Trẻ còi xương cần được bổ sung vitamin D theo chỉ định của bác sĩ, tắm nắng đúng cách và kết hợp chế độ dinh dưỡng hợp lý hoặc bổ sung canxi.
Trẻ không được tắm nắng sẽ rất dễ bị còi xương vì thiếu vitamin D
Nguyên nhân thường gặp nhất làm cho trẻ em bị còi xương là thiếu vitamin D. Nguyên nhân thiếu vitamin D là do thiếu cung cấp (ít được tắm nắng, da sậm màu, trẻ sinh non, trẻ quá bụ bẫm...), mất vitamin D qua thận, còi xương kháng vitamin D. Bệnh còi xương xảy ra nhiều ở trẻ dưới 3 tuổi, cao nhất ở lứa tuổi 3-18 tháng. Tỉ lệ trẻ thấp còi ở VN, theo số liệu điều tra năm 2007 của Viện Dinh dưỡng là 33,9%, nằm trong 20 nước có tỉ lệ thấp còi cao nhất thế giới
Chỉ cần 15-30 phút/ngày
Nguồn vitamin D chính yếu cung cấp cho trẻ là nhờ tắm nắng. Dưới tác dụng của tia tử ngoại từ ánh nắng mặt trời, các tiền vitamin D có sẵn dưới da sẽ hoạt hóa chuyển thành vitamin D3 (cholecalciferol). Ở những nơi thiếu ánh nắng mặt trời, việc cung cấp vitamin D phụ thuộc nhiều vào chế độ ăn.
Gần đây người ta còn phát hiện vitamin D có vai trò rất lớn trong sự tăng trưởng, miễn dịch chống bệnh tật, phòng ngừa ung thư và nhiều lợi điểm khác. Mỗi ngày chỉ cần tắm nắng từ 15-30 phút là đã đủ vitamin D cần thiết cho nhu cầu của cơ thể trẻ.
Cơ thể trẻ thiếu vitamin D sẽ dẫn đến thiếu canxi do vitamin D có vai trò rất quan trọng trong sự hấp thu canxi và phospho từ ruột. Hậu quả là ảnh hưởng đến việc phát triển của hệ xương, gây ra còi xương. Trẻ thiếu canxi có các biểu hiện: Quấy khóc, ngủ không yên giấc, hay giật mình, ra nhiều mồ hôi khi ngủ, rụng tóc hình vành khăn vùng sau gáy, chậm mọc răng, thóp rộng, bướu đỉnh đầu hoặc trán dô, giảm trương lực cơ, chậm phát triển vận động (chậm biết lật, biết bò, đi, đứng...). Còi xương nặng sẽ có các di chứng: Vòng cổ chân, cổ tay, chân cong hình chữ X, chữ O; chuỗi hạt sườn, rãnh Harrison, ức gà...
Hình minh họa
Phải tắm nắng trực tiếp
Tuy nhiên, việc tắm nắng cho trẻ cần phải lưu ý là phải để chân, tay, lưng, bụng trẻ lộ ra ngoài và chỉ tắm trước 9 giờ hay sau 17 giờ; phải tắm nắng trực tiếp chứ không đứng khuất sau lớp kính cửa sổ. Đã có những bà mẹ ngày nào cũng tắm nắng cho con 30 phút mà trẻ vẫn còi xương. Khi tìm hiểu, bác sĩ đã phát hiện bà mẹ này tắm nắng cho con bằng cách đứng ở cửa sổ, sau lớp kính đóng kín để tránh gió, không biết rằng lớp kính đã ngăn hết các tia tử ngoại.
Trẻ còi xương cần được bổ sung vitamin D theo chỉ định của bác sĩ, tắm nắng đúng cách và kết hợp chế độ dinh dưỡng hợp lý hoặc bổ sung canxi. Tuy nhiên, cần hiểu vitamin D có thể tích lũy lâu dài trong cơ thể, do đó nếu uống quá nhiều sẽ ngộ độc, trẻ sẽ biếng ăn, nôn ói do tăng áp lực nội sọ, tăng canxi trong máu và trong nước tiểu dẫn đến có thể gây ra sỏi thận và vôi hóa thận.
Cũng nên lưu ý là trẻ bụ bẫm vẫn có thể thiếu vitamin D nếu tắm nắng không đủ, vì nhu cầu vitamin D của trẻ bụ bẫm cao hơn trẻ bình thường. Trẻ da sậm màu dễ bị thiếu vitamin D hơn những trẻ khác. Hàm lượng vitamin D trong sữa mẹ thấp nên trẻ bú mẹ vẫn phải được tắm nắng đều đặn.
Trẻ lớn cũng cần tắm nắng
Tránh quan niệm sai lầm là chỉ trẻ nhỏ mới cần tắm nắng, vì tỉ lệ trẻ lớn và ngay cả người lớn, người già do không tiếp xúc đầy đủ với ánh nắng mà bị còi xương cũng khá cao. Trẻ lớn thì nên tạo cơ hội chơi ở chỗ có ánh nắng. Với trẻ nhỏ, nếu ngủ dậy muộn và nắng đã gắt quá thì các bà mẹ có thể khắc phục bằng cách vẫn bế ra phơi, vạch áo cho ánh nắng rọi vào lưng, bụng và chân tay của trẻ nhưng nên đội nón hoặc đeo kính mát không để nắng chói làm hại mắt trẻ.
Viet Bao
Trẻ không được tắm nắng sẽ rất dễ bị còi xương vì thiếu vitamin D
Nguyên nhân thường gặp nhất làm cho trẻ em bị còi xương là thiếu vitamin D. Nguyên nhân thiếu vitamin D là do thiếu cung cấp (ít được tắm nắng, da sậm màu, trẻ sinh non, trẻ quá bụ bẫm...), mất vitamin D qua thận, còi xương kháng vitamin D. Bệnh còi xương xảy ra nhiều ở trẻ dưới 3 tuổi, cao nhất ở lứa tuổi 3-18 tháng. Tỉ lệ trẻ thấp còi ở VN, theo số liệu điều tra năm 2007 của Viện Dinh dưỡng là 33,9%, nằm trong 20 nước có tỉ lệ thấp còi cao nhất thế giới
Chỉ cần 15-30 phút/ngày
Nguồn vitamin D chính yếu cung cấp cho trẻ là nhờ tắm nắng. Dưới tác dụng của tia tử ngoại từ ánh nắng mặt trời, các tiền vitamin D có sẵn dưới da sẽ hoạt hóa chuyển thành vitamin D3 (cholecalciferol). Ở những nơi thiếu ánh nắng mặt trời, việc cung cấp vitamin D phụ thuộc nhiều vào chế độ ăn.
Gần đây người ta còn phát hiện vitamin D có vai trò rất lớn trong sự tăng trưởng, miễn dịch chống bệnh tật, phòng ngừa ung thư và nhiều lợi điểm khác. Mỗi ngày chỉ cần tắm nắng từ 15-30 phút là đã đủ vitamin D cần thiết cho nhu cầu của cơ thể trẻ.
Cơ thể trẻ thiếu vitamin D sẽ dẫn đến thiếu canxi do vitamin D có vai trò rất quan trọng trong sự hấp thu canxi và phospho từ ruột. Hậu quả là ảnh hưởng đến việc phát triển của hệ xương, gây ra còi xương. Trẻ thiếu canxi có các biểu hiện: Quấy khóc, ngủ không yên giấc, hay giật mình, ra nhiều mồ hôi khi ngủ, rụng tóc hình vành khăn vùng sau gáy, chậm mọc răng, thóp rộng, bướu đỉnh đầu hoặc trán dô, giảm trương lực cơ, chậm phát triển vận động (chậm biết lật, biết bò, đi, đứng...). Còi xương nặng sẽ có các di chứng: Vòng cổ chân, cổ tay, chân cong hình chữ X, chữ O; chuỗi hạt sườn, rãnh Harrison, ức gà...
Hình minh họa
Phải tắm nắng trực tiếp
Tuy nhiên, việc tắm nắng cho trẻ cần phải lưu ý là phải để chân, tay, lưng, bụng trẻ lộ ra ngoài và chỉ tắm trước 9 giờ hay sau 17 giờ; phải tắm nắng trực tiếp chứ không đứng khuất sau lớp kính cửa sổ. Đã có những bà mẹ ngày nào cũng tắm nắng cho con 30 phút mà trẻ vẫn còi xương. Khi tìm hiểu, bác sĩ đã phát hiện bà mẹ này tắm nắng cho con bằng cách đứng ở cửa sổ, sau lớp kính đóng kín để tránh gió, không biết rằng lớp kính đã ngăn hết các tia tử ngoại.
Trẻ còi xương cần được bổ sung vitamin D theo chỉ định của bác sĩ, tắm nắng đúng cách và kết hợp chế độ dinh dưỡng hợp lý hoặc bổ sung canxi. Tuy nhiên, cần hiểu vitamin D có thể tích lũy lâu dài trong cơ thể, do đó nếu uống quá nhiều sẽ ngộ độc, trẻ sẽ biếng ăn, nôn ói do tăng áp lực nội sọ, tăng canxi trong máu và trong nước tiểu dẫn đến có thể gây ra sỏi thận và vôi hóa thận.
Cũng nên lưu ý là trẻ bụ bẫm vẫn có thể thiếu vitamin D nếu tắm nắng không đủ, vì nhu cầu vitamin D của trẻ bụ bẫm cao hơn trẻ bình thường. Trẻ da sậm màu dễ bị thiếu vitamin D hơn những trẻ khác. Hàm lượng vitamin D trong sữa mẹ thấp nên trẻ bú mẹ vẫn phải được tắm nắng đều đặn.
Trẻ lớn cũng cần tắm nắng
Tránh quan niệm sai lầm là chỉ trẻ nhỏ mới cần tắm nắng, vì tỉ lệ trẻ lớn và ngay cả người lớn, người già do không tiếp xúc đầy đủ với ánh nắng mà bị còi xương cũng khá cao. Trẻ lớn thì nên tạo cơ hội chơi ở chỗ có ánh nắng. Với trẻ nhỏ, nếu ngủ dậy muộn và nắng đã gắt quá thì các bà mẹ có thể khắc phục bằng cách vẫn bế ra phơi, vạch áo cho ánh nắng rọi vào lưng, bụng và chân tay của trẻ nhưng nên đội nón hoặc đeo kính mát không để nắng chói làm hại mắt trẻ.
Viet Bao
Bài viết cùng chủ đề
- “Kéo dài” chiều cao cho con
- 0
- 1,351
- “Chữa bệnh” tâm lý ở trẻ
- 0
- 1,127
- Đừng “ủ” con quá kỹ
- 0
- 1,305
- Đừng hôn lên môi trẻ
- 0
- 2,140