấy ở trẻ dưới 5 tuổi. Ngọng là do không nói được đúng một số âm hoặc trẻ tự thay thế những âm này bằng âm khác như th thành kh, b thành p...

Qua nghiên cứu, người ta thấy ngọng có hai loại là ngọng thực thể và ngọng cơ năng. Ngọng thực thể gây ra bởi những biến đổi thực thể của bộ máy phát âm hoặc của hệ thần kinh trung ương; các rối loạn về khả năng nghe trong trường hợp rối loạn sức nghe chủ yếu bị ảnh hưởng đến các âm cao; do bất thường của bộ máy phát âm như hở hàm ếch, liệt lưỡi, liệt môi, liệt màn hầu. Ngọng cơ năng phát sinh do rối loạn quá trình phát triển của ngôn ngữ mà không tìm thấy một tổn thương nào khác suốt quá trình hình thành ngôn ngữ.



Ngọng chỉ ảnh hưởng tới từng âm riêng lẻ (ngọng âm) hoặc từng nhóm âm (ngọng âm tiết) hoặc toàn bộ từ ngữ bị phát âm méo mó. Rối loạn các âm gió gọi là ngọng âm gió, rối loạn phát âm âm “r” gọi là ngọng âm r màn hầu, do môi, răng, ngọng âm “l”… Nếu trẻ bị ngọng thì việc điều trị càng sớm sẽ càng tốt, phải xử trí trước khi hình thành ngôn ngữ hoàn thiện là 4-5 tuổi. Nếu có những tổn thương tại cơ quan phát âm như sứt môi, hở hàm ếch, xẻ lưỡi gà… nên phẫu thuật chỉnh hình, tái tạo lại cơ quan phát âm.

4 nguyên tắc chữa ngọng cho trẻ

Trong những trường hợp trẻ bị ngọng, cha mẹ phải thật kiên trì dạy con nói thật chậm, từng từ, từng câu và hỗ trợ con theo các bài tập cơ bản sau:

Tập chữa ngọng bằng hệ thống bài tập, dựa trên 4 nguyên tắc chính.

Thời gian của các bài tập phải ngắn: do sự tập trung vào bài tập của trẻ hạn chế. Nếu bài tập dài sẽ làm trẻ rất chóng mặt, do đó khả năng tập trung bằng tai, trẻ nghe âm thanh đúng của âm được luyện tập bị giảm sút. Do đó thời gian bài tập chỉ nên khoảng 2-3 phút. Tuy nhiên muốn tập tốt phải tập nhiều lần trong ngày (có thể từ 20 - 30 lần/ngày).

Giám sát bằng tai nghe: thường trẻ ngọng không có ý thức rằng mình đã phát âm sai, do đó cần phải luyện tập cho trẻ cách phân biệt thế nào là âm đúng. Nếu có điều kiện nên cho trẻ nóivà ghi âm lại, sau đó cho trẻ nghe lại các âm mình đã nói qua tai nghe.

Sử dụng các âm bổ trợ: thực tế là các mô hình phát âm sai thường cố định rất vững chắc và không thể phá vỡ bằng cách trình bày giản đơn cho trẻ cách thức cấu âm đúng. Vì thế khi tập phải cho trẻ phát âm những cấu âm mà trẻ đã biết là đúng và có vị trí cấu âm tương tự với âm luyện tập. Ví dụ khi tập sửa âm gió, ta sử dụng âm bổ trợ “t”, trong tập âm “r” sử dụng âm bổ trợ “đ”… Âm bổ trợ được chuyển dần từng bước sang âm luyện tập.

Dùng sức tác động tối thiểu gồm tiết kiệm cử động và sức trong khi cấu âm. Cần thiết lúc bắt đầu luyện tập một âm mới phải phát âm nhẹ, khẽ, không cần sức để cho âm đó không khác thường khi nói và được sát nhập nhanh chóng với các âm khác.

Giai đoạn đầu tập luyện, cha mẹ nên ngồi cùng các con và kiên trì tập đúng cho trẻ khi ở nhà. Nhưng đừng quá căng thẳng mà cần tạo ra sự vui vẻ khi tập phát âm. Ngọng là một tình trạng có thể chữa được vì thế nên phải phát hiện sớm để hướng dẫn trẻ khắc phục kịp thời, tránh những thiệt thòi cho con trước khi đến trường.

Chúng ta có thế áp dụng các kỹ thuật sau:

1/ Phát triển khả năng nhai: Theo nguyên tắc này thì nguyên nhân trẻ nói ngọng một phần do sự yếu kém của các cơ hàm, làm chậm sự phát triển của bộ máy phát âm ở trẻ. Vì vậy, để luyện tập cho con, các mẹ hãy để con thường xuyên vận động cơ hàm bằng việc cho trẻ nhai bánh quy giòn, trái cây, rau, các loại thịt.

Ngoài ra để phát triển các cơ má và lưỡi, hãy cho con luyện tập động tác súc miệng. Dạy con ngậm và lăn một vật như viên kẹo, từ má này sang má khác. Với các biện pháp này, con sẽ nói rõ ràng hơn. Không để con mút tay vì mút tay cũng khiến con nói ngọng.

2/ Phát âm chuẩn xác: Để tránh việc con nói ngọng, cha mẹ và những người xung quanh cũng cần chú ý “phát biểu” sai. Thực tế có nhiều mẹ phát âm sai âm “l” và “n” khiến bé cũng bị nhầm lẫn về âm sắc. Do đó để con không gặp rắc rối về ngữ âm người lớn trước hết phải làm gương cho con mình.

3/ Tập cho trẻ thở tốt : Khi con bị bệnh như dị ứng, cảm lạnh hoặc viêm xoang mẹ nên có biện pháp điều trị để trẻ thở tự nhiên cả bằng mũi và miệng từ đó tránh cho trẻ kiểu thở miệng mở rộng sẽ làm mặt lưỡi bằng và thè ra khiến trẻ phát âm sai nhiều từ.

4/ Kiên nhẫn lắng nghe: . Khi hỏi chuyện bé, người lớn đừng sốt ruột. Hãy kiên nhẫn lắng nghe bé diễn đạt ý của mình, đừng vội xen vào để chỉnh ngay câu bé vừa nói. Điều này sẽ khiến bé mất tự tin vào mình, bé lại càng nói ngọng hay nói lắp hoặc khó tìm từ để diễn tả hơn.

5/ Ngôn ngữ tăng dần sự phức tạp: Sau một thời gian nói ngắn gọn, khi nhận thấy trẻ đã hiểu thì nên nói dài và phong phú hơn.Cứ như vậy cho đến khi bé lớn dần, ngôn từ của mẹ cũng thay đổi cho phong phú nhưng nên có hệ thống, bé sẽ tiếp thu nhanh hơn.

6/ Tập cho trẻ đọc thơ, vè, đồng dao : Đừng quên vai trò của thơ ca, văn vần. Khi bé 1, 2 tuổi, bạn hãy sưu tầm nhiều bài thơ nhỏ (ví dụ: “Cốc cốc cốc – Ai gọi đó – Tôi là thỏ….”) hoặc những bài văn vần mình tự nghĩ ra… Điều này rất hữu ích cho việc học nói đúng của trẻ, nhất là các thanh trong tiếng Việt.

7/ Chú ý đến lô gíc trong ngôn ngữ : Lô gíc trong diễn đạt ngôn ngữ của bé bắt đầu từ lô gíc trong tư duy. Bạn hãy tập cách nói với bé một cách có lô gíc, ví dụ như, giải thích cho bé tại sao phải bật đèn, đừng nói đơn giản: “Bật đèn lên con”, hãy nói: “Bật đèn lên thì sáng, chúng mình sẽ nhìn thấy rõ. Nếu không bật đèn thì tối, chúng mình sẽ không nhìn thấy rõ mọi vật”

8/ Làm phong phú vốn từ của trẻ: hãy làm phong phú vốn từ của bé bằng cách dùng nhiều từ đồng nghĩa, trái nghĩa, từ gợi tả, gợi cảm trong câu chuyện của mình. “Cô Tấm thì chăm chỉ, cô Cám thì lười nhác. Cô Tấm thì xinh đẹp, cô Cám thì xấu xí” Hoặc: “Cơm ngon quá. Cơm ngon ơi là ngon. Cơm ngon tuyệt. Cơm ngon cực kỳ…”

9/ Hãy chăm đọc sách cho bé nghe. Qua cách đọc sách, kể chuyện cho bé qua những hình vẽ trong sách, bạn có thể dạy con một khối lượng lớn từ vựng trong giao tiếp và giúp bé cấu tứ mạch lạc những suy nghĩ của mình.

Và điều cuối cùng quan trọng nhất: đó là sự gần gũi thật sự của cha mẹ đối với bé. Nếu bạn phó thác hoàn toàn việc chăm sóc, trò chuyện cùng bé cho ông bà hoặc người giúp việc, đôi khi bạn sẽ khó hiểu bé. Bạn hãy luôn là người hiểu bé nhất, hiểu bé cần gì ngay từ khi bé bắt đầu nói những từ đầu tiên. Trẻ thường rất bực bội và cáu kỉnh khi bố mẹ không hiểu mình. Và việc này ảnh hưởng không tốt đến tâm lý của bé.

Những lời khuyên hữu ích:

• Người mẹ hãy làm chuẩn cho con. Trong phần lớn các trường hợp, trẻ luôn tin mẹ là chuẩn. Vì thế, dù bé có nghe thấy người lớn khác như ông bà, cô giúp việc, chị hàng xóm… nói sai, bạn vẫn dễ dàng sửa sai cho bé. Bạn hãy cho bé ngồi ngang tầm với bạn để bé có thể nhìn miệng bạn khi phát âm: “Con muốn uống nước à?” (nếu bé hay nói là “uống lước”). Điều này được kiểm chứng qua thực tế.

• Hãy cho bé đi kiểm tra thính giác. Có thể chỉ đơn giản là tai bé … vướng nhiều ráy tai quá, cản trở việc nghe người khác phát âm.

• Đừng sửa sai cho bé một cách thô bạo: “Con lại nói sai rồi! Nói theo mẹ đi!” Bạn hãy nghe bé nói hết đã. Sau đó nhắc lại câu hoặc từ bé nói bằng cách đúng để cho bé tự nghe và tự hiểu là mình nói thế chưa đúng, phải nói như mẹ mới đúng.

• Hãy tạo cho bé môi trường sinh hoạt ấm cúng, có bạn bè thân thiết, vui vẻ, có những người thân yêu thương bé. Điều này cần thiết cho những trẻ hay nói lắp. Đôi khi một cú sốc về tâm lý nào đó cũng khiến trẻ nói lắp hoặc nguy hiểm hơn nữa là bé sẽ không nói nữa và luôn giữ im alựng.
• Đừng quá căng thẳng, quá coi trọng việc trẻ nói ngọng, nói sai. Tránh quát mắng, chì chiết, cười nhạo và chê bai bé. Thái độ càng bình tĩnh, càng kiên trì của bạn sẽ làm việc sửa lời ăn tiếng nói cho trẻ được thành công hơn.

Theo Tamlytreem
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl